Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài (y học) sử dụng một số trắc nghiệm tâm lý hỗ TRỢ CHẨN đoán lâm SÀNG các rối LOẠN TRẦM cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.03 KB, 33 trang )

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỖ TRỢ
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG CÁC RỐI LOẠN TRẦM CẢM

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực Tâm thần học, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý làm
cơng cụ thực hành để lượng hố triệu chứng học tâm thần đã có từ hơn một
nữa thế kỷ nay. Đầu tiên là “Thang đánh giá lâm sàng bệnh tâm thần” của
Kempt và cộng sự mô tả từ năm 1915, sau đó là bảng câu hỏi tự đánh giá
mang tên “Bảng dữ liệu cá nhân” (Personal Data Sheet) do W.Worth soạn
thảo năm 1917; “Thang đánh giá tâm thần” của Wittenbort – 1951, “Thang
đánh giá nhiều mức độ các bệnh tâm thần nội trú” của Lorr 1963; v.v (Pichot
P., 1973; Hamilton M., 1975; Hal R.C., 1980) [6], [7], [12].
Càng ngày người ta thấy mối quan tâm tới các “Thang đánh giá” càng
nhiều, với những mục tiêu khác nhau như: đo lường độ nghiêm trọng của một
rối loạn tâm lý, ước lượng tỉ lệ mắc một rối loạn tâm thần hoặc sử dụng làm
chỉ số bệnh tật, v.v. Nhiều công cụ đo lường ra đời và được sử dụng trong
thực hành tâm thần học: đo lường năng lực trí tuệ cho người lớn bằng nghiệm
pháp Raven, do J.C.Raven xây dựng 1938; đo lường năng lực trí tuệ cho trẻ
em bằng nghiệm pháp Wais, do D.Wechsler xây dựng 1939; đánh giá về nhân
cách nhiều pha bằng nghiệm pháp MMPI (Minnesota Multiphasic Personality
Inventory), do S.R.HăthWay, J.Chamley và M.C.Kinley xây dựng năm 1941;
thang đánh giá về cảm xúc trầm cảm bằng nghiệm pháp BECK (Beck
Depression Inventory – BID), do A.T.Beck và cộng sự trình bày 1972; thang
đánh giá trầm cảm của Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating
Scale), do M.Hamilton giới thiệu 1960; nghiệm pháp tự đánh giá lo âu của


Zung (Zung – Self Rating Anxiety Scale – SAS), do W.K.Zung khởi xướng
năm 1980,… Cho đến nay, các công cụ đo lường này đang được sử dụng rộng
rãi ở các cơ sở lâm sàng bệnh học tâm thần.
Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Bạch Mai, phòng trắc nghiệm tâm lý từ


nhiều năm nay đã sử dụng các “thang điểm đánh giá trầm cảm” để lượng hóa
mức độ rối loạn các trạng thái trầm cảm. Cơng việc đó được tiến hành một
cách thường xuyên trên nhiều bệnh nhân tâm thần nội trú hoặc ngoại trú, kể
cả trên những bệnh nhân của các chuyên khoa khác (đặc biệt là chuyên khoa
tim mạch và tiêu hố) có một số biểu hiện rối loạn cảm xúc trầm cảm. Những
kết quả thu nhận được đã góp phần hỗ trợ chẩn đốn lâm sàng các rối loạn
trầm cảm, giúp cho người thầy thuốc chuyên khoa có thêm thông tin để kết
luận bệnh, trạng thái bệnh và chọn lựa các giải pháp điều trị đúng.
Như vậy, trong thực hành tâm thần học chẩn đoán các rối loạn trầm cảm,
các “thang đánh giá trầm cảm” có một giá trị nhất định và khơng dễ gì có thể
phủ nhận được.
Để làm sáng tỏ giá trị góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng các rối loạn
trầm cảm, tác giả trình bày các “Nghiệm pháp đánh giá trầm cảm” đã được sử
dụng trong thực hành tâm thần học, và đó cũng là mục đích của bài tổng quan
này.
I.

KHÁI NIỆM VỀ TEST TÂM LÝ

1. Tâm lý và hoạt động tâm lý
Tâm lý gắn liền với hoạt động của bộ não (hệ thần kinh cấp cao). Do đó
hoạt động tâm lý phải gắn liền với hoạt động thần kinh cấp cao. Mọi cái diễn
ra trong ta khi ta nhìn, nghe, suy nghĩ, nhớ lại hoặc mọi phát minh khoa học,
mọi sáng tạo nghệ thuật, mọi tình cảm sâu sắc như tình yêu, tình bạn, nỗi đau
thương, niềm hạnh phúc,… đều qua hoạt động của não. Khơng hề có một hiện


tượng tâm lý nào dù là phức tạp nhất mà lại khơng do các q trình vật chất
(TK cấp cao) chế định, những quá trình này diễn ra trong các cấu tạo của não,
có cấu trúc đa dạng và biến đổi thường xuyên. Mác viết: “Không thể tách tư

duy ra khỏi vật chất đang tư duy” * . Lê Nin viết: “… tư duy, ý thức là sản
phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức nhất định”**.
Con người có hoạt động tâm lý vì có hệ thần kinh phát triển cao và được
tổ chức một cách đặc biệt đó là bộ não và phần cao nhất của nó là vỏ não. Vỏ
não là nơi nhận các tác động từ mơi trường bên ngồi và bên trong cơ thể để
tạo ra hình ảnh tâm lý: cảm giác, tri giác, tư duy, v.v. là nơi chuẩn bị cho các
hành động, hoạt động nhiều vẻ của con người. Nếu não và vỏ não khơng bình
thường, bị thương tổn thì chắc chắn ảnh hưởng đến đời sống tâm lý.
Giữa hoạt động của hệ thần kinh và các hiện tượng tâm lý có mối quan
hệ có tính quy luật. Tính chất của các quá trình thần kinh cấp cao diễn ra
trong một thời điểm nhất định trong bộ não đều nói lên tính chất của q trình
tâm lý. Vì thế việc nghiên cứu các quá trình thần kinh và những biểu hiện của
nó cho ta thấy được cách thức nẩy sinh và diễn biến của các quá trình tâm lý,
và ngược lại nghiên cứu những biểu hiện và diễn biến của các quá trình tâm lý
cho ta thấy được những biến đổi liên quan đến các cấu trúc thần kinh.
Nội dung tâm lý của con người phản ánh hiện thực của thế giới khách
quan, phản ánh những quan hệ xã hội của con người, kể cả phản ánh mọi hiện
tượng diễn ra ở môi trường bên trong cơ thể. Sự phản ánh đó, thơng qua các
hoạt động tâm lý như cảm giác, tri giác (nền tảng cho cảm xúc, tư duy cụ thể,
nhận thức ban đầu), cảm xúc, ý thức, tư duy, trí tuệ, v.v. Các hoạt động tâm lý
có tính thống nhất, tuân theo các nguyên tắc, quy luật cơ bản của hoạt động
thần kinh cấp cao. Hoạt động thần kinh cấp cao thực hiện sự liên hệ giữa toàn
*

C. Mác, Tuyển tập, bản tiếng Nga, tr.302.
V.I.Lênin, Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1960, tr. 58.
**



bộ cơ thể với môi trường chung quanh thường xuyên biến động. Hoạt động
thần kinh cấp cao là cơ sở sinh lý của tâm lý. Do đó khơng thể có quan điểm
tách rời tâm lý với sinh lý, nhưng cũng khơng được đồng nhất hai q trình
đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu những biến đổi tâm lý cho phép biết được
những biến đổi sinh lý thần kinh cấp cao. Ví dụ, nghiên cứu sự biến đổi cảm
xúc cho ta thấy được những dấu hiệu sinh lý đặc trưng của các trạng thái cảm
xúc nhất định: khi người ta buồn thì diễn ra quá trình ức chế, liên quan đến sự
giảm trương lực hoạt động nói chung của cơ thể, tim mạch, tiêu hố, hơ hấp,
nội tiết, nội tiết, v.v.; khi người ta vui, quá trình hưng phấn làm tăng trương
lực cho hoạt động cơ thể.
Các test tâm lý nói chung đều phải dựa vào mối quan hệ tâm sinh lý đó
để cho những đánh giá, kết luận về tình trạng sức khoẻ tâm thần và thể chất
của người bệnh, góp phần hướng tới chọn lựa những giải pháp can thiệp thích
hợp trong chẩn đốn và điều trị.
2. Test tâm lý là gì? Cơ sở của việc sử dụng các test tâm lý
Test tâm lý là gì?
“Test” cịn gọi là phép thử, phép đo hay nghiệm pháp. Nhiều tài liệu ở
nước ta đã sử dụng thuật ngữ “trắc nghiệm” tương đương với thuật ngữ “test”.
Trắc nghiệm được coi là nhóm các phương pháp nghiên cứu đang được sử
dụng rộng rãi nhất trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực y học nói
riêng. Nó là một cơng cụ đặc biệt giữ vai trị chủ yếu trong việc góp phần
chẩn đoán tâm lý lâm sàng.
“Test tâm lý” là phép đo hay phép thử về những hoạt động của đời sống
tâm lý một cá nhân.
Xung quanh về “Test tâm lý”, nhiều tác giả trong và ngồi nước đã có
những định nghĩa khác nhau.


Theo P.Pichot – 1973 [12]: “Test tâm lý là một tình huống đã được chuẩn
hố dùng làm kích thích, gây ra ở đối tượng một ứng xử. Ứng xử này được

đánh giá so sánh với đối tượng khác cũng trong một tình hướng như vậy,
nhằm phân loại đối tượng về mặt loại hình hoặc để xếp họ vào vị trí nào đó
trong quần thể”.
Theo N.K.Viện: “Test tâm lý là một hệ thống liệu pháp, được chuẩn hoá
về mặt kỷ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá sự
ứng xử ở một người, cung cấp một chỉ số tâm lý (trí tuệ, cảm xúc, năng lực,
nhân cách…) trên cơ sở đối chiếu với thang đo đã được chuẩn hoá, hoặc với
một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã
hội”.
“Trắc nghiệm tâm lý được coi là một thực nghiệm thử nghiệm, mạng
tính chất của một bài tập nhất định, bài tập này kích thích một hình thức nhất
định của tính tích cực và việc thực hiện nó là một triệu chứng của sự hoàn
thiện các chức năng nhất định, được đánh giá về mặt định lượng và định tính”
(X.G Ghelecstein, 1979).
Từ những định nghĩa trên, có thể thống nhất về nhận thức trắc nghiệm
tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hoá về kỷ thuật, được quy
định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành vi và kết quả
hoạt động của một người hoặc một nhóm người. Một trắc nghiệm tâm lý phải
có các đặc trưng riêng, đó là tính tương đối đơn giản của thủ tục và trang bị;
thời gian ngắn; ghi lại trực tiếp các kết quả; tiện lợi trong việc xử lý tốn học;
có những tiêu chuẩn đã được xác lập; khả năng sử dụng đối với cá nhân, cũng
như toàn bộ nhóm. Cơ sở của việc sử dụng các Test tâm lý.


Pichot P., 1973; Hamilton M., 1975; Chelov B.M., 1979, Hankin J.R.,
1982 [1], [6], [8], [12] đã nhấn mạnh đến ba khái niệm làm cơ sở cho việc sử
dụng các trắc nghiệm tâm lý:
+ Khái niệm quy chuẩn, nghĩa là kết quả thực hiện trắc nghiệm của một
nhóm đơng người, đại diện cho quần thể. Đó là chuẩn mực. Bất cứ một sự
đánh giá cá nhân nào cũng được đánh giá theo những đơn vị chuẩn mực.

+ Độ tin cậy của trắc nghiệm, nghĩa là sự ổn định của các kết quả thu
được bằng trắc nghiệm.
+ Tính hiệu lực của trắc nghiệm, đó là vấn đề trắc nghiệm đo được cái
mà nó phải nghiên cứu và đo lường một cách có hiệu lực đến mức nào.
Như vậy trắc nghiệm tâm lý là một cơng cụ đã được tiêu chuẩn hố,
dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của cá nhân trong một
quần thể cần nghiên cứu qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn
ngữ hoặc những loại hành vi khác.
Một test tâm lý tốt sử dụng trong lâm sàng có hiệu lực đánh giá hay
khơng cịn tuỳ thuộc vào người sử dụng test. Bởi vì, test tâm lý là một cơng
cụ đo lường có tính khách quan, còn sự đánh giá của người sử dụng test là
mang tính chủ quan. Do đó, việc sử dụng test địi hỏi người sử dụng test
khơng những phải có trình độ hiểu biết tâm lý học sâu sắc, mà cịn phải có tay
nghề thành thạo, biết đánh kết quả ở từng đối tượng trong từng tình huống
hồn cảnh nhất định. Người sử dụng test phải biết chọn được những test nào
phù hợp cho đối tượng; biết tiếp xúc làm tâm lý với đối tượng để họ tự
nguyện làm test; biết khuyến khích và động viên họ làm test, để họ thổ lộ hết
tâm tư tình cảm, cảm xúc và năng lực trí tuệ của họ trong khi làm test.
Người sử dụng test cần phải có kinh nghiệm lâm sàng để có thể đối
chiếu, nhận định kết quả của test với những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Nếu


kết quả của test phù hợp với lâm sàng, thì cho phép kết luận là đúng; nhưng
nếu trái ngược thì cần phải nhận định rằng, kết quả đó bị sai lệch là do yếu tố
nào liên quan.
Trong một số trường hợp cần thiết, có thể tiến hành làm nhiều test để so
sánh đối chiếu, nhằm đánh giá được một cách chính xác hơn với những kinh
nghiệm lâm sàng thơng thường.
3. Vai trò các test tâm lý và giá trị của nó.
Các test tâm lý nói chung được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

khác nhau.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, người ta đã sử dụng các test
tâm lý nhằm đo lường đánh giá mức độ trí tuệ, các năng khiếu, sở thích,
những đặc điểm nhân cách của từng thành viên trong quần thể; từ đó để tuyển
chọn vào những nghề nghiệp thích hợp hoặc phân bổ đúng vị trí và năng lực
của họ là cần thiết.
Trong lĩnh vực y học, trong nhiều tình huống, các thầy thuốc lâm sàng
tìm đến sự giúp đỡ của các test. Khi được sử dụng thích đáng, các test chẩn
đốn có thể giúp nhiều cho các thầy thuốc lâm sàng. Các test có ích để sàng
lọc, xác định các yếu tố nguy cơ cho bệnh và phát hiện bệnh kín đáo ở những
người khơng có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất mờ nhạt, không rõ ràng.
Việc xác định các yếu tố nguy cơ có thể cho phép can thiệp sớm để ngăn ngừa
bệnh xẩy ra và phát hiện sớm bệnh kín đáo có thể làm giảm tỷ lệ bệnh và tỷ lệ
tử vong do được điều trị sớm.
Test tâm lý khơng những hỗ trợ cho chẩn đốn lâm sàng mà còn gợi mở
hướng điều trị và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.


Trong tâm thần học, các test tâm lý đã góp phần hỗ trợ cho chẩn đoán
lâm sàng do lực test lượng hoá được các triệu chứng học tâm bệnh lý, giúp
xác định hoặc loại bỏ sự có mặt của bệnh ở những người có triệu chứng. Một
số test giúp chẩn đoán sớm sau khi các triệu chứng và dấu hiệu bắt đầu xuất
hiện (test trí tuệ), các test khác giúp chẩn đốn phân biệt các rối loạn có khả
năng xẩy ra (test lo âu, test trầm cảm), một số test nữa giúp xác định giai
đoạn, mức độ nặng nhẹ của bệnh (test BECK), v.v. Test tâm lý làm cho công
việc chẩn đốn khơng trở nên đơn điệu, làm tăng thêm niềm tin của bệnh nhân
đối với thầy thuốc và chúng cũng là liệu pháp tâm lý có hiệu quả.
Thêm nữa, giá trị của test tâm lý còn được nhận thấy trong nghiên cứu.
Mỗi một nghiên cứu chỉ có thể cung cấp những kết luận tạm thời; nhưng nếu
người ta làm lại test nhiều lần để cho kết luận được vững vàng hơn, thì thơng

tin khai thác được khơng những sẽ có giá trị của một tiến bộ lớn về phương
diện lý thuyết, mà thơng tin này cịn mang một tầm quan trọng to lớn hơn về
phương diện điều trị. Và chính đây là một trong những lý do để khẳng định
giá trị việc sử dụng test đánh giá trong lâm sàng.
Như vậy, giá trị của test tâm lý là phục vụ cho nhiều mục đích, nhưng
cần được sử dụng thích ứng một cách riêng biệt cho từng mục đích khác nhau,
ví dụ: chẩn đốn, đánh giá trạng thái lâm sàng, đánh giá hiệu quả điều trị, tiên
lượng bệnh, v.v.
II. CÁC TEST TÂM LÝ HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG CÁC
RỐI LOẠN TRẦM CẢM SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC TÂM THẦN
HỌC
Đã từ lâu người ta sử dụng các test tâm lý trong tâm thần học như một
công cụ nhằm đo lường các triệu chứng học tâm thần; cho phép đánh giá tình
trạng tâm thần của người bệnh: trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc, nhân cách. Việc sử


dụng các test tâm lý đánh giá nhằm hỗ trợ chẩn đoán trong thực hành tâm
thần học ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Ngày nay chúng ta có những
test tâm lý được các thầy thuốc thâm thần say mê nghiên cứu lâm sàng chấp
nhận một cách rõ rệt: thang đo trí tuệ bằng Test WISC: Werchsler
Interllingence Scale Por Chindren – 1949, và Test WAIS: Werchsler Adult
Interllingence Scale – 1955 (David Wechsler – 1939, 1949, 1955); bậc thang
tự đánh giá lo âu của Zung – Self Rating anxiety Scale – SAS” (W.K.Zung –
1980) v.v.
Trong thực hành chẩn đoán các rối loạn trầm cảm, việc sử dụng các test
trầm cảm ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Khi tiếp cận với thực tế lâm
sàng bệnh nhân nghi có rối loạn trầm cảm có thể cho phép đặt ra những câu
hỏi: tại sao các nhà tâm thần học sử dụng test trầm cảm để xác định các rối
loạn trầm cảm? xác định điểm số cho các mức độ rối loạn trầm cảm khác
nhau (nhẹ, vừa nặng)? Vậy, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm tâm lý đã dựa

trên cơ sở khoa học nào để xây dựng các thang điểm đánh giá rối loạn trầm
cảm? Để làm sáng tỏ những câu hỏi trên, cần thiết tìm hiểu các thang đánh giá
trầm cảm.
1. Những thang đánh giá trầm cảm.
Những thang nào có liên quan đến việc lượng hoá các triệu chứng trầm
cảm, được dùng để hỗ trợ lâm sàng xác định các rối loạn trầm cảm và các
mức độ diễn biến của nó thì được gọi là thang đánh giá trầm cảm.
Nếu sử dụng những thang đánh giá trầm cảm cùng với phương pháp hệ
thống hố chuẩn sẽ cho phép nhà tâm thần học có thể dễ dàng tiến hành phân
loại những triệu chứng trầm cảm của một bệnh nhân. Kiểu thang đánh giá
thông dụng nhất là thang dành để tạo dựng nên “tình trạng” của các bệnh
nhân; kiểu thang này nhằm để đánh giá tất cả mọi thay đổi có thể xẩy ra, kể cả


những thay đổi sau khi bệnh nhân được điều trị. Kiểu thang đầu tiên được
quan tâm đến hiện nay là kiểu để chẩn đốn bệnh. Thang dùng vào mục đích
này cung cấp những thông tin cần thiết để xếp loại một trường hợp bệnh ở
mức gần đúng nhất. Thang này bao gồm nhiều triệu chứng liên quan đến quá
trình phát sinh và diễn biến của bệnh (Pichot P., 1973) [12].
Khởi đầu chỉ là “các thang đánh giá” có bản chất rất chung chung, vì
chúng được dành cho việc quan sát những mặt khác nhau về hành vi của
những bệnh nhân tâm thần nội trú hoặc ngoại trú dù là chẩn đoán thế nào.
“Thang đánh giá tâm thần” (PRS: Psychiatric Rate Scale) của Wittenbort
khởi thảo năm 1951 – 1955 được các nhà tâm thần học sử dụng và được sửa
chữa lại hồn thiện vào năm 1964. “Thang đa kích thước để đánh giá các bệnh
tâm thần” (MSRPP: Multidinenional Scale for Rating Psychiatric Patients)
của Lorr và cộng sự xây dựng năm 1953, và được sửa chữa lại trở thành
“Thanh đánh giá đa kích thước bệnh tâm thần nội trú” (IMPS: Inpatient
Multidiménional Psychiatric Scale) vào năm 1963.
Những thang đánh giá của Wittenbort và Lorr chứa đựng những đề mục

liên quan đến những khía cạnh khác nhau của triệu chứng học trầm cảm, và
đến sự phân tích những yếu tố đã được thực hiện, cho phép phân lập ra được
những nhóm đề mục cấu tạo nên những thang triệu chứng đánh giá. Đó là
những công cụ để đo lường mức độ của triệu chứng trầm cảm. Thí dụ, đề mục
“Trầm cảm” và “Lo âu” trong “Thang đánh giá tâm thần” (PRS), đề mục
“Trầm cảm chậm chạp” và “Kích động sầu uất” trong thang MSRPP, đề mục
“Chậm chạp và lãnh đạm” trong thang IMPS… Những thang này cho phép
ghi nhận một số triệu chứng liên quan đến rối loạn trầm cảm.
Vào những năm 1960, người ta thấy xuất hiện những thang đánh giá
dùng đặc biệt cho việc nghiên cứu những trường hợp rối loạn trầm cảm


(Pichot P., 1973; Montgomery S.A., 1979; Baldwin R.C., 1995) [5], [11],
[12]: “Thang nghiên cứu tác dụng của thuốc Imipramin”, do Lehmann xây
dựng năm 1958; “Thang những hiện tượng trầm cảm” của Grin Ker xây dựng
năm 1961, nhằm thống kê những triệu chứng trầm cảm; và một số thang đánh
giá rối loạn trầm cảm khác cũng ra đời, như “Thang lượng hoá các phản ứng
trầm cảm” của Cutler và Kurland, 1961; “Thang đánh giá trạng thái trầm
cảm” của Wechsles năm 1963; v.v.
Có rất nhiều thang đánh giá trầm cảm, nhưng trong đó thang đánh giá
trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đó là thang đánh giá trầm
cảm của Hamilton và Beck, và bản câu hỏi tự đánh giá về nhân cách nhiều
pha của Minnesota (MMPI).
1.1.

Thanh đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960,

thường được viết tắt theo các chữ cái đầu từ của tiếng Anh là HDRS
(Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAMD (Hamilton Depression).
Thang này thể hiện một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định

lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm, và để chứng minh
những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị. Thanh đánh giá
trầm cảm của Hamilton không phải là một công cụ nhằm mục đích chẩn đốn.
Lịch sử của thang đánh giá trầm cảm Hamilton.
Thang đánh giá này mới đầu đã được nghĩ ra để đo lường những thay đổi
về cường độ của những triệu chứng trầm cảm trong thử nghiệm lâm sàng
những thuốc chống trầm cảm. Tác giả khơng có ý định xây dựng một bản đề
mục với hết thảy mọi triệu chứng trầm cảm; tuy nhiên, thang đánh giá được
cấu tạo một mặt bởi những triệu chứng rất hay quan sát thấy trong bệnh nhân
trầm cảm, mặt khác bởi những triệu chứng ít xảy ra hơn, nhưng khi xuất hiện


thì chúng cho phép xác định được mỗi thể lâm sàng riêng biệt của rối loạn
trầm cảm.
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton có nhiều phiên bản khác nhau.
Phiên bản gốc có 21 đề mục (Hamilton, 1960). Phiên bản được tác giả coi là
vĩnh viễn có 17 đề mục (Hamilton, 1967).
Kiểu cấu trúc Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton.
Trong cấu trúc của thang đánh giá, 17 đề mục được giữ lại
trong phiên bản mà ông coi như vĩnh viễn là những đề mục
đại diện tốt nhất cho triệu chứng học của rối loạn trầm cảm.
Theo tác giả, điểm tổng cộng phản ánh được cường độ chung
của hội chứng trầm cảm. 17 đề mục được giữ lại trong phiên
bản để cho điểm những triệu chứng sau đây:
1. Khí sắc trầm
2. Cảm giác tội lỗi

10. Lo âu (triệu chứng tâm lý)

3. Tự sát


11. Lo âu (triệu chứng cơ thể)

4. Mất ngủ (lúc ban đầu)

12. Triệu chứng cơ thể (dạ dày – ruột)

5. Mất ngủ (vào giữa đêm)

13. Triệu chứng cơ thể chung

6. Mất ngủ (về sáng)

14. Triệu chứng sinh dục

7. Công việc và hoạt động

15. Nghi bệnh

8. Chậm chạp

16. Sút cân

9. Kích động

17. Mất sự thấu hiểu

Hamilton đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 1967, trên 272 bệnh
nhân [6]. Qua nghiên cứu này, một số đề mục không đặc hiệu cho trầm cảm
nhưng vẫn được giữ lại, vì chúng xuất hiện với tần suất cao trong quá trình

của những hội chứng trầm cảm (ví dụ: các triệu chứng cơ thể, triệu chứng lo
âu).


Có 4 đề mục được thêm vào, hình thành một thang đánh giá Hamilton có
cấu trúc 21 mục, đó là:
18. Những biến động trong ngày
19. Giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại
20. Triệu chứng hoang tưởng
21. Triệu chứng ám ảnh cưỡng bức
Các đề mục này tương đương với những triệu chứng ít gặp hơn, khơng
nhất thiết tương quan với cường độ chung của hội chứng trầm cảm, nhưng lại
xuất hiện trong một số thể trầm cảm.
Ở Mỹ, có 3 đề mục bổ sung của phiên bản thực nghiệm, đó là: tình cảm
bất lực, tình cảm vơ hi vọng, và tình cảm giá trị. Thêm 3 đề mục này, thang
đánh giá trở nên có cấu trúc 20 đề mục. Các đề mục này chúng tỏ mối quan
tâm của các tác giả muốn tăng thêm số lượng những đề mục “đặc hiệu” của
rối loạn trầm cảm.
Như vậy, Thang đánh giá trầm cảm được Hamilton dựng lên một “tình
trạng” với đầy đủ các khía cạnh rối loạn trầm cảm có trên các bệnh nhân.
Thang được coi như “bức tránh” hiện thực sinh động, là những đề mục đại
diện cho triệu chứng lâm sàng của người bệnh rối loạn trầm cảm.
Xây dựng cách đánh giá và cho điểm thang trầm cảm Hamilton cấu trúc
21 đề mục.
Thang đánh giá được điền vào trong những phút tiếp sau một cuộc tiếp
xúc, trong đó thầy thuốc lâm sàng tìm cách phát hiện những triệu chứng trầm
cảm chính thức, chứ khơng phải những biến đổi khơng rõ ràng về khí chất.
Phải đặt những câu hỏi cho bệnh nhân theo quan niệm này. Những dữ liệu lâm
sàng thu được bằng cách như vậy có thể được bổ sung, nếu cần, từ những



thông tin do người thân của bệnh nhân cung cấp. Thời lượng của cuộc tiếp
xúc cần thiết để điền vào những đề mục của thang đánh giá nhằm đáp ứng đầy
đủ tập hợp các triệu chứng phải kéo dài tối thiểu là 20 phút.
Hamilton tính điểm từ các đề mục cụ thể. Thang đánh giá
trầm cảm được cho điểm sau khi đã hoàn thành phỏng vấn.
Cuộc phỏng vấn bệnh nhân phải dựa vào cấu trúc của thang
21 đề mục, trong đó thơng tin mỗi đề mục có thể quan sát
được cũng như để cho điểm các lời than phiền của bệnh nhân.
Điểm tổng cộng được phản ánh cường độ chung của rối loạn
trầm cảm. Dựa vào kết quả số điểm, người thầy thuốc tâm
thần có thể xác định tình trạng bệnh lý chung của người bệnh
có rối loạn trầm cảm ở mức độ nào.
Đề mục

Điểm số

Triệu chứng

1

0–4

Khí sắc trầm

2

0–4

Cảm giác tội lỗi


3

0–4

Tự sát

4

0-2

Mất ngủ (lúc đầu của đêm)

5

0–2

Mất ngủ (vào giữa đêm)

6

0–2

Mất ngủ (về sáng)

7

0–4

Cơng việc và hoạt động


8

0–4

Chậm chạp

9

0–4

Kích động

10

0–4

Lo âu (triệu chứng tâm lý)

11

0–4

Lo âu (triệu chứng cơ thể)

12

0-2

Triệu chứng cơ thể (dạ dày – ruột)


13

0–2

Triệu chứng cơ thể chung

14

0–2

Triệu chứng sinh dục

15

0–4

Nghi bệnh


16

0-2

Sút cân

17

0–2


Mất sự thấu hiểu

18

0–2

Thay đổi trong ngày và đêm

19

0–4

Giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại

20

0–4

Triệu chứng hoang tưởng

21

0-2

Triệu chứng ám ảnh cưỡng bức

Mỗi đề mục của thang đánh giá được cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến
4. Điểm tổng cộng của phiên bản 17 đề mục (khơng tính 4 mục cuối) là từ 0
đến 52 điểm.
Những điểm cho từ 0 đến 4 tương đương lần lượt với các triệu chứng

như sau: khơng có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc khơng có ý nghĩa;
triệu chứng nhẹ; triệu chứng vừa và triệu chứng nặng.
Những điểm cho từ 0 đến 2 tương đương với những mức độ triệu chứng
sau: khơng có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc không đáng kể và triệu
chứng biểu hiện rõ ràng.
Cách cho điểm dựa tren những dữ liệu của cuộc tiếp xúc, cũng như các
triệu chứng được bệnh nhân trình bày chi tiết hiện tại xảy ra trong quá trình
một tuần lễ vừa qua.
Nhiều tác giả đã sử dụng điểm tổng cộng của thang đánh giá trầm cảm
của Hamilton làm tiêu chuẩn trong những thử nghiệm trị liệu thuốc chống
trầm cảm. Việc sử dụng này hàm ý là điểm tổng cộng của thang đánh giá phản
ảnh trung thành cho tổng thể những triệu chứng trầm cảm.
Những điểm mốc đối với trầm cảm như sau:
+ Điểm tổng cộng đến dưới 14: khơng có trầm cảm
+ Điểm tổng cộng từ 14 đến 18: trầm cảm nhẹ


+ Điểm tổng cộng từ 19 đến 25: trầm cảm vừa
+ Điểm tổng cộng từ 25 trở lên: trầm cảm nặng.
Điểm tổng cộng ngưỡng là 14 được nhiều tác giả chấp thuận để xác định
có biểu hiện trầm cảm, tức là có đầy đủ triệu chứng trầm cảm rõ ràng.
Những nghiên cứu hợp thức hoá thang trầm cảm Hamilton.
Những nghiên cứu hợp thức hố thang đánh giá trầm cảm Hamilton
khơng phải chỉ giới hạn ở những phép tính tương quan giữa một điểm tổng
cộng với một tiêu chuẩn của đề mục ghi lại được, để coi như đó là sự đánh giá
tổng thể của tình trạng trầm cảm trên bệnh nhân. Theo Hamilton [6], các
nghiên cứu hợp thức hoá bên trong của thang đánh giá sử dụng cách phân tích
các triệu chứng trong việc tìm ra một số triệu chứng chung của trầm cảm,
hoặc những triệu chứng riêng biệt đối với các mẫu chọn khác nhau. Phân tích
khởi đầu của Hamilton về thang đánh giá 17 đề mục, khi nghiên cứu 272 bệnh

nhân, đã chứng minh được 6 triệu chứng riêng biệt: chứng lo âu – cơ thể hoá;
những thay đổi về trọng lượng cơ thể; những rối loạn về nhận thức; những
biến động về chu kỳ ngày đêm; sự chậm chạp; và những rối loạn giấc ngủ.
Một số công trình nghiên cứu khác về vấn đề này cũng đa đi tới kết luận
rằng, 6 đề mục của thang đánh giá Hamilton tương quan đủ với đánh giá tổng
thể rối loạn trầm cảm và như vậy đáp ứng được những tiêu chuẩn chẩn đốn
trầm cảm, đó là khí sắc trầm cảm; tự sát; công việc và hoạt động; sự chậm
chạp; lo âu tâm lý; và những triệu chứng về cơ thể chung.
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả nhận định 6 đề mục này là đại diện
cho “hạt nhân trầm cảm” trong thang đánh giá của Hamilton.
Ứng dụng và những hạn chế của thang đánh giá trầm cảm Hamilton


Thang đánh giá trầm cảm Hamilton cho đến nay vẫn được sử dụng phổ
biến trên thế giới. Thang này được các nhà tâm thần học sử dụng nhiều nhất
để ghi nhận các triệu chứng trầm cảm trước khi điều trị, và để đánh giá tầm
quan trọng của mức độ cải thiện bệnh mà phương pháp điều trị mang lại.
Ngoài ra, thang cũng có thể được các bác sĩ đa khoa sử dụng (Patkel, 1990)
[5], [13].
Tuy nhiên, đối với một số thể lâm sàng của trầm cảm, như trầm cảm theo
mùa, thì thang đánh giá Hamilton là khơng thích hợp. Một số tác giả đã đề
xuất những phiên bản làm lại của công cụ này để áp dụng cho những trường
hợp đó, ví dụ trong trầm cảm theo mùa, thì đưa thêm một số mục như: ngủ gà;
tăng trọng lượng cơ thể; hoặc thèm ăn các chất Hydrat carbon vào thang đánh
giá là cần thiết [5], [13].
1.2.

Thang đánh giá trầm cảm của BECK, được Beck phát triển bắt

đầu năm 1962 để đo lường mức độ sâu sắc các rối loạn trầm cảm.

Thang có nhiều phiên bản: Phiên bản gốc bao gồm 21 đề mục, một phiên
bản khác mở rộng bao gồm 15 đề mục đã được P. Pichot đề xuất. Phiên bản
rút gọn đã được Beck soạn thảo bắt đầu từ năm 1972 [12], [13].
Kiểu cấu trúc của thang đánh giá trầm cảm của Beck.
Phiên bản gốc với cấu trúc 21 đề mục bao gồm tất cả
những triệu chứng của tập hợp các thể trầm cảm. Những đề
mục đó tương quan chặt chẽ với điểm tổng cộng của thang
đánh giá trầm cảm Beck, và cũng tương quan với những đánh
giá của những nhà lâm sàng về cường độ của hội chứng trầm
cảm. Như vậy, một bảng câu hỏi điều tra với số điểm tổng
cộng của thang đánh giá gốc 21 đề mục, với những đánh giá
trầm cảm do những nhà tlâm sàng thực hiện. 21 đề mục được


giữ lại trong phiên bản dùng để cho điểm những triệu chứng
sau đây:
1. Buồn bã

11. Dễ bị kích thích

2. Bi quan

12.Tự rút khỏi quan hệ xã hội

3. Thất bại cá nhân

13. Khơng tự quyết đốn
14. Thay đổi tiêu cực về hình ảnh bản thân

4. Khơng thoả mãn


15. Lao động khó khăn

5. Ý nghĩ tội lỗi khơng xứng đáng 16. Rối loạn giấc ngủ
6. Tự chán ghét

17. Hay mệt mỏi

7. Khuynh hướng tự sát

18. Ăn không ngon miệng

8. Tự khiển trách mình

19. Sút cân

9. Ý nghĩ tự sát

20. Lo lắng về sức khoẻ

10. Dễ khóc

21. Giảm thích thú tình dục

Test BECK và kiểu cấu trúc của nó:
1/0. Tơi khơng cảm thấy buồn
1. Tôi cảm thấy chán hoặc buồn
2. Tôi luôn luôn chán hoặc buồn và tôi không thể thôi được
2.Tôi buồn và bất hạnh đến mức hồn tồn đau khổ
3. Tơi buồn và khổ sở đến mức không thể chịu được.

2/0. Tơi hồn tồn khơng bi quan và nản lịng về tương lai
1. Tơi cảm thấy nản lịng về tương lai.
2. Tơi khơng có gì để mong đợi một cách vui thích
2.Tơi cảm thấy sẽ khơng bao giờ khắc phục được những điều phiền
muộn của tôi.


3. Tơi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình khơng thể cải thiện
được.
3/0. Tơi khơng cảm thấy như bị thất bại
1. Tôi cảm thấy đã thất bại hơn người trung bình
2. Tơi cảm thấy đã hồn thành rất ít những điều đánh giá hoặc có chút ý
nghĩa.
2. Nhìn lại cuộc đời tơi, tất cả những gì tơi có thể thấy chỉ là một loạt
thất bại.
3. Tôi tự cảm thấy hồn tồn thất bại trong vai trị của tơi (bố, mẹ, chồng,
vợ).
4/0. Tơi hồn tồn khơng bất mãn
1. Tơi ln ln cảm thấy buồn
1. Tơi khơng thích thú những gì tơi vẫn ưa thích trước kia
2. Tơi khơng thoả mãn về bất kỳ cái gì nữa
3. Tơi khơng hài lịng về mọi cái
5/0. Tơi hồn tồn khơng cảm thấy có tội.
1. Phần lớn thời gian tơi cảm thấy mình tồi hoặc khơng xứng đáng
2. Tơi cảm thấy hồn tồn có tội.
2. Giờ đây tơi ln cảm thấy trên thực tế mình tồi hoặc khơng xứng
đáng.
3. Tơi cảm thấy như là tôi rất tồi hoặc vô dụng.
6/0. Tôi không cảm thấy bị trừng phạt
1. Tơi cảm thấy một cái gì xấu có thể đến với tơi



2. Tôi cảm thấy bị trừng phạt hay sẽ bị trừng phạt
2. Tôi cảm thấy đang bị trừng phạt
3. Tôi muốn bị trừng phạt.
7/0. Tôi không cảm thấy thất vọng với bản thân
1. Tôi thất vọng với bản thân
1. Tôi khơng thích với bản thân
2. Tơi ghê tởm với bản thân
3. Tôi căm thù với bản thân
8/0. Tôi không cảm thấy một chút nào xấu hơn bất kỳ ai
1. Tôi tự chê mình vì sự yếu đuối và lỗi lầm của bản thân
2. Tơi khiển trách mình vì những lỗi lầm của bản thân
3. Tơi khiển trách mình về mọi điều xấu xảy ra.
9/0. Tơi khơng có bất kỳ ý nghĩ gì làm tổn hại bản thân
1. Tơi có những ý nghĩ làm tổn hại bản thân nhưng tôi thường không
thực hiện chúng.
2. Tôi cảm thấy giá mà tôi chết thì tốt hơn
2. Tơi cảm thấy gia đình tơi ắt là tốt lên nếu tơi chết.
2. Tơi có dự định rõ ràng để tự sát.
3. Tôi tự sát nếu tôi có thể
10/0. Tơi khơng khóc hơn thường lệ một chút nào
1. Hiện nay tơi khóc nhiều hơn trước đây
2. Hiện nay tơi ln khóc, tơi khơng thể nào dừng được


3. Tơi thường thường vẫn khóc được, nhưng hiện nay tơi khơng thể
khóc được chút nào dù tơi muốn khóc.
11/0. Hiện nay tơi khơng dễ bị kích thích hơn trước
1. Tơi bực mình hoặc phát cáu dễ dàng hơn trước

2. Tôi luôn luôn cảm thấy dễ phát cáu
3. Tôi không phát cáu chút nào về những việc mà trước kia thường làm
tôi phát cáu.
12/0. Tôi không muốn mất sự quan tâm đến người khác
1. Hiện nay tơi ít quan tâm đến người khác hơn trước.
2. Tôi đã mất rất nhiều sự quan tâm đến người khác và ít có cảm tình
với họ.
3. Tơi hồn tồn khơng cịn quan tâm đến người khác và không cần đến
họ chút nào.
13/0. Tôi quyết định cũng tốt hơn trước
1. Hiện nay tơi ít tin chắc vào bản thân và cố gắng trì hỗn việc quyết
định.
2. Khơng có sự giúp đỡ, tơi khơng thể quyết định gì được nữa.
3. Tơi khơng thể quyết định một chút nào nữa.
14/0. Tôi không cảm thấy tôi xấu hơn trước chút nào
1. Tôi buồn phiền là tôi trông già và khơng hấp dẫn.
2. Tơi cảm thấy có những thay đổi cố định trong diện mạo làm cho tơi
có vẻ khơng hấp dẫn.
3. Tơi cảm thấy tơi có vẻ xấu xí và ghê tởm.


15/0. Tơi có thể làm việc tốt như trước.
1. Tơi phải đặc biệt cố gắng để có thể khởi động làm một việc gì.
1. Tơi khơng làm việc tốt như trước.
2. Tôi phải cố gắng hết sức để làm một việc gì.
3. Tơi hồn tồn khơng thể làm một việc gì.
16/0. Tơi có thể ngủ tốt như trước.
1. Tơi ngủ dậy buổi sáng mệt hơn trước
2. Tôi thức dậy 1 – 2 giờ sớm hơn trước và thấy khó ngủ lại
3. Hàng ngày tôi dậy sớm và không thể ngủ hơn 5 tiếng.

17/0. Tôi không mệt hơn trước một chút nào
1. Tôi dễ mệt hơn trước
2. Làm bất cứ việc gì tơi cũng mệt
3. Làm bất cứ việc gì tơi cũng quá mệt
18/0. Sự ngon miệng của tôi không kém hơn trước
1. Sự ngon miệng của tôi không tốt như trước
2. Hiện nay sự ngon miệng của tôi kém rất nhiều
3. Tơi khơng cịn một chút nào ngon miệng
19/0. Gần đây tôi không sút cân chút nào
1. Tôi bị sút cân trên 2kg
2. Tôi bị sút cân trên 4kg
3. Tôi bị sút cân trên 6 kg
20/0. Tôi không lo lắng về sức khoẻ hơn trước


1. Tôi lo lắng về những cơn đau đớn hoặc khó chịu ở dạ dày hoặc táo
bón và những cảm giác của cơ thể
2. Tôi quá lo lắng về tôi cảm thấy thế nào và điều gì tơi cảm thấy đến
nỗi tơi rất khó suy nghĩ gì thêm nữa.
3. Tơi hoàn toàn bị thu hút vào những cảm giác của tơi
21/0. Tơi khơng nhận thấy gần đây có những thay đổi trong thích thú
tình dục.
1. Tơi ít thích thú tình dục hơn trước
2. Hiện nay tơi q ít thích thú tình dục
3. Tơi hồn tồn mất thích thú tình dục.
Trong tập hợp những triệu chứng trên đây, Beck mô tả các triệu chứng về
sự ức chế toàn diện các mặt hoạt động tâm thần: cảm xúc, tư duy, hoạt động,
v.v. gồm các mục từ 1 đến 15. Các mục này phản ánh những nhận xét tiêu cực
về bản thân, về thé giới bên ngoài và về tương lại. Các mục từ 16 đến 21 có
liên quan tới các triệu chứng cơ thể: tình trạng ức chế, chậm chạp, mệt mỏi,

khó tập trung, rối loạn giấc ngủ.
Như vậy, Beck đã dựng lên một “Tình trạng” với các triệu chứng trầm
cảm có được từ các bệnh nhân. Cũng giống như thang đánh giá Hamilton,
thang đánh giá trầm cảm của Beck xuất phát trên cơ sở thực tế lâm sàng khi
tiếp cận nghiên cứu bệnh nhân. Những thang đánh giá này được coi là các bản
câu hỏi tự đánh giá, bản phỏng vấn hàm súc có ý nghĩa trong một thời lượng
nhất định khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Xây dựng cách đánh giá và cho điểm thang trầm cảm của Beck.
Thang Beck là thang tự đánh giá. Người thầy thuốc yêu cầu đối tượng
điền vào một bản câu hỏi, bằng cách khoanh tròn những con số tương ứng với


câu trả lời có sẵn do mình tự lựa chọn. Đối tượng có thể khoanh trịn nhiều
con số nếu có nhiều câu trả lời có sẵn thích hợp với mình.
Mỗi đề được cấu tạo nên bởi từ 4 đến 6 câu trả lời tương ứng với từ 4
đến 6 mức cường độ triệu chứng nặng hơn dần: từ mức 0 đến mức 3.
Ví dụ, đề mục 15 - lao động khó khăn:
0. Tơi có thể làm việc tốt như trước
1. Tơi phải đặc biệt cố gắng để có thể khởi động làm một việc gì.
1. Tơi khơng làm việc tốt như trước
2. Tôi phải cố gắng hết sức để làm một việc gì
3. Tồn hồn tồn khơng thể làm một việc gì cả
Đề mục 16 - rối loạn giấc ngủ:
0. Tôi không thể ngủ tốt như trước
1. Tôi ngủ dậy buổi sáng mệt hơn trước
2. Tôi thức dậy 1 -2 giờ sớm hơn trước và thấy khó ngủ lại.
3. Hàng ngày tôi dậy sớm và không thể ngủ hơn 5 tiếng.
Khi tính điểm, thì phải giữ lại điểm cao nhất được chọn trong mỗi loạt
câu trả lời. Cộng những điểm cho tất cả 21 đề mục, thì sẽ đạt được điểm tổng
cộng cho từng trường hợp. Khoảng cách của thang đánh giá rộng từ 0 đến 39

điểm. Điểm tổng cộng càng cao thì đối tượng được thử nghiệm càng bị rối
loạn trầm cảm nặng hơn.
Thanh đánh giá này cho phép những nhà lâm sàng sử dụng những
ngưỡng điểm khác nhau về mức độ nặng của rối loạn trầm cảm đã được
Beckk giữ lại như sau:
+ Điểm tổng cộng đến dưới 14 điểm: khơng có trầm cảm.
+ Điểm tổng cộng từ 14-19 điểm: trầm cảm nhẹ .
+ Điểm tổng cộng từ 20-29 điểm: trầm cảm vừa.
+ Điểm tổng cộng từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng.


Như vậy, ngưỡng điểm tổng cộng của thang Beck là 14 được nhiều tác
giả chấp thuận, để xác định bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý rối loạn trầm cảm.
Thanh đánh giá trầm cảm của Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối
loạn trầm cảm được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần
học và dược lý, cũng như trong lĩnh vực đa khoa và cả trong dịch tễ học,
mang lại những dữ liệu sâu sắc về tình trạng trầm cảm. Có thể nói đây là một
công cụ được các bệnh nhân chấp nhận tốt và sử dụng dễ dàng, vì nó ngắn
ngọn.
1.3. Bản câu hỏi tự đánh giá MMPI.
Bên cạnh những thanh đánh giá, các tác giả còn xây dựng những bản câu
hỏi tự đánh giá: " Bản kê khai về nhân cách nhiều pha của Minnesota"
( MMPI: Minnesota Multiphasic Personality Inventory) (S.R.Hathway 1941), bao gồm 550 câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực rất đa dạng như
đánh giá tình trạng về sức khoẻ chung; đánh giá các triệu chứng về thân kinh;
về tâm thần; trầm cảm; hưng cảm; lo âu; ám ảnh sợ; hoang tưởng; ảo giác;...;
các thói quen, quan hệ trong gia đình, xã hội, sự giáo dục, nghề nghiệp, đạo
đức, tôn giáo,... kiểm tra thái độ và sự thành thật của đối tượng với test,vv.
Trong cấu trúc của bộ test có 10 thang lâm sàng, như: thang Hd
(Hypochondrie) biểu hiện trạng thái nghi bệnh, thang D (Depression) đánh giá
mức độ trầm cảm, thang Hy ( Hysterie) nghiên cứu khí chất loại rối loạn phân

ly, thang Py (Personality Deviation) nghiên cứu về trạng thái nhân cách bệnh,
thang Mf ( Maseculine feminine) nghiên cứu giới tính ( khuynh hướng thiên
về nữ tính hay nam tính), thang Pa ( Paranoia) nghiên cứu sự nghi kỵ, tưởng
bị hại, thang Pt ( Psychasthenie) nghiên cứu trạng thái lo âu suy nhược, ám
ảnh sợ, ám ảnh cưỡng bức, thang Sc ( Schizophrenie) nghiên cứu các thể lâm
sàng của tâm thần phân liệt, thang Ma ( Hypomanie) đánh giá tình trạng hưng


×