Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2018 - 2019 THPT Yên Định 1 có đáp án | Ngữ văn, Đề thi vào lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO </b>
<b>THANH HÓA </b>


<b>TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1 </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b>NĂM HỌC 2018 -2019 </b>


<b>Môn thi: Ngữ văn </b>


<i>Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề.</i>


Họ và tên thí sinh: ... Số báo danh: ...
<b>Câu 1 </b><i><b>(2 điểm):</b></i>


a, Xác định khởi ngữ trong câu sau:


<b> - Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, cịn tơi, tơi cảm thấy có ai đang </b>
<b>bóp nghẹt tim mình. </b>


( <i><b>“Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng</b></i>)
b, Xác định thành phần biệt lập trong câu thơ sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy.


<i><b>“ </b></i><b>Q hương ơi! Lịng tơi cũng như sơng </b>
<b>Tình Bắc Nam chung chảy một dòng ” </b>


(“<i><b>Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh</b></i>)
c, Thành ngữ sau đây có liên quan chủ yếu đến phương châm hội thoại nào?


<b> - Nói bóng nói gió. </b>
<b>Câu 2</b><i><b> (3 điểm):</b></i>



<i><b>“ Lời khen giống như mặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng tỏa </b></i>
<i><b>sáng” </b></i>


<i><b>( “Đời ngắn đừng ngủ dài”- Robin Sharma) </b></i>
Từ cách hiểu của em về ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dịng) trình bày
về vai trị của lời khen trong cuộc sống.


<b>Câu 3 </b><i><b>(5 điểm):</b></i>


Cảm nhận của em về <i><b>tình u làng của nhân vật ơng Hai </b></i>trong truyện ngắn<i><b> “Làng” </b></i>
của<i><b> Kim Lân</b></i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A </b>


<b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Thang </b>


<b>điểm </b>
Câu


1


a, Khởi ngữ: “<i><b>cịn tơi</b></i>”. 0,5đ


b,- Thành phần biệt lập: “ <i><b>Quê hương ơi!</b></i>”.
- Đây là thành phần cảm thán.


0,5đ
0,5đ
c, - Thành ngữ “<i><b>Nói bóng nói gió</b></i>” ( nghĩa là khơng nói



thẳng, trực tiếp mà nói xa xơi hoặc mượn chuyện khác để nói
cho người ta tự suy ngẫm mà hiểu ý) có liên quan đến phương
châm cách thức.


<i>(-Lưu ý: HS có thể giải thích nghĩa của thành ngữ hoặc khơng </i>
<i>giải thích, nếu xác định đúng phương châm hội thoại vẫn cho </i>
<i>điểm tối đa) </i>


0,5đ


Câu
2


<b>a, Về kĩ năng: </b>


- Đảm bảo một văn bản nghị luận ngắn, có bố cục rõ ràng,
hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt
trôi chảy, mạch lạc. chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ
cơ bản…


<b>b, Về kiến thức cơ bản: </b>
<i><b>* Giải thích: </b></i>


- Lời khen: là những lời đánh giá tốt với ý vừa lòng của bản
thân dành cho người khác.


-> Hình ảnh so sánh “lời khen giống như mặt trời” đã khẳng
định ý nghĩa, vai trò to lớn của lời khen trong cuộc sống.
* <i><b>Bàn luận: </b></i>



- Lời khen giúp con người tự tin vào bản thân, có những phút
giây vui vẻ trong cuộc sống.


- Lời khen giúp con người có động lực để vươn lên, vượt qua
trắc trở đến với thành công và hạnh phúc.


- Lời khen giúp ta tạo mối quan hệ xung quanh tốt đẹp, giúp
ta nhìn nhận sự việc, nhìn nhận những người xung quanh
đúng đắn hơn. Từ đó ta nhận ra lời khen nào là đúng, lời khen
nào là giả tạo và có cách đối nhân xử thế tốt hơn.


- Mỗi khi ai đó làm được việc tốt, giúp đỡ người khác, hồn
thành cơng việc được giao.. chúng ta cần phải có lời khen
ngợi kịp thời để khuyến khích, động viên tinh thần.


- Phê phán lời khen giả tạo, khiến người khác không nhận ra
đúng sai, một số khác lại tự mãn với bản thân mình khi được


0,5đ


0,5đ


0,25đ
0,25đ
0,25đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

người khác khen ngợi, …
- dẫn chứng phù hợp…
<i><b>* Bài học</b>: </i>



- Nhận biết vai trò của lời khen với bản than và mọi người.
biết cho đi lời khen và nhận lại lời khen.


- Biết khen nhưng cũng cần biết chê..


0,25đ
0,5đ


Câu
3


<i><b>a, Yêu cầu về mặt kĩ năng: </b></i>


- Đảm bảo một văn bản nghị luận văn học có bố cục rõ ràng,
hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lơ gic, chặt chẽ, diễn đạt
trôi chảy, mạch lạc. chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ
cơ bản…


0.5đ


<i><b>b, Yêu cầu về kiến thức: </b></i>
<i>*Giới thiệu đôi nét về tác giả: </i>


- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, am hiểu và
gắn bó sâu sắc với cuộc sống vùng nơng thơn. Kim Lân hầu
như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của
người nông dân. Ngoài hoạt động sáng tác, Kim Lân còn
tham gia lĩnh vực sân khấu điện ảnh..năm 2001, Kim Lân
được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.



0,25đ


<i>* Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: </i>


- Tác phẩm được viết và đăng trên tạp chí văn nghệ năm
1948- giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong
thời kì này, người dân nghe theo chính sách của chính phủ đi
tản cư phục vụ kháng chiến lâu dài và từ tin đồn thất thiệt
làng của Kim Lân theo Tây nên ông đã viết tác phẩm này để
khẳng định niềm tin và cũng là lời minh oan cho làng của
ông.


0,25đ


<i>* Cảm nhận về tình u làng của nhân vật ơng Hai: </i>


- Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ơng là người
sống gắn bó, u thương làng quê chợ Dầu và có trách nhiệm
với cuộc kháng chiến của làng.


+ Ông nhớ làng da diết, muốn về làng và tham gia kháng
chiến. Ở phịng thơng tin, ông nghe được nhiều tin hay,
những tin chiến thắng của quân ta làm “ruột gan ơng cứ múa
cả lên”.


+ Ơng hai là người có tính tình vui vẻ, chất phác, mong nắng
cho Tây chết. ông quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc
kháng chiến.



0,5đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cùng nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng
chiến thì vẫn khơng hề thay đổi.


+ Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức. Từ đỉnh
cao của niềm vui, niềm tin ông rơi xuống vực thẳm của sự
đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.


~ cổ ông lão nghẹ ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi
tưởng như không thở được, niềm tự hào về làng sụp đổ, ông
không thể không tin khi người đàn bà khẳng định “vừa từ
dưới ấy lên”.


+ Ông hai bị cái tin dữ ấy ám ảnh day dứt, ông cảm thấy như
ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc.


~ ông cúi gằm mặt mà đi, về đến nhà ơng nằm vật ra giường
rồi tủi than nhìn lũ con và nước mắt ông lão cứ giàn ra.. suốt
ngày ơng quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngồi,
lúc nào ơng cũng tưởng như người ta đang bàn tán đến cái
chuyện ấy…


+ ơng Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới
tương lai.


~ Ông sẽ đi đâu về đâu vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi,
về làng thì phản bội kháng chiến, vì vậy mà ông càng dằn vặt
đau khổ hơn.



+ Ơng Hai có tình u nước sâu sắc: “làng thì yêu thật nhưng
làng theo Tây rồi thì phải thù”. Như vậy tình u làng có
mãnh liệt thiết tha đến đâu cũng khơng mãnh liệt bằng tình
u nước.


~ Lời trị chuyện của ơng với đứa con trai út đầy xúc động,
nỗi nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn đan xem chồng chéo trong
lịng ơng, ta hiểu về tình u làng sâu sắc của ơng và tấm lòng
son sắt thủy chung với cuộc kháng chiến, với cụ Hồ. Niềm tin
vào cuộc kháng chiến giúp ơng có thêm nghị lực để vượt qua
khó khăn này.


0,25đ


0,25đ


0,25đ


0,25đ


- Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính. Ơng Hai vui
mừng, phấn khởi, ông bô bô khoe làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà
ông bị “đốt nhẵn”, sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào
đâu so với niềm vui về tinh thần mà ơng đang đón nhận…


0,5đ
<i>*Đánh giá: </i>


- Tình yêu làng, yêu nước đã hịa làm một trong ý nghĩ, tình
cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất nhưng


tình yêu nước được đặt cao hơn tình yêu làng. Đây là nét đẹp
truyền thống mang tinh thần thời đại, ơng Hai là hình ảnh tiêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống
Pháp.


- Tác giả tạo tình huống truyện có tính căng thẳng thử thách.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc, tinh
tế. ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ,
gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân.


<i><b>( Lưu ý: Gv linh hoạt, khuyến khích những bài văn viết </b></i>
<i><b>sáng tạo và có cảm xúc).</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO </b>
<b>THANH HÓA </b>


<b>TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1 </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b>NĂM HỌC 2018 -2019 </b>


<b>Môn thi: Ngữ văn </b>


<i>Thời gian: 120 phút, khơng kể thời gian giao đề.</i>


Họ và tên thí sinh: ... Số báo danh: ...
<b>Câu 1 </b><i><b>(2 điểm):</b></i>


a, Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau:



- Cịn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “ cơ có cái nhìn sao mà xa xăm”.


<b>(“</b><i><b>Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê</b></i><b>) </b>
b, Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy.
- <b>Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa </b>
<b>cuối cùng cịn sót lại trở nên đậm sắc hơn.</b>


<i><b>( “ Bến quê” – Nguyễn Minh Châu) </b></i>
c, Thành ngữ sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào?


<b> - Điều nặng tiếng nhẹ. </b>
<b>Câu 2 </b><i><b>(3 điểm):</b></i>


Có ý kiến cho rằng: <i><b>“Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con </b></i>
<i><b>người ” </b></i>


Từ cách hiểu của em về ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dịng)
trình bày về vai trị của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống.
<b>Câu 3 </b><i><b>(5 điểm):</b></i>


Cảm nhận của em về <i><b>vẻ đẹp của nhân vật Phương Định</b></i> trong tác phẩm “Những ngôi
<i>sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B </b>


<b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Thang </b>


<b>điểm </b>
Câu



1


a, Khởi ngữ: “<i><b>mắt tôi</b></i>” ( cịn mắt tơi) 0,5đ
b,- Thành phần biệt lập: “<i><b>có lẽ</b></i>” ( hẳn có lẽ).


- Đây là thành phần tình thái.


0,5đ
0,5đ
c, - Thành ngữ “<i><b>điều nặng tiếng nhẹ</b></i>” ( nghĩa là nói trách móc,


chỉ chiết) có liên quan đến phương châm lịch sự.


<i>(-Lưu ý: HS có thể giải thích nghĩa của thành ngữ hoặc không </i>
<i>giải thích, nếu xác định đúng phương châm hội thoại vẫn cho </i>
<i>điểm tối đa) </i>


0,5đ


Câu
2


<b>a, Về kĩ năng: </b>


- Đảm bảo một văn bản nghị luận ngắn, có bố cục rõ ràng, hợp lí,
tổ chức sắp xếp ý một cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy,
mạch lạc. chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…


<b>b, Về kiến thức: </b>


<i><b>* Giải thích: </b></i>


- Tình u thương: là một trong những tình cảm đẹp đẽ, ấm áp,
thể hiện sự quan tâm, gắn bó, yêu mến qua từng lời nói, cử chỉ,
việc làm cụ thể với những người ta yêu quý.


- Hạnh phúc : là trạng thái vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu, mong
muốn của con người.


->ý kiến khẳng định: mục đích cuối cùng cao đẹp nhất, hạnh phúc
nhất trong cuộc đời con người là được sống trong tình yêu
thương.


<i><b>* Bàn luận: </b></i>


- Tình yêu thương gắn kết con người với nhau, khơng chỉ là tình
cảm ruột thịt mà cịn là tình đồng chí, đồng bào, tình cảm bạn bè,
thầy trị…


- Tình u thương giúp ta xoa dịu những tâm hồn tổn thương, có
thể tạo nên sức mạnh để vượt qua giông bão của cuộc đời. Được
sống trong tình u thương, ta sẽ có nguồn năng lượng vô tận để
thực hiện những việc lớn nhỏ, vươn tới những đỉnh cao.


- Tình yêu thương chân thành phải được thể hiện qua lời nói,
hành động cụ thể hang ngày.


- Nếu khơng có tình u thương, mỗi người sống trong sự cô đơn,
lạnh lùng vô cảm, cuộc sống sẽ trở nên vô vị nhạt nhẽo, dễ gục



0,5đ


0,5đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ngã trước khó khăn, cám dỗ của cuộc đời…


- Tình yêu thương cần phải được thể hiện đúng cách, đúng hoàn
cảnh, đúng đối tượng để mỗi người sẽ không trở nên dựa dẫm, ỷ
lại.


- Dẫn chứng phù hợp…
<i><b>* Bài học: </b></i>


- Tình u thương có vai trị thật quan trọng.


- Biết trân trọng tình cảm của mọi người dành cho mình nhưng
đồng thời cũng phải biết trao gửi yêu thương vì “bàn tay tặng hoa
hồng bao giờ cũng phảng phất mùi hương”…


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu


3


<i><b>a, Yêu cầu về mặt kĩ năng: </b></i>


- Đảm bảo một văn bản nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, hợp


lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy,
mạch lạc. chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ cơ bản…


0.5đ


<i><b>b, Yêu cầu về kiến thức: </b></i>
<i><b>*Giới thiệu đôi nét về tác giả: </b></i>


- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Trong
những năm kháng chiến chống Mĩ, Lê Minh Khuê gia nhập thanh
niên xung phong và bắt đầu viết văn , truyện của Lê Minh Khuê
viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường
Sơn. Sau 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến
của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.


*<i><b>Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:</b></i>


- Tác phẩm viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ
đang diễn ra ác liệt, Lê Minh Khuê viết truyện ngắn này để ca
ngợi cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn.


<i><b>* Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: </b></i>
<i>- Hồn cảnh sống, cơng việc và nhiệm vụ: </i>


+ Sống trong một cái hang giữa vùng trọng điểm của Trường Sơn,
nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, nguy hiểm và ác liệt, khơng có
màu xanh của sự sống, chỉ có thần chết ln rình rập.


+ Cơng việc đặc biệt nguy hiểm: Phương Định (cùng với chị


Thao và Nho) phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình
ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước
tính khối lượng đất đá, lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu
cần thì phá bom.


+ Nhiệm vụ của cô thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ hi
sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi


0,25đ


0,25đ


0,25đ
0,25đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
<i>- Vẻ đẹp tâm hồn: </i>


+ Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng:
++Cơ là người nhạy cảm, mơ mộng:


~ Là cô gái trẻ Hà Nội từng có một thời học sinh hồn nhiên, vơ
tư.


~ Hay nhớ về kỉ niệm, nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh
thần động viên cô nơi tuyến lửa ( chỉ một cơn mưa đá vụt qua là
kỉ niệm lại thức dậy trong cô…).


~ nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức: biết mình được
nhiều người để ý, cô thấy tự hào nhưng khơng vồn vã mà tỏ ra kín


đáo tưởng như kiêu kì.


~ Hay mơ mộng tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cả
công việc đầy nguy hiểm.


++ Cô là người hồn nhiên, yêu đời:


~ Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát, thậm chí bịa ra lời bài hát.
~ Dưới cơn mưa đá cơ “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận
hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi
đạn nổ.


+ Phương Định là cơ gái có phẩm chất anh hùng:


+ + Cơ có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, dũng cảm gan dạ,
bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.


~ khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng
thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang
dõi theo động viên, khích lệ, long tự trọng của cô đã thắng cả
bom đạn. cô không đi khom mà đàng hồng bước tới, bình tĩnh tự
tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để
vượt qua cái chết.


++ Thương yêu và rất hiểu tính cách những người đồng đội của
mình.


~ chăm sóc Nho chu đáo.


~ Hiểu rõ tâm trọng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương.


~ Với đại đội trưởng dù chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ
từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.


~ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên
tuyến đường Trường Sơn.


->Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc không chỉ thấy
sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà cịn hình dung được thế
giới nội tâm phong phú ở cô. Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng
của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của một cô thanh niên


0,25đ


0,25đ


0,25đ


0,25đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

xung phong gan dạ, dũng cảm. Phương Định cũng như Nho và
Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
cứu nước.


<i><b>*Đánh giá: </b></i>


- <i>Về nội dung tư tưởng:Qua nhân vật Phương Định và các cô </i>
thanh niên xung phong-những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã
có cái nhìn thật đẹp , thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về
con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương, là mất
mát, xong chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn


tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. chính từ nơi gian lao, ác liệt
ấy lại ngời lên phẩm chất anh hùng cách mạng của nhân dân, đặc
biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.


- <i>Về nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, lựa chọn ngôi kể phù </i>
hợp, xây dựng nhân vật thiên về bút pháp miêu tả tâm lí ; ngơn
ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ, vừa đậm chất trữ tình kết
hợp với câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, tạo khơng khí chiến
trường…


<i><b>( Lưu ý: Gv linh hoạt, khuyến khích những bài văn viết sáng </b></i>
<i><b>tạo và có cảm xúc). </b></i>


0,75đ


</div>

<!--links-->

×