Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi ngu van 7 nhieuhay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.13 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, NĂM HỌC: 2008 - 2009</b>


Môn: <b>Ngữ Văn</b>, Lớp: <b>7</b> -Thời gian: <b>90 phút </b><i>(Không kể thời gian giao đề)</i>


Họ và tên học sinh: ……….………..….………….Lớp: 7/…...
Nhận xét chung của giáo viên: ………..
Điểm bài kiểm tra: ………..………….…...




<b>ĐỀ BÀI VÀ PHẦN BÀI LÀM </b>


<b>I.Trắc nghiệm:</b> (3 điểm) Đọc kĩ đề và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Bài văn “Cổng trường mở ra” (Lí Lan) ghi lại tâm trạng của ai?


A. Người bà B. Người mẹ C. Người cha D. Đứa con
Câu 2: Tác giả của văn bản “Mẹ tôi” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) là người nước nào?


A. Nước Anh B. Nước Pháp C. Nước Mĩ D. Nước Ý
Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ chứa từ ghép chính phụ?


A. Quần áo, cây ổi, hoa hồng , ăn uống B. Bà ngoại, hoa hồng, sách vở, cá rô
C. Hoa hồng, xe đạp, bánh cuốn, chim sâu D. Gốc na, li sữa, xe máy, anh em
Câu 4: Thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ?


A. Thành phần chính B. Thành phần phụ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ
Câu 5: Thông thường, ta hay dùng loại dấu nào để đặt ở cuối câu trần thuật?


A. Dấu chấm B. Dấu phẩy C. Dấu chấm hỏi D. Dấu chấm than
Câu 6: Vấn đề được đề cập trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?


A. Giáo dục B. Quyền trẻ em C. Môi trường D. Bảo vệ hồ bình


Câu 7: Dịng nào khơng nói lên tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác Hồ trong bài thơ “Đêm
nay Bác không ngủ” (Minh Huệ)?


A. Lịng kính u và biết ơn sâu sắc


B. Xúc động về một tình yêu lớn của một trái tim vĩ đại
C. Niềm hạnh phúc được đón nhận tình u thương
D. Sự đau xót, tiếc thương và trân trọng.


Câu 8: Ca dao thường mượn hình ảnh nào nhiều nhất để nói về cuộc đời vất vả, lận đận của
người nông dân thời xưa?


A. Con cuốc B. Con kiến C. Con cò D. Con tằm
Câu 9: Xét về hình thức thể loại, văn bản nào sau đây khác với ba văn bản còn lại?
A. Bức tranh của em gái tôi B. Lao xao


C. Cây tre Việt Nam D. Cơ Tơ


Câu 10: Đại từ “<i>mình” </i>trong câu: “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” dùng để trỏ gì?


A. Người B. Số lượng C. Hoạt động D. Tính chất
Câu 11: Đại từ “<i>mình”</i> (ở câu 10) giữ vai trị ngữ pháp gì trong câu?


A. Chủ ngữ B. Vị ngữ


C. Phụ ngữ của danh từ D. Phụ ngữ của động từ
Câu 12: Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có chứa phép tu từ nào?


A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
<b>II. Tự luận.</b> (7 điểm)



Câu 1. (2 điểm): Hãy viết lại một bài ca dao đã học hoặc đọc thêm về đề tài tình yêu quê
hương, đất nước, con người mà em thích. Nêu sự cảm hiểu của em về bài ca dao ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HƯỚNG DẪN CHẤM
<b>I. Trắc nghiệm:</b> (3 điểm)


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Đáp án B D C B A B D C A A D C


Mỗi đáp án đúng, được 0,25điểm
<b>II. Tự luận.</b> (7 điểm)


Câu 1. (2 điểm)


- HS viết lại chính xác bài ca dao mà mình thuộc theo đề tài đã cho (1 điểm); tuỳ theo mức
độ sai sót, Gv có thể trừ 0,25đ/2 lỗi nhưng không được trừ quá số điểm qui định.


- HS trình bày được những cảm nhận của mình về nội dung ý nghĩa của bài ca dao đã chọn
(1 điểm)


<i><b>Lưu ý</b></i>: Nếu HS viết lại bài ca dao khơng thuộc đề tài đã cho thì chỉ được phân nửa số
điểm qui định cho mỗi yêu cầu của đề.


Câu 2: (5 điểm)
a.Yêu cầu :


- Đề yêu cầu HS biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung
và tả người nói riêng. Đối tượng miêu tả là một người gần gũi, thân thuộc mà em thương


kính nên tuỳ vào sự lựa chọn của từng cá nhân. Song dù lựa chọn đối tượng nào thì cũng
phải miêu tả một cách khá tồn diện và thể hiện được quan hệ thân thiết của mình.


- Khi tả, HS biết quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu về diện mạo, dáng dấp, trang
phục, hành động, lời nói,…của đối tượng; cần chọn nét gây ấn tượng nhất kết hợp với suy
ngẫm, nhận xét để làm nổi bật những điểm riêng của người được tả.


- Bài viết có trình tự miêu tả hợp lý, diễn đạt trôi chảy, chữ viết đẹp, trình bày gọn.
b. Biểu điểm.


- Điểm 4,5à5: Thực hiện tốt các yêu cầu, có sáng tạo trong cách tả, chỉ mắc vài lỗi diễn
đạt nhỏ


- Điểm 3,5à4: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức, mắc khơng q 5
lỗi diễn đạt.


- Điểm 2,5à3: Tả chưa thật đầy đủ nhưng cũng đã tái hiện được hình ảnh của đối
tượng. Lời văn nhiều chỗ còn dài dòng, mắc khoảng 5 đến 8 lỗi diễn đạt.


- Điểm 1à 2: Nội dung còn sơ sài, lộn xộn, mắc từ 10 lỗi diễn đạt trở lên.
- Điểm 0: Dành cho những bài bỏ giấy trắng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×