Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hóa học thpt - Lời giải chi tiết đề thi ĐH năm 2008 khối A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.54 KB, 15 trang )

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ
KHỐI A NĂM 2008 – MÃ ĐỀ 794
I.

Đáp án chi tiết:

Đáp án: A
Câu này không cần thời gian suy nghĩ nhiều, chỉ cần đọc lần lượt từng phản ứng và đánh dấu lại,
10-15s

Đáp án: D
Câu này cũng không cần nhiều thời gian, chỉ cần đọc đề bài, đánh dấu qua từng chất rồi đếm,
hoặc loại trừ Al2(SO4)3 và K2SO3, 10-15s

Đáp án: A
nCO2 = 0,2 mol (nhẩm), nOH- = 0,25 mol (nhẩm: (1+2*2)/2 = 2,5 → 0,25) → 0,05 mol CO32và 0,15 mol HCO3- (nhẩm – bảo tồn C + bảo tồn điện tích âm) → 0,05 mol Ba2+ bị kết tủa →
9,85g (nhẩm)
Bài này làm trong 15-20s

Đáp án: C
nFeO = nFe2O3 → xem hỗn hợp đã cho là 0,01 mol Fe3O4 (M = 232 đã quen thuộc) → đáp án C
(tỷ lệ Fe3O4 : HCl = 1:8 cũng rất quen thuộc, hoặc nhẩm nhanh: Fe3O4: 0,4mol O2- → 0,8 mol H+)
/>


Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc


0985052510

Bài này làm trong 10-15s

Đáp án: B
Dữ kiện 1 → có gốc NO3Dữ kiện 2 → có gốc NH4+
Bài này làm trong 5-10s

Đáp án: D
Câu này khá đơn giản, chỉ cần đọc lần lượt từng đáp án là chọn được đáp án đúng. Thậm chí,
đáp án D với nội dung ngắn hơn thường được đọc trước tiên (theo tâm lý thông thường của học sinh)
(D là muối amoni hữu cơ, không phải este)
Câu này 5-10s

Đáp án; A
Câu này khá đơn giản, 5-10s

Đáp án: A
Đây là 1 câu tương đối dài.
Vì CuO dư → 2 rượu đã phản ứng hết, MY = 27,5 < 29 → trong hỗn hợp Y có H2O.



/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Trong phản ứng oxh RCH2OH → RCHO + H2O, tỷ lệ mol là 1:1:1. Do đó


M H 2O + M aldehyde

= 27,5 → M aldehyde = 37 → có HCHO và CH3CHO với tỷ lệ 1:1, nAg =
2
0,6 mol → ban đầu có 0,2 mol rượu, m = 0,2 * (37+2) = 7,8g (tất cả đều có thể nhẩm nhanh được)
MY =

Bài này cần 40-60s

Đáp án: D
Câu này khá dễ, chắc bạn nào cũng nhớ và làm đúng: 3 xylen + etylbenzen
Bài này làm trong 5-10s

Đáp án: B
(Đưa thêm số liệu: V = 1 lít). Nhìn thống qua cũng thấy H+ dư là 0,02 mol → pH = 2 (nhẩm)
Bài này rất dễ, làm trong 5-10s

Đáp án: C
Dữ kiện 1: phân tích hệ số → thể tích khí giảm = thể tích H2 phản ứng → tỷ lệ:1:2
Dữ kiện 2 → Rượu Z là rượu 2 chức

→ đáp án C: X là aldehyde no, 2 chức.

Đáp án: C
Câu này quá dễ, chỉ cần 5s


/>


Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Đáp án: C
Câu này cũng khá dễ, Al – 0,1mol và Fe – 0,1 mol (nhẩm) khi tác dụng với Ag+ có thể cho tối
đa 0,6mol e trong khi Ag+ chỉ có 0,55 mol → Ag+ bị khử hết, m = 0,55*108 = 59,4g
Câu này cần 15-20s

Đáp án: C
Y có khả năng tráng gương → Y là HCOOH hoặc một aldehyde
- Y là HCOOH → Rượu Z là CH3OH → tách nước không thể ra anken
- Y là aldehyde → Rượu ban đầu không no → tách nước cũng không thể ra anken
(các đáp án còn lại đều đúng hoặc chưa chắc sai)
Câu này cần 20-30s

Đáp án : A
Catot (chỗ của cation → Na+, loại B và C)
Câu này quá dễ, 5-10s.

Đáp án: C
Áp dụng phương pháp tăng – giảm khối lượng: m = 5,48 + 22*0.06 = 6,8g
Câu này cần 15-20s



/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc


0985052510

Đáp án: A
2,24 lít NO2 → 0,1 mol e → 0,1 mol Ag → 0,05 mol Aldehyde (loại trừ HCHO) → M = 72
→ đáp án A
Câu này 15-20s

Đáp án: B
Cấu tạo mạch C (rượu – acid) có thể là: 4 = 1 + 3 = 2+ 2 = 3 (thẳng và nhánh) + 1 → có 4 đồng
phân
Câu này 15-20s

Đáp án: C
Câu này cũng rất dễ, chỉ cần 5-10s

Đáp án: D
Đây là “Bài toán kinh điển” quá quen thuộc, để cho nhanh, ta áp dụng cơng thức tính đã nêu
trong bài giảng “Đánh giá đầy đủ hơn ý nghĩa của phương pháp ghép ẩn số”:
nNO = 0,06 mol (nhẩm) → 0,18 mol e trao đổi
mFe = 0,7*11,36 + 5,6 *0,3 = 8,96g hay 0,16 mol → mFe(NO3)3 = 38,72g
Bài này cần 20 -30s.

Đáp án: B
Đây là một kiến thức cơ bản về cấu tạo bảng tuần hồn, khơng có gì để trao đổi thêm
Câu này cần 10-15s


/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc


0985052510

Đáp án: B
Phản ứng của Al với NaOH có tỷ lệ 1:1 (nhẩm dễ dàng vì tạo ra NaAlO2 có Na : Al = 1:1) do đó
Al dư. H2 – 0,4 mol (nhẩm) → số e Al và Na cho là 0,8 mol (với tỷ lệ Al : Na = 1:1) → Al = Na =
0,2 mol → Al dư = 0,2 mol → m = 5,4g (tất cả đều tính nhẩm được)
Câu này cần 20-30s

Đáp án: C
Câu này cũng khơng khó nếu đã học kỹ và nhớ được CTPT của 2 loại tơ này.
Câu này cần 20-30s

Đáp án: A
X là muối cacbonat → X1 là oxit → X2 là kiềm (loại B) → Y là muối acid → là NaHCO3
Câu này cần 20-30s

Đáp án : B
Câu này khơng có, đọc kỹ đề, lần lượt từng chất và đánh dấu lại là có đáp án đúng.
Câu này cần 10-15s

Đáp án : C


/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510


Chú ý là đề bài hỏi V lớn nhất. Thứ tự phản ứng : trung hịa → trao đổi.
Trong đó nH+ = 0, 2 mol → nNaOH = 0,2 mol
và nAl3+ = 0,2 mol trong đó có 0,1 mol Al(OH)3 kết tủa → 0,3 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2
→ 0,4 mol NaOH (tỷ lệ của phản ứng từ Al3+ → NaAlO2 là Al(OH)3 : NaOH = 1:4)
Tổng hợp lại, nNaOH = 0,9 mol → V = 0,45 lít
(Tất cả các giá trị trên đều có thể nhẩm được rất nhanh)
Câu này làm trong 20-30s

Đáp án: B
Hỗn hợp X gồm 3 Hidrocacbon có cùng 3C. Do đó dễ dàng tìm ra CTPT trung bình của X là
C3H6,4 → 3CO2 + 3,2H2O
Khối lượng cần tìm: m = 0,3*44 + 18*0,32 = 18,96g

Đáp án: A
Kết tủa là 0,6 mol Al(OH)3 (46,8/78 – nhẩm được) → 0,6 mol Al3+ → ban đầu có 0,1 mol
Al4C3 và 0,2 mol Al (nhẩm được) → 0,3 mol CH4 + 0,3 mol H2 (nhẩm được) → a = 0,6
Câu này làm trong 15-20s

Đáp án: D
Câu hỏi này khơng khó, nhưng đòi hỏi các em phải nhớ danh pháp và biết cách viết lại cho đúng
CTCT.
Câu này làm trong 10-15s

Đáp án: D
Câu này làm trong 5s



/>


Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Đáp án: C
mgiảm = mO = 0,32g → n(CO, H2) = nO = 0,02 mol → V = 0,448 lít (tất cả đều có thể nhẩm rất
nhanh)
Câu này cần 10-15s

Đáp án: A
Câu này rất dễ, nhớ là HCl có Cl- ở trạng thái oxh thấp nhất → khơng cịn tính oxh, tính oxh
chỉ do H+ gây ra → cứ phản ứng nào có giải phóng H2 là ok.
Câu này chỉ cần 5s

Đáp án: B
Câu này khá dễ, chỉ cần 5-10s

Đáp án: B
Câu này chỉ cần 5s

Đáp án: D
Câu này chỉ cần 5-10s, chú ý oleic là acid không no


/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510


Đáp án: C
nH+ = 0,08 + 0,04 = 0,12 mol, nCu = 0,05 mol mà tỷ lệ phản ứng tạo NO là:
Cu + 4H+ → NO → H+ hết, Cu dư → NO = 0,12/4 = 0,03 mol → 0,672 lít (nhẩm được hết)
Câu này cần 20-30s

Đáp án: B
250kg – 4000 mol VC. Tỷ lệ 2CH4 → -C2H3Cl- (bảo toàn C) → V = 4000*2/0,5/0,8 = 448
Câu này cần 20-30s

Đáp án: C
mtăng = mO = 1,2g → nO = 0,075 mol → nHCl = 0,15 mol → V = 75ml (nhẩm được hết)
Câu này cần 15-20s

Đáp án: D
Câu này là thuần túy lý thuyết, chỉ cần nhớ là ok, 5s.

Đáp án: D
Z có M = 16 → trong Z còn H2 (M = 2) dư và C2H6 (M = 30) → tỷ lệ 1:1 (M trung bình là
trung bình cộng) hay H2 - 0,01 mol, C2H6 – 0,01 mol → H2 phản ứng là 0,03 mol, trong đó 0,02 mol
tạo thành C2H6

→ m tăng = 26*0,05 + 2*0,01 = 1,32g


/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510


(có thể giải nhanh hơn bằng phương pháp bảo toàn khối lượng:
mtăng = 0,06*26 + 0,04*2 – 0,02*16 = 1,32g)
Câu này cần 20-30s

Đáp án: B
Câu này rất dễ dàng, tâm lý chung là khi nói kim loại tác dụng với Fe3+ bao giờ ta cũng nghĩ
đến Fe và Cu trước (thói quen tư duy) ^^
Câu này 10-15s

Đáp án: A
Câu này rất dễ, 5-10s

Đáp án: B
12x + y = 16*3,625 = 58 → x = 4, y = 10, có 4 đồng phân quá quen thuộc là n-, iso, sec – và
tertCâu này 10-15s

Đáp án: D
Câu này chỉ cần 10-15s



/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Đáp án: D
Phản ứng hoàn toàn mà Al dư → Fe2O3 đã phản ứng hết.
Từ dữ kiện 2 → nH2 = 0,0375mol → Al dư là 0,0375/1,5 = 0,025 mol, kết hợp với dữ kiện 1

→ Fe sinh ra là 0,1 mol (trong ½ Y)

→ Fe2O3 ban đầu là 0,1 mol và Al = 0,05 + 0,2 = 0,25 mol → m = 16 + 0,25*27 = 22,75g

Đáp án: A
Câu này rất dễ, 1 quy tắc của ăn mịn điện hóa và phản ứng oxh – kh, 5-10s

Đáp án: D
Các làm bài tập này có thể xem thêm trong bài giảng “Phân tích hệ số và ứng dụng”
Khối lượng hỗn hợp trước và sau được bảo toàn → KLPT (M) tỷ lệ nghịch với số mol khí

→ M = 12 * 2 * 3 = 72 → C5H12

Đáp án: B
Câu này chỉ cần cẩn thận 1 chút là ok, 10-15s

Đáp án: D
Câu này có nguyên vẹn trong SGK, chỉ cần 5-10s



/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Đáp án: C
Đếm trên mạch C:


C C C C
C
Câu này chỉ cần 5 – 10s

Đáp án: A
Mglucose = 180 → Msorbitol = 182 → 0,01 mol Sorbitol (nhẩm được hết)
M = 180 * 0,01/0,8 = 2,25g
Câu này làm trong 15-20s

Đáp án: D
0,01 mol Cr3+ → 0,01 mol Cr+6 cho 0,03 mol e → 0,015 mol Cl2.
Số mol K+ phải đủ để bảo toàn điện tích với: 0,01 mol CrO42-, 0,03 mol Cl- (trong CrCl3) và 0,03
mol Cl- (tạo thành từ 0,15 mol Cl2) → 0,08 mol → 0,08 mol KOH
Bài này làm trong 20-30s

Đáp án: A
Đây là một nguyên tắc điện hóa, cực âm là Zn bị ăn mòn.
Câu này làm trong 5-10s



/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Đáp án: B
Câu này quá đơn giản, 5s


Đáp án: A
Đây là một quy trình quen thuộc, điều chế Cu từ quặng chancopirit.
Câu này làm trong 10-15s

Đáp án: C
Áp dụng phương pháp đếm đồng phân trên mạch C.
Câu này làm trong 5-10s
II.

Một số nhận xét:

Qua việc giải nhanh các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A năm 2008 môn Hóa, ta
rút ra một số nhận xét như sau:
1, Đề thi năm nay về cơ bản là tương đương với đề thi ĐH năm ngối (2007) tuy nhiên có phần
dễ hơn một chút, thể hiện ở 2 ý:
− Một là, các em học sinh cũng như giáo viên đã làm quen tốt hơn với hình thức thi trắc
nghiệm cũng như các dạng bài tập thi trắc nghiệm có thể rơi vào đề thi nên có sự chuẩn
bị tốt hơn.
− Hai là, đề thi năm nay khơng cịn nhiều câu hỏi khó, khơng có câu hỏi dài, cũng khơng
có thêm được dạng bài tập nào mới và đặc sắc hơn, so với đề thi năm ngoái.
Với mức độ đề thi thế này, cùng với việc đề thi Lý khơng q khó và đề thi Tốn năm nay có
phần dễ hơn (dù tính tốn dài hơn và phức tạp hơn) năm ngối, có thể dự đốn phổ điểm thi ĐH năm
nay sẽ tương đối đồng đều hơn ở khu vực 15-20 điểm. Do đó, kết quả thi tính chung có lẽ sẽ cao
hơn, điểm chuẩn vào các trường ĐH sẽ ở mức tương đương hoặc cao hơn năm ngoái một chút
(khoảng 0,5 điểm), nhất là các trường có điểm chuẩn năm trước trong khoảng 17-21.
2, Tỷ lệ kiến thức lớp 12 tiếp tục chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong đề thi ĐH với
khoảng 80 - 85% câu hỏi cho các nội dung liên quan (tỷ lệ này có phần cao hơn so với các năm
trước, kể cả năm 2007). Tuy nhiên, Hóa học và Tốn học khơng giống như Vật lý hay Sinh học, kiến
thức để thi môn Hóa mang tính liên tục, địi hỏi thí sinh vẫn phải nắm vững những nguyên lý, những
định luật và những phương pháp tư duy Hóa học cốt lõi được tích lũy từ lớp 10, lớp 11. Đan xen vào

mỗi câu hỏi ta vẫn thấy một sự thống nhất, sự liên tục về kiến thức.
/>


Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

3, Đề thi Hóa học dù đã rất cố gắng và có chất lượng cao, thí sinh phải có kiến thức Hóa học và
tư duy logic tương đối mạnh thì mới có thể vận dụng tốt “chiến thuật chọn ngẫu nhiên” một cách có
hiệu quả. Mặc dù vậy, trong đề thi vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu trong suy nghĩ, nhận thức của người ra
đề (tơi sẽ phân tích cụ thể trong một bài viết khác sau) nên vẫn chưa thực sự phân loại tốt được thí
sinh và nếu tỉnh táo, thí sinh hồn tồn có thể vượt qua dễ dàng những “phương án nhiễu”. Chỉ
khoảng 10-20% đề thi là có thể áp dụng chiến thuật chọn ngẫu nhiên.
4, Để giải nhanh được một bài toán mà rộng hơn là một đề thi Hóa học, địi hỏi sự kết hợp
nhuần nhuyễn và hiệu quả 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp (chú ý là tôi
xếp phương pháp ở hàng thứ yếu, cuối cùng), mà mỗi một yếu tố đều địi hỏi một q trình rèn
luyện tích cực và đúng hướng (nên cần phải được hướng dẫn). Những mốc thời gian làm bài tôi đặt
ra trong đáp án là trong điều kiện lý tưởng, với một học sinh đã hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên và trong
điều kiện như vậy thì một đề thi ĐH (dù từng được đánh giá là khó) cũng có thể giải quyết được
trong vòng 15-20 phút. Tất nhiên, tâm lý thực tế ở trong phịng thi sẽ khác và khơng có nhiều học
sinh hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên, song, phải nói như vậy để các em thấy và tự tin rằng “việc giải trọn
vẹn đề thi ĐH trong vòng 30 phút không phải là điều không thể và trong 60-90 phút thì là điều
hồn tồn có thể”
Hy vọng là qua những gì đã trình bày ở trên, các em thí sinh những năm sau sẽ tự tìm ra cho
mình một hướng tư duy đúng, một cách làm bài nhanh và có hiệu quả. Đồng thời, cũng có được
những thơng tin bổ ích để tìm ra cho mình một phương án ôn tập phù hợp nhất nhằm nâng cao cả 4
yếu tố trên. Nhất là khi Bộ GD – ĐT gần như chắc chắn sẽ phải từ bỏ kế hoạch gộp 2 kỳ thi ĐH và
Tốt nghiệp THPT làm một (tơi sẽ có bài viết phân tích những bất hợp lý của dự thảo này sau).
Chúc các em học tốt và thi tốt!!!

**********************
Để hiểu rõ hơn một số phương pháp đã sử dụng trong đáp án cũng như nâng cao tốc độ và hiệu
quả làm bài, mời các bạn và các em tìm đọc các bài giảng về phương pháp của Sao băng lạnh giá –
Vũ Khắc Ngọc tại Blog: />hoặc />Đáp án chi tiết cho đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ mơn Hóa khối A năm 2007
Đánh giá đầy đủ hơn ý nghĩa của phương pháp ghép ẩn số
Hiểu đúng hơn về chất lưỡng tính
Phân tích hệ số phản ứng và ứng dụng trong giải nhanh bài toán Hóa học


/>

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc

0985052510

Hình khơng gian - chuyên đề: Khoảng cách
Phương pháp đường chéo: sau 2 năm, có gì mới
Phương pháp vectơ trong giải tốn hình học khơng gian
Khái niệm độ bất bão hịa và ứng dụng trong giải toán
Phương pháp ghép ẩn số - những biến đổi đại số
Bài tốn kinh điển của Hóa học: bài tốn 9 cách giải
Quy tắc viết cơng thức Cấu tạo theo Lewis, CTCT + Dạng lai hóa + Hình học phân tử
Một bài Hóa thi ĐH năm 2006
Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc nghiệm Hóa học
Chuyển đổi các cơng thức biểu diễn phân tử đường
Phân tích hệ số cân bằng của phản ứng và ứng dụng trong giải nhanh bài tốn hóa học
Các bài giảng của Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc có thể được sử dụng, sao chép, in ấn,
phục vụ cho mục đích học tập và giảng dạy, nhưng cần phải được chú thích rõ ràng về tác giả.
Tơn trọng sự sáng tạo của người khác cũng là một cách để phát triển, nâng cao khả năng
sáng tạo của bản thân mình ^^

Liên hệ tác giả:
Vũ Khắc Ngọc – Phịng Hóa sinh Protein – Viện Công nghệ Sinh học
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 098.50.52.510
Địa chỉ lớp học: p107, K4, Tập thể Bách Khoa, Hà Nội
(phụ trách lớp học: 0942.792.710 – chị Hạnh)



/>


×