Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN

KÝ SINH TRÙNG
VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG
THÚ Y
(Giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP - 2012

0


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN

KÝ SINH TRÙNG
VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG
THÚ Y
(Giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2012

1



LỜI NĨI ĐẦU
Ký sinh trùng thú y là mơn học cung cấp những kiến thức về ký sinh trùng
học và bệnh do ký sinh trùng gây ra ở gia súc, gia cầm. Những kiến thức này rất
cần thiết cho sinh viên ngành Thú y và ngành Chăn nuôi thú y của các trường
Đại học Nông Nghiệp, đồng thời rất cần cho cán bộ thú y đang làm việc ở các cơ
quan thú y và địa phươ ng.
Hiện nay, nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên ở trường Đại học nói
chung và trường Đại học Nơng Lâm nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết.
Phương pháp giảng dạy mới - phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm - chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi Nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu về tài
liệu học tập cho sinh viên.
Giáo trình Ký sinh trùng thú y của tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cs biên
soạn, được in ở Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1999) đã đáp ứng được nhu cầu học
tập cho sinh viên từ năm 1999 đến nay. Song, sau 12 năm sử dụng, chúng tơi
nhận thấy cuốn giáo trình này hiện nay khơng cịn phù hợp ở mức độ tốt đối với
hoạt động dạy và học của Th ầy và Trò nữa.
Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn mới - giai đoạn
chuyển từ đào tạo theo học chế niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng
tơi đã biên soạn cuốn giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y . Nội
dung của cuốn giáo trình phong phú, cập nhập được những kiến thức mới, các
kết quả nghiên cứu về ký sinh trùng học th ú y, vừa là tài liệu học tập, vừa là tài
liệu để sinh viên, đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, đồng thời nhận được sự góp ý của các đồng
nghiệp ở trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, trường Đại học Y - Dược và
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Ngun, song cuốn giáo trình có thể
cịn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các em sinh
viên, đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình được hồn thiện hơn trong
những lần tái bản sau.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả


GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan

2


MỞ ĐẦU
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC
1.1. Định nghĩa hiện tượng ký sinh
Hiện tượng ký sinh là một trong những hình thức sinh tồn của sinh vật, đặc
điểm của hình thức tồn tại đó là: một cơ thể số ng này sống trên hoặc trong một
cơ thể sống khác, sử dụng cơ thể sống ấy để có lợi cho mình.
Thuật ngữ "hiện tượng ký sinh" lần đầu tiên được viết bằng tiếng Hy Lạp:
"Parasitos" (Para có nghĩa là: cùng nhau, sitos có nghĩa là dinh dưỡng), thuật
ngữ này dùn g để chỉ những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác. Leukart là người
đầu tiên đưa ra khái niệm "vật ký sinh": "vật ký sinh là tất cả những sinh vật nào
tìm thức ăn và chỗ ở trên sinh vật khác" .
Về bản chất của hiện tượng ký sinh, trong một thời kỳ khá dài, người ta chỉ
đề cập được đến tính chất phức tạp của hiện tượng này, mà không đưa ra được
một định nghĩa rõ ràng: hiện tượng ký sinh là gì?
Ngày nay, hiện tượng ký sinh được Erchov V. R. định nghĩa như sau : "Hiện
tượng ký sinh là mối quan hệ phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó, một sinh vật
(ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật kia (ký
chủ) để lấy dịch thể, tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời làm cho ký chủ bị
tổn hại đến một mức độ nào đó về mặt sinh vật học" .
Trong định nghĩa này, Erchov V. R. đã nêu rõ mối quan hệ qua lại, đối
kháng giữa hai sinh vật (ký sinh trùng và ký chủ), mối quan hệ về không gian (cư
trú thường xuyên hay tạm thời), quan hệ về dinh dưỡng (ký sinh trùng lấy dịch
thể, tổ chức của ký chủ), về tác hại của ký sinh trùng. Đây là định nghĩa cơ bản,
hiểu được định nghĩa này là cơ sở để phân biệt hiện tượng ký sinh với các hiện

tượng khác như: hiện tượng cộng sinh, hiện tượng hoại sinh.
1.2. Định nghĩa và nội dung của ký sinh trùng học, ký sinh trùng thú y học
* Ký sinh trùng học là gì?
Ký sinh trùng học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật ký sinh
và vật chủ (ký sinh trùng và ký chủ), rút ra các quy luật cơ bản trong q trình
thích nghi của cơ thể vật ký sinh và vật chủ, tạo cơ sở để đề xu ất các biện pháp
đấu tranh với các bệnh ký sinh trùng, nhằm nâng cao sức khoẻ con người và phát
triển vật nuôi, cây trồng (Dẫn theo Nguyễn Thị Lê và cs, 1996; Nguyễn Thị Kim
Lan và cs, 2008).
Nội dung của ký sinh trùng học gồm: ký sinh trùng học động vật v à ký sinh
trùng học thực vật.
- Ký sinh trùng học thực vật ( Phytoparasite): là khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng ở thực vật và các bệnh do chúng gây ra ở thực vật.
- Ký sinh trùng học động vật (Zooparasite): là khoa học nghiên cứu ký sinh
trùng ở động vật và các bệnh do chúng gây ra ở động vật.
Ký sinh trùng học động vật bao gồm: ký sinh trùng y học và ký sinh trùng
thú y học.

3


* Ký sinh trùng thú y học chuyên nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn
gốc động vật, ký sinh ở gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác, nghiên cứu về
bệnh do chúng gây nên và biện pháp phòng trị.
Phạm vi nghiên cứu của ký sinh trùng thú y gồm: nghiên cứu về vị trí của
ký sinh trùng trong hệ thống phân loại động vật học, nghiên cứu về đặc điểm sinh
học (hình thái, cấu tạo, chu kỳ phát triể n), nghiên cứu về sự phân bố địa lý của ký
sinh trùng.
Phạm vi nghiên cứu của bệnh ký sinh trùng gồm: nghiên cứu về đặc điểm
tễ

dịch của bệnh, cơ chế sinh bệnh, bệnh lý và lâm sàng của bệnh, về biện pháp
chẩn đốn và phịng trị bệnh có hiệu quả cao.

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN KÝ SINH TRÙNG THÚ Y VỚI CÁC MÔN
HỌC KHÁC
Ký sinh trùng thú y là môn học chuyên môn của ngành đào tạo Bác sỹ thú y
và Kỹ sư chăn nuôi thú y. Xét trong mối quan hệ tiên quyết và logic, môn ký sinh
trùng thú y có quan hệ mật thiết với nhiều mơn học, trong đó có những mơn sau:
2.1. Mơn Động vật học: là môn học cơ sở của ký sinh trùng học thú y. Môn
ký sinh trùng thú y phải dựa trên những kiến thức của môn Động vật học để
nghiên cứu về hình thái, cấu tạo, về phân loại, về chu kỳ phát triển của c ác ký
sinh trùng. Ngược lại, môn Ký sinh trùng thú y làm sáng rõ hơn, cụ thể và phong
phú hơn những kiến thức mà sinh viên được học ở môn Động vật học.
2.2. Môn Giải phẫu, Sinh lý bệnh và Giải phẫu bệnh động vật: để xác
định vị trí ký sinh của các lồi ký sinh trùng, xác định bệnh tích và tìm ký sinh
trùng ký sinh, mơn Ký sinh trùng thú y cần những kiến thức về giải phẫu, Sinh lý
bệnh và Giải phẫu bệnh động vật. Môn Ký sinh trùng thú y phải dựa vào những
kiến thức của các môn học này để mổ khám, để nghiên c ứu cơ chế sinh bệnh và
những biến đổi đại thể, vi thể do ký sinh trùng gây ra ở gia súc, gia cầm.
2.3. Mơn Dịch tễ học: bệnh ký sinh trùng có nội dung nghiên cứu về dịch
tễ học (lưu hành bệnh học). Vì vậy, những kiến thức về dịch tễ học rất cần thiết,
là cơ sở để nghiên cứu những yếu tố liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh
ký sinh trùng, từ đó có biện pháp phịng trừ có hiệu quả.
2.4. Môn Miễn dịch học: ký sinh trùng ký sinh kích thích cơ thể vật chủ và
ở cơ thể vật chủ thường xuất hiện khả năng miễn dịch. Những kiến thức về miễn
dịch giúp hiểu sâu sắc hơn về miễn dịch chống ký sinh trùng, đồng thời miễn
dịch chống ký sinh trùng lại làm rõ hơn những kiến thức chung về miễn dịch học.
2.5. Mơn chẩn đốn bệnh: để có biện pháp điều trị và phịng bệnh hiệu
quả, cần phải chẩn đốn đúng bệnh. Các kiến thức của mơn chẩn đoán bệnh giúp
sinh viên biết phương pháp chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng, đồng thời biết tiên

lượng bệnh trên vật nuôi.

4


2.6. Môn Dược lý học thú y: bệnh ký sinh trùng cần dùng các loại hố
ợc
dư để phịng trị, vì vậy những kiến thức của môn Dược lý là cơ sở cho việc sử
dụng thuốc đúng, an toàn và hiệu quả.

3. GIỚI THIỆU NỘI DUNG GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
Giáo trình Ký sinh trùng thú y dùng cho bậc đào tạo đại học gồm hai phần:
- Phần thứ nhất. Đại cương về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
- Phần thứ hai. Giun sán ký sinh và bệnh giun sán ở gia súc, gia cầm.
- Phần thứ ba. Động vật chân đốt ký sinh và bệnh do động vật chân đốt.
- Phần thứ tư. Đơn bào ký sinh và bệnh do đơn bào gây ra
3.1. Phần thứ nhất . Đại cương về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Phần này gồm 2 chương:
Chương 1. Đại cương về ký sinh trùng thú y
Nội dung chương 1 trình bày về ký sinh trùng và ký chủ; đặc điểm đời sống
ký sinh của ký sinh trùng; ả nh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và ký chủ .
Chương 2. Đại cương về bệnh ký sinh trùng thú y
Nội dung chương 2 trình bày về: khái niệm bệnh ký sinh trùng thú y, quy
định cách gọi tên bệnh ký sinh trùng; miễn dịch trong bệnh ký sinh trùng; tác hại
của b ệnh ký sinh trùng đối với sức khoẻ động vật và năng suất chăn ni; đồng
thời trình bày về biện pháp phịng trị bệnh ký sinh trùng; dịch tễ học bệnh ký sinh
trùng và học thuyết diệt trừ bệnh giun sán của Skrjabin.
3.2. Phần thứ hai. Giun sán ký sinh và bệnh giun sán ở gia súc, gia cầm.
Phần này gồm 4 chương:
Chương 3. Đại cương về giun sán và bệnh giun sán ở gia súc, gia cầm.

Nội dung chương 3 trình bày về: khái niệm và phân loại giun sán, khái niệm
và phân loại bệnh giun sán, các phương pháp chẩn đoán bệnh giun sán ở gia súc
và gia cầm.
Chương 4. Sán lá và một số bệnh sán lá
Nội dung chương 4 trình bày: đặc điểm hình thái, cấu tạo và vịng đời của
sán lá; một số bệnh sán lá thường gặp ở gia súc, gia cầm như: bệnh sán lá gan ở
súc vật nhai lại, bệnh sán lá ruột lợn, bệnh sán lá dạ cỏ, bệnh sán lá tuyến tụy,
bệnh sán lá ở cơ quan sinh sản gia cầm, bệnh sán lá ruột gia cầm. Đây là những
bệnh sán lá phổ biến và gây tác hại lớn đối với gia súc và gia cầm ở Việt Nam.
Chương 5. Sán dây và một số bệnh sán dây
Nội dung chương 5 trình bày: đặc điểm hình thái, cấu tạo, vịng đời, phân
ại
sán
dây và một số bệnh sán dây thường gặp ở gia súc, gia cầm.
lo
Các bệnh được trình bày gồm: bệnh sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại,
bệnh sán dây ở gà, bệnh sán dây ở c hó và mèo, bệnh gạo lợn, bệnh gạo bò, bệnh

5


ấu sán cổ nhỏ, bệnh ấu sán nhiều đầu, bệnh kén nước. Đây là những bệnh do sán
dây trưởng thành hoặc do ấu trùng sán dây gây ra, thường gặp nhiều ở vật ni.
Chương 6. Giun trịn và một số bệnh giun trịn
Nội dung c hương 6 trình bày: đại cương về giun tròn ký sinh; các bệnh giun
đũa (như: bệnh giun đũa lợn, bệnh giun đũa bê, nghé, bệnh giun đũa ngựa, bệnh
giun đũa gà, bệnh giun đũa chó); các bệnh giun kim (bệnh giun kim gà, bệnh
giun kim ngưa); bệnh giun lươn, các bệnh giun xoăn ở gia súc một móng (một số
bệnh giun xoăn như: bệnh do Strongylus equinus, bệnh do Alfortia edentatus,
bệnh do Delafondia vulgaris, bệnh do Trichonema); bệnh giun xoăn ở gia súc

nhai lại (bệnh giun xoăn do Haemonchus và Mecistocirrus); bệnh giun kết hạt;
bệnh giun tóc; bệnh giun trịn thuộc phân bộ Trichocephalata (bệnh giun tóc,
bệnh giun xoắn); các bệnh giun phổi (bệnh giun phổi lợn, bệnh giun phổi ở gia
súc nhai lại); bệnh giun thận lợn; bệnh giun dạ dày lợn, bệnh giun dạ dày gia cầm.
3.3. Phần thứ ba. Động vật chân đốt ký sinh.
Gồm 2 chương:
Chương 7. Đại cương về động vật chân đốt ký sinh
Nội dung chương 7 trình bày: đặc điểm hình thái, cấu tạo và phân loại động
vật chân đốt; đặc điểm sinh học, vai trò gây bệnh, biện pháp phòng t rừ động vật
chân đốt ký sinh.
Chương 8. Ve, ghẻ và côn trùng ký sinh
Nội dung chương 8 trình bày: phân loại ve, ghẻ và cơn trùng ký sinh; bệnh
ghẻ ngầm do loài Sarcoptes scabiei gây ra ở nhiều loài gia súc và gia cầm.
3.4. Phần thứ tư. Đơn bào ký sinh và bệnh do đơn bào gây ra
Gồm 3 chương:
Chương 9. Đại cương về đơn bào ký sinh và bệnh do đơn bào gây ra
Nội dung chương 9 trình bày: đặc điểm hình thái, cấu tạo của đơn bào; phân
loại đơn bào ký sinh; đại cương về bệnh do đơn bào gây ra ở gia súc và gia cầm.
Chương 10. Một số bệnh trùng roi ở gia súc
Nội dung chương 10 trình bày: đặc điểm của trùng roi Trypanosomidae; một
số bệnh trùng roi ở gia súc (bệnh tiên mao trùng, bệnh sảy thai do Trichomonas ở
bò, bệnh dịch giao cấu ở ngựa - bệnh tiêm la ngựa).
Chương 11. Một số bệnh bào tử trùng ở gia súc
Nội dung chương 11 trình bày: các bệnh huyết bào tử trùng ( gồm: bệnh lê
dạng trùng ở bò, bệnh Theileria ở bò, bệnh biên trùng ở bò); các bệnh cầu trùng
(giới thiệu đại cương về cầu trùng ký sinh, bệnh cầu trùng gà , bệnh cầu trùng thỏ,
bệnh cầu trùng lợn).

6



Phần thứ nhất
ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG
VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
1. KÝ SINH TRÙNG VÀ KÝ CHỦ
Ký sinh trùng và ký chủ là hai đối tượng có mối quan hệ qua lại đối khá ng.
Hiểu về ký sinh trùng và ký chủ của nó là cơ sở cho những nghiên cứu về bệnh
ký sinh trùng và biện pháp phòng trị, nhằm bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức sản
xuất của vật nuôi.
1.1. Khái niệm và phân loại ký sinh trùng
1.1.1. Khái niệm ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống,
chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển.
Ví dụ: giun đũa lợn (Ascaris suum), sán lá gan (F. hepatica), tiên mao trùng
(Trypanosoma evansi)... là các ký sinh trùng.
Trong hiện tượng ký sinh, con vật ký sinh (ký sinh trùng) nhỏ bé và yếu hơn
rất nhiều so với con vật mà nó ký sinh. Vật ký sinh cần vật chủ phải sống để
chiếm đoạt dinh dưỡng liên tục hoặc nhiều lần, đồng thời vật chủ là nơi cư trú
thường xuyên hoặc tạm thời của vật ký sinh.
1.1.2. Phân loại ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều chỗ cư trú và nhiều cách sống khác nhau. Vì vậy, có
thể phân loại ký sinh trùng theo một số căn cứ sau:
* Theo nguồn gốc: chia thành 2 loại:
- Ký sinh trùng động vật.
- Ký sinh trùng thực vật.
* Theo chỗ cư trú của ký sinh trùng: chia thành 2 loại:
- Ngoại ký sinh trùng (Epizoa): là những ký sinh trùng ký sinh ở mặt
ngồi cơ thể.

Ví dụ: ve, ghẻ, rận....
- Nội ký sinh trùng (Entozoa): là những ký sinh trùng ký sinh ở trong cơ thể
Ví dụ: các ký sinh trùng ở đường tiêu hoá, đường hô hấp....
* Theo cách sống của ký sinh trùng: chia thành 3 loại:
- Ký sinh trùng bắt buộc (Obligatus): là những ký sinh trùng bắt buộc phải
sống ký sinh vào một cá thể khác, chúng không thể sống đư ợc nếu rời khỏi ký chủ.
Ví dụ: giun, sán, ghẻ, rận....
- Ký sinh trùng tuỳ nghi (Facultas): là những ký sinh trùng có thể sống tự
do ở ngoại cảnh, chỉ ký sinh ở vật chủ khi đói.

7


Ví dụ: các cơn trùng hút máu có cánh.
- Ký sinh trùng ngẫu nhiên ( Facultas): loại này thường sống tự do, nhưng
cũng có thể sống nhờ một ký chủ nếu bất ngờ xâm tập ký chủ đó.
Ví dụ: đỉa, vắt....
Nếu ký sinh trùng ngẫu nhiên vào một ký chủ khác ký chủ bình thường

thì gọi là ký sinh trùng lạc chủ.
của
* Theo đời sống ký sinh: chia thành 2 loại:
- Ký sinh trùng vĩnh viễn ( Obligatus): là những ký sinh trùng cả đời ở ký
chủ, không lúc nào rời ký chủ.
Skrjabin K. I. và Schutz R. S. (1940) đã chia các ký sinh trùng này thành hai
nhóm cơ bản theo đặc điểm quan hệ với môi trường bên ngo ài.
+ Ký sinh trùng cố định: tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng
đều hoàn thành trong cơ thể ký chủ ( ví dụ: giun trịn Trichinella spiralis khơng
bao giờ gặp nó ở ngồi cơ thể và chỉ truyền trực tiếp khi có con vật khác ăn thịt
con vật mang ký sinh trùng).

+ Ký sinh trùng định kỳ: một số giai đoạn phát triển nhất định phải hồn
thành ở mơi trường bên ngồi ( ví dụ: giun đũa, sán lá...).
- Ký sinh trùng tạm thời: những ký sinh trùng này phát triển từ trứng đến
giai đoạn trưởng thành đều ở ngoại c ảnh, chúng xâm nhập vào ký chủ cốt là để
lấy thức ăn, sau khi ăn nó lại rời ký chủ và chỉ tìm đến ký chủ khi đói ( ví dụ:
muỗi, đỉa...).
* Theo bản chất của ký sinh trùng: chia thành 2 loại:
- Ký sinh trùng chuyên loại: là những ký sinh trùng chỉ có thể ký sinh ở một
lồi vật hay một vài lồi gần giống nhau về phương diện động vật học.
Ví dụ: giun tròn Parascaris equorum chỉ ký sinh ở ngựa, lừa, la.
- Ký sinh trùng phiếm loại: là những ký sinh trùng có thể ký sinh ở nhiều
lồi vật rất khác nhau (ví dụ: ve, ghẻ, tiên mao trùng...).
1.2. Khái niệm và phân loại ký chủ (vật chủ)
1.2.1. Khái niệm ký chủ
Ký chủ là những sinh vật đang sống bị ký sinh trùng sống nhờ tạm thời hay
lâu dài và bị chiếm đoạt chất dinh dưỡng.
Ví dụ: lợn là ký chủ của giun đũa lợn ( Ascaris suum);
trâu, bò là ký chủ của sán lá gan (Fasciola spp.).

môi
trường ngoại cảnh quan trọng nhất của ký sinh trùng. Những
Ký chủ
yếu tố tự nhiên chỉ tác động được vào ký sinh trùng thông qua ký chủ.
1.2.2. Phân loại ký chủ
Căn cứ vào đ ặc tính phát dục và thích ứng của ký sinh trùng đối với đời
sống ký sinh mà có thể phân ký chủ thành những loại sau:
- Ký chủ cuối cùng: là những sinh vật để ký sinh trùng sống nhờ và phát
dục đến lúc thành thục về giới tính, có khả năng sinh sản được.

8



Ví dụ: trâu, bị là ký chủ cuối cùng của sán lá gan ( Fasciola spp.).
- Ký chủ trung gian
Ký chủ trung gian là những sinh vật để ký sinh trùng sống nhờ và phát dục
trong giai đoạn ấu trùng.
Ví dụ: lợn là ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium;
ốc Limnaea là ký chủ trung gian của sán lá gan (Fasciola spp.).
- Ký chủ trung gian bổ sung (ký chủ trung gian 2)
Trong quá trình phát dục, ấu trùng đã qua giai đoạn ở ký chủ trung gian thứ
nhất nhưng vẫn cần một ký chủ trung gian thứ hai để hoàn thành sự phát dục của
ấu trùng. Ký chủ trung gian thứ hai này gọi là ký chủ trung gian bổ sung.
Ví dụ: sán dây Diphyllobothrium latum có các ký chủ sau:
+ Ký chủ cuối cùng: người, chó, mèo.
+ Ký chủ trung gian: bọ nước.
+ Ký chủ trung gian bổ sung: cá.
chuyên
- Ký chủ
tính
Ký chủ chuyên tính là ký chủ được ký sinh trùng chọn lọc chặt chẽ để ký sinh.
Ví dụ: người là ký chủ chuyên tính của sán dây Taeniarhynchus saginatus;
bê, nghé là ký chủ chuyên tính của giun đũa Neoascaris vitulorum.
- Ký chủ dự trữ
Ấu trùng của ký sinh trùng trước khi vào cơ thể ký chủ cuối cùng lại vào một
sinh vật khác và không tiếp tục phát triển được nữa. Sinh vật khác này được gọi là
ký chủ dự trữ. Ký chủ cuối cùng nuốt ký chủ dự trữ sẽ bị nhiễm ký sinh trùng.
Ví dụ: giun Syngamus trachea ký sinh ở khí quản gà.
Nếu trứng có sức gây bệnh của giun này bị động vật chân đốt hoặc giun đất
nuốt thì ấu trùng nở ra, qua đường tiêu hoá vào tổ chức cơ của ký chủ dự trữ và
không tiếp tục phát triển được nữa. Nếu gà nuốt ký chủ dự trữ sẽ bị bệnh.

- Ký chủ đường cùng
Ấu trùng của ký sinh trùng có thể vào cơ thể sinh vật khơng phải là vật chủ
thích hợp của nó để phát dục thời kỳ đầu, nhưng sau một thời gian thì bị chết vì
khơng thích nghi được với sinh vật này. Sinh vật này gọi là ký chủ đường cùng.
Ví dụ: giun trịn Strongyloidea ký sinh ở đường tiêu hố ngựa, ấu trùng giun
chui vào da người thì sau một thời gian ngắn sẽ bị chết vì khơng thích nghi được.

2. ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG KÝ SINH CỦA KÝ SINH TRÙNG
Ký sinh trùng là những sinh vật nên có những đặc điểm chung của sinh vật,
đồng thời cũng có những đặc điểm riêng của ký sinh trùng. Để tồn tại và phát
triển, ký sinh trùng phải có những đặc điểm sống thích nghi với phương thức
sống ký sinh của chúng. Các đặc điểm của đời sống ký sinh trình bày dưới đ ây
thể hiện rõ nét sự thích nghi của ký sinh trùng.
2.1. Đặc điểm về hình thái và kích thước
2.1.1. Đặc điểm hình thái
Hình thái của ký sinh trùng rất đa dạng. Tuỳ từng lồi mà ký sinh trùng có
hình thái riêng. Những ký sinh trùng đơn bào thì hình thể như một tế bào nhưng

9


khơng thuần nhất: có lồi hình dạng tương đối trịn như cầu trùng, có lồi hình
thoi như trùng roi đường máu, giun trịn có hình ống, sán lá có hình lá, cơn trùng
có chân và cánh....
Ký sinh trùng có những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở các giai đoạn phát
triển khác nhau, ký sinh trùng có hình thái khác nhau. Sự khác nhau về hình thái
ở các giai đoạn phát triển có thể đến mức khó nhận định.
Ví dụ: ruồi, muỗi trưởng thành có chân và cánh, nhưng khi là ấu trùng ( dịi
ruồi, bọ gậy muỗi) thì khơng có chân và cánh.
2.1.2. Đặc điểm về kích thước

Ký sinh trùng có kích thước rất khác nhau, có lồi có kích thước rất nhỏ ( ví
dụ: Piroplasma spp. trưởng thành có kích thước 2 - 4 x 2 µm), trong khi có
những lồi có kích thước rất lớn (sán dây Moniezia spp. dài tới 4 - 5 m).
Có những lồi ký sinh trùng trong q trình sống có sự thay đổi rất nhiều về
kích thước (Ví dụ: sán lá, sán dây, giun trịn khi trưởng thành có kích thước lớn
nhưng khi là ấu trùng thì rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới quan sá t được).
Có lồi ký sinh trùng trong một thời gian rất ngắn của đời sống ký sinh cũng
có thể thay đổi lớn về kích thước ( ví dụ: ve sau khi hút no máu, kích thước cơ thể
có thể gấp 50 lần so với lúc đói).
Đặc điểm kích thước của ký sinh trùng khác vi khuẩn ở chỗ: về kích thước,
vi khuẩn tương đối thuần nhất (đều phải dùng kính hiển vi mới quan sát được),
cịn ký sinh trùng thì tuỳ lồi, tuỳ từng giai đoạn mà có thể thấy được bằng mắt
thường hoặc kính hiển vi.
2.2. Đặc điểm về cấu tạo cơ thể của ký sinh trùng
2.2.1. Đặc điểm thối hố khí quan khơng cần thiết
Là những sinh vật sống ký sinh, ký sinh trùng có cấu tạo cơ thể thích hợp
cho đời sống của chúng. Do đời sống ký sinh, những khí quan của cơ thể khơng
cần thiết đã bị thối hố hoặc mất đi hồn tồn.
Ví dụ: sán lá có ống tiêu hố rất đơn giản; sán dây khơng có ống tiêu hố;
giun sán khơng có cơ quan vận động, khơng có thị giác, thính giác, khứu giác,
khơng có hệ tuần hồn và hơ hấp.
Nhìn chung, những khí quan khơng cần thiết cho đời sống ký sinh đều chịu
những biến đổi thoái hố hoặc bị loại trừ hồn tồn.
Nội ký sinh trùng có những biến đổi rõ nét và sâu sắc hơn nhiều so với
ngoại ký sinh trùng. Ký sinh trùng tạm thời bị biến đổi ít, ký sinh trùng vĩnh viễn
bị biến đổi nhiều hơn.
2.2.2. Đặc điểm tiến hoá, tạo ra những khí quan mới cần thiết
Cũng do đời sống ký sinh, do nhu cầu tồn tại mà qua nhiều thế hệ, ký sinh
trùng đã tạo ra và hoàn chỉnh những khí quan đặc biệt, giúp cho đời sống ăn bám
của chúng được thuận lợi. Những khí quan này giúp ký sinh trùng dễ dàng tìm


10


đến ký chủ, bám vào ký chủ, chiếm dinh dưỡng của ký chủ, sinh sản dễ dàng trên
ký chủ hoặc ở ngoại cảnh.
Trước kia người ta cho rằng, ký sinh trùng tìm được ký chủ là nhờ hướng
tính đặc biệt. Trên cơ sở thuyết hướng tính, người ta đã phân biệt các loại hướng
tính khác nhau: hố hướng tính, lý hướng tính, nhiệt hướng tính, điện hướng tính,
quang hướng tính.
Với những nghiên cứu sâu hơn, Skrjabin K. I. và Frosmann (1963) cho biết,
ký sinh trùng và những sinh vật hạ đẳng có những khí quan riêng gọi là phân tích
quan. Chính phân tích quan đã giúp ký sinh trùng tìm được ký chủ cần thiết và
tạo cho ký sinh trùng có kiểu sống riêng thích hợp trên ký chủ.
Ví dụ: có ấu trùng ký sinh trùng chui sâu vào đất (trước kia gọi là địa hướng
tính) hoặc di chuyển xa những chất độc hại đối với chúng (trước kia gọi là hố
hướng tính âm) thì cũng chỉ là do ký sinh trùng nhờ vào phân tích quan mà đã có
cảm giác đặc biệt, dẫn tới những phản xạ thích hợp. Cũng nhờ có phân tích quan
mà ký sinh trùng đực và cái có thể dễ dàng tìm gặp nhau để giao phối.
Hiện nay, nhờ có những nghiên cứu về phân tích quan của ký sinh trùng mà
người ta có thể xua đuổi ký sinh trùng bằng cách đánh lạc hướng và làm mất tác
dụng của phân tích quan. Ví dụ: dùng các loại tinh dầu có mùi thơm đặc biệt để
xua đuổi muỗi tránh xa người.
Sau khi đã tìm được ký chủ, ký sinh trùng cần bám chắc vào ký chủ để lấy
thức ăn, vì vậy các khí quan bám (các giác bám, móc bám) (cịn gọi là các cơ
quan cố định) phát triển mạnh và .
Giác bám là những chỗ lõm hì nh hơi trịn hoặc bầu dục, hoặc hình bán
nguyệt, được cấu tạo bằng hệ thống cơ vịng và cơ t ỏa. Khi những thớ cơ này co
lại , giác bám của ký sinh trùng mút vào hõm của một nụ thịt (mô thắt đáy), nhờ
vậy ký sinh trùng bám chắc được vào ký chủ. Ví dụ: sán lá Fasciola spp. có 2

giác bám, sán dây Moniezia spp. có 4 giác bám.
Móc bám phát triển ở nhiều lồi ký sinh trùng (ví dụ: sán dây Taenia solium
có 2 hàng móc gồm 22 - 44 móc). Móc được cấu tạo bằng chất kitin hoặc sừng,
phân bố ở trên mõm hoặc đỉnh đầu. Móc l à khí quan đặc biệt của ký sinh trùng
để có thể đâm và cắm sâu vào tổ chức của ký chủ như một lưỡi câu vì móc
thường cong về phía sau.
Ví dụ: chân muỗi nhờ có những móng bám nên có thể bám chắc vào ký chủ
để hút máu, mặc dù ký chủ cố gắng di động và co rút cơ để xua đuổi chúng. Giun
sán ở trong ruột ký chủ tuy thường xuyên bị nhu động ruột đe dọa tống ra ngồi,
nhưng nhờ có những khí quan đặc biệt nên vẫn có thể bám chắc vào vị trí ký sinh.
Khi đã bám được vào ký chủ, do ký sinh trùng cần chiếm đoạt dinh dư ỡng
của ký chủ nên các khí quan đặc biệt được hồn thiện. Ví dụ: vịi muỗi có cấu tạo
rất tinh vi để có thể thọc vào da ký chủ (mặc dù da nhiều loài ký chủ rất dày và
cứng). Muỗi cịn tiết ra chất chống đơng máu để tránh máu đơng lại làm tắc vịi

11


hút. Giun móc cũng có tuyến tiết chất chống đơng máu (thuộc nhóm heparin) làm
cho máu khơng đơng và hút được dễ dàng.
Để duy trì nịi giống trong điều kiện con người ln tìm cách chống lại
chúng, ký sinh trùng đã tạo ra và hồn thiện các khí quan giúp cho việc sinh sả n
được dễ dàng trong những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ: muỗi phải giao phối trong
khi bay, nên muỗi đực ngồi bộ phận dương vật cịn có càng bám để giữ chắc
muỗi cái. Muỗi cái vì số lần gặp muỗi đực rất ít nên nó có túi chứa và dưỡng tinh
để thụ tinh cho những lứa trứng tiếp theo.
2.3. Đặc điểm sinh sản của ký sinh trùng
Ký sinh trùng có những đặc điểm sinh sản sau:
- Sinh sản vơ tính:
Là hình thức sinh sản đơn giản nhất. Ví dụ: các ký sinh trùng đường máu

sinh sản theo hình thức này (tiên mao trùng, lê dạng trùng...).
- Sinh sản hữu tính:
Đối với những ký sinh trùng lưỡng tính (sán lá, sán dây): có thể tự giao phối
giữa bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục cái trên cùng một cá thể, hoặc có
thể giao phối chéo giữa hai cá thể. Tuy nhiên, khi có từ 2 cá thể trở lên, ký sinh
trùng lưỡng tính thường giao phối chéo giữa cá thể này với cá thể khác.
Đối với những ký sinh trùng đơn tính (nhiều lồi giun trịn, động vật chân
đốt): sinh sản theo hình thức con đực và con cái giao phối với nhau.
Tuỳ loài ký sinh trùng mà bằng hình thức sinh sản hữu tính sẽ đẻ ra trứng
(ví dụ: giun đũa), hoặc đẻ ra ấu trùng (ví dụ: giun bao), có khi rất khó nhận định
là trứng hay ấu trùng (ví dụ: giun chỉ đẻ ra trứng, trong có ấu trùng, khi ấu trùng
cử động, do vỏ trứng rất mỏng nên vỏ trứng giãn ra theo hình thể ấu trùng).
- Phơi tự sinh:
Đây là hình thức sinh sản đặc biệt của ký sinh trùng. Có những lồi ký sinh
trùng chỉ sinh sản ở giai đoạn trưởng thành, nhưng có những lồi ký sinh trùng
cịn có khả năng sinh sản ở giai đoạn ấu trù ng. Đó là hình thức phơi tự sinh. Ví
dụ: ấu trùng sán lá có dạng bọc, bên trong bọc sinh ra nhiều tế bào phôi. Từ một
ấu trùng sán lá ở giai đoạn tiền ấu trùng có thể sinh sản ra nhiều ấu trùng (khi
sống trong ký chủ trung gian).
Do hình thức sinh sản phon g phú mà ký sinh trùng sinh sản nhanh, nhiều và
dễ dàng. Ví dụ: một con sán dây Taenia saginata có thể đẻ 150 triệu trứng một
năm, giun đũa lợn đẻ 200.000 trứng mỗi ngày (Cram, 1925).
2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng
2.4.1. Đặc điểm môi trường sống
Môi trường sống của ký sinh trùng là cơ thể vật chủ mà nó ký sinh và ngoại
cảnh mà nó chịu tác động gián tiếp thơng qua vật chủ. Ngoại cảnh cũng là môi
trường tác động trực tiếp đến ký sinh trùng khi nó ở giai đoạn là trứng hoặc ấu trùng.

12



Để sống và phát triển, ký sinh trùng cần có mơi trường sống thích hợp về
nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, độ cao cách mặt biển.... Mức độ thích hợp có thể co
giãn, có những biên độ nhất định.
* Các loại mơi trường sống của ký sinh trùng
Có thể phân ra 2 loại môi trường sống của ký sinh trùng:
- Môi trường sống tối thuận: là môi trường mà ở đó ký sinh trùng có những
điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để sống và phát triển.
- Môi trường sống tối thiểu: là mơi trường mà ở đó ký sinh trùng có những
điều kiện thấp nhất để duy trì sự s ống, nếu điều kiện sống thấp hơn thì ký sinh
trùng khơng thể sống nổi.
Ví dụ: ấu trùng Miracidium của sán lá Fasciola spp. sống ở mơi trường tự
nhiên có nhiệt độ thích hợp nhất là 22 - 230C, nhiệt độ để nó tồn tại biến động từ
150C đến 30 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 0C hoặc cao hơn 30 0C thì ấu trùng này
khơng thể sống được. Ấu trùng này địi hỏi pH của nước mà nó đang sống là 5 7,7; pH thích hợp nhất cho ấu trùng phát triển là 6 - 7. Nếu pH thấp hơn 5 và cao
hơn 7,7 thì ấu trùng bị chết.
* Ảnh hưởng của mô i trường ngoại cảnh đến ký sinh trùng và bệnh ký
sinh trùng
Môi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng), đất đai, sông hồ, độ cao cách mặt biển. Môi tr ường tự nhiên
không thể không có những biến động: thời tiết ln thay đổi, các chất ln
chuyển hố. Ngồi những thay đổi tự nhiên cịn có những thay đổi do con người
tác động ( ví dụ: con người phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh...). Những
thay đổi này tác động rõ rệt đến ký sinh trùng và tạo nên sự biến động c ủa ký
sinh trùng theo mơi trường. Cũng vì vậy mà có sự biến động của ký sinh trùng
theo mùa.
Ví dụ: ở Việt Nam ruồi, muỗi phát triển chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9 là
những tháng nóng ẩm thích hợp với ruồi muỗi; bọ chét lại phát triển chủ yếu từ
tháng 10 đến tháng 4 là những tháng mát, lạnh và khơ ráo , thích hợp với bọ chét.
Điều kiện khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng đến khu hệ ký

sinh trùng. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường làm cho khu hệ ký sinh
trùng thay đổi. Điều này dễ hiểu bởi ký sinh trùng và ký chủ trung gian của
chúng yêu cầu điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định để sống và phát triển.
Nếu mơi trường khơng có những thay đổi đáng kể thì sự biến động của ký
sinh trùng khơng rõ rệt.
Nói chung, yếu tố mơi trường ngoại cảnh k hơng những có thể quyết định sự
có mặt của một ký sinh trùng nào đó mà cịn quyết định mức độ, khả năng hoạt
động và phát tán của ký sinh trùng.

13


Ví dụ: sán lá trong nhiều giai đoạn sống (khi là trứng, ấu trùng) cần phải có
mơi trường nước để sống. Vì vậy, n hững vùng hồn tồn khơ cạn thì khơng có
sán lá và bệnh sán lá. Những vùng ít nước có ít bệnh, những vùng nước nhiều thì
bệnh sán lá phát triển.
* Ảnh hưởng của môi trường trực tiếp (ký chủ) đến ký sinh trùng
Mọi cơ quan, mọi nơi trong cơ thể động vật đều có ký sinh trùng ký sinh.
Giun sán thường tập trung sống ký sinh ở đường tiêu hoá, ký sinh trùng đơn bào
thường sống trong máu hoặc trong đường tiêu hoá của động vật. Mỗi lồi ký sinh
trùng có một nơi ký sinh thích hợp, nhưng cũng có những lồi ký sinh ở n hiều
nơi khác nhau (ví dụ: ấu trùng sán dây Echinococcus).
Về mơi trường ký chủ, trong cùng lồi ký chủ thì con non nhiễm ký sinh
trùng thường nhiều hơn con trưởng thành. Những con vật ốm yếu, suy dinh
dưỡng nhiễm nặng hơn những con đủ dinh dưỡng và khoẻ m ạnh. Trong các cơ
quan của vật chủ, cơ quan tiêu hoá (ruột, dạ dày, gan), máu, da là những nơi ký
sinh trùng thường ký sinh nhiều hơn. Cơ quan sinh dục thường ít có ký sinh trùng
ký sinh hơn.
* Tính thích nghi của ký sinh trùng với môi trường sống
Yếu tố mơi trường tuy có tác động lớn đến tồn bộ sự sống, sự hoạt động

của ký sinh trùng, nhưng cũng cần phải xét đến sự thích nghi của ký sinh trùng
đối với môi trường.
Là những sinh vật, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, ký sinh trùng dần dần
hình thành sự thích nghi với mơi trường sống khơng hồn tồn thích hợp. Sự
thích nghi này dựa vào đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật, có thể tạo thành
những kiểu sống mới cho ký sinh trùng.
Ví dụ: muỗi sống hoang dại trở thành bán thuần dưỡng rồi vào hẳn nhà ở
với con người và trở thành thuần dưỡng. Nếu bị con người xua đuổi thì muỗi lại
ra ngồi sống bán thuần dưỡng hoặc hoang dại... tạo thành một vịng thích nghi
luẩn quẩn (thấy rất rõ ở các vùng diệt muỗi chống bệnh sốt rét).
Nhìn chung, ký sinh trùng có thể thích nghi với hồn cảnh mơi trường. Nếu
sự thích nghi đó được tiến hành qua nhiều thế hệ thì có thể trở thành bản chất
sinh thái của ký sinh trùng.
Những yếu tố phụ thuộc của ký sinh trùng đối với môi trường cần quan
niệm là những yếu tố tác động đến hiện tượng s ống. Yếu tố này luôn thay đổi chứ
không phải là bất di bất dịch. Do đó, việc cải tạo mơi trường là hết sức cần thiết
để khống chế ký sinh trùng. Nhưng mặt khác, vì quá trình khống chế là một quá
trình kéo dài song song với q trình cải tạo mơi trường, nên cũng phải tính đến
ký sinh trùng có thể thích nghi và từ đó cần có những đối phó kịp thời với sự
thích nghi mới của ký sinh trùng. Nói cách khác, sự đối phó với ký sinh trùng
bằng biện pháp cải tạo môi trường phải thường xuyên, kịp thời và lâu dài để phá
vỡ tính thích nghi của ký sinh trùng với môi trường sống.
Yếu tố môi trường tuy là yếu tố quyết định, nhưng khơng phải là duy nhất,
vì đặc điểm sống của ký sinh trùng còn phụ thuộc vào chu kỳ của bản thân nó,
phụ thuộc vào yếu tố ký chủ.

14


2.4.2. Yếu tố chu kỳ phát triển (vòng đời) của ký sinh trùng

* Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng là gì?
Tồn bộ q trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của
đời sống ký sinh trùng, kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên, cho đến khi lại sản
sinh ra mầm sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới được gọi là chu kỳ.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của ruồi:
Ruồi
Trứng
Dịi

Nhộng
Quan niệm về chu kỳ phải là khơng gián đoạn, hình dung như là một đường
trịn khơng có điểm mở đầu và khơng có điểm kết thúc. D o quan niệm này nên
mới có danh từ chu kỳ (chu nghĩa là vịng trịn) hoặc vịng đời. Khi nói đến chu
kỳ của một ký sinh trùng nào đó, ta có thể mơ tả từ giai đoạn nào cũng được.
Nhưng do thói quen theo một trình tự nhất định mà người ta thường mơ tả chu kỳ
bắ t đầu từ mầm sinh vật đầu tiê n (ký sinh trùng trưởng thành).
* Các kiểu chu kỳ
Chu kỳ của ký sinh trùng hoặc thực hiện trên cơ thể ký chủ, hoặc thực hiện
ở môi trường tự nhiên. Nếu lấy mơi trường ký chủ làm trung tâm thì môi trường
tự nhiên thường được gọi là ngoại cảnh hoặc ngoại giới.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng gồm những kiểu sau:
- Có những ký sinh trùng mà chu kỳ của chúng hồn tồn thực hiện ở ngoại
cảnh, khơng cần tới ký chủ. Đó là chu kỳ của những ngoại ký sinh trùng như
ruồi, muỗi (tuy có lúc sống ký sinh vào ký chủ, nhưng không cần sống bám vào
ký chủ mới thực hiện được chu kỳ toàn vẹn).
- Một số ký sinh trùng khác có chu kỳ thực hiện lúc ở ngoại cảnh, lúc ở ký
chủ. Ví dụ: chu kỳ của các sán lá.
- Một số ký sinh trùng có chu kỳ thực hiện ho àn tồn trên ký chủ mà không
đến
ngoại cảnh mới thực hiện được chu kỳ.

cần
Ví dụ: chu kỳ của giun bao, của các huyết bào tử trùng.
Như vậy, có ký sinh trùng có kiểu chu kỳ đơn giản, có ký sinh trùng có kiểu
chu kỳ phức tạp. Tính đơn giản hoặc phức tạp của chu kỳ ảnh hưởng tới mức độ
phát triển ký sinh trùng và liên quan đến mức độ phổ biến của bệnh do ký sinh
trùng đó gây ra. Những ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp thường khó tồn tại và
phát triển, vì chu kỳ có nhiều khâu, và chỉ cần một khâu không thực hiện được
hoặc bị phá vỡ là chu kỳ không thực hiện được. Những ký sinh trùng có chu kỳ
đơn giản sẽ dễ thực hiện được chu kỳ tồn vẹn, chúng khơng những dễ tồn tại mà
cũng dễ phát triển và nhiễm vào ký chủ để gây bệnh.
Vì ký sinh trùng có nhiều kiểu chu kỳ nên biện pháp phá vỡ chu kỳ của ký
sinh trùng cũng có nhiều hình thức khác nhau: hoặc cắt đứt khâu ký sinh trùng từ

15


ký chủ ra ngoại cảnh, hoặc từ ngoại cảnh vào ký chủ, hoặc diệt ký sinh trùng ở
ký chủ bằng cách dùng hố dược điều trị.
Chu kỳ có những quy luật nhất định, các giai đoạn phải tuần tự kế tiếp nhau,
nhưng vì cịn phụ thuộc vào yếu tố mơi trường nên thời gian hồn thành một chu
kỳ khơng thể cố định được. Ở điều kiện thuận lợi, tốc độ hồn thành chu kỳ sẽ
nhanh hơn so với ở mơi trường khơng thuận lợi.
Ví dụ: ve Boophilus cần 1 - 1,5 tháng vào mùa nóng, ẩm để hồn thành chu
kỳ, cịn vào mùa lạnh thì phải trên 3 tháng.
2.4.3. Yếu tố ký chủ
Ký chủ là yếu tố không thể tách rời ký sinh trùng. Có 3 kiểu quan hệ giữa
ký sinh trùng và ký chủ:
- Ký sinh trùng chỉ ở ký chủ và do tiếp xúc mà sang một ký chủ khác.
Ví dụ: ghẻ, rận chỉ sống ký sinh trên ký chủ, ký chủ khác nhiễm ghẻ, rận do
ếp

xúc
với con vật bị bệnh.
ti
- Ký sinh trùng sống ở ký chủ cuối cùng, thải mầm bệnh ra ngoại cảnh,
nhưng sau đó phải qua giai đoạn ở một hoặc hai ký chủ trung gian rồi mới trở lại
ký chủ cuối cùng.
Ví dụ: sán lá gan, giun phổi lợn.
- Ký sinh trùng ở ký chủ và từ ký chủ được đưa vào vật mơi giới truyền
bệnh, sau đó vật mơi giới này lại truyền ký sinh trùng vào một ký chủ khác .
Ví dụ: ký sinh trùng đường máu, giun chỉ.
ậy,
Như v ký sinh trùng gây bệnh không thể thiếu được yếu tố ký chủ (gồm
có ký chủ cuối cùng, ký chủ trung gian). Từ sự quan hệ khăng khít của ký sinh
trùng với ký chủ, có thể rút ra những nhận xét sau:
+ Nếu thiếu ký chủ thì ký sinh trùng khơng hồn thành được chu kỳ phát triển.
+ Nếu khơng có ký chủ thích hợp thì ký sinh trùng chết hoặc có trường hợp
có thể sống được một thời gian ngắn và gây một số tác hại, sau đó chết.
Ví dụ: ấu trùng của sán dây Diphyllobothrium mansoni ký sinh ở nhái. Nếu
rắn ăn nhái sẽ bị bệnh sán dây trưởng thành. Nhưng khi người là ký chủ khơng
thích hợp ăn thịt ếch nhái có ấu trùng chưa được nấu chín hoặc đắp thịt ếch nhái
vào mắt (chữa đau mắt theo tập qn sai lầm cũ) thì ấu trùng sẽ khơng thành sán
dây trưởng thành mà vẫn tiếp tục sống dưới dạng ấu trùng, tạo nên những u sán ở
dạ dày hoặc ở mắt của người (trong u sán có ấu trùng sán dây) .
Khi ký sinh trùng sống trong ký chủ khơng thích hợp có thể gây nên những
trường hợp bệnh đặc biệt , thường gọi là những bệnh do ký sinh trùng lạc chủ.
+ Ký sinh trùng sau khi vào ký chủ phải tìm đến vị trí ký sinh thích hợp để
ký sinh. Mỗi ký sinh trùng có vị trí ký sinh nhất định trong cơ thể. Những trường
hợp ký sinh trùng ký sinh ở các vị trí khác đ ược gọi là ký sinh trùng lạc chỗ
(hoặc ký sinh trùng di cư). Hiện tượng di cư xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau.
Những yếu tố chủ yếu là do ký sinh trùng thay đổi sinh thái, hoặc do cơ thể ký


16


chủ có những thay đổi lý hố tại chỗ ký sinh trùng ký sinh. Sự di cư của ký sinh
trùng có thể gây ra những triệu chứng rất bất thường. Ví dụ: trường hợp giun
chui ống mật gây nên triệu chứng đau bụng dữ dội ở người và gia súc .
+ Trước khi ký sinh trùng ký sinh cố định tại một vị trí, có nhiều lồi ký
sinh trùng có hiện tượng đi qua một số nơi trong cơ thể. Ví dụ: giun đũa lợn, giun
lươn, giun phổi....
Sự chủ động đi quan các cơ quan, các mô để đến được nơi cư trú lâu dài,
được Skrjabin K. I. và Petrov A. M. (1963) gọi là sự di chuyển (migration).
. Đường di chuyển mà tro ng đó giun sán đi qua hệ thống nội tạng vào gan,
qua tĩnh mạch chủ và tim vào vịng tiểu tuần hồn, phổi rồi về ruột, Skrjabin K. I.
và Petrov A. M. (1963) gọi là vòng di chuyển gan - phổi - ruột.
. Đường di chuyển mà trong đó giun sán đi từ ruột qua hệ bạc h huyết, tuyến
bạch huyết, rồi qua tĩnh mạch chủ, qua tim vào vịng tiểu tuần hồn phổi và lại
vào đường tiêu hoá, Skrjabin K. I. và Petrov A. M. (1963) gọi là vịng di chuyển
limphơ - phổi - ruột.
. Một trong số những kiểu di chuyển thường gặp là giun sán d ừng lại ở phổi,
sống trong nhu mô hay trong đường hơ hấp (khí quản, phế quản) , được gọi là
vịng di chuyển limphơ - phổi .
. Sự di chuyển theo đường limphô - phổi nhưng dừng lại ở tim hay động
mạch chủ gọi là vòng di chuyển limphô - tim.
. Đôi khi giun sán không những di chuyển qua vịng tiểu tuần hồn, mà cịn qua
cả vịng đại tuần hoàn. Sự di chuyển qua tiểu và đại tuần hoàn được gọi là di chuyển
đại tuần hoàn, căn cứ vào giai đoạn đầu chúng qua đường limphô hay qua gan mà
được gọi là vòng di chuyển gan - đại tuần hồn , hay limphơ - đại tuần hồn .
. Sự di chuyển tự do trong cơ thể ký chủ được gọi là vịng di chuyển nội
tạng - tồn thân.

+ Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể ký chủ thay đổi tuỳ loài ký
sinh trùng. Đa số giun sán xâm nhập qua đường tiêu ho á. Một số xâm nhập qua
da (giun chỉ, sán máng, giun lươn...).
Một số ký sinh trùng có thể có nhiều đường xâm nhập. Ví dụ: ấu trùng giun
lươn, giun móc có thể xâm nhập qua da hoặc qua đường tiêu hoá của ký chủ.
+ Ký sinh trùng có một hoặc nhiều ký chủ thích hợp.
Ví dụ: muỗi, ghẻ, tiên mao trùng có thể ký sinh ở nhiều lồi ký chủ khác nhau.
Những ký sinh trùng có thể lấy dinh dưỡng ở nhiều loài ký chủ khác nhau
được gọi là những ký sinh trùng tạp thực. Tính "tạp thực" của một số ký sinh
trùng làm cho bệnh ký sinh trùng có thể truyền từ súc vật sang người hoặc ngược
lại từ người sang súc vật.
Ví dụ: giun bao (Trichinella spiralis) ký sinh ở lợn có thể truyền sang người
do người ăn thịt lợn sống có ấu trùng giun này.

17


3. ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA KÝ SINH TRÙNG VÀ KÝ CHỦ
Từ khái niệm "hiện tượng ký sinh" , chúng ta thấy rằng, rõ ràng quan hệ giữa
ký sinh trùng và ký chủ là mối quan hệ rất phức tạp giữa hai sinh vật sống. Tính
phức tạp thể hiện ở những tác động có hại của ký sinh trùng gây ra cho ký chủ,
đồng thời ký ch ủ cũng có những phản ứng trở lại, nhằm ngăn chặn tác động của
ký sinh trùng.
3.1. Tác động của ký sinh trùng đến ký chủ
Tác động này phụ thuộc vào số lượng và độc lực của ký sinh trùng, sức
chống đỡ của cơ thể ký chủ, giai đoạn phát dục của ký sinh tr ùng.
Tác động của ký sinh trùng đối với ký chủ gồm nhiều mặt:
- Tác động cơ giới:
Hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên những biến loạn cơ giới, ngăn trở ít
nhiều chức năng của các khí quan mà nó xâm nhập; hoặc làm tắc; hoặc chèn ép

và phá hoại các tổ chứ c; hoặc làm thủng, làm rách; hoặc do các khí quan bám hút
của ký sinh trùng làm tróc niêm mạc, gây xuất huyết. Thường thấy hậu quả của
tác động này là gây viêm cấp tính, thứ cấp tính, mạn tính. Viêm dẫn tới sản sinh
một cái vỏ bằng tổ chức liên kết bọc lấy ký sinh trùng, cái vỏ và ký sinh trùng
bọc bên trong khi chết đi biến thành một cái hạt, trong hạt có hiện tượng vơi hố.
- Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng:
Ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng ăn tổ chức của ký chủ, chiếm đoạt một
phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hoá, hoặc hút máu ký chủ. Tác động này tiếp
diễn liên tục bởi rất nhiều ký sinh trùng, gây nên tổn hại rất to lớn cho ký chủ
(thiếu máu, gầy rạc ...).
- Tác động đầu độc
Độc tố của ký sinh trùng gồm tất cả những sản phẩm cuối cùng của quá
trình trao đổi chất của ký sinh trùng, nội và ngoại độc tố do ký sinh trùng tiết ra.
Ký sinh trùng bài tiết các chất độc hàng ngày, ký chủ hấp thụ chất độc, sinh
ra những biến loạn khác nhau, nhưng thường thấy nhất là biến loạn thần kinh (co
giật, bại liệt...) , và tuần hoàn (gây dung huyết, bần huyết). Độc tố còn làm tê liệt
các tế bào thực bào của ký chủ. Nói chung, chất độc do ấu trùng sinh ra mạnh
hơn chất độc do ký sinh trùng trưởng thành sinh ra.
- Tác động truyền bệnh
Một số loài chân đốt đốt súc vật , làm con vật khó chịu, có thể bị viêm da,
nhưng điều này không nguy hiểm. Điều nguy hiểm là khi hút máu ký chủ, chúng
truyền những bệnh có thể thành dịch lưu hành giết hại nhiều súc vật.
Ví dụ: muỗi truyền bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng ở người, ve truyền bệnh lê
dạng trùng, bọ chét truyền bệnh dịch hạch, ruồi Glossina truyền bệnh trùng roi,
côn trùng hút máu truyền bệnh nhiệt thán ... Ngoài ra, giun sán bám vào niêm mạc
gây thương tích cũng phá vỡ phịng tuyến thượng bì, mở đường cho các vi khuẩn
trong mơi trường chún g sống (ruột) xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ gây nên
một bệnh ghép với bệnh ký sinh trùng. Ký sinh trùng và vi trùng thường kết hợp

18



làm tổn hại thêm cho ký chủ, tạo thành vòng xoắn bệnh lý với diễn biến phức tạp,
làm cho biểu hiện lâm sàng thêm trầm trọn g.
3.2. Phản ứng của ký chủ đối với ký sinh trùng
Lồi ký chủ có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trư ởng và phát dục của ký
sinh trùng. Ví dụ: sán dây Bothriocephalus latus có thể dài hàng mấy mét ở
người, trong khi chỉ dài 20 - 40 cm ở ruột mèo, tuy hìn h thái khơng thay đổi.
Khi bị ký sinh trùng ký sinh, ký chủ ln có phản ứng để làm giảm bớt tác
hại do ký sinh trùng gây ra cho bản thân mình. Nói chung, cơ thể ký chủ phản
ứng lại ký sinh trùng bằng ba loại phản ứng: phản ứng thực bào, phản ứng tế bào
và phản ứng thể dịch.
- Phản ứng thực bào: những tế bào di động của ký chủ tấn cơng ký sinh
trùng và có thể tiêu diệt chúng bằng cơ năng thực bào. Nếu hiệu quả thực bào
khơng đầy đủ thì sinh ra những phản ứng tế bào.
- Phản ứng tế bào: phản ứng thường thấy n hất là viêm và tăng sinh bạch
cầu Eosin. Những phản ứng khác là: tổ chức biến đổi, các tế bào nhiễm ký sinh
trùng to lên hoặc phát triển quá mức, gây thành những ung; hoặc tế bào biến
thành tế bào tổ chức liên kết, bao lấy ký sinh trùng, tạo thành nang (ké n).
- Phản ứng thể dịch: xuất hiện kháng thể trong máu ký chủ, có thể gây cho
ký chủ tính miễn dịch, hoặc trạng thái quá mẫn.
Trạng thái quá mẫn do cơ thể, một khi đã chứa những độc tố quá mẫn
(anaphylatoxin) do ký sinh trùng sinh ra thì trở nên nhạy cảm hơn với cùng ký
sinh trùng ấy, do đó cơ thể có phản ứng rất mạnh với lần cảm nhiễm thứ hai.
Ví dụ: trạng thái quá mẫn ở những con vật đã bị nhiễm giun đũa.
3.3. Tính cảm thụ của súc vật đối với bệnh ký sinh trùng
Những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến tín h cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng
- Giống (dịng, nịi): có những giống cảm thụ ít hay nhiều với những ký
sinh trùng nhất định. Trong một vùng thường có ký sinh trùng tồn tại và ký sinh
thì ký sinh trùng gây tác hại ít hơn so với những vùng từ trước chưa có, những

giống súc vật nhập nội cảm thụ hơn với bệnh đã có ở địa phương so với các
giống súc vật địa phương ( ví dụ: bệnh lê dạng trùng thể hiện rất nặng ở đàn bò
nhập nội, trong khi thể hiện nhẹ hơn nhiều ở đàn bị địa phương).
- Tuổi và tính biệt: súc vật non bị ký sinh trùng đường ruột nhiều hơn súc
ưởng
thành (giun đũa, cầu trùng). Nói chung, sức đề kháng của súc vật non
ật
tr
v
kém hơn súc vật trưởng thành. Tính biệt hình như khơng ảnh hưởng trực tiếp đến
tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng.
- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc ni dưỡng: dinh dưỡng thiếu, nhất là
thiếu vitamin (A, C) và protein, chuồng chật chội, kém vệ sinh... là điều kiện
thuận lợi cho sự phát sinh bệnh ký sinh trùng. Thói quen ăn uốn g của súc vật (ăn
phân, ăn sống) đã giúp cho sự xâm nh ập của một số ký sinh trùng vào vật chủ.
Mùa chăn thả ngoài đồng cỏ dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến cường độ nhiễm
ký sinh trùng. Trái lại, dinh dưỡng đầy đủ có thể làm cho bệnh ký sinh trùng phát
nhẹ hay khơng phát ra, có thể làm cho tuổi thọ của ký sinh trùng giảm, thậm chí

19


bản thân ký chủ có thể tống ký sinh trùng ra ngồi. Quản lý chăm sóc vật ni tốt
là biện pháp làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng.
- Tình trạng sức khoẻ
Khi súc vật đang mắc một bệnh nào đó hoặc mắc bệnh đã khỏi nhưng sức
khoẻ chưa hồi phục, khí hậu thay đổi thất thường, làm việc quá sức ...có thể thuận
lợi cho sự phát sinh một số bệnh ký sinh trùng. Ngược lại, khi con vật khoẻ
mạnh, khả năng sinh trưởng phát dục của ký sinh trùng bị hạn chế, số lượng ký
sinh trùng trưởng thà nh ít, thậm chí tuổi thọ của ký sinh trùng bị rút ngắn đi.


20


Chương 2
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y
1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y, QUY ĐỊNH
CÁCH GỌI TÊN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
1.1. Khái niệm
Bệnh ký sinh trùng thú y là bệnh do những ký s inh trùng động vật gây ra
(giun sán, động vật chân đốt, động vật đơn bào).
Có 3 yếu tố chủ yếu làm phát sinh bệnh ký sinh trùng:
- Phải có động vật có tính cảm thụ đối với ký sinh trùng. Nếu động vật
khơng có tính cảm thụ với ký sinh trùng thì hoặc ký sinh trùng khơng xâm nhiễm
vào được, hoặc có xâm nhiễm vào nhưng cũng khơng sinh trưởng phát dục được
và khơng có khả năng gây bệnh.
- Phải có ký sinh trùng có sức gây bệnh. Mầm bệnh ký sinh trùng cần phát
dục đến giai đoạn có sức gây bệnh thì khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nó mới
có thể tiếp tục sinh trưởng, phát dục thành ký sinh trùng trưởng thành và gây
bệnh cho vật chủ được.
- Phải có điều kiện ngoại cảnh thích hợp để ký sinh trùng phát dục khi còn ở
ngoại cảnh. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến ký sinh trùng. Những tác
động này là gián tiếp khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào vật chủ . Trong đó, điều
kiện nhiệt độ, ẩm độ, khu hệ động - thực vật rất quan trọng đối với sự phát sinh
bệnh ký sinh trùng.
Bệnh ký sinh trùng thường thể hiện dưới hai thể: cấp tính và mạn tính, phụ
thuộc vào số lượng ký sinh trùng, độc lực của chúng và sức khoẻ của vật chủ.
- Thể cấp tính: thường thể hiện ở những động vật non, những động vật ốm
yếu. Trường hợp này triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ ở vật chủ. Nếu khơng
được điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao.

- Thể mạn tính: thường thấy ở những động vật béo khoẻ, trường hợp này
triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ, bệnh diễn ra âm ỉ, kéo dài, ít khi chết.
1.2. Quy định cách gọi tên bệnh ký sinh trùng
Theo hệ thống phân loại, ký sinh trùng động vật được phân loại như sau:
Ngành (Phylum)
Lớp (Class)
Bộ (Order)
Họ ( Family)
Giống ( Genus)
Lồi (Species)
Chủng ( Veriety)
Ngồi ra, có thể có những sự phân loại: bộ phụ, họ phụ, giống phụ, siêu
họ.... Cách gọi tên theo hệ thống phân loại như sau:

21


- Tên họ: lấy tên giống làm cơ sở + đuôi idea
- Tên họ phụ: lấy tên giống làm cơ sở + đi idae
- Tên lồi ký sinh trùng được gọi bằng 2 từ la tinh, từ đầu viết hoa chỉ tên
giống, từ sau viết thường chỉ tên lồi.
Ví dụ: Ascaris suum, Moniezia expansa....
- Tên chủng: lấy tên giống, loài làm cơ sở + tên chủng, có thể thêm hoặc
khơng thêm chữ var ở giữa.
Ví dụ: Sarcoptes scabiei var equi, hoặc Sarcoptes scabiei equi.
Người ta thường thêm tên tác giả đã tìm ra giống hay lồi đó và niê n hiệu đã
mơ tả giống hay lồi đó.
Ví dụ: Fasciola hepatica, Linnaeus 1758.
Fasciola gigantica, Cobbold 1885.
- Tên bệnh ký sinh trùng: lấy tên giống của ký sinh trùng làm cơ sở, thay

tiếp vĩ ngữ bằng osis.
Ví dụ: Fasciolosis (bệnh do Fasciola gây ra).
Ascariosis (bệnh do Ascaris gây ra).
ếu
bệnh
do
nhiều
loài ký sinh trùng trong cùng một họ gây ra, tên bệnh ký
N
sinh trùng được gọi như sau: lấy tên họ làm cơ sở, thay đi ae bằng osis.
Ví dụ: Trichostrongylidosis (bệnh do nhiều loài giun xoăn thuộc hộ
Trichostrongylidae gây ra).

2. MIỄN DỊCH TRONG BỆNH KÝ SINH TRÙNG
2.1. Đặc điểm chung về miễn dịch trong bệnh ký sinh trùng
Có thể có mấy trường hợp miễn dịch sau:
- Miễn dịch tự nhiên: tính miễn dịch này có thể hồn tồn hay tương đối.
Ví dụ : người không bao giờ nhiễm giun đũa Ascaridia galli của gà.
- Miễn dịch thu được: trong các bệnh ký sinh trùng, miễn dịch thu được
không bao giờ tiến tới tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng (khác với nhiều bệnh do
vi trùng). Trong trạng thái miễn dịch ấy, những hoạt động phịng ngự của cơ thể
ký chủ khơng cho ký sinh trùng phát triển, hình thành một thế thăng bằng giữa ký
sinh trùng và ký chủ.
Miễn dịch thu được có hai loại:
+ Miễn dịch thu được chủ động: đây là miễn dịch có được sau khi tiêm
vaccine hay mộ t kháng nguyên chết. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh ký sinh trùng,
điều này khó thực hiện, trừ một số bệnh giun trịn và đơn bào. Tuy nhiên, có thể
gây một trạng thái phòng nhiễm đối với một số bệnh (như bệnh lê dạng trùng, biên
trùng) bằng cách cho ve chứa số lượng ít lê dạng trùng đốt bê, hoặc tiêm máu của
những con đã khỏi bệnh (chỉ còn chứa một ít lê dạng trùng, độc lực kém) và tiêm

vào những chỗ ít mạch máu (đi), hoặc gây bệnh thực nghiệm rồi chữa ngay cho
con vật khỏi về phương diện lâm sàng để tạo mi ễn dịch thu được chủ động.

22


+ Miễn dịch thu được bị động: miễn dịch này có được do tiêm huyết thanh
của con vật đã được miễn dịch. Tuy nhiên, điều này khơng có ý nghĩa thực tế
trong các bệnh ký sinh trùng.
Trong một số trường hợp, sau khi dùng thuốc trị ký sinh trùng, sức miễn
dịch cịn được duy trì một thời gian nhất định. Ví dụ: đối với sán lá Fasciola, sức
miễn dịch cịn duy trì được 1,5 - 2 tháng, đối với sán dây Moniezia được 1 - 1,5
tháng. Nói chung, sức miễn dịch duy trì khơng q 2 tháng sau khi khỏi bệnh.
2.2. Kháng nguyên và kháng thể
Cũng như kháng nguyên của vi trùng, kháng nguyên của ký sinh trùng là
bản thân nó hay những sản phẩm mà nó bài tiết. Ký chủ phản ứng lại tác động
kích thích của ký sinh trùng (kháng nguyên) bằng cách sản sinh kháng thể, đó là
thành phần Globulin trong huyết thanh của ký chủ.
Do sự phát triển và tác động của ký sinh trùng thường là thứ cấp tính hay
mạn tính nên tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng thường chỉ là tương đối.
Kháng ngun và kháng thể có tính đặc hiệu: ký sinh trùng loại nào kích thích cơ
thể ký chủ sinh ra kháng thể loại ấy; ký chủ sinh kháng thể chỉ nhằm một loại ký
sinh trùng nhất định. Tuy nhiên, trong bệnh ký sinh trùng lại có hiện tượng phản
ứng miễn dịch nhóm, tức là kháng thể chống được kháng nguyên của những loại
ký sinh trùng gần nhau. Ví dụ, tính phịng nhiễm của bị chống Piroplasma bovis
cũng cho con vật tính phịng nhiễm chống Anaplasma marginale.
Sự sản sinh kháng thể là do hoạt động của toàn thân ký chủ, dưới sự chi
phối và chỉ đạo của hệ thống thần kinh, nhưng cũng tập trung vào mấy khí quan
chính của hệ thống võng mạc nội bì (hệ lâm ba, lá lách, một phần phổi, gan). Lá
lách là khí quan sản sinh kháng thể rất mạnh, do đó cắt bỏ lá lách hay làm ngăn

trở chức năng của lá lách có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể ký chủ đối với
ký sinh trùng, làm cho ký sinh trùng s ản sinh rất mạnh, bệnh đang ở thể tiềm ẩn
có thể phát thành thể lâm sàng.
Huyết thanh miễn dịch có những đặc tính: ng ưng kết, dung giải, trầm
điện (kết tủa), điều lý, cố định bổ thể, quá mẫn và dị cảm hố. Ví dụ , sau khi
giun đũa x âm nhiễm vào ký chủ 20 ngày, ký chủ tăng sinh bạch cầu Eosin và
sinh kháng thể. Nếu lúc đó ký chủ tái nhiễm giun đũa thì do sức đề kháng của
ký chủ, ở lỗ miệng và hậu môn của ấu trùng giun đũa xuất hiện một chất gọi là
precipitin (trầm điện tố), ảnh hưởng đến khả năng chui vào tổ chức ký chủ và
khả năng lấy thức ăn của ấu trùng giun. Cho huyết thanh của con vật đã mắc
bệnh giun đũa tiếp xúc với ấu trùng giun đũa thì phát hiện được trong thực
quản và hậu m ôn của ấu trùng giun đũa có những chất kết tủa ( điều này chứng
tỏ trong huyết thanh của ký chủ có kháng thể kháng giun đũa).
Do trong huyết thanh có kháng thể đặc hiệu hay kháng thể có tính chất nhóm,
tương ứng với những kháng nguyên nhất định, mà có thể d ùng phương pháp chẩn
đốn huyết thanh học đối với một số bệnh ký sinh trùng. Phương pháp này rất có ý

23


nghĩa với những bệnh mà ký sinh trùng ở một phủ tạng khó quan sát hay khơng
quan sát được (ví dụ: Cysticercosis, Echinococosis, Trichinellosis).
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức miễn dịch
- Loài, giống vật chủ: vật chủ thuộc các lồi, các giống khác nhau thì sức
miễn dịch với ký sinh trùng khác nhau. Sức miễn dịch của người, chồn, chuột
lang đối với sán dây Diphyllobothrium khác nhau.
- Tuổi vật chủ: nói chung, súc vật trưởng thành có sức miễn dịch cao hơn
súc vật non. Người ta giải thích , sức miễn dịch của súc vật trưởng thành cao hơn
là do sinh lý của nó khơng thích hợp cho đời sống ký sinh của ký sinh trùng bằng
súc vật non, có thể là do sự phát dục của súc vật non chưa đầy đủ, các chức năng

sinh lý chưa hồn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh kém. Ví dụ: tình trạng bê, nghé
và lợn con ở nước ta nhiễm giun đũa nặng hơn trâu, bò và lợn trưởng thành có
thể giải thích theo cách đó.
Song, cá biệt đối với một số bệnh thì súc vật non lại có sức miễn dịch cao
hơn súc vật trưởng thành. Ví dụ: bê mắc bệnh lê dạng trùng nhẹ hơn bị vì huyết
cầu của bê tái sinh sản nhanh chóng, thay thế được những huyết cầu đã bị lê dạng
trùng phá hoại.
- Giới tính của vật chủ: sức miễn dịch của súc vật đực và cái là tương tự
nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt .
- Thời kỳ sinh dục: bò cái có chửa và bị cái đang cho con bú thường có sức
miễn dịch yếu hơn bị cái khơng chửa đẻ. Gia súc đực trong thời kỳ lấy giống
cũng có sức chống đỡ kém hơn thời kỳ khác.
- Hai bệnh cùng cảm nhiễm một lúc : nói chung, con vật đã mắc một bệnh
(do vi trùng, ký sinh trùng) mà nhiễm thêm một b ệnh khác thì bệnh nặng thêm.
- Dinh dưỡng của vật chủ: chế độ dinh dưỡng của vật chủ ảnh hưởng đến
ức
độ
m
cảm nhiễm giun sán. Ví dụ: trường hợp thiếu vitamin A trong bệnh giun
đũa gà (tỷ lệ nhiễm cao hơn, bệnh nặng hơn); hoặc trường hợp thiếu protit,
vitamin C, D đối với các bệnh sán lá.
- Những khí quan ảnh hưởng đến tính miễn dịch : cắt bỏ lách thì sức
ống
đỡ đối vớ i bệnh ký sinh trùng kém đi. Gà mắc bệnh giun đũa nếu cứ 2
ch
ngày một lần lấy bớt một ít máu ngoại vi thì giun đũa ký sinh trong ruột gà sẽ có
kích thước lớn hơn bình thường .
Như vậy, sức miễn dịch tự nhiên cũng như sức miễn dịch thu được đối với
các bệnh ký sinh trùng thay đổi theo hoàn cảnh bên ngồi. Điều kiện chăn ni
và phịng bệnh tốt, nhất là cải thiện chế độ dinh dưỡng có thể làm tăng cường sức

miễn dịch của gia súc đối với bệnh ký sinh trùng.
2.4. Ứng dụng miễn dịch ký sinh trùng
- Miễn dịch ký sinh trùng được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
Lần đầu tiên Cazoni (1912) đề xuất dùng kháng nguyên để gây phản ứng biến
thái chẩn đốn Echinococosis. Sau đó, người ta đã chế nhiều loại kháng nguyên để

24


×