Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – Vẽ tranh Đề tài phong cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.62 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – Vẽ tranh Đề tài phong cảnh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sử dụng khái niệm “Lớp cảnh” trong bài dạy
Vẽ tranh Đề tài phong cảnh ở môn Mỹ thuật THCS.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của đề tài:
Từ thực trạng về những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đến việc giải
quyết khắc phục và những thành công đạt được trong giảng dạy và học tập môn
Mỹ thuật của thầy cô giáo và học sinh trường THCS Bình Thịnh năm học 2009 –
2010 vừa qua; về việc áp dụng thành công và hiệu quả khái niệm “Lớp cảnh” vào
giảng dạy phân môn Vẽ tranh đề tài Phong cảnh, tôi thực hiện đề tài này và qua
đây mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi và góp ý thêm của các đồng nghiệp để đề
tài được hoàn thiện hơn.
2. Lý do chọn đề tài:
Khi giảng dạy bài vẽ tranh phong cảnh, người giáo viên thường hướng dẫn học
sinh thực hiện vẽ bài giống như cách tiến hành tất cả các bài vẽ tranh đề tài sinh
hoạt khác. Trên thực tế bài vẽ tranh phong cảnh có những sự khác biệt nhất định
so với bài vẽ tranh đề tài sinh hoạt thông thường dẫn đến học sinh gặp lúng túng
trong khi thực hành bài vẽ dẫn đến hiệu quả giảng dạy và học tập của thầy cô giáo


và học sinh chưa cao. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tìm hiểu học sinh, nghiên
cứu tài liệu và rút kinh nghiệm cho bản thân tôi thấy cần phải áp dụng khái niệm
“Lớp cảnh” vào trong bài giảng của phân môn Vẽ tranh đề tài Phong cảnh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong điều kiện cho phép về khả năng của bản thân cũng như giới hạn về số lượng
học sinh của trường THCS Bình Thịnh nơi tơi đã áp dụng thể nghiệm, nay tôi
không tham vọng giải quyết nhiều vấn đề mà chỉ tập trung nêu bật khái niệm “Lớp
cảnh” để áp dụng vào việc giảng dạy bài Vẽ tranh đề tài Phong cảnh ở chương
trình Mỹ thuật THCS được hiệu quả hơn.


4. Mục đích nghiên cứu:
Để nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là giải quyết được những khó khăn và
tạo được hứng thú cho học sinh trong khi học môn Mỹ thuật, nhất là trong phân
môn Vẽ tranh, tôi thực hiện đề tài này nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng
các đồng nghiệp với mong muốn nâng cao nghiệp vụ cho bản thân và tham gia
nghiên cứu khoa học… Hy vọng qua đề tài này các đồng nghiệp sẽ đồng ý với
quan điểm sáng tạo của tôi và cùng rút ra được thêm một kinh nghiệm nhỏ vào
việc truyền đạt kiến thức cho học sinh mà tôi đã dày công nghiên cứu.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Về mặt lý luận có thể cịn có chỗ thiếu sót hoặc chưa chặt chẽ vì kinh nghiệm bản
thân cịn có hạn, nhưng tơi tin rằng sự phát hiện khái niệm mới mẻ với việc giải
quyết vấn đề dưới đây và việc áp dụng vào giảng dạy của tơi đã có những thành
cơng nhất định. Tính thực tiễn là học sinh đã biết cách phân biệt được cách vẽ
tranh phong cảnh so với tranh các đề tài sinh hoạt khác nhau ở những điểm nào.
Từ đó học sinh khơng cịn bị lệ thuộc vào các phương pháp vẽ tranh như trước đây


nữa mà đã sáng tạo hơn, bài vẽ đẹp hơn. Qua đó tơi tin tưởng việc đưa khái niệm
“Lớp cảnh” vào chương trình là khoa học và có hiệu quả thực sự.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Vẽ tranh là phân môn tổng hợp tất cả các kỹ năng khác của môn Mỹ thuật
như: Kỹ năng vẽ theo mẫu, kỹ năng trang trí, kỹ năng sử dụng màu sắc, kỹ
năng vận dụng luật xa gần, kỹ năng phối cảnh, vận dụng ánh sáng, vv…
Phân mơn Vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật THCS gồm các phần:
* Vẽ tranh về đề tài sinh hoạt cuộc sống con người như: Đề tài Gia đình; Đề
tài Bộ đội; Đề tài Ngày tết và mùa xuân; Đề tài Quê hương em vv…
* Vẽ tranh về đề tài Phong cảnh như: Phong cảnh quê hương; Cảnh đẹp đất
nước, vv…
Từ trước tới nay trong khi dạy bài vẽ tranh phong cảnh cho học sinh, ở bước

hướng dẫn
học sinh tìm bố cục cho bài vẽ, người giáo viên chỉ quen dùng khái niệm mảng
chính,
mảng phụ
như khi hướng dẫn ở các bài vẽ tranh đề tài sinh hoạt bình thường mà khơng
đề cập
đến một khái niệm rất quan trọng đó là “lớp cảnh”


, dẫn đến việc học sinh lúng túng, khó khăn trong tìm bố cục và hình ảnh để
đưa vào
bài vẽ cho phù hợp, sinh động và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bài vẽ tranh Đề tài Phong cảnh
ở tiết 4 lớp 7, đây là bài vẽ đầu tiên trong chương trình Mỹ thuật THCS về
loại đề tài
này. Ở bài học này sách giáo khoa và sách
giáo viên không nêu khái niệm hay hướng dẫn về cách tìm mảng hình trong
bài học.
Đây là một thiếu sót quan trọng.
2. Thực trạng của vấn đề:
Tôi đã bắt gặp nhiều học sinh tỏ ra băn khoăn lúng túng khi thực hiện bài vẽ và đặt
câu hỏi: Ở bài vẽ tranh đề tài sinh hoạt thì có các nhóm nhân vật rất rõ ràng, rành
mạch, cịn ở bài vẽ tranh phong cảnh thì khơng biết phải quy các hình ảnh vào các
nhóm ra sao? Tình huống này đã thúc đẩy tơi quyết định tìm hiểu và giải đáp bằng
được thắc mắc của các em nhằm cải thiện chất lượng dạy học. Từ việc so sánh sự
giống và khác nhau của hai thể loại tranh này:
So sánh giữa tranh đề tài sinh hoạt và tranh đề tài phong cảnh:

Tranh đề tài sinh hoạt


Tranh đề tài Phong cảnh


Giống

Đều là tranh vẽ có nội dung là một đề tài

Đều là tranh vẽ có nội dung là một đề tài

nào đó

nào đó

Khác

Hình ảnh con người là trọng tâm, là nội

Cảnh vật là nội dung chính

dung chính.
Hình ảnh con người và các sinh vật khác là
Hình ảnh các cảnh vật, sinh vật khác chỉ là những hình ảnh phụ họa.
phụ họa làm nổi bật nội dung chính.

Đối với tranh đề tài sinh hoạt thì đối tượng trung tâm chính là con người, không
gian và cảnh vật xung quanh bao gồm nhà cửa, cây cối, cơng trình kiến trúc… là
hình ảnh phụ hỗ trợ cho hình ảnh chính thêm phần sinh động, bài vẽ nổi bật hơn.
Đề tài sinh hoạt

Đề tài phong cảnh


Trong khi đó tranh phong cảnh có đối tượng chính lại là cảnh vật, cịn con người
và các sinh vật xung quanh chỉ đóng vai trị phụ họa làm bức tranh sống động hơn.
Phong cảnh thường là một khoảng không gian bao la rộng lớn như: Một cánh
đồng, một khu rừng, một thành phố, một bãi biển, một dòng sông, một cánh đồng
hoa, làng mạc, vv… Nếu là cận cảnh thì ta có thể phân biệt một đối tượng cụ thể
nào đó như: Một ngơi chùa, một ngọn tháp, một cơng trình kiến trúc… Nhưng
cảnh vật xung quanh thì vẫn chứa đựng rất nhiều hình ảnh và nhiều lớp cảnh khác.
Riêng đối với loại tranh viễn cảnh thì các hình ảnh lại thường là rất nhiều và rộng
lớn, khơng bị hạn chế nhiều bởi giới hạn không gian, hoặc rất khó để nhận biết ra


đối tượng nào ảnh hình ảnh chính và đối tượng nào là hình ảnh phụ trong quá trình
tìm bố cục cho bài vẽ. Nếu nhận ra được thì hình ảnh đó khơng hẳn nằm trong một
giới hạn cụ thể để có thể quy định nó làm mảng chính hay mảng phụ. Vì trên thực
tế đối tượng chính có thể nằm cả trong mảng chính lẫn cả trong mảng phụ.
Ví dụ: Ở các bức tranh sau đây người vẽ và người xem rất khó để phân biệt cái
nào là đối tượng chính và ở đâu là đối tượng phụ. Nếu xem đối tượng chính là
dịng sơng, nhưng ta thấy ở đây dịng sơng đã nằm vắt từ lớp trước (gần) sang cả
lớp sau (xa):
Dịng sơng nằm vắt từ lớp trước sang cả lớp sau.
Khó phân biệt đâu là mảng chính đâu là mảng phụ
Đôi khi trọng tâm bức tranh không năm ở phần dễ quan sát nhất (tháp Rùa)
Từ đó, người giáo viên trong khi giảng dạy cũng như người học cần xác định rõ và
tập trung thể hiện đúng đối tượng của từng thể loại tranh cụ thể (Viễn cảnh hay
cận cảnh), loại nào thì cần tập trung diễn tả đối tượng nào cho phù hợp.
Trong thực tế khi ta quan sát phong cảnh ta có thể nhìn thấy các đối tượng đang ở
vị trí nào trong trường nhìn tầm mắt mình: trái, phải, trên, dưới (thuộc về mặt
phẳng), ở gần hay ở xa (thuộc về không gian). Đối tượng ở vị trí nào, trái, phải,
trên hay dưới thì người vẽ có thể xác định được rõ ràng. Cịn có những đối tượng

nằm ở khoảng cách gần xa nào đó thì người xem khơng thể xác định được chính
xác rõ ràng nhất để có thể chọn một đối tượng làm hình ảnh chính cho bài vẽ.
Ngồi ra, phong cảnh cũng bao gồm các yếu tố chiều rộng, chiều cao và chiều sâu,
trải dài và bắt đầu từ mắt người quan sát cho đến tận chân trời. Có những đối
tượng nằm trải dài từ ngay dưới chân người quan sát đến tận đường tầm mắt nên
rất khó để quy định chúng vào mảng, nhóm hay lớp nào cho phù hợp.


Ví dụ: Một dịng sơng chảy quanh co uốn khúc trên cánh đồng về phía xa, một con
đường thẳng tắp chạy tít về đường chân trời, hoa cỏ mọc trên những ngọn đồi
phía xa, cùng với những hàng cây trên đó… Nếu xem chúng là một đối tượng
chính thì khi diễn tả sẽ rất khó để quy chúng vào mảng, nhóm hay lớp nào được.
Vậy nên ta chỉ có thể dựa vào khoảng cách xa gần mà phân chia các đối tượng ra
thành từng lớp. Cảnh có thể có từ 2 đến rất nhiều lớp khác nhau. Trên mỗi lớp có
thể có từ 2 đến rất nhiều đối tượng (hình ảnh). Để đơn giản chúng ta có thể quy
định thành có 3 lớp:
Minh họa các lớp cảnh
- Lớp ở trước: Gần mắt người quan sát. Có thể là trọng tâm bức tranh.
- Lớp ở giữa: Thường là trọng tâm của bức tranh, được chú ý đặc tả.
- Lớp ở phía sau: Xa mắt người quan sát, ln là những hình ảnh phụ.
Có khi người vẽ có thể dễ dàng chọn lựa được một đối tượng cụ thể nào đó để tập
trung đặc tả trong trường hợp vẽ cận cảnh như: một ngơi chùa, một cây cầu, một
con đị… Nhưng cũng có khi rất khó để chọn được một đối tượng cụ thể nào đó để
diễn tả trong trường hợp vẽ viễn cảnh. Các đối tượng này có vị thế và vị trí tương
đối ngang bằng nhau trong một khoảng khơng gian nhất định nên khơng có đối
tượng chính phụ, như: cánh đồng, dịng sơng, con đường, góc phố… Lúc này
người vẽ không thể chỉ đặc tả một đối tượng cụ thể nào đó và để mờ nhạt các đối
tượng cịn lại, mà phải “dàn đều” trọng tâm ra toàn bức tranh. Lúc này người giáo
viên không thể dùng khái niệm mảng chính, mảng phụ để áp dụng vài bài giảng
được, bởi như thế sẽ thiếu đi sự chuẩn mực, độ chính xác khoa học trong việc sử

dụng ngơn từ. Lúc này ta chỉ có thể sử dụng khái niệm “Lớp cảnh” để đưa vào bài
giảng. Vậy lớp cảnh là gì?


3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để hướng dẫn học sinh biết cách tìm bố cục cho bài vẽ tranh phong cảnh có
được kết
quả tốt nhất người giáo viên cần nắm và nêu ra được những vấn đề quan
trọng sau đây:
3.1. Khái niệm lớp cảnh: Đây là khái niệm khơng cịn mới mẻ trong hội họa
nhưng
chưa từng được nhắc đến trong chương trình Mỹ thuật cấp THCS nên người
giáo viên
cần nắm vững và có thể hướng dẫn trực tiếp học sinh thông qua việc ra ngồi
thực tế để
quan sát, hoặc có thể hướng dẫn trên tranh ảnh chụp phong cảnh. Cần chỉ rõ
để học
sinh thấy được đâu là lớp trước, lớp giữa hay lớp sau, chúng có được phân
biệt, tách
bạch rõ ràng hay khơng? Có nhiều lớp phụ, các lớp có mối liên hệ như thế
nào với các
mảng chính phụ trong tranh, vv…
3.2. Chọn lớp cảnh: Khi chọn lớp cảnh cần chú ý hướng dẫn học sinh chọn
đúng các
hình ảnh chính cần diễn tả để bài vẽ có trọng tâm, biết chọn cảnh phụ minh
họa cho bài


vẽ được đẹp và sinh động hơn.
3.3. Cách sắp xếp lớp cảnh vào trong bài vẽ: Lớp cảnh ở giữa chính là mảng

chính cho
bức tranh, khơng nhất thiết phải nằm chính giữa bức tranh nhưng cũng
khơng nên để
nó bị lệch lên xuống hoặc sang phải sang trái quá nhiều. Không nên để nó quá
to hay
quá nhỏ làm lệch bố cục tranh.
3.4. Vẽ hình vào lớp cảnh
: Hình ở các lớp cảnh thường đan xen, ăn sang phần với nhau thì bài vẽ mới
được hài hịa và tự nhiên hơn. Khơng nhất thiết phải rõ ràng tách bạch
trong từng lớp cảnh để tránh sự đơn điệu, cứng nhắc cho bài vẽ.
3.5. Vẽ màu vào lớp cảnh: Màu sắc trong các lớp cảnh phải phù hợp với
không gian xa
gần theo phối cảnh. Cần chú ý diễn tả ở lớp chính để làm nổi bật trọng tâm
bài vẽ.
Trên đây là một khái niệm mới được đưa ra để áp dụng vào bài vẽ tranh
phong cảnh,
nếu được người giáo viên sử dụng trong khi giảng dạy và hướng dẫn học sinh
tìm bố cục


và thể hiện hình ảnh thì học sinh sẽ dễ hiểu và có một cách tư duy khoa học
và sáng tạo
hơn. Từ đó học sinh có thể thể hiện được những bài vẽ có bố cục hợp lý, bài
vẽ sẽ có
được khơng gian và phối cảnh màu sắc phù hợp và đẹp hơn.
4. Hiệu quả của SKKN:
Trong năm học 2009-2010 ở trường THCS Bình Thịnh tơi đã áp dụng sáng kiến
này để truyền thụ cho học sinh các khối 7-8-9. Kết quả và chất lượng học tập các
bài vẽ tranh phong cảnh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể được thể hiện trong bảng so
sánh sau:

Trước khi áp dụng:

Khối

Loại chưa đạt

Loại đạt

Loại khá

Loại giỏi

Khối 7

30%

40%

25%

5%

Khối 8

20%

30%

40%


10%

Khối 9

10%

35%

35%

20%

Sau khi áp dụng


Khối

Loại chưa đạt

Loại đạt

Loại khá

Loại giỏi

Khối 7

1%

49%


32%

18%

Khối 8

0%

50%

30%

20%

Khối 9

0%

45%

30%

25%

Áp dụng khái niệm “lớp cảnh” vào giảng dạy và hướng dẫn học sinh tôi đã giải
quyết được nhiều vấn đề liên quan cùng những thắc mắc từ chính các em về cách
tư duy phân tích, lựa chọn. Bên cạnh đó cịn củng cố thêm cho các em kiến thức về
bố cục, phối cảnh, luật xa gần,… Nếu như trước đó hình vẽ của các em thường lộn
xộn, sắp xếp hình ảnh khơng theo quy luật tự nhiên thì giờ đây đa số bài vẽ của

các em đẹp hơn, chính xác và khoa học hơn nhưng vẫn đầy tính nghệ thuật và sáng
tạo. Các em có thể tự suy nghĩ và vận dụng kiến thức của giáo viên truyền đạt vào
bài vẽ một cách độc lập. Ngồi ra cịn tạo được hứng thú cho các em bởi những
tiết học đầy bổ ích như học dã ngoại, hiểu biết thêm về các hiện tượng toán học,
vật lý (Luật xa gần) và thiên nhiên kỳ thú.
Một số bài vẽ của học sinh:
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm:
Trong thời gian áp dụng khái niệm “lớp cảnh” bản thân tôi rút ra những kinh
nghiệm như sau:


- Khái niệm “lớp cảnh” giúp học sinh tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng
thơng qua sự gợi ý của giáo viên.
- Khái niệm “lớp cảnh” giúp học sinh dễ dàng tư duy, phân tích và chọn lựa hình
ảnh, đối tượng vào bài vẽ, tránh được sự bế tắc trong khi tìm chọn hình ảnh thể
hiện.
- Khái niệm “lớp cảnh” giúp học sinh củng cố thêm kiến thức về luật xa gần và
cách phối cảnh, cách sử dụng màu sắc vào bài vẽ của mình.
- Khái niệm “lớp cảnh” đòi hỏi người giáo viên phải thực sự đầu tư nghiên cứu,
tìm hiểu từ thực tế, bằng lịng u nghề, yêu trẻ, biết quan tâm tới từng thắc mắc
nhỏ của các em học sinh.
2. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Nếu được quan tâm đúng mức trong giảng dạy thì khái niệm “lớp cảnh” rất khả
thi và hiệu quả trong việc áp dụng vào loại bài dạy vẽ tranh phong cảnh.
3. Những kiến nghị, đề xuất:
- Nhà trường có kế hoạch ngoại khóa cho học sinh THCS tìm hiểu thêm về môn
Mỹ thuật.

Tài liệu tham khảo:

1. Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật – Nhà xuất bản Giáo dục, 1995.
2. Sách giáo khoa Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách giáo viên Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục.


4. Thực hành Mỹ thuật 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Giáo dục thẩm mỹ. Đỗ Xuân Hoà – Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
6. Đổi mới phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông. Trịnh Đức Minh
– Sở GD và ĐT Hà Nội
7. Tự học vẽ (Phạm Viết Song)
8. Phương pháp giảng dạy (Nguyễn Quốc Toản)
Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – Vẽ tranh Đề tài phong cảnh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sử dụng khái niệm “Lớp cảnh” trong bài dạy
Vẽ tranh Đề tài phong cảnh ở môn Mỹ thuật THCS.



×