Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bien con thanh tre nhut nhat vi bi doa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.79 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Biến con thành trẻ nhút nhát vì hay dọa</b>


"Chuột ơi, lại cắn Bi này, nó hư lắm. Kìa con chuột kìa, eo ơi khiếp quá" - bà Hồng vừa nói vừa
giả vờ run lên bần bật. Cu Bi bấu chặt lấy vai bà, dáo dác ngó các góc, nuốt vội miếng cơm mà nó
ngậm đã hàng chục phút


Mỗi lần Bi (3 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) ăn chậm, quá nghịch
ngợm hay không chịu nghe lời, bà nội bé lại phải giở chiêu dọa,
khi thì chuột gặm sứt hết chân tay, khi thì gián đốt chảy máu,
lúc thì thạch sùng cắn chết... Biện pháp mạnh này tỏ ra có hiệu
quả, Bi nghe lời răm rắp.


Rồi một ngày, chị Hằng mẹ Bi nhận ra con trai mình quá nhút
nhát. Con cào cào bay lạc vào nhà, chị bắt lấy định chỉ cho Bin
xem "cào cào áo đỏ áo xanh...", nghĩ thằng bé sẽ thích thú như
mình hồi nhỏ. Nhưng Bi nhìn thấy từ xa đã sợ tái mặt, đứng nép
vào góc nhà, rối rít bắt mẹ phải vứt đi, giải thích kiểu gì cũng
khơng được. Cậu bé cũng co rúm người lại và khóc khi nhìn
thấy những con cơn trùng khác vì thấy sinh vật lạ nào cũng đầy
đe dọa.


Ngay giữa ban ngày, Bi cũng không dám một mình vào bếp, cầu
thang hay góc khuất vì sợ có con vật nào đó bất ngờ xuất hiện.
Bé Nhím (5 tuổi, Hồn Kiếm, Hà Nội) lại rất sợ bóng tối. Cô bé
vốn nghịch và bướng bỉnh như con trai nên gia đình hay dọa là
nếu khơng ngoan sẽ bị ngáo ộp và ông kẹ bắt đi. Chú của bé còn
kể chuyện ma hay bắt trẻ nghịch ngợm.


Dần dần, cứ đến tối là cô bé như đổi thành người khác, hễ đi đâu
ra khỏi phòng là bám váy mẹ, khi ngủ phải để đèn sáng trưng.
Nhím cịn sinh tật đái dầm vì đêm buồn tè khơng dám dậy đi, dù


toilet ở ngay trong phịng ngủ.


Cịn cu Tí (4 tuổi, Vĩnh Tuy, Hà Nội) cứ ra đường là mắt trước
mắt sau xem có các "mối đe dọa" mà bà vẫn kể khơng. Đó là
ơng Sâm râu quai nón chun đi bắt trẻ con về bán; bà Thuấn
bán gạo hễ thấy trẻ là nhét ngay vào bị... Cả cậu thanh niên bệnh
down tính hiền lành ở gần nhà cũng bị đem ra dọa. Đơi khi
những "ơng kẹ" này nhìn thấy thằng bé kháu khỉnh, muốn chơi
đùa nhưng Tí khóc thét, luôn mồm đuổi "cút đi" khiến cả họ lẫn
người nhà Tí đâm ngượng.


Nhưng người Tí sợ nhất là cơng an, bởi hễ khóc nhè hay khó
bảo là người lớn lại nói sẽ gọi chú cơng an đến bắt, giam ln
trong đồn khơng cho về gặp bố mẹ nữa. Có lần đi dạo với mẹ
trên vỉa vè, mải tíu tít kể chuyện, đến góc phố Tí mới chợt nhận
ra chú cơng an đứng ngay trước mặt. Cậu bé kinh hoàng chạy tọt
xuống lòng đường đầy xe cộ, khiến mẹ như đứng tim.






</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Dọa trẻ là chiêu mà rất nhiều gia đình áp dụng bởi muốn trẻ nghe lời ngay, không mất thời </b>
<b>gian thuyết phục. "Tuy đạt được mục đích nhưng cái giá phải đánh đổi thì lại quá đắt" - bà </b>
Trần Thị Hồng Hà, chuyên gia tư vấn của Hội Liên hiệp thanh niên, nhận định.


Hậu quả của "biện pháp" này là trẻ trở nên nhút nhát, thậm chí có trường hợp đến mức ám ảnh sợ
hãi. Trẻ không chỉ sợ cái được mang ra dọa mà còn sợ lây cả những sự vật, con vật khác như
trường hợp bé Bi kể trên. Điều này hạn chế bé trong việc khám phá thế giới xung quanh để phát
triển trí tuệ, và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách.



Ngồi ra, việc dọa trẻ bằng những sự vật, sự việc khơng có thật như ma, ơng kẹ, thạch sùng cắn
chết người... hay biến một người nào đó thành "ngốo ộp" cũng khiến trẻ nhận thức sai về thực
tại, và có cái nhìn thiếu nhân bản về một số người. Chẳng hạn, một số trẻ sẽ có ác cảm với chú
cơng an, ơng hàng xóm, người tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ... dù họ khơng đáng bị như
vậy.


Vì vậy, theo bà Hà, để trẻ biết nghe lời, thơi mè nheo, thay vì dọa, phụ huynh cần kiên nhẫn để
giải thích cho con hiểu, hoặc sử dụng các mẹo như hướng sự chú ý sang lĩnh vực khác. Nếu trẻ
vẫn khơng nghe thì bố mẹ phải tỏ ra dứt khốt, trẻ có thể khóc lóc nhưng sẽ thơi, và học được thói
quen tơn trọng quyết định của bố mẹ.


<b>Còn nếu trẻ đã trở nên nhút nhát do hay bị dọa dẫm, phụ huynh cũng phải kiên trì để điều </b>
<b>chỉnh lại. Theo bà Hồng Hà, cần giải thích cho bé là ơng kẹ, ma... khơng có thật. Với những vật </b>
có thật, nên nói cho trẻ hiểu chúng không đáng sợ, và giải tỏa bằng cách cho tiếp xúc dần với vật
gây sợ hãi. Chẳng hạn, với trẻ sợ bóng tối, nên thuyết phục con vào phòng tối lấy đồ, mẹ đi cùng.
Khi đến cửa, mẹ bật đèn lên rồi đứng ngoài, cho con vào lấy, và thường xuyên lên tiếng để trẻ biết
mình có người bảo vệ. Sau nhiều lần như vậy, trẻ sẽ hiểu trong bóng tối khơng có gì đe dọa mình.
Chị Hương ở Tân Mai, Hà Nội đã thành cơng trong việc khắc phục tính sợ chuột của cậu con trai
gần 4 tuổi. Đầu tiên, chị nói cho con biết rằng chuột khơng có sức mạnh như người nên rất sợ
người. Chị mua đồ chơi hình con chuột cho con xem và sờ vào, mở đĩa phim hoạt hình có những
chú chuột đáng u.


Có lần thấy một con chuột thập thị ở lỗ thơng hơi trên tường, chị chỉ cho con và bảo: "Con xem
đây nhé, chuột sợ người lắm, mẹ chỉ quát một tiếng là nó chạy ngay". Sau khi cậu bé thấy sự thật
đúng như vậy, Hương lại bảo: "Tí nữa con chuột thò ra, con vỗ tay và quát nó, nó sẽ sợ con lắm
đấy". Con trai chị làm thử và cười khanh khách vì thích thú khi thấy chú chuột chạy biến sau tiếng
quát của mình. Từ đó bé khơng cịn sợ chuột nữa.


Nếu trẻ sợ một người nào đó vốn đã bị biến thành "ngốo ộp", phụ huynh cũng phải mất thời gian


để nói lại. Cho trẻ tiếp xúc dần với họ để biết họ không độc ác như bé nghĩ, tốt nhất là nói với họ
để có sự hợp tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Dần dần, bé chẳng những hết sợ mà còn "thần tượng" các chú công an.


</div>

<!--links-->

×