Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.12 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào Thế kỷ 21 ngành Giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn 15 năm đổi
mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các
hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, trình độ dân trí được
nâng cao, chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu. Đảng và nhà nước ta
luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân
lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, xây
dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được
học tập thường xuyên, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo
dục.Trước đây, khi còn trong chế độ bao cấp, ngành giáo dục nước ta chủ yếu chịu sự
quản lý và đầu tư của nhà nước, từ sau Đại hội VIII Đảng và Nhà nước khuyến khích
mở cửa trong đầu tư giáo dục, xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư của
ngành, giảm gánh nặng đầu tư cho nhà nước, nâng cao hiệu quả trong đầu tư. Để
đánh giá được tầm quan trọng và hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát
triển ngành giáo dục trong thời gian qua, và vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho
giáo dục trong thời gian tới, đề tài được nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp đó là:
“Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Thực trạng và giải pháp”. Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Nội dung chính của chương nhằm tìm hiểu
những vấn đề chung nhất về đầu tư phát triển ngành giáo dục, vai trò của đầu tư phát
triển ngành giáo dục, vị trí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển
ngành giáo dục.
Chương 2:Thực trạng đáu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo
dục và đào tạo tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Nội dung chính của chương xây
dựng hình ảnh tổng quan về hiên trạng ngành giáo dục Việt Nam qua đó đánh giá tình
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
hình đầu tư phát triển ngành giáo dục từ nguồn vốn ngân sách nhà nước từ năm 2001
đến nay.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư phát triển ngành giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai
đoạn 2011-2015. Nội dung chính của chương đề cập đến chiến lược đầu tư phát triển
ngành giáo dục đến năm 2020 của Đảng và nhà nước, trên cơ sở đó cùng với tình
hình đầu tư phát triển ngành giáo dục đã đề cập đến ở chương 2, xây dựng nên một
số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
CHƯƠNG I
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG
NGUỒN VỐN NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1 Vai trò và hệ thống giáo dục đào tạo trong nền KTQD
1.1.1 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền KTQD
Giáo dục được xem là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội, đồng thời có
tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Nghị
quyết trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “cùng với khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc
sách hàng đầu “ và báo cáo Chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại Đại
hội lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định : “Phát triển giáo dục - đào tạo
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững”.
Giáo dục đào tạo có 3 chức năng chính:
- Chức năng kinh tế: Thứ nhất, giáo dục là con đường cơ bản nhất để tích luỹ
vốn nhân lực - nhân tố quyết định tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế. Đào tạo nên một lớp người mới có năng lực cần thiết để đáp ứng đòi
hỏi của nền sản xuất cụ thể. Đối với sự phát triển nền kinh tế thì đây là lực lượng
quan trọng vào bậc nhất. Thứ hai, giáo dục có vai trò quyết định đến phát triển và làm
chủ KHCN hiện đại – nhân tố bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Giáo dục đào tạo có chức năng truyền bá kiến thức khoa học cho những người có
năng lực học tập và vận dụng vào thực tế. Không những đào tạo được đội ngũ cán bộ
khoa học mà còn sản sinh ra kiến thức khoa học thông qua hệ thống Nghiên cứu khoa
học của các trường Đại học. Thứ ba, giáo dục góp phần quan trọng thúc đẩy việc
hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền KTQD phù hợp với xu hướng phát triển của
mọi thời đại.
- Chức năng chính trị- xã hội: Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ
khi xã hội có giai cấp, có Nhà nước thì giáo dục đào tạo luôn là công cụ quan trọng
của Nhà nước. Xét về bản chất, giáo dục đào tạo thực sự gắn bó với xu hướng chính
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
trị tiến bộ. Nền giáo dục nước ta hiện nay là nền giáo dục được ra đời và phát triển
nhờ một thể chế chính trị cách mạng tiến bộ. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và độc lập
được quán triệt một cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống giáo dục giáo dục Việt
Nam.
- Chức năng tư tưởng văn hoá: Giáo dục đào tạo không chỉ tạo ra con
người phát triển về trí tuệ, kỹ năng lao động mà còn đảm bảo cho việc hình thành
một hệ tư tưởng, hình thành một nếp sống mới trên nền tảng của một nền văn hóa
mới, nhân sinh quan mới.
1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm Giáo chính quy và Giáo dục
thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
• Giáo dục mầm non có nhà trẻ mẫu giáo
• Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

• Giáo dục dạy nghề có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
• Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học,
trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiến sỹ.
Gắn với hệ thống giáo dục quốc dân nước ta, khối giáo dục bao gồm giáo
dục mầm non và giáo dục phổ thông; khối đào tạo bao gồm giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Sơ đồ 1.1: Hệ thống giáo dục ở Việt Nam
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
TIẾN SỸ
THẠC SỸ
ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG
TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP
DẠY NGHỀ
TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
THCS
TIỂU HỌC
MẪU GIÁO
NHÀ TRẺ
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Bảng 1.1 Bảng hệ thống bằng cấp ở Việt Nam
Bậc, cấp giáo dục Thời gian
khung của
quá trình

GD-ĐT
Tuổi
chuẩn vào
lớp đầu
Điều kiện học lực
để được vào lớp đầu
Văn bằng tốt nghiệp
1 2 3 4 5
I.GD mầm non
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
3 năm
3 năm
3-4 tháng
3 tuổi
II. GD phổ thông
- Tiểu học
- Trung học cơ sở
- Trung học chuyên ban
5 năm
4 năm
3 năm
6 tuổi
11 tuổi
15 tuổi
Có bằng tiểu học
Có bằng trung học
cơ sở
Bằng tiểu học
Bằng trung học cơ sở

Bằng tú tài
III. GD chuyên nghiệp
- Đào tạo nghề sao tiểu học
- Đào tạo nghề sau trung
học cơ sở
- Trung học chuyên nghiệp
- Trung học nghề
Dưới 1
năm
1-2 năm
3-4 năm
3-4 năm
13-14 tuổi
15 tuổi
15 tuổi
15 tuổi
Có bằng trung học
cơ sở
Có bằng trung học
cơ sở
Có bằng trung học
cơ sở
Có bằng trung học
cơ sở
Chứng chỉ nghề
Bằng nghề
Bằng trung học chuyên
nghiệp
Bằng trung học nghề
IV. Bậc giáo dục đại học

- Cao đẳng 3 năm 18 tuổi Có bằng tú tài hoặc
trung học chuyên
nghiệp hoặc trung
học nghề
Bằng cao đẳng
- Đại học 4-6 năm 18 tuổi Có bằng tú tài hoặc
trung học chuyên
nghiệp hoặc trung
học nghề
Hoàn thành giai đoạn 1:
Chứng chỉ đại học đại
cương
Hoàn thành giai đoạn 2:
Bằng cử nhân
- Cao học 2 năm Có bằng cử nhân Bằng cao học hoặc thạc
sỹ
- Đào tạo tiến sỹ 4 năm
2 năm
Có bằng cử nhân
Có bằng cao học
Bằng tiến sĩ
(Nguồn : Bộ Giáo dục và đào tạo)
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.2 Vai trò của NSNN đối với giáo dục đào tạo
1.2.1 Khái niệm và bản chất của NSNN
1.2.1.1 Khái niệm
NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự xuất
hiện, tồn tại của Nhà nước phát triển đến một trình độ nhất định. Sự xuất hiện của

Nhà nước trong lịch sử đòi hỏi phải có những nguồn lực tài chính để đáp ứng chi
tiêu nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” ( Theo Luật NSNN )
1.2.1.2 Bản chất
- Về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi
bằng tiền mặt của Nhà nước trong một thời gian nhất định thường là một năm.
- Về bản chất kinh tế: NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa
Nhà nước với xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các
nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà
nước.
Các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác:
+ Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp
+ Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với hộ gia đình
+ Quan hệ kinh tế với cá nhân trong và ngoài nước gắn liền
với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
-Về tính chất: NSNN là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước, là
mức động viên các nguồn tài chính vào tay Nhà nước, là khoản cấp phát của Nhà
nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển, đó cũng là đóng góp theo
nghĩa vụ hay tự nguyện của mỗi thành viên trong xã hội cho Nhà nước và Nhà nước
cấp phát kinh phí đầu tư cho mỗi thành viên trong xã hội.
1.2.2 Đặc điểm và vị trí của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát
triển ngành giáo dục
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.2.2.1 Đặc điểm của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển
ngành giáo dục
Ngành giáo dục là một ngành mang tính chất khá đặc thù, không giống như

các ngành đầu tư vào phát triển sản xuất khác. Việc bỏ vốn đầu tư vào Giáo dục đào
tạo, không thể đo đếm hiệu quả bằng các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận;
hiệu quả của hoạt động đầu tư phải sau một thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
Chính vì vậy, đặc điểm đầu tiên của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát
triển ngành giáo dục đó là thành quả của hoạt động đầu tư phát triển không thể lượng
hóa bằng các con số về lợi nhuận một cách cụ thể, mà chỉ được nhận thấy qua các chỉ
tiêu về số trường lớp được xây dựng mới, tỷ lệ trẻ lên lớp, số học sinh giỏi trong năm
học, số giải đạt được trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, tỷ lệ gia
tăng về quy mô học sinh, sinh viên hàng năm…
1.2.2.2 Vị ví của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành
giáo dục
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của ngành giáo dục. Nhà nước
ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác. Trong văn kiện Đại
hội X của Đảng đã tiếp tục khẳng định trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến năm 2015
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
1.2.3 Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo
Trong số các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo thì đầu tư từ
ngân sách Nhà nước là tất yếu đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả giao dục. Sở dĩ NSNN đong vai trò chỉ đạo là vì:
- Trong hệ thống tài chính nước ta thì tài chính Nhà nước chiếm một tỷ trọng
lớn. Mà trong tài chính Nhà nước bao gồm NSNN và tín dụng Nhà nước thì NSNN
có tỷ trọng lớn nhất. Trong các nhu cầu tiêu dùng xã hội mà NSNN đảm bảo thì
theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước thì nhu cầu cho giáo dục đào tạo
đứng hàng đầu.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

- Thứ hai, đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, huy động các nguồn
vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo vì giáo dục là hàng hoá công cộng, tạo ra
ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực. - Thứ
ba, NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ đảm bảo từng bước ổn định đời sống của
cán bộ công nhân viên làm trong ngành giáo dục. NSNN ngoài chi trả tiền lương
chính cho đội ngũ giáo viên giảng dạy còn dành một phần để ưu đãi riêng cho
nghành giáo dục như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm ,
phụ cấp dạy thêm giờ,…
- Thứ tư, NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo dục toàn nghành. Thông
qua định mức chi ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đã góp phần định hướng
sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường. Tập trung NSNN cho những chương
trình mục tiêu quốc gia như chốn mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng hệ thống
trường dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng núi và dân tộc ít
người, tăng cường cơ sở vật chất cá trường học,…
- Thứ năm, đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng xã hội
trong giáo dục. Nếu giáo dục được cung cấp hoàn toàn theo cơ chế thị trường
không có sự đầu tư từ NSNN thì bộ phận dân cư không có khả năng chi trả các
khoản chi phí giáo dục sẽ không có cơ hội được học tập, tiếp thu kiến thức, từ đó
mất công bằng xã hội trong giáo dục.
- Thứ sáu, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhằm để khắc phục khiếm
khuyết của thị trường vốn. Trên thực tế, thị trường vốn cho việc đầu tư vào giáo
dục là không hoàn hảo. Vì hầu như không có cơ sở nào cho việc xác định khả năng
chắc chắn để hoàn trả lại các khoản vay cho việc học tập của các cá nhân sau khi đã
kết thúc khoá học. Do vậy, các chủ thể cho vay không dễ dàng chấp nhận bỏ vốn để
đầu tư vào giáo dục. Để khắc phục khiếm khuyết này cần thiết phải có sự can thiệp
và đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
Nhìn chung trên thực tế tại Việt Nam hiện nay nguồn lực tài chính để phát
triển giáo dục chủ yếu từ nguồn NSNN. NSNN đóng vai trò quan trọng, là yếu tố
chính quyết định tới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.3 Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo
1.3.1 Khái niệm đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào
tạo
Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN là hoạt động sử dụng
các nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa
kiến trúc hạ tầng mua sắm trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện
các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì
tiềm lực hoạt động của các cơ sở hạ tầng của ngành Giáo dục đang tồn tại và tạo và
nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục.
1.3.2 Vai trò đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
a) Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình hoàn thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng
sản xuất, thượng tầng kiến trúc của đất nước, một cách hoàn chỉnh và phục vụ tốt nhất
cho đời sống của con người. Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng
nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh. Như vậy, công nghiệp hóa không phải là chỉ phát triển nền
công nghiệp, mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền
kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ
năng sản xuất. Để làm được điều này, cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực được qua
đào tạo tỷ mỉ bài bản, trau chuốt từ đạo đức đến những kỹ năng nghề nghiệp.
b) Góp phần phát triển và nâng cao trình độ công nghệ của đất nước
Công nghệ kỹ thuật được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh mẽ
đến tăng trưởng trong điều kiện kinh tế hiện đại. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình phát triển của công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực được
đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế
giới và có điều chỉnh phù hợp với nền sản xuất trong nước, tạo điều kiện nâng cao và

phát triển nền công nghệ trong nước. Hệ thống giáo dục đồng bộ, hoàn thiện sẽ tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao.
c) Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Mục tiêu của giáo dục là tạo ra con người có đạo đức, tri thức và kỹ năng;
đào tạo là là hình thức dậy dỗ nhằm tạo ra con người thành thạo kỹ năng nghề
nghiệp. Giáo dục cũng đồng thời cung cấp kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống
hạnh phúc, văn minh, nhưng vẫn giữ gìn được văn hóa truyền thống của dân tộc. Nền
giáo dục nước ta cũng đang tìm ra những biện pháp để đạt được những mục tiêu trên
góp phần định hướng cho lớp trẻ có được những nhận thức đúng đắn, hiểu biết về
những nét văn hóa mạng tính truyền thống của dân tộc, để tự bản thân có được nhận
thức và hình thành những lối sống hiện đại nhưng vẫn duy trì được nét văn hóa của
người Việt Nam. Việc giáo dục cho từng cá nhân trong xã hội có được nhận thức, lối
sống tốt là điều kiện để Việt Nam có thể “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
d) Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.
Đây là một loại tài sản vô hình, không thể xác định được đặc điểm vật chất của chính
nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả
kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và
trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là tài sản mà còn là nguồn vốn
của doanh nghiệp. Vốn trí tuệ tiềm ẩn trong mỗi con người, sau khi được đào tạo qua
trường lớp thì những kỹ năng kiến thức của con người sẽ càng ngày càng hoàn thiện
hơn. Nếu như hệ thống giáo dục ngay từ khi còn là học sinh phổ thông biết được vai
trò cũng như tầm quan trọng của vốn trí tuệ nhằm định hướng cho học sinh phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo, năng lực tiềm ẩn trong chính bản thân mình, trở thành một
đội ngũ nhân lực là tài sản cũng là nguồn vốn quý giá nhất của doanh nghiệp.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước

1.4.1 Cơ chế chính sách và trình độ quản lý
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chịu sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước, tuy nhiên không phải khi Nhà nước quản lý ở tất cả mọi mặt thì nguồn vốn
đó sẽ phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Vì vậy, để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư
được bố trí hợp lý cần phải tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch, tiến
hành dự báo thường xuyên và tăng cường cung cấp thông tin về lượng vốn cần thiết
cho đầu tư phát triển.
1.4.2 Đăc trưng của ngành giáo dục trong thời kỳ mới
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Với quan điểm chỉ đạo “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục
là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, vì vậy nhà nước giành sự quan tâm rất
lớn trong phát triển ngành giáo dục. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
sự phát triển năng động của nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa dang làm
cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực
hơn và nhanh hơn. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Giáo dục là nêng tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu
trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiện và năng lực của các thế hệ
hiện nay và mai sau. Đây là đòi hỏi khách quan cần có sự quan tâm và đầu tư phát
triển ngành Giáo dục.
Nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục cũng có những chuyển biến về cơ cấu,
hiện nay phần lớn nguồn vốn đầu tư cho giáo dục là từ ngân sách nhà nước, nhưng
trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng
giảm tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn của các cá
nhân tổ chức trong nước và ngoài nước, giảm gánh nặng của nhà nước và tăng chất
lượng đào tạo, đổi mới hệ thống cơ sở vật chất .

1.4.3 Các nhân tố về kinh tế xã hội
Do đặc điểm kết cấu của cơ sở hạ tầng giáo dục của Việt Nam, các trường đại
học phân bố không đồng đều, thường tập trung ở các thành phố lớn, vì vậy mà nguồn
vốn giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục đạo tạo cũng có sự phẩn bổ không
đồng đều giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguồn vốn ngân sách hàng năm
giành cho các ngành tăng giảm phụ thuộc rất nhiều vào tổng thu ngân sách nhà nước
hàng năm. Nếu tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn thì phần ngân sách giành
để đầu tư phát triển cho ngành Giáo dục nói riêng và các ngành khác nói chung sẽ có
xu hướng tăng lên. Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm: thu từ kinh tế Nhà
nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu thuế công, thương nghiệp
và dịch vụ ngoài Nhà nước, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu phí, lệ
phí,…các khoản thu này chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhân tố kinh tế như: tăng
trưởng kinh tế hàng năm, lạm phát, điều kiện kinh tế thế giới…
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.4.4 Một số nhân tố khác
Quan điểm phát triển của nhà nước, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
các định hướng phát triển của các ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.
Quan điểm phát triển của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng phát
triển, cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Theo từng thời kỳ, Nhà nước có quản điểm phát
triển khác nhau phù hợp với điều kiện khách quan và sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, với quan điểm xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,
hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm đầu tư vào ngành giáo dục, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
không giống với đầu tư phát triển các ngành sản xuất. Hiệu quả của quá trình đầu tư
chỉ có thể thấy được sau một quá trình rất dài. Có thể thấy, việc bỏ ra chi phí để đào
tạo một con người bắt đầu tư khi cho trẻ đi học mẫu giáo rồi trải qua các bậc học tiểu
học, trung học, đại học; sau các bậc học này mới có thể thấy người công dân đó cống
hiến được những gì cho xã hội; và những cống hiến này cũng rất khó để lượng hóa

được thành các con số doanh thu, lợi nhuận, NPV…để đánh giá xem dự án đầu tư đó
có hiệu quả hay không hiệu quả. Vì đặc trưng này nên rất ít các tổ chức, cá nhân
muốn tham gia vào đầu tư phát triển, nguồn vốn chủ yếu cho phát triển của ngành
hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn đi vay viện trợ nước
ngoài.
1.5 Nội dung đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào tạo.
1.5.1 Giáo dục và đào tạo
Hệ thống giáo dục của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng
hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục trung
học, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và cao đẳng, giáo dục chuyên nghiệp.
Với những đặc thù của từng bậc học, nhà nước cũng đã có những phương hướng, nội
dung cụ thể để đầu tư hoàn thiện các cấp học, cụ thể:
• Đối với giáo dục mầm non, nhà nước đã có những quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để các giáo viên và các cơ sở giáo dục thực
hiện, ban hành chiến lược đầu tư đổi mới trong giáo dục mầm non, ban hành chính
sách mới về giáo dục mầm non như quy hoạch đất đai, hỗ trợ giáo viên ngoài công
lập, mua sắm trang thiết bị, đồ chơi; xây dựng trường chuẩn quốc gia, bồi dưỡng
chuyên môn chi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
• Đối với giáo dục tiểu học, nhà nước không trực tiếp quản lý mà đã tăng
cường giao quyền chủ động cho các địa phương, các nhà trường, và các giáo viên
trong việc xây dựng các kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa,
soạn giáo án và chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và học tập. Các địa phương
đã tiếp tục chỉ đạo đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả thiết bị
dạy học mua sắm hoặc tự làm, đã có những buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém từng
tuần, từng tháng, từng học kỳ. Số học sinh học 2 buổi một ngày có xu hướng tăng,
kết quả của học sinh học 2 buổi / ngày cao hơn hắn những học sinh chỉ học 1 buổi /
ngày. Với sự đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, xây dựng biên soạn mơi sách giáo khoa,

đổi mới phương pháp giảng dậy, chất lượng dạy học ở tiểu học tương đối ổn định và
ngày càng vững chắc.
• Đối với giáo dục trung học (THCS & THPT), các sở GD & ĐT đã chú ý
chỉ đạo áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin, sử
dụng các phần mềm tiện ích vào dạy học, đổi mới hình thức thức kiểm tra, đánh giá
học sinh theo hướng đòi hỏi hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, hạn chế chỉ học thuộc
lòng, xét cho lên lớp đúng tiêu chuẩn.
• Đối với giáo dục thường xuyên (GDTX), trong những năm vừa qua các địa
phương đã chú trọng việc quản lý và cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; đầu tư
thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm phòng học máy vi
tính cho các trung tâm GDTX; các trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi có giáo
viên giảng dậy không ổn định, hầu hết là các giáo viên từ các trường THPT trong địa
phương, vì vậy cần có những chính sách để thu hút các giáo viên dậy ở các trung tâm
GDTX. Sau một thời gian thực hiên đề án “xây dựng xã hội học tập”, một số mục
tiêu trong đề án đã được thực hiện và đem lại hiệu quả rõ rệt như: phát triển, mở rộng
hệ thống GDTX, trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng; đa dạng hóa nội
dung, chương trình giáo dục ngày cang đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối
tượng trong xã hội thiết thực phục vụ sự phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông
nghiệp, y tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, truyền thông và dịch vụ.
• Đối với giáo dục cao đẳng, đại học: nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội
và nhu cầu của người học, nhà nước tăng cường đầu tư phát triển cho đào tạo đại học,
cao đẳng; xây dựng thêm các trường mới, mở rộng quy mô giảng dậy, xây dựng và
cải tạo thêm các công trình phục trợ như: nhà tập thể thao, xây dựng và cải tạo mới
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
thư viện, xây dựng thêm các khu ký túc xá đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên.
Đối với đào tạo sau đại học, nhằm nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên trong các
trường ĐH, CĐ và TCCN. Với mục tiêu phân đấu đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm
2020 nhiều cơ sở đào tạo tiến sĩ thạch sĩ đã tích cực đầu tư trang thiết bị, tăng cường

đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị để mở thêm chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến
sĩ.
• Đối với giáo dục chuyên nghiệp (GDCN), đây là bậc đào tạo được giành
nguồn lực đầu tư ít hơn so với các bậc học khác, vốn đầu tư chủ yếu được dùng đầu
tư nâng cao chất lượng giảng dậy, tăng cường cơ sở vật chất. Trong bậc đào tạo này
thời lượng đào tạo thực hành chiếm từ 50 đến 75 % tổng thời lượng của toàn bộ
chương trình, chính vì vậy trong thời gian qua, nhiều trường TCCN thuộc các ngành
kỹ thuật đã mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về chương trình
đào tạo.
1.5.2 Đầu tư giáo dục và đào tạo theo thành phần
Vốn ngân sách nhà nước giành cho Giáo dục và Đào tạo hàng năm được chia
theo nhiệm vụ cụ thể: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, Chi thường xuyên, Chi cho các
chương trình mục tiêu quốc gia, và hợp tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nước
ngoài. Trong đó:
• Chi đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm khoảng 23,8 % trong tổng vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm, được sử dụng để đầu tư xây dựng mới như
Trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Tây Bắc, trung
tâm giáo dục quốc phòng…, dự án môi trường, dự án công cộng, dự án thể dục thể
thao, các dự án theo mục tiêu.
• Chi thường xuyên là phần chi lớn nhất trong tổng vốn đầu tư ngân sách nhà
nước giành cho Giáo dục và Đào tạo, thường chiếm trên 50%. Bao gồm: chi thường
xuyên cho sự nghiệp giáo dục, được chi cho các bậc học giáo dục mầm on, trung học,
đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các nhiệm
vụ toàn ngành và chỉ đạo chuyên môn toàn ngành: Tổ chức kỳ thi Olympic Vật lý
quốc tế, các nhiệm vụ thi cử (hỗ trợ thi THPT, học sinh giỏi quốc gia, cải tiến thi
tuyển sinh ĐH, CĐ và kiểm định chất lượng giáo dục các bậc học, thi học sinh giỏi
quốc tế), chi vốn đối ứng các dự án vay nợ, viện trợ…; chi sự nghiệp nghiên cứu
khoa học; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp kinh tế: chi điều tra cơ bản,
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch ở các lĩnh vực cấp thiết của lĩnh vực cấp thiết
của ngành nhằn phục vụ, chỉ dạo, quản lý và xậy dựng chính sách, chi thực hiện các
chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, án toàn lao đông, chi xúc tiến hợp tác giáo
dục, nghiên cứu các chính sách đầu tư nước ngoài và mô hình đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường; chi quản lý hành chính…
• Chi chương trình mục tiêu quốc gia, phần chi này thường chiếm khoảng
5,83% trong tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục và đào tạo. Bao gồm: Chi
chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo: Đổi mới chương trình, nội dung
sách giáo khoa và tài liệu giảng dậy (hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên, tài
liệu dậy học tự chọn…), đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường (tăng
cường năng lực đào tạo cán bộ tin học, đào tạo giáo viên, mua sắm thiết bị, phần
mềm, tài liệu tham khả cho dạy tin học một số khoa công nghệ thông tin của các
trường đại học, cao đẳng nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân
lực về công nghệ thông tin…), đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục, hỗ trợ giáo dục miêng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều
khó khăn, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học (cải tạo, sửa chữa, xây dựng,
tăng cường trang thiểt bị - đầu tư theo chiều sâu), chi cho một số chương trình mục
tiêu quốc gia khác (chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án phòng
chống ma túy trong trường học, chương trình phòng chống tội phạm…).
• Chi chương trình hợp tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nước ngoài
chiếm khoảng 10 % tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục. Đây là khoản chi
mới phát sinh trong những năm gần đây bao gồm chi đào tạo cho lưu học sinh nước
ngoài, chi quản lý trong nước, đào tạo phối hợp, bồi dưỡng ngoại ngữ…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN
NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006-2010
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
2.1 Tổng quan tình hình phát triển giáo dục từ năm 2006 đến năm 2010
2.1.1 Hiện trạng hệ thống giáo dục tại Việt Nam
2.1.1.1 Những thành tựu
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo
Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt: Nâng cao
dân trí, mở rộng quy mô, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng đội ngũ
cán bộ giáo viên,…Về cơ bản xoá được xã trắng về giáo dục mầm non, hoàn thành
và tiếp tục củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đảm
bảo đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo chuẩn quốc
gia, một số tỉnh thành phố đã bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ
thông. Giáo dục vùng sâu vùng xa có tiến bộ rõ rệt, mạng lưới giáo dục được mở
rộng, con em các dân tộc về cơ bản được học tập ngay tại thôn bản. Chất lượng
giáo dục đã được nâng cao.
Thứ nhất về mạng lưới giáo dục: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục thống
nhất, khá hoàn chỉnh, phủ kín tới các xã, phường, thị trấn trong cả nước bao gồm đủ
các bậc học từ mầm non đến sau đại học, đa dạng về các loại hình trường lớp (công
lập, bán công, dân lập, tư thục ) và về phương thức giáo dục ( chính quy và không
chính quy). Năm học 2009-2010, cả nước đã có khoảng 25 triệu người chiếm tỷ
trọng 27,19% dân số theo học trong 40.695 trường và cơ sở giáo dục
Bảng 2.1: Số lượng trường học từ mầm non đến đại học giai đoạn
2006-2010
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
(Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo.)
Năm học 2009-2010, số lượng trường học mầm non, phổ thông đều tăng so
với năm học trước. Theo số liệu thống kê, cả nước có 40.917 trường học mầm non và
phổ thông (tăng 538 so với năm học 2008-2009 và tăng 1.628 trường so với năm học
2006-2007). TCCN có 289 trường. Năm 2009 một số Bộ, nghành và địa phương đã

hoàn chỉnh mạng lưới trường TCCN trên từng vùng, miền cụ thể theo hướng đa dạng
hoá các lạo hình, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa
phương.
Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng tiếp tục được củng cố mở rộng theo
quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm học 2009-2010, cả nước đã
có 220 trường cao đẳng (tăng 8 trường so với năm học 2008-2009 và tăng 32 trường,
tức tăng 17.5% so với năm 2006-2007) và 190 trường đại học (tăng 9 trường so với
năm 2008-2009 và tăng 51 trường, tức 36.7% so với năm 2006-2007 )
- Thứ hai, Quy mô học sinh: Đến năm 2009-2010, tổng số học sinh, sinh viên
trong cả nước là 21.574.172 trong đó, số trẻ em mầm non là 3.147.252 triệu em. Số
học sinh tiểu học là 7.041.312 triệu em, giảm 280.427 học sinh so với năm học 2008-
2009. Số học sinh tiểu học giảm là do trong nhiều năm qua, nước ta đã thực hiện tốt
công tác DS& KHHGĐ, dẫn đến dân số trong độ tuổi tiểu học giảm xuống đáng kể
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Cấp học Năm học
2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Mầm
non
11.696 12.071 12.265 12.509
Tiểu học 14.834 14.933 15.051 15.172
THCS 10.408 10.508 10.576 10.675
THPT 2.351 2.457 2.487 2.561
TCCN 306 305 304 289
Cao
đẳng
183 209 212 215
Đại học 139 160 181 190
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh trong cả nước. Số

học sinh trung học cơ sở là: 6.218.457, giảm 240.061 học sinh so với năm học 2008-
2009 do số học sinh lớp 5 giảm trong những năm qua và công tác phổ cập THCS
được đẩy mạnh, giảm được số học sinh lưu ban và bỏ học. Số học sinh THPT là
3.111.280 tăng 134.408 học sinh so với năm trước. Số học sinh TCCN là 515.670
tăng 11.418 so với năm trước. Tổng quy mô đại học, cao đẳng là 1.796.201 sinh viên,
đạt 211,3 sinh viên trên 1 vạn dân. Như vậy so với năm học 2006-2007 thì số học
sinh THPT, số sinh viên cao đẳng và đại học năm học 2009-2010 tăng khá nhanh.
Chứng tỏ chất lượng giáo dục và trình độ học vấn của người dân đã có nhiều chuyển
biến đáng kể.
Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2006-2010
Đơn vị: Nghìn người
Cấp học Năm học
2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Mầm non
2.593,3 2.774,0 2.890,0 3.150,0
Tiểu học
6.860 6.732 6.840 6.856
THCS
5.800 5.470 5.200 6.000
THPT
3075,2 3021,6 2927,6 2840,9
TCCN 388 418 465 535
CĐ-ĐH
1666,2 1603,5 1719,5 1796,2
( Nguồn: Thống kê giáo dục đào tạo, Bộ giáo dục đào tạo)
- Thứ ba, Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đến năm 2009-2010, cả nước có
1.046.297 giáo viên, giảng viên, trong đó: 144.480 Giáo viên mầm non; 355.243 Giáo
viên tiểu học, 317.252 giáo viên THCS, 146.375 giáo viên THPT, 18.002 giáo viên
TCCN và 65.115 giảng viên đại học cao đẳng. Tỷ lệ cháu/ cô ở nhà trẻ là 12,44 và
mẫu giáo là 21,6; Tỷ lệ giáo viên/ lớp tính chung trên cả nước, ở bậc tiểu học là 1,28;

THCS là 1,9 và THPT là 1,87 ( Trong năm học trước năm học 2009-2010, các tỷ lệ
tương ứng là: 10; 21; 1,28; 1,83; 1,83 )
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Bảng 2.3: Số giáo viên trực tiếp giảng dạy từ năm 2006-2010
Đơn vị: Nghìn người
Cấp học Năm học
2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
Mần non 128,420 130,352 138,058 144,480
Tiểu học 349,5 348,7 349,7 355,2
Trung học cơ sở 314,9 317,5 317,0 317,2
Trung học phổ
thông
125,2 134,4 140,2 146,3
Trung cấp
chuyên nghiệp
14,540 14,658 16,808 18,002
Đại học- Cao
đẳng
53,364 56,120 60,651 65,115
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Thứ tư, Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ
đào tạo có chuyển biến tích cực.
+ Giáo dục mầm non: Do được chăm lo đầu tư nên cơ sở vật chất trường lớp
tốt điều kiện chăm sóc tốt hơn nên thể chất và nhận thức của trẻ cao hơn hẳn so với
nhưng trẻ không đến lớp. Tỷ lệ nhập học ngày càng tăng chẳng hạn như năm học
2007-2008 tỷ lệ nhập học của trẻ em trong độ tuổi: dưới 3 tuổi là 21%, trẻ em từ 3
đến 6 tuổi là 70% và trẻ em 5 tuổi là 91,6%
+ Giáo dục phổ thông : Tỷ lệ nhập học, tỷ lệ học sinh khá giỏi và học sinh

tốt nghiệp ở các cấp ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, lưu ban ngày
càng giảm. Năm học 2007-2008 tỷ lệ nhập học đúng tuổi: tiểu học là 98,1%, THCS
là 80,6%, THPT là 38,6%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học là 3,64% ở cấp tiểu học,
6,56% ở cấp THCS và 8,45% ở THPT.
+ Giáo dục dạy nghề: Tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2009-2010 là 163.529 giảm
16.870 tương ứng 10,31% so với năm học 2008-2009.
+ Đào tạo đại học và sau đại học: Số sinh viên tốt nghiệp các trường cao
đẳng và đại học tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Năm học 2006-2007 có
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
80.197 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 153.303 sinh viên tốt nghiệp đại học. Và
đến năm học 2009-20010 có 83.064 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 163.736 sinh
viên tốt nghiệp đại học. Qua khảo sát ở nhiều doanh nghiệp, và cơ quan nhìn chung
đại bộ phận cán bộ thuộc các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước đều có trình độ từ
cao đẳng trở lên và được đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm
thuộc lọai khá và tốt.
2.1.1.2 Những yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhìn chung, ngành giáo dục nước ta
còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu , hiệu quả giáo dục chưa cao, giáo dục
chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, đào tạo chưa gắn với sử dụng, đội ngũ giáo viên
còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu, chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và
công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm
được khắc phục.
Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp, một mặt chưa tiếp cận được với trình
độ tiến tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các
ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, các kỹ năng mềm như:
tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng tự tổ chức
công việc… còn hạn chế.

Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so
với số lượng học sinh nhập học đầu năm còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng
xa. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh sinh viên sau khi tốt
nghiệp chưa có việc làm. Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã
được khắc phục nhưng vẫn bị mất cân đối. bên cạnh đó, công tác chỉ đạo cũng như
tâm lý xã hội vẫn còn nặng nề về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào
tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề ở trình độ cao. Việc tăng quy mô đào tạo trong
những năm gần đây chủ yếu vẫn diễn ra ở bậc đại học, tỷ lệ học sinh, sinh viên cao
đẳng kỹ thuật công nghệ và trung học chuyên nghiệp và học nghề còn thấp và tăng
chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt, chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu về ngành nghề của xã hội. Cơ sở giáo dục, nhất là giáo
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, khu
công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
rất khó khắn. Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy
bên ngoài nhà trường, đặc biệt là các hình thức giáo dục giành cho người đang lao
động.
Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa
đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo nâng cao hiệu
quả và chất lượng giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có
điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và thành tựu khoa học công nghệ
mới của thế giới. Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn thiếu thốn, chưa giải quyết
triệt để tình trạng các lớp học 3 ca, vẫn còn những lớp học tranh tre nứa lá ở các vùng
sâu, vùng xa; thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dậy và học tập còn rất thiếu thốn
và lạc hậu.
Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại
hóa. Chương trình giáo dục còn mang nặng tính lý thuyết, nặng về thi cử, chưa thực
sự chú trọng đến tính sáng tạo, phát triển năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa

gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu
của người học, chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học – công nghệ triển khai
ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức,
nhân cách công dân, trách nhiệm với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc…các hình thức thi
cử còn lạc hâu, cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốn kém.
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực,
thiếu kỷ cương trong giáo dục đào tạo chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng
thương mại hóa giáo dục như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi
sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của các giáo viên. Hiện
tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân
cách và thái độ lao động của người học sau này. Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
2.1.2. Tình hình vốn đầu tư vào giáo dục và đào tạo từ năm 2006 đến năm 2010
Như chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì lẽ đó việc
thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đạt kết quả sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện vốn đâu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2006-2010
2006 2007 2008 2009 2010
1.VĐT toàn xã hội
- Tốc độ tăng
163.500
-
180.400
10.34
217.600

20.62
258.700
18.89
324.000
25.24
2. VĐT cho GD-ĐT
- Tốc độ tăng
25.882
-
34.088
31.7
37.552
10.2
54.223
44.4
68.968
27.2
3. Tỷ trọng VĐT GD-
ĐT
6,3 5,3 5,8 4,8 4,7
(Nguồn: Bộ Giáo dục- Đào tạo)
Qua bảng tổng kết tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào
tạo trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2006-2010 thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng
lên đáng kể. Cùng với sự gia tăng đó, vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo cũng
không ngừng tăng lên.
Nhiều tỉnh thành có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng những hoạt động đầu tư
cho giáo dục đào tạo của địa phương luôn được đặt lên hàng đầu. Ở phạm vi gia đình
cũng vậy, có rất nhiều gia đình nông dân thu nhập không cao hoặc các gia đình công
chức bình thường không dư dật về kinh tế nhưng vẫn cố gắng đầu tư cho con, cháu
học hành. Nhiều dòng họ lập quỹ khuyến học, trợ giúp và khen thưởng con em khi

đạt được thành tích cao trong học tập. Đối với Đảng và Nhà nước luôn giành một
lượng vốn khoảng 20% vốn ngân sách nhà nước hàng năm để đầu tư phát triển ngành
giáo dục. Nhưng với 20% vốn ngân sách hàng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu
tư phát triển của ngành giáo dục. Ngoài vốn ngân sách, nhà nước luôn đổi mới cơ chế
chính sách cho phù hợp với điều kiện mới nhằm thu hút các nguồn vốn khác giành
cho đầu tư phát triển ngành giáo dục như vốn ODA, FDI, nguồn vốn cho vay từ ngân
hàng thế giới WB,…Đặc biệt là nguồn vốn ODA đóng góp phần lớn vào việc đáp
ứng nhu cầu đầu tư của ngành giáo dục. Thống kê cho thấy nguồn vốn ODA chiếm
5% tổng vốn ngân sách nhà nước giành cho giáo dục, với tỷ lệ trên nguồn vốn này
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
hàng năm đã đóng góp một phần đáng kể vào cải thiện chất lượng giáo dục, có thể
thấy ngân sách nhà nước giành cho bậc cao đẳng đại học chiếm 9 % tổng ngân sách
nhà nước giành cho giáo dục, nếu không có sự đóng góp của nguồn vốn này thì
nguồn vốn ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở bậc
học được coi là tạo ra nguồn lực phát triển đát nước. Để duy trì được những nguồn
vốn này chúng ta cần phải sử dụng thật sự có hiệu quả, hiệu quả cảu việc thực hiện
các dự án giáo dục vốn vay ODA không chỉ nhìn nhận ở góc độ giải ngân, mà quan
trọng nhất là học sinh được nhận được gì từ những cơ sở vật chất do đầu tư xây dựng
mang lại.
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cho giáo dục và đào
tọa tại Việt Nam
2.2.1 Tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước
Tổng chi NSNN giành cho giáo dục đào tạo ngày càng có xu hướng tăng năm
2010 lượng vốn này ước khoảng 82.004 tỷ đồng đạt 21% tổng chi NSNN.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương

Bảng 2.5: NSNN chi cho ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
GDP 974.456 1.143.752 1.485.955 1.658.481 1.951.200
Tổng chi NSNN 308.058 399.402 494.600 584.695 582.200
Chi NSNN cho GD-ĐT 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968
NSNN cho GD- ĐT so
với GDP
4,48 4,7 5,11 5,67 5,83
Chi NSNN cho GD- ĐT
so với tổng chi NSNN
12,12 13,46 12,85 13,20 14,12
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Ngân sách của nhà nước giành cho ngành giáo dục ngày càng tăng, năm 2007
so với năm 2006 là 17.61 % và các năm tiếp theo là 18.17 %; 22.91 % đến năm 2010
là 24% và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát
triển chung của ngành và các địa phương thì lượng vốn này mới chỉ đáp ứng được
một phần, chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành:
chương trình đổi mới sách giáo khoa, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, tăng
cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy
mô, góp phần trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Theo cơ chế
phân cấp ngân sách của từng địa phương, vẫn còn một số Sở GD- ĐT không được
thông báo vốn đầu tư XDCB của ngành trên địa bàn, điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tham gia quản lý, điều hành và đánh giá thực hiện vốn đầu tư hàng năm,
cũng như việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất cho toàn
ngành
2.2.2 Đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo cấp học, bậc học
Đứng dưới góc độ xem xét này, ta sẽ xem xét cụ thể tình hình sử dụng vốn

NSNN đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo phân theo các cấp học, bậc học.
SV: Phạm Thị Lan Anh Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
25

×