Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de kiem tra hoc ki II sinh hoc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.15 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Họ và tên ………


Lớp …... <b>KIỂM TRA HỌC KỲ II:Môn: Sinh học 11 ban cơ bản</b>
<i>(Thời gian làm bài 45 phút)</i>
<b>I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm):</b>


<b>Câu 1: Hooc môn thực vật là:</b>


a. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cây.
b. Các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.


c. Các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.
d. Các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.
<b>Câu 2: Các hooc môn ức chế sinh trưởng ở thực vật bao gồm:</b>
a. Auxin, gibêrelin. b. Auxin, êtilen.
c. Êtilen, gibêrelin. d. Êtilen, axit abxixic.
<b>Câu 3: Tác dụng của axit abxixic đối với cơ thể thực vật là:</b>


a. Ức chế sinh trưởng tự nhiên, kích thích sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng và loại bỏ
hiện tượng sinh con.


b. Nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.


c. Tăng sự sinh trưởng tự nhiên, sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.
d. Sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.
<b>Câu 4: Quang chu kì là:</b>


a. Tương quan độ dài ngày và đêm có liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
b. Sự lặp lại các mùa trong năm với sự chiếu sáng tương ứng của từng mùa.


c. Sự sinh trưởng, phát triển của thực vật dưới tác động của ánh sáng.



d. Tương quan độ dài ngày và đêm có liên quan đến sự ra hoa, kết quả của cây.
<b>Câu 5: Biến thái là sự thay đổi:</b>


a. Về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong q trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
b. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi ra đời.


c. Đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
d. Đột ngột về hình thái, sinh lí trong q trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
<b>Câu 6: Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:</b>


a. Sự sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
b. Sinh trưởng và phát triển trải qua nhiều giai đoạn với hình thái giống nhau.


c. Sinh trưởng và phát triển mà con non trải qua giai đoạn khác nhau với hình thái và cấu trúc khác nhau.
d. Sự sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí giống với con trưởng thành.
<b>Câu 7: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:</b>
a. Hooc môn tirôxin, ơstrôgen, testostêron, ecđisơn.


b. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêron.
c. Hooc môn tirôxin, ơstrôgen, testostêron, juvenin.
d. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, juvenin.


<b>Câu 8: Nếu thiếu iôt trong thức ăn ở động vật có xương sống thường dẫn đến thiếu hooc môn:</b>


a. Ơstrôgen. b. Ecđisơn. c. Tirôxin. d. Testostêron.


<b>Câu 9: Ở động vật và người bị còi xương, chậm lớn là do thiếu:</b>


a. Vitamin A b. Vitamin B c. Vitamin C d. Vitamin D



<b>Câu 10: Ở động vật biến nhiệt có đặc điểm:</b>


a. Nhiệt độ cơ thể khơng phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
b. Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường.


c. Nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ môi trường.
d. Nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ mơi trường.


<b>Câu 11: Hình thức sinh sản vơ tính ở cây rêu là sinh sản bằng:</b>


a. Bào tử b. Phân đôi c. Sinh dưỡng d. Nảy chồi.


<b>Câu 12: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a. Giảm phân và thụ tinh.
b. Nguyên phân và giảm phân.


c. Kiểu gen của thế hệ sau khơng thay đổi trong q trình sinh sản.
d. Bộ nhiễm sắc thể của loài giảm đi một nửa.


<b>Câu 13: Quả được hình thành từ:</b>


a. Bầu nhụy. b. Noãn đã được thụ tinh.


c. Bầu nhị. d. Noãn không được thụ tinh.


<b>Câu 14: Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là:</b>


a. Tạo ra thế hệ sau có kiểu gen đồng nhất nên ln thích nghi với mơi trường sống ổn định.


b. Ln có q trình hình thành và hợp nhất của các giao tử


c. Ln có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen


d. Sinh sản hữu tính ln gắn liền với giảm phân để tạo giao tử
<b>Câu 15: Hoocmôn FSH và LH do tuyến nào tiết ra?</b>


a. Vùng dưới đồi. b. Tuyến yên. c. Tuyến giáp. d. Tuyến tuỵ.


<b>Câu 16: Điều hồ q trình sinh trứng, hoocmơn FSH có tác dụng gì?</b>


a. Kích thích trứng chín và rụng. b. Tạo thể vàng, tiết hoocmơn ơstrơgen.
c. Kích thích nang trứng phát triển. d. Kích thích niêm mạc tử cung phát triển
<b>Câu 17: Điều hoà quá trình sinh tinh, hoocmơn LH có tác dụng gì?</b>


a. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmơn ơstrơgen..
b. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmơn prơgesterơn.
c. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmơn tesostêrơn.


d. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmôn ơstrôgen, prôgesterôn.
<b>Câu 18: Thế nào là động vật đơn tính?</b>


a. Là động vật mà trên mỗi cá thể có hai cơ quan sinh dục (đực hoặc cái).
b. Là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có một cơ quan sinh dục (đực hoặc cái).
c. Là động vật có kiểu gen và kiểu hình khác nhau.


d. Là động vật có giới tính giống nhau.


<b>Câu 19: Sự kiện quan trọng nhất với quá trình thụ tinh là gì?</b>
a. Sự tạo thành hợp tử.



b. Sự giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái.


c. Sự hợp nhất bộ NST của giao tử đực với giao tử cái.
d. Sự giao hoan giữa cá thể đực và cá thể cái.


<b>Câu 20: Biện pháp phòng tránh thai sử dụng thuốc tránh thai chứa hoocmơn ơstrơgen, prơgesterơn</b>
có tác dụng?


a. Ngăn cản quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng.
b. Ngăn cản sự làm tổ của phôi.


c. Ngăn cản trứng phát triển, chín và rụng.


d. Tránh quan hệ tình dục vào thời điểm trứng rụng.
<b>II. TỰ LUẬN: (4 điểm)</b>


<b>Câu 1:(1 điểm) </b>


Quá trình thụ phấn diễn ra như thế nào? Phân biệt hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo?
<b>Câu 2:(2 điểm) </b>


Phân biệt thụ tinh ngoài và thụ tinh trong ở động vật?


<b>Câu 3:(1 điểm) Người ta nghiên cứu về 2000 tế bào sinh tinh và 2000 tế bào sinh trứng ở một loài</b>
sinh vật cùng tham gia vào quá trình giảm phân phát sinh giao tử.


a/ Số lượng tinh trùng và số tế bào trứng sinh ra bằng bao nhiêu?


b/ Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 40%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% thì số


hợp tử thu được là bao nhiêu?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA: Học kì II


Mơn: Sinh học 11ban cơ bản


<b>I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) mỗi câu đúng được 0.3 điểm</b>


<b>Câu</b> <b>1</b> <b>2</b> <b>3</b> <b>4</b> <b>5</b> <b>6</b> <b>7</b> <b>8</b> <b>9</b> <b>10</b>


<b>Đáp án</b>


<b>đúng</b>

<b>a</b>

<b>d</b>

<b>a</b>

<b>d</b>

<b>b</b>

<b>a</b>

<b>b</b>

<b>c</b>

<b>d</b>

<b>d</b>



<b>Câu</b> <b>11</b> <b>12</b> <b>13</b> <b>14</b> <b>15</b> <b>16</b> <b>17</b> <b>18</b> <b>19</b> <b>20</b>


<b>Đáp án</b>


<b>đúng</b>

<b>a</b>

<b>a</b>

<b>a</b>

<b>a</b>

<b>b</b>

<b>c</b>

<b>c</b>

<b>b</b>

<b>c</b>

<b>c</b>



<b>II. TỰ LUẬN (4 điểm)</b>


Câu 1: (1 điểm)


Quá trình thụ phấn <b>Điểm</b>


- Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhuỵ) <b>0.5</b>
Phân biệt tự thụ phấn và thụ phấn chéo:


- Tự thụ phấn: Hạt phấn của cây này thụ phấn cho nhuỵ hoa của cây đó diễn ra trên
cùng 1 hoa (hoa lưỡng tính) hoặc khác hoa (hoa đơn tính)



- Thụ phấn chéo: Hạt phấn của cây này thụ phấn cho nhuỵ hoa của cây khác.


<b>0.25</b>
<b>0.25</b>
<b>Câu 2 (2</b>điểm)


<b>Phân biệt thụ tinh ngoài và thụ tinh trong</b> <b>Điểm</b>
- Thụ tinh ngoài diễn ra bên ngoài cơ thể con cái. (Con cái đẻ trứng ra mơi trường


ngồi con đực phóng tinh vào trứng để thụ tinh)


- Q trình thụ tinh cần có mơi trường nước hoặc độ ẩm cao


- Hiệu suất thụ tinh thấp do ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, nhất là kẻ thù tiêu
diệt. Số lượng trứng đẻ nhiều


0.5
0.25
0.25
- Thụ tinh trong: Quá trình thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục của con cái


- Điều kiện là cần có q trình giao phối giữa con đực và con cái


- Hiệu suất thụ tinh cao, do ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố mơi trường ngồi. Số
lượng trứng đẻ ít hơn (hoặc đẻ ít con)


0.5
0.25
0.25



Câu 3: (1 điểm)


<b>Bài tập</b> <b>Điểm</b>


- Số lượng tế bào trứng thu được: 2000 x 1 = 2000 (do 1 tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1
tế bào trứng)


- Số tinh trùng hình thành: 2000 x 4 = 8000 (do 1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng)


0.4


- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 40% nên số tế bào trứng tham gia tạo hợp tử là:
2000 x 40% = 800


- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% nên số tinh trùng tham gia tạo hợp tử là:
8000 x 10% = 800


- Số hợp tử thu được là: 800.


0.4


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×