Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tai lieu tap huan chuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.26 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Bộ giáo dục và đào tạo</b></i>
<i><b>Vụ giáo dục trung học</b></i>


<i><b>sở gd-đt nam định</b></i>

Tập huấn



<i><b>Híng dÉn thùc hiƯn chuẩn kiến thức kỹ năng của CTGDPT</b></i>


<i><b>thông qua một số phơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực</b></i>



<i><b>Môn: lịch sö</b></i>



<i><b>I. Lý do ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của</b></i>
<i><b>chương trình GDPT (KT-KN)</b></i>


<b>- </b>Trong thực tế dạy học mấy năm gần đây nhiều GV coi SGK là pháp lệnh, cố
dạy làm sao cho hết nội dung SGK, khơng dám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn
đến tình trạng quá tải trong dạy học bộ môn Lịch sử, HS không hứng thú học tập.


- Chương trình GDPT đã đợc ban hành và triển khai đến tất cả các trờng và
giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn không sử dụng hoặc sử dụng
khơng có hiệu quả.


*** Đa cho HViên xem quyển bìa xanh, nêu tên(CTGDPT cấp THCS), năm phát
hành(2006). Nhng nhiều nhà trờng đã cất đi cha đa cho GV thực hiện hoặc GV có
biết nhng cha quan tâm. Sau hơm nay các đồng chí về trờng tìm lại cuốn tài liệu này
chắc chắn sẽ có và phải tìm bằng đợc quyển này bởi vìcuốn CTGDPT cấp THCS mới
là pháp lệnh, còn quyển Hớng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn LS là sự cụ thể hố
cuẩ CTGDPT; ngồi ra SGK chỉ là tài liệu tham khảo quan trọng cho HS và SGV chỉ
là tài liệu tham khảo quan trọng cho GV trong quá trình giảng dạy. Và cuốn
CTGDPT này cũng là cơ sở cho các cán bộ quản lý từ cấp trờng đến cấp phòng, sở
dựa vào đó để thanh tra giờ dạy của giáo viên trên lớp, từ đó đánh giá việc thực hiện


chơng trình và kĩ năng của giáo viên


- Tình trạng dạy ôm đồm, quá tải trong các giờ học Lịch sử ở trờng phổ thơng
đang diễn ra.


- Trong q trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất
trong việc dạy nh thế nào? Dạy những nội dung gì? Rèn luyện những kĩ năng gì đối
với học sinh...dẫn đến tình trạng chưa thống nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng
trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học.


- Trong kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên cha thống nhất trong việc kiểm tra nội
dung kiến thức về khối lợng cũng nh mức độ kiến thức của các đơn vị KT-KN


- Trong dự giờ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất
trong tiêu chí đánh giá giáo viên về kiến thức, kĩ năng của giờ dạy.


- Cịn tình trạng đọc chép, không xác định được kiến thức trọng tâm làm nổi
bật tiết học **** Chúng ta sau một thời gian đổi mới về PP và đồ dùng dạy học nhất
là đối với các tiết hội giảng thì thấy rằng việc lạm dụng máy vi tính trình chiếu nội
dung bài học đã chuyển từ dạy đọc chép sang nhìn chép nên về cơ bản vẫn khơng
phát huy dợc tính tích cực của HS


+ Tất cả những nguyên nhân trên sớm cần có hướng dẫn chương trình GDPT
để giải quyết những bất cp ú.


+ Việc biên soạn tài liệu hớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của
chơng trình GDPT sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên.


<i><b>II. Cu trúc: </b></i><b> Tài liệu</b> <b>Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình</b>
<b>giáo dục phổ thơng Có cấu trúc như sau:</b>



<b>1. Cấu trúc</b>


<i><b>a.Lời giới thiệu tài liệu</b></i>


<i><b>b.Phần thứ nhất</b></i>: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục phổ thơng bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: về chương trình mơn
học; chương trình cấp học; những đặc điểm của chuẩn KT-KN.


* Các mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng .


<b>2. Một số khái niệm:</b>


<b>a. Khái niệm về chuẩn KT-KN</b>


<b> - </b>Chuẩn KT-KN của chương trình mơn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải có và có thể đạt được sau mỗi đơn
vị kiến thức.


- Chuẩn KT_KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.


<b>b. Các mức độ KT-KN:</b>
<b> * Mức độ về kiến thức:</b>


- Nhận biết Ba mức độ này chúng ta vẫn thờng đặt ra tiêu chí trong
việc lập ma trận cho một bài kiểm tra đánh giá



- Thông hiểu
- Vận dụng


- Phõn tớch Cịn 3 tiêu chí dới là ở mức độ nâng cao mà chúng ta thờng


- Đỏnh giỏ chỉ sử dụng đối với các bài kiểm tra đánh giá chất lợng HSG


- Sáng tạo


* Các mức độ về kĩ năng:


- Thực hiện được Đây là các kĩ năng yêu cầu từng đối tợng HS thực


- Thực hiện thành thạo hiện đợc thông qua bài học bao gồm cả trình bày


- Thực hiện sỏng tạo miệng, trình bày trên lợc đồ, vẽ sơ đồ, lập niên
biểu...


<i><b>III. Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông</b></i>
<b>qua các kĩ thuật dạy học tích cực.</b>


<b>1. Định hướng đổi mới: </b>


Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết
TW4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá
trong <i>Luật Giáo dục</i> sửa đổi năm 2010, được cụ thể hoá trong các văn bản chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


- Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2, đã nêu rõ <i>“phương pháp giáo</i>
<i>dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;</i>


<i>phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,</i>
<i>rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại</i>
<i>niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.</i>


- Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ
mơn Lịch sử nói riêng là <i>hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo</i>
<i>của học sinh; giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối</i>
<i>dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động</i>.


- Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền
thống của bộ mơn Lịch sử (trình bày miệng, miêu tả, tường thuật...) mà phải vận
dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học
tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trong phương pháp tổ chức dạy học lịch sử, học sinh là đối tượng của hoạt động
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thơng qua đó các em tự lực khám phá
những điều mình chưa biết trên cơ sở kiến thức đã biết chứ không phải thụ động tiếp
thu những tri thức đã được giáo viên cung cấp. Học sinh được đặt vào những tình
huống học tập và của đời sống thực tế, các em trực tiếp tiếp xúc với các nguồn sử
liệu, được trao đổi, thảo luận, được suy nghĩ, làm việc và giải quyết vấn đề đặt ra
theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tự khám phá được kiến thức, kĩ năng mới, đồng
thời vừa biết được phương pháp “tìm ra” kiến thức, kĩ năng đó, khơng rập theo
những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.
Dạy học theo phương pháp này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức
mà còn hướng dẫn hành động và định hướng thái độ cho học sinh. Nội dung và
phương pháp dạy học không chỉ phải giúp cho từng học sinh biết, hiểu kiến thức mà
còn giúp các em hành động và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống đòi hỏi.


<i><b>- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học</b></i>



Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không
chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ
thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì khơng thể nhồi nhét vào đầu học sinh
các sự kiện, nhân vật, thời gian... Mà phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học
tập ngay từ khi các em học tập lịch sử và càng lên cấp học cao hơn càng phải được
chú trọng.


Trong các phương pháp học tập thì mấu chốt là phương pháp tự học. Nếu rèn
luyện cho học sinh có được <i>phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học</i> thì sẽ tạo
cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, phát triển tự học lịch sử trong trường phổ thông, không
chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo
viên.


<i><b>- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác</b></i>


Trong học tập, không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng
những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò, trò
-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội
dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi học sinh
được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó các em nâng mình lên một trình độ mới.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp.
Nhóm nhỏ thường từ 4 đến 6 học sinh. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập,
nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối
hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.Tuy nhiên, trong hoạt động
theo nhóm sẽ có hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào bạn, nếu không kịp thời uốn nắn,
điều chỉnh thì giờ học sẽ chỉ có một số học sinh trong nhóm, lớp tính cực làm việc,
cịn những học sinh khác thì khơng. Làm sao trong giờ học mọi học sinh trong


nhóm, lớp đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và phát biểu nhiều về các vấn đề nội
dung bài học mà học sinh cần tiếp thu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS</b></i>


Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy - đánh giá góp phần thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học.


Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh.Trong phương pháp tích cực,
giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia đánh giá lẫn nhau.Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời
là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho
học sinh.


Như vậy, từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên khơng cịn
đóng vai trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người <i>tổ</i>
<i>chức, hướng dẫn </i>các hoạt động học tập của học sinh độc lập hoặc theo nhóm để học
sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ
năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.


<b>3.Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học</b>
<b>Lịch sử ở trường phổ thông.</b>


<b> </b>Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ
thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số
phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở từng
trường, từng địa phương và năng lực của giáo viên. Theo hướng nói trên, trong dạy


học lịch sử ở trường phổ thông nên quan tâm phát triển một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học dưới đây.


<i> <b>Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các</b></i>
<i><b>sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh</b></i>


Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó
là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...


Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản
đồ, lược đồ, sa bàn, mơ hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video...


Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội
lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử,
được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử.
Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” q khứ có thực mà
hiện khơng có.


<i><b>Thứ hai, tổ chức có hiệu quả ph</b><b> ư</b><b> ơng pháp hỏi, trả lời, trao đổi</b></i>


Đây là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả
lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội
được nội dung bài học.


Có ba mức độ hỏi và trả lời vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh
họa và vấn đáp tìm tịi. Vấn đáp tái hiện nhằm kêu gợi những kiến thức cơ bản mà
học sinh cần nắm, vấn đáp giải thích minh hoạ làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra để
hiểu sâu cụ thể; vấn đáp tìm tịi để phát hiện vấn đề mới, phù hợp với trình độ học
sinh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo một chuỗi những tình huống vấn đề và
điều khển hoạt động của HS nhằm tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra


- Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề:


+ Nêu vấn đề (Tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã
biết với điều cha biết, từ đó kích thích tính tị mị, khao khát giải quyết vần đề đặt ra.
+ Phát biểu vấn đề


+ Giải quyết vấn đề


+ Kết luận : khảng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.


- Thực hiện trong dạy học Lịch sử: GV có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức
cho HS giải quyết vấn đề cho toàn bộ giờ học, hoặc cho từng phần của giờ học.
Những vấn đề mâu thuẫn như sau:


Mâu thuẫn những điều chưa biết và đã biết của HS về một sự kiện
Mâu thuẫn về việc tìm hiểu nguồn gốc nảy sinh sự kiện


Mâu thuẫn trong cách nhận xét, đánh giá về các sự kiện


Trong khi tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn
đề như:


Giải quyết vấn đề nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịch sử.
Nêu và khẳng định giá trị về các sự kiện tiêu biểu.


Nhận xét, đánh giá vị trí vai trị của các sự kiện



<i><b>Thứ tư, tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ</b></i>


Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là mới với đa số giáo viên. Phương
pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những
điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu
ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn
nhau chứ khơng phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.


Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên,
vì vậy phương pháp này cịn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một
phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự việc
chung của cả lớp.


Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan
trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong
tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phịng lạm dụng, cho
rằng tổ chức hoạt động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp
dạy học.


<i><b>- Yêu cầu: </b><b> </b><b> dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định</b></i>
<i><b>trong chương trình GDPT</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là <b>GV phải bán</b>
<b>sát chuẩn kiến thức kĩ năng</b> được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông,
thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất,
trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử
đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, cịn hơn nhiều mà thơ”.


<b>SƠ ĐỒ ĐAIRI VỀ CÁCH SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC</b>



- Theo tiến sĩ N.G.Đairi, số 2 trong sơ đồ chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng,
vừa có trong SGK. Đó là những vấn đề cơ bản nhất, khó nhất. nắm vững những vấn
đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ hàng đầu.


- Số 1 chỉ phần tài liệu khơng có trong SGK, giáo viên đưa phần này vào bài giảng
nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của SGK.


- Số 3 chỉ nội dung của SGK không giảng ở trên lớp mà học sinh sẽ tự


học ở nhà. Thường thường đây là phần tài liệu ít có ý nghĩa mặc dù đôi khi cũng rất
quan trọng nhưng không đủ thời gian để trình bày trên lớp.


<b>IV. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp</b>
<b>và kĩ thuật dạy học tích cực.</b>


<b>1. Mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thơng, hướng dẫn thực hiện</b>
<b>chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo khoa:</b>


<b>a. Mối quan hệ:</b>


Một trong những u cầu có tính ngun tắc chủa chương trình học theo Luật Giáo
dục sửa đổi (2009) là phải “quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi về cấu trúc
nội dung giáo dục, phương pháp về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục đói với các mơn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ
đào tạo”.


Theo đó có thể hiểu rằng, việc thực hiện chương trình THCS về cơ bản xuất phát từ
mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học (lịch sử), mục tiêu mỗi cấp học và ở từng lớp,
song lại có điểm khác cơ bản về trình độ chương trình của mỗi lớp, của mỗi cấp học;


việc phân biệt mức độ kiến thức chuẩn ở mỗi lớp sẽ quy định phương pháp dạy học,
kiểm tra, đánh giá. Điều này sẽ khắc phục nhiều sai sót mà chúng ta thường phạm
phải, như khơng phân biệt trình độ học sinh ở các lớp, cấp học khác nhau, không rèn
luyện kĩ năng học tập bộ môn, việc giáo dục tư tưởng qua bài học thường chung
chung, công thức làm cho học sinh nhàm chán. Để giải quyết vấn đề này, trước hết
cần tìm hiểu sâu sắc và vận dụng mộ cách sáng tạo những quy định của Luật giáo
dục sửa đổi về “ Chương trình giáodục phổ thông và sách giáo khoa”, hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thơng.


- Chương trình giáo dục phổ thơng thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định
chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trục nội dung giáo dục phổ thơng, phương


3


2



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục
đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.


- Sách giáo khoa lịch sử cụ thể hoá các yêu cầu về nọi dung kiến thức và kĩ năng quy
định Chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp
ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.


- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ
thơng thể hiện những yêu cầu cụ thể mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng của
chương trình Giáo dục phổ thông thể hiện những yêu cầu cụ thể mức độ cần đạt
được về kiến thức, kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thơng được minh chứng
bằng những đơn vị kiến thức và yêu cầu cụ thể về kĩ năng của SGK lịch sử.


Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thơng quy định khung mức độ cần đạt được
về kiến thức, kĩ năng. Sau khi học chủ đề, nội dung trong chương trình HS phải đạt


được mức độ về kiến thức, kĩ năng mà chương trình quy định nhưng chưa được cụ
thể hố bằng những nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cụ thể - có tính chất pháp
lệnh. SGK cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo
dục phổ thơng. SGK là tài liệu cơ bản dùng cho HS học tập. Ngoài bám sát Chương
trình giáo dục phổ thơng, SGK cịn cung cấp thêm những nguồn kiến thức sinh động,
hấp dẫn khác phù hợp với loại tài liệu học tập và nhận thức của HS. Còn hướng dẫn
chuẩn kiến thức, kĩ năng là sự thể hiện cụ thể hoá các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
của cương trình bằng các nội dung chọn lọc trong SGK.


<b>b. Hiểu về kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản:</b>
<b>* Về kiến thức cơ bản, đảm bảo các yêu cầu sau:</b>


- Tính chính xác, kiến thức trong chương trình mơn học ở trường phổ thơng là kiến
thức cơ sở của một khoa học mà khoa học đã khẳng định, khơng cung cấp cho HS
những vấn đề cịn tranh luận. Song cần trình bày cho các em ý thức về sự phát triển
của khoa học ở trình độ phát triển xây dựng chương trình cho nên phải đảm bản tính
chính xác tương đối.


- Tính điển hình: Vì khơng thể cung cấp nhiều kiến thức, song phải phác hoạ bức
tranh khá đầy đủ, chân xác về quá khứ, nên phải lựa chọn những kiến thức điển hình,
tiêu biểu cho một thời đại. một quá trình hay một sự kiện kịch sử. Tính điển hình đã
bao hàm tính chính xác khoa học.


- Tính cơ bản: Kiến thức khơng nhiều, phải chính xác và điển hình, nên chọn những
kiến thức cơ bản. Đây là những kiến thức rất cần thiết, không thể thiếu được, đủ để
biết và hiểu chính xác lịch sử quá khứ, theo yêu cầu và trình độ của HS.


Vì vậy, tính cơ bản cũng bao hàm tính chính xác và điển hình của kiến thức. Kiến
thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông thể hiện tính tối ưu của việc
giáo dục.



<b>* Chuẩn kĩ năng: </b>


Đã từng tồn tại khá dai dẳng một quan niệm sai lầm, cho rằng trong học tập nói
chung, học tập lịch sử nói riêng, phải học thuộc kiến thức được cung cấp, chứ không
cần phương pháp học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Cố thủ tưởng Phạm Văn Đồng chỉ rõ: “Đối với các em bậc trung học, điều cốt yếu
cũng là điều quan trọng có tầm cỡ rộng lớn và sâu xa là tránh tham lam, nhồi nhét,
tránh lối học vẹt, chỉ cần học thuộc lòng điều thầy dạy, đến lúc trả bài thì trả lại cho
thầy.


Trái ngược hẳn với phương pháp trên là phương pháp dạy người học suy nghĩ, tìm
tịi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người
học”. Phương pháp dạy học theo kiểu cũ không thể giúp HS tiếp nhận được kiến
thức, nên chuẩn kiến thức phải gắn với chuẩn kĩ năng.


Chuẩn kĩ năng học tập ở trường phổ thông là công việc được rèn luyện thường
xuyên từ tiểu học, THCS. Tuỳ theo trình độ của học sinh mỗi cấp mà rèn luyện cho
các em năng lực mới vào hoạt động thực tiễn. Đối với bộ môn lịch sử, kĩ năng học
tập vừa đảm bảo nội dung và yêu cầu chung của việc chuẩn kĩ năng vừa thể hiện
nhưng yêu cầu, đặc trưng của môn học như kĩ năng tạo biểu tượng, hình thành khái
niệm lịch sử, phân tích sự kiện, rút ra nhậ định, kết luận...


Khi nói việc chuẩn kĩ năng phải gắn với xác định nội dung kiến thức thì cần nhận
thức rằng, tuỳ từng loại kiến thức mà vận dụng phát huy kĩ năng. Ví như đối với
kiến thức về một sự kiện quân sự (một trận đánh, chiến sự...), học sinh phải được rèn
luyện kĩ năng về vẽ, sử dụng bản đồ, màn hình (phim ảnh, đèn chiếu, máy vi tính...)
để trình bày, tường thuật về diễn biến. Từ đó giáo viên hướng dẫn HS nhận xét, rút
ra kết luận, đánh giá tính chất cuộc chiến tranh đối với hai phía, những ván đề về


nghệ thuật quân sự, về ý nghĩa, bài học, kinh nghiệm lịch sử...


Đối với một nhân vật lịch sử, học sinh phải được rèn luyện kĩ năng về sử dụng các
loại đồ dùng trực quan, đặc biệt là tranh ảnh; sử dụng các loại tài liệu tham khảo để
tạo biểu tượng về nhân vật. Từ đó HS biết phân tích, rút kết luận về vai trị, cơng lao,
những hạn chế, tác dộng xấu của mỗi nhân vật đối với sự phát triển của xã hội, của
dân tộc


biết vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận sử học mác xít-leninnít để đánh
giá nhân vật một cách thông minh, công bằng.


Như vậy, việc chuẩn kĩ năng trong học tập lịch sử bao gồm nhiều mặt: kĩ năng hình
thành kiến thức; kĩ năng sưu tầm, xử lý sử dụng tài liệu tham khảo cần thiết; kĩ năng
chế tác, sử dụng các loại đồ dùng trực quan, sử dụng các phương tiện trực quan, kể
cả phương tiện kĩ thuật hiện đại, sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin về
truyền thông, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào cuộc sống...


Cần nhấn mạnh rằng, việc đối mới về phương pháp dạy học có vai trị, ý nghĩa quan
trọng, có tác động lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.


<b>2</b>. <b>Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng</b>
<b>Chương trình giáo dục phổ thơng qua các kĩ thuật dạy học tích cực.</b>


Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng bộ môn Lịch sử THCS. Để sử dụng tài liệu hiệu qủa cần tuân thủ những
nguyên tắc như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tổ chức Cộng Sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhất, nội dung hội nghị thành
lập Đảng, nội dung bản chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, ý nghĩa của Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời.



- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu
cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng; khơng q tải và lệ thuộc hồn tồn vào
SGK, khơng cố dạy hết nội dung SGK; việc khai thác sâu nọi dung trong SGK phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.


- VD: Khi dạy nội dung Cuộc vận động dân chủ (1936-1939) (Lịch sử 9), kiến thức
SGK rất dài, trong khi đó thời lượng có hạn; vì vậy giáo viên cần tập trung vào
những kiến thức cơ bản, tối thiểu sau: Hoàn cảnh thế giới tác động, ảnh hưởng đến
nước ta; chủ chương của Đảng Cộng sản Đơng Dương trong tình hình mới; nét chính
diễn biến của các phong trào, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.


- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng, giáo viên cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật
dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của HS.
Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo
niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS.
- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp, giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức
các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng HS của mình. Tuỳ theo trình độ nhận
thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn
tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương
trình. Cụ thể giáo viên tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp để nắm vững nội
dung, sự kiện lịch sử.


- Thiết kế các câu hỏi, bài tập và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời nhằm nắm vững,
hiểu sâu kiến thức, qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành như
lập bảng thông kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu
lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả...


- Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS trong


học tập bộ môn Lịch sử như dạy học trên lớp, dạy học tại thực địa, dạy học tại bảo
tàng, tổ chức các hoạt động ngoại khố,...qua đó giúp các em đạt được chuẩn kiến
thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.


- Dạy học theo Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ
năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức lịch sử, các quy luật bài học lịch
sử vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.


- Trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu
quả các thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học;
đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.


- Tuy nhiên, cần lưu ý dạy học bám sát Chuẩn tối thiểu khơng có nghĩa là cắt xén,
lược bỏ kiến thức trong Chương trình. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên là phải xác
định cho được nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.


- Đối với cấp THCS, GV cần sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học ở mức
độ phù hợp với khả năng nhận thức của HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với điều
kiện cơ sở vật chất, với đối tượng HS và có tính khả thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

-Học viên thực hành soạn giảng một bài hoặc một nội dung của bài; biết xác định
đúng mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học


-Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để soạn bài


-Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã học vào bài soạn


<b>2. Kết quả mong đợi:</b>


-HV soạn giảng được một bài hoặc một trích đoạn biết xác định đúng nội dung


chuẩn KT-KN, biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK trong quá
trình soạn bài.


-Vận dụng được các kĩ thuật đã học để thiết kế các hoạt động của bài giảng.
-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc


<b>Tài liệu cần:</b>


- Chương trình GDPT cấp THCS; HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của
lớp 6,7,8,9; SGK; SGV; các sách bài tập và tài liệu tham khảo.


<b> Tổ chức thực hiện</b>


-GV thiết kế giáo án phải bám sát chuẩn KT-KN
-Thể hiện được yêu cầu của đổi mới PPDH.
-Phù hợp với điều kiện vùng miền


-Thể hiện đúng cấu trúc thiết kế giáo án bộ môn Lịch sử
-Nhiều loại bài khác nhau.


<i><b>VI. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN với việc biên soạn đề</b></i>
<i><b>kiểm tra, đánh giá</b></i>


<b>1. Mục tiêu:</b>


- Học viên biên soạn được các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt nghiệp
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.


- Học viên biết cách sử dụng HD chuẩn KT-KN, SGK để biên soạn đề kiểm tra



<b>2. Kết quả mong đợi:</b>


-HV biên soạn một số đề kiểm tra và sử dụng HD chuẩn KT-KN kết hợp với SGK
trong quá trình soạn đề.


-Trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề học viên còn vướng mắc


<b>Tổ chức thực hiện </b>


<b>Mỗi nhóm HV biên soạn được các loại đề kiểm tra</b> : 15 phút, 1 tiết, học kì, tốt
nghiệp.


- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+Phù hợp vùng miền.


+Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận, tự luận với câu hỏi mở.


<b>NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938</b>


1. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
a. Về kiến thức:


Tình hình nước ta sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngơ Quyền mang qn
từ Ái Châu (Thanh Hố) ra Bắc, chuẩn bị chống quân xâm lược.


Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
b. Về kĩ năng:


- Trình bày diễn biến trên lược đồ, khai thác tranh ảnh lịch sử.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

2.1. Nghiên cứu SGK và các tài liệu để xác định nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1.1. Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngơ Quyền
mang qn từ Ái Châu (Thanh Hố) ra Bắc.


Biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm
của Ngô Quyền.


- Năm 937, Kiều Cơng Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được
tin đó, Ngơ Quyền liền kéo quân ra Bắc (giới thiệu về Ngô Quyền).


- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm
lược nước ta lần thứ hai.


- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương
chuẩn bị chống xâm lược.


- Chuẩn bị cho trận chiến trên sơng Bạch Đằng: Đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và
có bịt sắt...


2.1.2. Trận đánh trên sơng Bạch đằng của quân ta:


<i>Ghi nhớ diễn biến chính trận đánh trên sông Bạch Đằng và ý nghĩa:</i>


Cuối năm 938, đoàn thuyền Quân Nam Hán do lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào
vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử quân giặc
vào cửa sông Bạch đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết.
Khi nước triều bắt đầu rút, qn ta dốc tồn lực lượng tấn cơng, qn Nam Hán phải
rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn...Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của
Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.



Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hồn tồn ách thống trị hơn một nghìn
năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.


2.2. Sử dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học để thiết kế các hoạt động lên lớp.


Để hoàn thành được các mục tiêu về KT-KN của chủ đề, tác giả giới thiệu một số PP
và kĩ thuật dạy học thường dùng để giáo viên vận dụng. Ở đây chúng tơi nêu các ví
dụ minh hoạ cụ thể đối với việc vận dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm đạt được mục tiêu KT, KN của bài học.


a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức:


<i>Biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm</i>
<i>của Ngơ Quyền.</i>


GV giới thiệu về việc Dương ĐÌnh Nghệ bị Kiều Cơng Tiễn giết, sau đó GV nêu các
câu hỏi:


“ Khi Dương Đình Nghệ bị giết, Ngơ Quyền kéo qn ra Bắc nhằm mục đích gì?”
“ Kiều Cơng Tiễn khi nghe tin Ngơ Quyền kéo qn ra Bắc đã có hành động như thế
nào?”


Ngơ Quyền đã có sự chuẩn bị cho kháng chiến như thế nào?”


HS thực hiện cá nhân, báo cáo kết quả. Trong quá trình HS thực hiện các nhân và
nhóm, GV hướng dẫn, gợi mở giúp HS giải quyết những trở ngại, khó khăn.


GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý.
HS tìm hiểu về Ngơ Quyền.



<i>GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng qua</i>
<i>việc khai thác tranh ảnh.</i>


b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trước hết GV giới thiệu lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng 938. Sau đó u cầu HS
đọc SGK, trình bày những nét chính diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng trên lược
đồ.


GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.


GV giới thiệu bức tranh hình 56 SGK “ Trận chiến trên sông Bạch Đằng”.
GV hỏi “ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938”


GV giới thiệu bức tranh hình “Lăng Ngơ Quyền” (Ba Vì-Hà Tây): Đây là lăng mà
nhân dân ta xây dựng để tưởng nhớ đến công lao đóng góp của Ngơ Quyền.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×