Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Bài giảng G/án H.Đ. N. G Lớp 6 - HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.28 KB, 69 trang )

Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
CHỦ ĐIỂM THÁNG 8 & 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1
“Bầu cán bộ lớp”
Tổ chức ngày: 09/ 9 / 2010
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình
học tập và rèn luyện đạo đức của cả tập thể lớp.
- Học sinh biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình và có trách
nhiệm trong công tác được giao đồng thời mỗi học sinh phải có ý thức tôn
trọng và ủng hộ cán bộ lớp trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau 1 năm học. (Lớp trưởng thay mặt cán
bộ lớp đọc báo cáo)
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, cán sự bộ
môn… (tất cả học sinh có mặt trong lớp)
b. Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận. (tất cả học sinh)
- Bầu bằng phiếu và lấy biểu quyết. (tất cả học sinh)
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học trước.
- Phiếu bầu, hòm phiếu, phấn, bảng, hoa, khăn trải bàn…
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp hội ý:
- Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua và thống nhất
chương trình hoạt động.
- 1 -


Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Phân công người viết báo cáo và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp
trong năm học trước: Lớp trưởng.
- Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
- Phân công người điều khiển chương trình: Ngọc Hân
- Thư ký cuộc họp: bạn Hà Vy.
- Bầu ban kiểm phiếu: 4 bạn tổ phó của 4 tổ (chuẩn bị phiếu bầu và hòm
phiếu)
- Phân công tổ 1 và 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp; gi ới thiệu chương trình làm việc, giới thiệu người điều
khiển chương trình, thư ký cuộc họp
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Lớp chúng mình”
b. Báo cáo hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua:
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học trước
và phương hướng hoạt động trong năm học mới.
- Lớp thảo luận góp ý kiến cho bản báo cáo của bạn lớp trưởng.
- Bạn Quỳnh Anh tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
c. Bầu cán bộ lớp mới:
- Bạn Quỳnh Anh yêu cầu các bạn trong lớp thảo luận để thống nhất tiêu
chuẩn của cán bộ lớp:
+ Học lực: giỏi hoặc khá
+ Hạnh kiểm: tốt
+ Tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc
+ Có năng lực trong các hoạt động tập thể
+ Có uy tín với các bạn trong lớp
- Tự ứng cử hoặc đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
- Bạn thư ký: Hà Vy ghi tên các bạn tự ứng cử (nếu có) và các bạn được đề cử

lên bảng.
- Lớp bầu ra trưởng ban kiểm phiếu. Trưởng ban kiểm phiếu nêu rõ thể lệ bầu
cử:
- 2 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
+ Bầu lớp trưởng và các lớp phó (bằng phiếu)
+ Bầu các cán sự bộ môn (bằng phiếu)
+ Bầu tổ trưởng, tổ phó của các tổ (biểu quyết theo đơn vị tổ)
- Ban kiểm phiếu chia phiếu bầu cho các bạn. Thu lại phiếu, kiểm phiếu và
công bố kết quả bầu cử lên bảng.
- Lớp trưởng mới thay mặt các cán bộ mới của lớp phát biểu ý kiến.
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài
hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới, giao nhiệm vụ và
nêu trách nhiệm của cán bộ lớp đối với tập thể lớp đồng thời động viên các
bạn cán bộ lớp cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được tập thể lớp
giao phó trong năm học.
Giáo viên chủ nhiệm chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác để đạt kết quả tốt trong
mọi hoạt động trong năm học này.
Hoạt động 2
“Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.
- Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp
hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

- Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b. Hình thức hoạt động:
- Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời
- Liên hệ thực tế
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học
- 3 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp
hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán
bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án)
- Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển)
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu
mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi
thảo luận và đáp án.
- Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch
hoạt động.
- Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Vy
- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ
Nghiêm Bá Hồng)
b. Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận

- Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ
trưởng tập hợp các ý kiến của tổ.
- Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình.
- Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến
chung về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này.
- Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận.
c. Văn nghệ
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –K. Trang giới thiệu các
bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và
động viên học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm
học.
- 4 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
Hoạt động 3
“Ca hát mừng năm học mới, mừng thầy cô và bạn bè”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi tham gia ca hát các bài hát ca
ngợi tình bạn dưới mái trường, tình thầy trò thân thiết, tình yêu mái trường...
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp, quý trọng thầy cô
giáo, đoàn kết với bạn bè, phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin
quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền
thống của trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
Ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hát và ngâm thơ giữa các tổ
- Thi sáng tác thơ theo chủ đề trên

- Tổ chức trò chơi “Đi tìm ẩn số” cho các bạn trong lớp tham gia
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô và bạn bè. (Ban văn nghệ)
- Hệ thống câu hỏi và đáp án cho trò chơi “Đi tìm ẩn số” (Ban văn nghệ và
cán bộ lớp)
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện hoạt
động.
- Lớp thảo luận thống nhất yêu cầu, nội dung, hình thức và kế hoạch hoạt
động. Phân công chuẩn bị các công việc cụ thể (lớp trưởng điều khiển)
- Ban văn nghệ chuẩn bị các câu hỏi và đáp án, thang điểm...
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn lớp trưởng; Thư ký: bạn Vy.
- Ban giám khảo: GVCN & Ban văn nghệ
- Các tổ có kế hoạch sưu tầm và sáng tác thơ ca cùng luyện tập theo tổ.
- Phân công viết giấy mời mời cô Nhung và cô Thu Phương tham gia ban
giám khảo
- Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- 5 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
cùng các cô giáo dạy nhạc tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Nguyễn Thượng Hiền -Mái trường yêu”
b. Thảo luận về truyền thống của trường, của lớp:
 Bạn lớp trưởng giới thiệu các hình thức thi và cách tham gia cuộc thi:
- Thi hát về trường lớp, thầy cô và bạn bè
- Tham gia trò chơi
- Thi sáng tác thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè

 Mỗi tổ cử ra 3 bạn đại diện cho tổ tham gia đội thi
 Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát lần lượt theo thứ tự tổ 1, 2, 3, 4. Nếu tổ
nào đến lượt mà không hát được thì chuyển sang tổ khác. Trong 10 phút tổ
nào có được nhiều bài hát nhất thì thắng cuộc. (bài hát nào đã được tổ trước
hát rồi thì tổ sau không được hát lại)
 Trò chơi: trả lời nhanh và đúng (dành cho cả lớp): Bạn Quỳnh Anh lần
lượt đặt câu hỏi các bạn xung phong trả lời ai trả lời đúng sẽ có quà (nếu
không ai trả lời được thì nhờ ban giám khảo)
 Thi sáng tác thơ:
- 4 tổ lần lượt cử đại diện lên đọc bài thơ do các bạn tự sáng tác
- Ban giám khảo nhận xét cho điểm
- Tặng quà cho tổ nhất nhì ba
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và đánh giá kết quả của cuộc thi.
- 6 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
Hoạt động 4
“Thi tìm hiểu về truyền thống của trường”
1. Yêu cầu giáo dục:
Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của
trường, những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của
trường.
Phấn khởi tự hào & phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc
phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
- Nội dung và hình thức hoạt động:
- Ý nghĩa của tên trường
- Danh nhân Quê hương Nguyễn Thượng Hiền

Nguyễn Thượng Hiền (chữ Hán: 阮阮阮) tên tự: Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, tên hiệu: Mai Sơn còn
được gọi là Ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1867 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Ông là con rể

quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết, cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên.
Từ nhỏ Nguyễn Thượng Hiền đã nổi tiếng rất thông minh. Năm 1884, khi 17 tuổi, ông đỗ cử nhân
ở khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì
kinh thành Huế thất thủ, ông phải về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa. Đến năm 1892, ông ra thi Đình
và đỗ Hoàng Giáp[1]. Lúc đó 24 tuổi, Nguyễn Thượng Hiền được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử
quán, thăng Đốc học ở Ninh Bình, rồi thuyên sang Nam Định nên ông còn được gọi là ông Đốc
Nam.
Trong thời gian ở Huế, ông cảm nhận tư tưởng tiến bộ của Đại Thế Thiên Hạ Luận của nhà sư
Nguyễn Lộ Trạch và đọc nhiều tân thư của Trung Quốc. Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước
như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợ phong trào Đông Du
nhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước.
Năm 1907 vua Thành Thái bị người Pháp buộc thoái vị, ông vào phủ toàn quyền đòi nhà nước bảo
hộ bãi lệnh nhưng không thành[2]. Thối chí, ông sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan
Bội Châu lập ra Việt Nam Quang Phục Hội, năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông là người
lãnh đạo của hội.
Sau khi các hoạt động của Việt nam quang phục hội thất bại, Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc vào
tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) và mất tại đây ngày 28
tháng 12 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường.[3].
- 7 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, Nôm. Thơ ông chủ yếu ký thác những tâm sự
của mình và lên án chính sách của người Pháp, khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên
chống Pháp. Tập văn xuôi Hát Đông thư dị của ông mang đậm tính chất truyền kỳ.
Tên ông được đặt cho nhiều đường phố, trường học tại Việt nam.
Tác phẩm
Thơ
Nam chi tập (gồm 3 quyển)
Mai Sơn ngâm tập
Nam hương tập

Mai Sơn ngâm thảo
Một số bài thơ Nôm tuyên truyền cách mạng: Bài phú cải lương, Hợp quần doanh sinh thuyết...
Văn xuôi
Hát Đông thư dị

- Những truyền thống tốt đẹp của trường
- Những tấm gương dạy tốt: Thầy Chu Tuấn, Thầy Đắc , Thầy Lợi , Thầy
Luyện, Cô Hạnh ,Cô Bích Nga,Cô Trịnh Thị Kim Oanh, Cô Hương,Cô Kim
Dung, Thầy Đặng Tiến Hiệp, Cô Hoa Nhi,…
- Những tấm gương học tốt: Bạn Lưu Hoàng Long, Đặng Lan Anh, Nguyễn
Thành Công, Chu Công Sở.. đạt giải HSG Thành phố và đỗ vào Chuyên Bộ
….
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường Trung tâm chất lượng cao của
Ứng Hòa
a. Hình thức hoạt động:
- Thi hỏi – đáp về truyền thống của trường
- Thi đố vui và văn nghệ
2. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Những mẩu chuyện về địa danh mà trường mang tên
- Tấm gương dạy tốt, học tốt của các thầy, cô giáo và các bạn sưu tầm.
- Các bài hát về trường lớp thầy cô và bạn bè
- Câu hỏi và đáp án về truyền thống của trường
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động
cho cả lớp đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các
phương tiện hoạt động.
- 8 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.

- Lựa chọn đội hình thi đấu gồm 2 đội đội 1 gồm đại diện của tổ 1 và 2; đội 2
gồm đại diện của tổ 3 và 4. Các thành viên còn lại là các cổ động viên.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Vy
- Ban giám khảo: chủ nhiệm và 4 bạn cán sự bộ môn của lớp
- Xây dựng biểu điểm cho từng phần thi.
- Chuẩn bị tặng phẩm: Ban phụ huynh
- Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
3. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia ban giám khảo của cuộc thi.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em”
b. Thi hát tốp ca giữa các tổ:
 Bạn Quỳnh Anh nêu lần lượt các yêu cầu và thể lệ của cuộc thi, cách
chầm điểm, thời gian thi của từng phần câu hỏi
- Các đội thi giới thiệu tên đội và tên các thành viên của đội mình
- Ban giám khảo đưa ra nhận xét phần trình bày của các tổ và chấm điểm.
 Thi tìm hiểu về truyền thống của trường
- Bạn Quỳnh Anh lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi.
- Các đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời
chính xác, đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì mời
các cổ động viên trả lời. Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo
giải đáp.
 Thi đố vui và văn nghệ
- Dành cho các bạn cổ động viên
- Bạn Quỳnh Anh nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời
các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 4 tổ. Nếu các cổ
động viên không trả lời được thì mời ban giám khảo giải đáp
4. Kết thúc hoạt động:
- Bạn Quỳnh Anh nhận xét chung sau đó công bố kết quả của từng phần thi

giữa các tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm lên tặng quà cho đội thắng cuộc, động viên khen ngợi
tinh thần tham gia cuộc thi của các bạn học sinh.
- 9 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tổ chức ngày: 1/ 10 / 2010
Hoạt động 1
“Vâng lời Bác dạy – Em gắng học chăm”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng
9 năm 1945
- Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học
tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.Tự hào là HScủa Hà Nội
-1000 năm
- Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta,
ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh.
- Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa
- Câu hỏi và đáp án
- Một số tiết mục văn nghệ

b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề.
 Phân công chuẩn bị:
- 10 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945.
- Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ
nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án.
Các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước.
- Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ
cử 1 bạn đại diện đứng lên trả lời.
- Cử ban giám khảo: Thầy chủ nhiệm và cán bộ lớp
- Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn.
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện các yêu cầu được giao
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ
Chí Minh”
b. Trao đổi thảo luận:
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội
dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý
kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận

một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi
vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng
điều khiển lớp thảo luận, trao đổi.
- Bạn Hân - Lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất trí
cao của các bạn.
- Với những vấn đề khó có thể nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
c. Văn nghệ:
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –K. Trang giới thiệu các
bài hát ca ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam.
- 11 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo
luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong
năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai
sau của đất nước.
Hoạt động 2
“Lễ giao ước thi đua: Tiết học tốt”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em
cần thực hiện trong tiết học đó; từ đó học sinh xác định được thái độ học tập
đúng đắn, tự rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong
học tập.
- Học sinh rèn luyện, kỹ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến
trong giờ học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Tiêu chuẩn thi đua trong một tiết học tốt và ý nghĩa, tác dụng của tiết học tốt
đó

- Mỗi học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để lớp có được 1 tiết học
tốt.
- Đăng ký thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”.
b. Hình thức hoạt động:
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện
- Văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các bản đăng ký giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ
tiêu, biện pháp cụ thể:
+ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà: 92%
+ Giữ kỷ luật trật tự trong giờ học: 95%
+ Số điểm tốt đạt được trong tuần: 50 điểm
- 12 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
+ Mỗi bạn trong mỗi giờ học giơ tay phát biểu ý kiến ít nhất 1 lần
b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Lễ giao
ước thi đua” để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
- Phân công giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho
hoạt động như: Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu; Xây
dựng chuẩn thang điểm đánh giá.
- Phân công bạn Hân là người điều khiển thảo luận
- Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
- Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện các yêu cầu được giao

4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: Em yêu trường em, Mái trường Thượng
Hiền thân yêu
b. Thảo luận:
- Bạn Trâm lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực
hiện để lớp thảo luận
- Cả lớp phát biểu ý kiến, thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy
biểu quyết thể hiện sự quyết tâm của cả lớp.
- Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
c. Giao ước thi đua:
- Lớp trưởng nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay
mặt tổ mình lên giao ước thi đua.
- Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ ký của các tổ viên. tổ trưởng khi lên
giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu chung của tổ,
của các tổ viên, các biện pháp thực hiện… và xin giao ước thi đua với lớp.
- 13 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời một tổ viên của mình lên đọc
giao ước thi đua cá nhân.
- Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua xong, bạn lớp trưởng trình bày tóm
tắt “Chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể vaf học tập, về
rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
d. Văn nghệ:
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –K. Trang giới thiệu các
bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn

trong năm học này.
Hoạt động 3
“Hội vui học tập”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức của môn học.
- Xây dựng thái độ vươn lên trong học tập và say mê học tập của học sinh.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Kiến thức môn học đã học trong năm học trước, kiến thức môn học đang học
trong năm học này
- Kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi trả lời câu hỏi dưới 2 hình thức: cá nhân và tổ
- Văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố.
- Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm, đáp án …
- Phần thưởng, chuông
b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- 14 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng
dẫn các em, sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu có liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn
bị và hời gian tiến hành.
- Phân công lớp trưởng điều khiển chung.
- Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
- Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.

- Cử ban giám khảo: Lớp phó học tập và bốn tổ trưởng.
- Mỗi tổ cử 3 bạn tham gia đội thi.
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện các yêu cầu được giao.
- Các học sinh trong đội thi cùng trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội
dung sẵn sàng cho cuộc thi.
- Các tổ cùng đội thi của mình hội ý để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng
chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên vừa sẵn sàng tham
gia để giải đáp các câu hỏi khi người dẫn chương trình yêu cầu.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trái đát này là của chúng mình”
b. Cuộc thi:
 Phần thi cá nhân: “Ai nhanh – Ai giỏi”
- Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi, các bạn xung phong giơ tay trả lời. Ban
giám khảo nhận xét sau mỗi câu trả lời bổ xung ý còn thiếu; nếu bạn xung
phong trả lời sai thì bạn khác có thể giơ tay xin trả lời thay. Ai trả lời đúng
sẽ được nhận quà.
 Phần thi theo tổ: “Đội nào nhanh hơn - Đội nào giỏi hơn”
- Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi và các đội được chuẩn bị câu trả lời trong
vòng 30 giây.
- Đội nào có câu trả lời trước thì rung chuông báo hiệu; nếu 4 đội không có tín
hiệu trả lời thì bạn Quỳnh Anh có thể gọi các bạn khán giả tham gia trả lời
câu hỏi đó.
- 15 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Trong tình huống cổ động viên trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được nhận quà và
câu trả lời sẽ được tính điểm cho đội nhà của của động viên đó.

- Ban giám khảo công bố tổng số điểm và tuyên bố đội nhất, nhì, ba.
- Văn nghệ xen kẽ.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn
trong năm học này.
Hoạt động 4
“Sinh hoạt văn nghệ: Bài ca học tập”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh ôn luyện và hiểu biết thêm về ý nghĩa giáo dục của các bài
hát.
- Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc và ý thức say mê trong học tập.
- Rèn kỹ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Kết hợp biểu diễn các tiết mục văn nghệ với phần thi đọc, thi hát một số
đoạn của bài thơ, bài hát phù hợp với yêu cầu của chủ đề.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hát cá nhân, tập thể theo chủ đề “Bài ca học tập”
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Sưu tầm và lựa chọn các bài hát, bài thơ, điệu múa… theo chủ đề “Bài ca
học tập”
- Trang phục biểu diễn
- Phần thưởng, hoa
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức thi, động
viên các cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia biểu.
- Phân công lớp trưởng điều khiển chung.
- Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
- 16 -

Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Phân công tổ 4 rang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Cử ban giám khảo: Ban văn nghệ
- Cá nhân, tổ nhóm đăng ký tiết mục tham gia dự thi và chuẩn bị chu đáo.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mơ ước ngày mai”
b. Cuộc thi:
- Người dẫn chương trình công bố thể lệ dự thi và cách chấm điểm.
- Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bài hát tham gia dự thi
- Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
- Thư ký ghi điểm lên bảng.
- Ban giám khảo công bố tổng số điểm và tuyên bố giải nhất, nhì, ba.
- Cô giáo chủ nhiệm tặng hoa và quà cho các tiết mục hay.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia cuộc thi và sự chuẩn bị của
các học sinh; động viên các em hăng hái tham gia các hoạt động của lớp và
của trường.
- 17 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1
Lễ đăng ký thi đua : “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
- Học sinh có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của
thầy cô; rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Trao đổi và tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô đối với học sinh.
- Phát động và đăng ký thi đua giành hoa điểm tốt kính đang thầy cô
- Vui chơi ca múa
b. Hình thức hoạt động:
- Thảo luận; tìm hiểu
- Lế đăng ký thi đua
- Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Sưu tầm các bài viết, truyện kể, bài thơ ca ngợi tấm lòng vì học sinh thân yêu của
thầy cô giáo.
- Câu hỏi để học sinh trao đổi và thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
- Gợi ý và hướng dẫn cho cán bộ lớp và chi đội.
- 18 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Vy.
- Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt
dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ

- Họp tổ phân công công việc: sưu tầm tranh ảnh, thơ, truyện, văn nghệ…
- Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9,10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1,2,3,4 bị trừ đi 1 bông hoa.
Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của
các tổ.
Các cá nhân được phân công công việc cụ thể phải có ý thức làm thật tốt phần việc
của mình.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia
cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cô giáo em”
b. Thảo luận “Công ơn của thầy cô”:
- Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các
bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời.
- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình
nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”.
- Bạn lớp trưởng tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
- Trong quá trình thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về những kỷ
niệm cũ của học sinh đối với các thầy cô giáo cũ của các em.
c. Đăng ký thi đua “Tuần học tốt”:
- 19 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
- Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá
thi đua của tuần học tốt.
- Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua.
- Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng
d. Văn nghệ:
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –Kiều Trang giới thiệu các bài

hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn tình cảm mà các em học sinh đã giành cho các nhà
giáo nói chung và giáo viên trong lớp nói riêng. Cô mong các em nỗ lực phấn đấu
đạt kết quả cao trong kỳ thi hết học kỳ I tới đây và đó chính là món quà quý nhất
mà các em tặng cô.
- 20 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
Hoạt động 2
Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và về mái
trường thân yêu.
- Giáo dục học sinh thái độ, tình cảm yêu quý và biết ơn vâng lời thầy cô.
- Rèn luyện kỹ năng và phong cách biểu diễn văn nghệ
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện... theo chủ đề “Thầy cô và mái trường thân yêu”
b. Hình thức hoạt động:
- Biểu diễn cá nhân, tập thể
- Mời thầy cô cùng tham gia
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các tiết mục văn nghệ.
- Cây “Hoa dân chủ” với các bông hoa yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện…
- Phấn, bảng, lọ hoa trang trí
b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
- Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể:

+ Phân công người điều khiển chương trình: bạnHân , Quỳnh Anh; Thư ký: bạn
Vy.
+ Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
+ Phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình
+ Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô giáo dạy lớp mình
+ Phân công cán bộ lớp chuẩn bị cây hoa dân chủ và các yêu cầu trong mỗi bông
hoa
- 21 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện các công việc được giao.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia
cuộc họp cùng các thầy cô bộ môn.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em vui bước đến trường”
b. Văn nghệ:
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca
ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
- Trong phần “Hái hoa dân chủ” bạn nào thực hiện đúng yêu cầu trong mỗi bông hoa
sẽ được trao phần thưởng, nếu ai không thực hiện được yêu cầu thì phải nhảy lò cò
1 vòng quanh lớp.
5. Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng thay mặt lớp cảm ơn các thầy cô giáo đã tham dự cuộc vui với các em
đồng thời cảm ơn các thầy cô đã tận tình dạy dỗ các em nên người, hứa cố gắng
học tốt để không phụ công lao của thầy cô giáo.
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và hướng dẫn
học sinh chuẩn bị cho lễ ký niệm 20 – 11.
- 22 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL

Hoạt động 3
Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô.
- Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Vị trí và ý nghĩa vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng và
phát triển đất nước.
- Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh.
b. Hình thức hoạt động:
- Tặng hoa chúc mừng thầy cô.
- Thảo luận
- Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Lời chúc mừng thầy cô.
- Một số câu hỏi thảo luận
- Phấn, bảng, lọ hoa trang trí
- Một số tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày
Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.
- Động viên học sinh tham gia thảo luận.
- 23 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL

- Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Vy
- Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô bộ môn đã và đang dạy lớp
mình.
 Nhiệm vụ của học sinh:
- Thực hiện các công việc được giao.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia
cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp và các thầy cô dạy bộ môn.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Bụi phấn”
b. Lễ kỷ niệm và chúc mừng:
- Bạn Quỳnh Anh đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.
- Bạn Hân thay mặt lớp chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam
20 – 11.
- Một số học sinh có thành tích cao trong học tập thay mặt các bạn lên chúc mừng
các thầy cô giáo.
- Đại diện thầy cô lên phát biểu ý kiến.
- Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp.
c. Thảo luận:
- Bạn Quỳnh Anh lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận.
- Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia phát biểu ý kiến.
- Bạn Quỳnh Anh tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp.
- Thư ký, bạn Trâm ghi biên bản.
d. Văn nghệ:
- Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca
ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
5. Kết thúc hoạt động:

- 24 -
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền -Ứng Hòa- Hà Nội Giáo án HĐNGLL
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và phát động
học sinh thi sáng tác theo đề tài “Biết ơn thầy cô giáo”.
Hoạt động 4
Bình báo tường
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về các thầy cô giáo, về tình
nghĩa thầy trò.
- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học và kỹ năng sáng tác của học sinh.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Các bài thơ, bài văn, tranh ảnh do học sinh sáng tác, vẽ hoặc chụp về công ơn các
thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.
- Lời bình cho những sáng tác trên.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi viết, vẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm sáng tác dưới các thể loại tập san, báo
tường.
- Tổ chức đọc trao đổi và nhận xét đánh giá về nội dung và hình thức của các tác
phẩm do các bạn học sinh tự sáng tác.
- Bình chọn các tác phẩm được ưa thích nhất
- Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Giáy A4 và bìa khổ to, bút, mực vẽ.
- Các bài văn, thơ, tranh, ảnh được trang trí trên các loại báo tường hoặc tập san.
- Vị trí trưng bày cho từng tổ.
- Phần thưởng
- Một số tiết mục văn nghệ.

b. Về tổ chức:
 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- 25 -

×