Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex nghệ tĩnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.45 KB, 8 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong xu thế phát triển chung, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập
với các nền kinh tế trên thế giới; các doanh nghiệp Việt nam buộc phải định hướng
phát triển, cạnh tranh trong điều kiện, hồn cảnh mới. Trong điều kiện đó sẽ xuất
hiện các hãng kinh doanh và vận tải, xăng dầu quốc tế có quy mơ và năng lực cạnh
tranh mạnh tham gia kinh doanh thị trường nội địa nước ta. Mặt khác sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt của lĩnh vực kinh doanh vận tải, xăng dầu giữa các tập
đoàn, doanh nghiệp đầu mối trong nước như: Petrolimex Việt Nam, các Tổng
công ty xăng dầu Quân Đội, Petec, Petromekong, Vinapco, Mekong, Sài gịn
Petro, Pvoil.v.v.., điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn và khắc nghiệt.
Để có những định hướng chiến lược đúng đắn, khai thác và huy động mọi
nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh để tồn tại và phát triển
bền vững Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTS Nghệ
Tĩnh) phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, đòi hòi phải nắm được các cơ
sở khoa học, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh của
mình.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, luận văn “Cơ sở khoa học xây dựng
chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ
Tĩnh” được tác giả lựa chọn, sẽ vận dụng cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu
để khảo sát, đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty PTS
Nghệ Tĩnh, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa
học trong xây dựng chiến lược kinh doanh.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị là:
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp trừu tượng hoá
khoa học; phương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống


kê, so sánh để giải quyết các nội dung của luận văn.
Luận văn có những đóng góp cơ bản sau :


Thứ nhất, luận văn đã góp phần hệ thống hố lý luận về chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung và loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải
xăng dầu nói riêng. Luận văn cũng đã đưa ra các khái niệm về doanh nghiệp kinh
doanh vận tải xăng dầu, các đặc điểm chiến lược kinh doanh riêng có của doanh
nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu, đó là:
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu có
định hướng rất rõ, do vai trị của xăng dầu có tính chhaast thiết yếu đến đời sống
xã hội, an ninh quốc phòng, chịu sự biến động theo kinh tế, chính trị thế giới, của
quốc gia.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu phụ
thuộc rất lớn và đường lối chính trị, chính sách của nhà nước, đặc biệt là các chính
sách tsc động đến giá xăng dầu.
Chiến lược kinh doanh vận tải xăng dầu phải tuân thủ xu hướng đảm bảo
ngày càng tố hơn về mơi trường, phịng chống độc hại và an tồn trong phòng
chống cháy, nổ.
Luận văn cho rằng xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải xăng dầu phải dựa vào các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp và căn cứ vào những bài học kinh nghiệm đúc rút được
trong thực tiễn từ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu.
Luận văn cũng lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của chiến lược kinh
doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu. Chiến
lược kinh doanh là cơng cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Chiến lược
kinh doanh là bánh lái để doanh nghiệp có thể ra khơi thành cơng trong bối cảnh
hội nhập quốc tế. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh
nghiệp phát huy được năng lực nội tại, nắm bắt tốt các cơ hội, hạn chế được điểm
yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo được vị thế của mình trên thương trường,
đạt được thành công trong kinh doanh.


Luận văn cũng đã phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh

của doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu, đó là: căn cứ chiến lược phát triển
của doanh nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, căn cứ nhu cầu
thị trường và căn cứ năng lực nội tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, luận văn cũng đã khảo sát kinh nghiệm về xây dựng chiến lược
kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu quân đội, của Công ty cổ phần vận tải và
dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế, từ đó rút ra được bốn bài học kinh nghiệm có
thể áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu nói chung và cơng
ty PTS Nghệ Tĩnh nói riêng:
Bài học thứ nhất, phải quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp vào
chiến lược kinh doanh.
Bài học thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là ông vua trên thị
trường, là đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng chiến
lược, doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là trọng tâm phục vụ, là trung tâm
mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài học thứ ba, mỗi giai đoạn chiến lược phải như một mắt xích, vừa nằm
trong xâu chuỗi chung đồng thời có mục tiêu, phương châm, biện pháp thực hiện
và bước đi phù hợp, cụ thể.
Bài học thứ tư, chiến lược kinh doanh đúng đắn là phải phát huy được nội
lực, tận dụng được ngoại lực, đồng thời tạo thế chủ động hội nhập cho doanh
nghiệp. Để thực hiện được điều đó địi hỏi phải coi trọng phát triển nguồn nhân
lực.
Thứ ba, bám sát vào nội dung ở chương 1, luận văn đã khảo sát thực trạng
các căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Nghệ Tĩnh. Luận văn cũng đề cập tới đặc điểm cơ bản của Công ty
PTS Nghệ Tĩnh ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh
doanh. Luận văn khảo sát các căn cứ, cụ thể:


Một là, Khảo sát chiến lược phát triển của công ty, đề cập đến sứ mệnh của

công ty chuyên vận chuyển mặt hàng xăng dầu, là mặt hàng thiết yếu của đời sống
xã hội.
Hai là, khảo sát và phân tích thực trạng về đối thủ cạnh tranh của công ty
PTS Nghệ Tĩnh. Luận văn cũng tổng hợp phiếu thăm dò ý kiến từ các chuyên gia,
người có kinh nghiệm để đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến vị thế của
cơng ty.
Ba là, Khảo sát phân tích đánh giá về nhu cầu thị trường của Công ty PTS
Nghệ Tĩnh.
Bốn là, Khảo sát về năng lực nôi tại của Công ty PTS Nghệ Tĩnh hiện nay.
Luận văn cũng đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến từ các chuyên gia để đánh giá
năng lực nội tại của công ty một cách khách quan.
Qua khảo sát, phân tích khá chi tiết các căn cứ đó, luận văn đã đưa ra những
nhận xét, đánh giá, chỉ ra những mặt thuận lợi, những hạn chế, khó khăn và
nguyên nhân của những tồn tại đó.
Về thuận lợi:
Cơng ty đã có kế hoạch ngắn hạn hàng năm và kế hoạch trung hạn 5 năm cho
từng giai đoạn phát triển, kể từ khi chuyển đổi thành cơng ty cổ phần vào năm
2000.
Cơng ty đã có những đánh giá, phân tích về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải xăng dầu.
Cơng ty có nhiều thuận lợi trong việc gia tăng sản lượng, mở rộng qui mô thị
trường, từ sản lượng vận chuyển nội địa tăng đều hàng năm theo nhu cầu tiêu
dùng, sự gia tăng từ sản lượng vận chuyển tái xuất xăng dầu sang nước bạn Lào.
Cơng ty đã có những nghiên cứu, xác định và dự báo thị trường tương đối
chính xác.
Những khó khăn, hạn chế:
Một số định hướng trong hoạt động kinh doanh của công ty chưa tốt.


Có xu hướng bị mất thị phần vận tải thuộc nhóm khách hàng là đại lý kinh

doanh xăng dầu khơng thuộc tập đoàn Petrolimex Việt Nam, cạnh tranh gay gắt
đối với cung tuyến vận tải tái xuất, giao hàng tại Vientiane.
Năng lực tài chính của cơng ty cịn nhiều hạn chế, vốn vay thường xuyên
chiếm tỷ lệ lớn trên tổng vốn và tài sản của cơng ty.
Cịn hạn chế trong hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh, triển khai chưa
nhất qn, thiếu tính hệ thống, qui trình chưa hồn chỉnh.
Năng suất lao động chưa cao, trình độ cịn chưa đồng đều, tỷ lệ lao động gián
tiếp còn cao.
Sở dĩ còn một số hạn chế trên là do những nguyên nhân:
Cơng ty PTS Nghệ Tĩnh chưa có một chiến lược kinh doanh tổng thể, việc
xây dựng các muc tiêu, chỉ tiêu kế hoạch còn thiếu các căn cứ khoa học.
Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa bám sát được thị trường, cơng tác
nghiên cứu, dự báo cịn nhiều bất cập.
Việc qui hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu chưa nghiêm, qui hoạch
không ổn định, công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước còn kém làm ảnh hưởng
đến dự án kinhdoanh của doanh nghiệp.
Việc tăng trưởng nhu cầu thị trường tại khu vực công ty hoạt động (Bắc
Miền Trung) có nhiều hạn chế, kinh tế khu vực này tăng trưởng chậm, công
nghiệp chưa phát triển, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong công nghiệp thấp.
Thứ tư, luận văn đã đề xuất quan điểm nhằm đảm bảo tính khoa học trong
xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty PTS Nghệ Tĩnh
Để có thêm cơ sở đề xuất, luận văn đã căn cứ vào bối cảnh trong nước và địa
phương có ảnh hưởng đển sự phát triển của Cơng ty PTS Nghệ Tĩnh, nhu cầu tiêu
thụ xăng dầu trong nước đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Luận văn cũng đưa ra định
hướng chiến lược phát triển của Công ty PTS Nghệ Tĩnh. Ngoài việc xác định sứ
mệnh là “trở thành một đơn vị vận tải xăng dầu số 1 trong hệ thống Petrolimex,
chi phối vận tải xăng dầu trong khu vực Bắc Trung Bộ....” luận văn đã vạch ra các


định hướng và hướng tới các chỉ tiêu cụ thể hàng năm từ 2013 đến năm 2020 cho

Công ty PTS Nghệ Tĩnh.
Các quan điểm cụ thể nhằm đảm bảo tính khoa học trong xây dựng chiến
lược kinh doanh của Công ty PTS Nghệ Tĩnh:
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo định hướng cho dài hạn.
Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng phù hợp với xu thế mở cửa, hội
nhập của đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng tuân theo những qui luật của
kinh tế thị trường.
Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng phù hợp với chiến lược phát triển
chung của đơn vị chi phối về vốn, là Petrolimex Việt Nam.
Chiến lược kinh doanh phải hướng vào mục tiêu hiệu quả và sự phát triển
bền vững cho Công ty PTS Nghệ Tĩnh.
Thứ năm, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học
trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty PTS Nghệ Tĩnh:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các qui định liên quan đến ngành xăng dầu,
kiến nghị Nhà nước hoàn thiện các văn bản, qui phạm pháp luật phù hợp với thực
tiễn. Xây dựng đồng bộ các qui chế hoạt động, qui trình nghiệp vụ cho từng bộ
phận trực thuộc Công ty PTS Nghệ Tĩnh.
Xác định đúng định hướng phát triển của Công ty PTS Nghệ Tĩnh, lấy sứ
mệnh của Công ty là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nâng cao các hoạt động
nghiên cứu, dự báo, phân tích các hoạt động, các dự án kinh doanh, đề xuất các
giải pháp kịp thời và điều chỉnh chỉ tiêu hoạt động khi có yếu tố tác động gây ảnh
hưởng lớn.
Tổ chức tốt việc nghiên cứu , phân tích đối thủ cạnh tranh và khách hàng
bằng các giải pháp: Quan tâm và đầu tư hơn nữa về tài chính, về con người cho
hoạt động, nghiên cứu, phân tích về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng, về thị
trường, về thi phần của Công ty.


Luận văn cũng đã sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố nội tại của

Cơng ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố nội lực của Cơng ty
PTS Nghệ Tĩnh, đó là:
Hồn thiện hệ thống, cơ cấu tổ chức của Cơng ty bằng các giải pháp: cơ cấu
lại phòng ban, phân định trách nhiệm, quyền hạn, công ty hoạt động với phong
cách chun nghiệp, tính chun mơn hóa cao, các bộ phận chun mơn có thể ra
quyết định nhanh chóng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông qua các giải pháp về xây dựng
chế độ đãi ngộ, chính sách thu hút lao động giỏi, chính sách đào tạo và qui hoạch
cán bộ.
Nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn
bằng các hình thức phát hành cổ phiếu, thực hiện các chính sách hợp tác kinh
doanh, dẹp bỏ đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.Tăng cường hoạt động marketing với
phát triển thương hiệu.
Luận văn cũng đã đưa ra giải pháp áp dụng kỹ thuật công nghệ vào phân tích
các căn cứ xây dựng chiến lược. Ứng dụng hệ thống máy tính, sử dụng các mơ
hình phân tích dữ liệu, dự báo kinh tế. Cơng ty có chính sách đầu tư thích đáng
cho cơng nghệ thơng tin, xây dựng được các phần mềm xử lý dữ liệu, tăng cường
cơng tác quản trị hệ thống.
Qua nội dung tóm tắt trên có thể thấy rằng, từ những vấn đề lý luận chung,
luận văn đã khảo sát thực trạng các căn cứ xây dựng chiến lược của công ty PTS
Nghệ Tĩnh, với số liệu 5 năm gần đây, từ năm 2007 cho đến 30/9/2012, có nguồn
số liệu rõ ràng, thể hiện được bức tranh thực tế hoạt động của công ty PTS Nghệ
Tĩnh. Từ đó nêu lên được những thuận lợi, đồng thời chỉ rõ những khó khăn, hạn
chế và nguyên nhân của những tồn tại đó. Luận văn đã đề xuất được các quan
điểm và giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học trong xây dựng chiến lược kinh
doanh, hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp sát thực giúp cho các doanh
nghiệp kinh doanh vận tải xăng dầu nói chung và riêng cho Cơng ty PTS Nghệ


Tĩnh kinh doanh thành công và đạt được nhiều kết quả, thực hiện tốt nhiệm vụ của

mình đối với đất nước trong giai đoạn mới./.



×