Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang các nước ASEAN (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.39 KB, 8 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
ASEAN ln là đối tác quan trọng của Việt Nam và quan hệ thương mại hàng
hóa song phương của Việt Nam - ASEAN ngày càng phát triển. Hiện nay, ASEAN là
thị trường chủ lực về xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xuất khẩu đứng vị trí thứ 3 sau
Hoa Kỳ, EU đạt giá trị 19 tỷ USD và chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam ra thế giới (Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống Kê năm 2014). Mặc dù
Việt Nam và các nước ASEAN có nhiều lợi thế tương đồng và sản phẩm gần giống
nhau nhưng nhờ các chương trình hợp tác kinh tế và các hiệp định cam kết của Việt
Nam trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN mức tăng trưởng trung bình đạt 14%
trong giai đoạn 2005-2009 và 13%/năm trong giai đoạn 2010-2014.
Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN ln thâm hụt nghiêng
về phía Việt Nam. Tuy giai đoạn gần đây mức thâm hụt có giảm từ giai đoạn 2005-2009
mức thâm hụt bình quân 6,57 tỷ USD/năm với tỷ lệ nhập siêu lên tới 85% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, thì đến giai đoạn 2010-2014 mức thâm hụt
dần cải thiện với tỷ lệ nhập siêu giảm xuống còn 31%, thâm hụt bình quân 4,88 tỷ
USD/năm. Đặc biệt, năm 2014, mức thâm hụt chỉ là 4,12 tỷ USD, bằng 22% tổng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Đó là những điểm sáng của xuất khẩu Việt Nam
vào ASEAN những năm qua, tuy vậy trong 9 thị trường của khối ASEAN thì hiện chỉ có
4 thị trường Việt Nam xuất siêu đạt 4,32 tỷ USD là Campuchia, Philippin, Inđônêxia,
Myanmar. Các thị trường cịn lại thâm hụt lên đến 8,44 tỷ USD.
Nhìn lại chặng đường đã qua thấy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước
ASEAN chưa xứng tầm với tiềm năng của khu vực này. Trong khi chú trọng xuất khẩu
sang các thị trường lớn như Mỹ và EU thì hình như Việt Nam đang bỏ rơi khu vực
ASEAN, với tiềm năng rất lớn và số lượng dân lên đến hơn 600 triệu và GDP lên đến hơn
2000 tỷ USD. Đặc biệt, khi Việt Nam là một thành viên trong đó và đã có rất nhiều hiệp
định được ký kết. Để tận dụng được những điều kiện thuận lợi đó, chúng ta cần xây dựng
một lộ trình bền vững cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước trong khối. Việc xây
dựng lộ trình bền vững cần có một chủ trương đứng đắn và rành mạch từ phía nhà nước.


Sự điều tiết của nhà nước cần có tầm nhìn rộng, các chính sách được nhà nước đưa ra sẽ


quyết định đến xuất khẩu Việt Nam có đi đúng hướng khơng? Các chính sách vơ cùng
quan trọng đó gồm nhiều lĩnh vực cụ thể như: thuế quan, các quy chế xuất nhập khẩu,
chính sách sản phẩm, thị trường,... mà việc áp dụng chính sách hợp lý sẽ giúp Việt Nam
tiếp cận với thị trường các nước ASEAN một cách dễ dàng hơn. Nếu đi đúng hướng sẽ
đem lại những làn gió mới cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, cịn không sẽ tụt hậu so với
các nước trong ASEAN. Do vậy, chúng ta cần có một chính sách hợp lý và khơn khéo,
mang tính tồn diện và thực tế, để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho các doanh
nghiệp, giúp các doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng dựa vào các cơ chế rành mạch và chắc
chắn. Xác định được sự cần thiết đó nên tơi quyết định chọn vấn đề: “Chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN” để nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào phân tích các vấn đề chính như xác định khung lý thuyết về
chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, phân loại chính sách và thực trạng xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN và kèm theo đó là các chính sách thúc
đẩy xuất khẩu chính đang được chính phủ thực hiện để thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ
doanh nghiệp. Bên cạnh đó cịn phân tích và làm rõ thực trạng chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN hiện nay.Vận dụng kiến thức và các
phương pháp phân tích số liệu của theo dãy từ năm 2010 đến năm 2014, và tìm hiểu
những tác động đến doanh nghiệp khi thực thi các chính sách đó, mong muốn trên giấy
và thực tế hiệu quả của chính sách đó khi thực hiện. Dự báo xu hướng xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN đến năm 2020, những thay đổi trong cơ cấu
nhóm hàng xuất khẩu, từ những thay đổi đó đưa ra chính sách phù hợp với tình hình. Đưa
ra các kiến nghị và chính sách giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các
nước ASEAN, kiến nghị về phía nhà nước, hiệp hội. Tính khả thi của các chính sách và
giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội sắp tới, có tầm nhìn khi Việt Nam hội
nhập một sách tồn diện và sâu sắc
Chính sách có thể hiểu:“Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các
công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT – XH nhằm giải quyết vấn
đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định”hoặc "Chính sách là tập hợp các chủ trương
và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội".



Cịn chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một hệ thống các quan điểm, đường lối, thể chế hóa
của Nhà nước nhằm quy định hướng dẫn, khuyến khích và tăng cường số lượng hàng hóa
bán ra nước ngồi cũng như phát triển thị trường nước ngoài ao cho phù hợp với các quy
định và cam kết quốc tế hiện hành. Để khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu Chính phủ có
các chính sách chính như: Miễn thuế, hồn thuế, tín dụng xuất khẩu, xây dựng khu công
nghiệp, khu chế xuất, trợ cấp xuất khẩu. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa định
hướng cho hoạt động xuất khẩu phù hợp với mong muốn mà nhà nước theo đuổi. Vai trò
của nhà nước trong chính sách xuất khẩu thể hiện qua việc ban hành các quy định điều
chỉnh tăng cường cho hoạt động xuất khẩu sao cho đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động
xuất khẩu là phương thức chính để đem về nguồn ngoại tệ cho đất nước, nên việc chú
trọng vào xuất khẩu là điều đương nhiên. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu chính hiện
nay như: Xúc tiến xuất khẩu, Chính sách tỷ giá hối đối. Quan hệ ngoại giao và chính trị
của chính phủ, Chính sách tỷ giá hối đối, Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu,…
Trong những năm qua , ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt
Nam và quan hê ̣ thương ma ̣i hàng hóa song phương giữa Viê ̣t Nam và ASEAN ngày càng
phát triển . Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy xét về tổng kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu, ASEAN luôn là đối tác thương mại hàng hóa l ớn nhất của Việt
Nam với trị giá hàng hóa bn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng bình quân 14%/năm
trong giai đoạn 2005-2009 và 13%/năm giai đoạn 2010-2014. Về thứ hạng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực th ị trường khác thì năm 2014, ASEAN
là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiê ̣p Vi ệt Nam (chỉ sau thị
trường Hoa K ỳ và EU), chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương ma ̣i cung cấp nguồ n hàng hoá lớn thứ 2
cho các doanh nghiệp Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc) và chiếm 15% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy quan hê ̣ kinh tế ,
thương ma ̣i c ủa Việt Nam với ASEAN chưa xứng tầ m với tiề m năng của khu v ực này.
Đặc biệt, từ cuối năm 2008, khi nề n kinh tế th ế giới rơi vào khủng hoảng, các doanh
nghiệp sản xuấ t , xuấ t khẩ u của Vi ệt Nam đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị
trường. Tuy nhiên, trong khi tìm kiếm các thị trường mới dường như Viê ̣t Nam chưa khai



thác hết th ị trường còn tiềm năng rấ t lớn với hơn 600 triê ̣u dân ASEAN và t ổng GDP
hàng năm khoảng 2000 tỷ USD. Mặc dù, trong năm 2014 các số liệu thống kê cho thấy
thương mại hai chiều với ASEAN có nhiề u tín hiê ̣u la ̣c quan nhưng các doanh nghiê ̣p
Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu
vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam s ẽ vừa tăng thị phần vừa
giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán v ới
các quốc gia thành viên ASEAN . Về thị trường: Trong những năm gần đây, tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường ASEAN giai đoạn 2010 đến 2012
đều tăng dần, nhưng năm 2013 và 2014 thì có dấu hiệu giảm dần. Năm 2012 cịn chiếm
15,1% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới nhưng sang năm 2013 tỷ
trọng đó chỉ cịn 14% và năm 2014 giảm chỉ cịn 12,7% và đó cũng là tỷ trọng thấp nhất
trong những năm gần đây (dù xét về trị giá thì giá trị xuất khẩu vào ASEAN vẫn tăng
bình quân 13%/ năm) do đó có thể thấy hàng hóa Việt Nam vào ASEAN tăng chậm hơn
so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam.Về mặt hàng: Trong giai đoạn
2007-2014, giá nhiều loại lương thực (gồm cả gạo) giảm; cạnh tranh mạnh từ các đối thủ
xuất khẩu và chính sách tự túc lương thực của các nước trong khu vực dẫn đến xuất khẩu
gạo, lương thực của ta sang Đơng Nam Á gặp khó khăn và sụt giảm về cả lượng và giá
trị. Ngoài các mặt hàng truyền thống của giai đoạn trước (2006-2010) như hàng nông sản,
thủy sản và dệt may thì gần đây với sự đầu tư của khu vực đầu tư nước ngồi (FDI) thì cơ
cấu xuất khẩu dần chuyển dịch sang các mặt hàng như điện thoại, máy vi tính sản phẩm
điện tử và linh kiện,…
Chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ASEAN có thể chia ra làm 3
loại: Chính sách và định hướng xuất khẩu chung của đảng và nhà nước, chính sách của
Việt Nam trong thị trường các nước ASEAN, chính sách riêng của Việt Nam với từng
nước ASEAN. Về chính sách chung như: Về hướng phát triển các thị trường: Phát triển thị
trường xuất khẩu phù hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chiến
lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Về mặt

hàng: Phát triển các nhóm mặt hàng phù hợp với từng thị trường, như thị trường ASEAN


thì phát triển nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng cơng nghệ cao,
ngun liệu đầu vào là sản phẩm trong nước; tiếp tục đẩy mạnh và duy trì xuất khẩu nhóm
hàng nơng, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như gạo,
thực phẩm, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản. Về chính sách của Việt
Nam trong thị trường các nước ASEAN như: Chính sách xúc tiến thương mại, Chính sách
Logistic, Chính sách thuận lợi hóa thương mại tại các nước Asean Xây dựng Cơ chế một
cửa quốc gia (NSW), Xây dựng cổng thông tin điện tử chung của khối ASEAN. Về các
chính sách riêng cho từng nước ASEAN: Việt Nam hiện nay đã có nhiều đối tác chiến lược
trong khu vực ASEAN, kèm theo đó là hiệp định song phương với các nước. Ví dụ: Việt
Nam có hiệp định Việt Lào với những ưu tiên lớn hơn so với ATIGA, hiệp định xúc tiến và
tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam tạo
thuận lợi thương mại, phát triển kinh tế cửa khẩu. Việt Nam với Singapore cũng đã ký rất
nhiều hiệp định như: Hiệp định Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông sản,
thủy sản; làm việc với Cục Kiểm dịch Động-Thực vật và Vệ sinh an toàn thực phẩm
Singapore (AVA) để tăng cường hợp tác, trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng
nông sản, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Singapore, hay thành lập các
khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam để kêu gọi các doanh nghiệp Singapore đầu tư vào
Việt Nam.
Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
ASEAN đã đạt được nhiều điểm tích cực như: Thứ nhất: Ngày càng hoàn thiện, đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và nâng cao hành lang pháp lý phù hợp với
chuẩn mực quốc tế. Thứ hai là Chính sách thuế quan đã s ửa đổi theo hướng hô ̣i nhâ ̣p ,
thúc đẩ y xuấ t nhâ ̣p khẩ u , góp phầ n tăng trư ởng kinh tế , đồng thời đã có tác dụng nhấ t
định đố i v ới viê ̣c b ảo vê ̣ môi trư ờng. Thứ 3: Xúc tiến xuất khẩu sang ASEAN được đề
cao tầm quan trọng. Thứ tư, thông tin phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày được
bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn. Tuy đạt được điểm tích cực đó nhưng cũng có nhiều hạn
chế như: Thứ nhất: việc thay đổi và điều chỉnh thuế quan cịn khá đột ngột.Thứ hai:

Chính sách th́ quan chưa xác đ ịnh đúng giá trị thực của tài nguyên trong cấu thành sản
phẩm xuất khẩu, mức thuế xuấ t khẩ u đố i v ới mô ̣t sớ m ặt hàng chưa có tác dụng răn đe ,


hiê ̣n tư ợng xuấ t khẩ u khoáng s ản ờ ạt vẫn cịn x ảy ra.Thứ ba: Việc phối hợp giữa các
chính sách xuất khẩu và nhập khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ hơn để xuất khẩu có hiệu
quả hơn và hỗ trợ trong thời gian trước mắt.Thứ tư: Việc xây dựng triển khai quy hoạch,
kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu sang thị trường ASEAN qua nhiều khâu, bộ ban
ngành để tới được các doanh nghiệp thực hiện tương đối chậm. Thứ năm: Các biện pháp
tự vệ trong thương mại quốc tế còn yếu.
Từ những nguyên nhân trên tác giả cũng đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hồn
thiện hơn. Về Chính sách tài chính tín dụng thì cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ của
Nhà nước nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường. Bên canh đó, cần tiếp tục đổi mới các
chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng. Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean:
Kiện toàn bộ máy điều hành: Cơ chế một cửa quốc gia cũng như Cơ chế một cửa ASEAN
sẽ dần chuyển thành hoạt động mang tính thường xuyên, liên ngành, phải có cơ chế để
điều hành, duy trì và phát triển trong ngắn hạn và cho mục tiêu dài hạ. Triển khai công
tác đào tạo: Để đảm bảo vận hành hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN, trước hết, các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và người dân
cần có nhận thức chung về nội hàm, mục tiêu, lợi ích mà Cơ chế một cửa quốc gia và
ASEAN sẽ mang lại cũng như những thách thức sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện.
Chính sách Logistics: Hướng tới đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải làm nền tảng cho
hoạt động logistics. Ngồi ra, Cần có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước, thành lập Ủy ban
quốc gia Logistics trong giai đoạn hiện nay để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực
hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, về phía nhà nước: Tác giả cũng có kiến nghị Nhà nước phải đẩy
mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử đối với các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước, bằng cách quốc hội mạnh dạn thay đổi cách làm luật, tích
cực ban hành các luật, bộ luật phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Để các nước công
nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Minh bạch hóa hoạt động của chính quyền

nhằm xây dựng chính quyền trong sạch với mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước và
nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia đối với những nước khác trong AEC. Thực
hiện xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết


sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu
môi trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín doanh nghiệp khi tham
gia hội nhập quốc tế. Về phía các bộ, ban ngành có liên quan để có một chính sách nhất
qn, tránh chồng chéo và có sự hướng dẫn đầy đủ: Hỗ trợ kỹ thuật: Cần có sự chuyển
giao công nghệ của các nước phát triển cho Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp cải
tiến chất lượng sản phẩm và nâng cấp các thiết bị kiểm tra chất lượng của mình, góp phần
đáp ứng tốt hơn u cầu chất lượng ngày càng gia tăng của các nước nhập khẩu. Đẩy
mạnh và chun nghiệp hóa cơng tác hải quan tại các cửa khẩu. Cần triển khai phổ biến
cho các doanh nghiệp biết lợi ích của chính sách kết nổi một cửa. Về phía hiệp hội doanh
nghiệp cần tận dụng nắm bắt chính sách và các thay đổi về chính sách để các doanh
nghiệp có đường lối phù hợp:Các doanh nghiệp Việt Nam trước hết chủ động tìm hiểu
thơng tin về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến thành lập vào năm 2015.Tăng
cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Quan tâm và đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.
Đổi mới công nghệ, không nhập các công nghệ cũ kỹ, lỗi thời. Xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi
trường của sản phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000,
HACCP. Chú ý về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sản xuất lâu dài. Tăng
cường công tác thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp
Nói chung, việc xây dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
ASEAN cần được coi trọng, vì đây là thị trường nhiều tiềm năng phát triển.Doanh nghiệp
cần hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng dự
kiến từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế của mình với khơng chỉ khối thị
trường ASEAN. Cuối cùng, Chính phủ cần tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả
giữa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và
thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường ASEAN.

Với khuôn khổ luận văn cũng như kiến thức cịn hạn chế của mình, mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong quá trình tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản, nhưng đây là vấn đề
tương đối khó và vĩ mơ. Do đó, luận văn chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế,
sai sót và cịn những vấn đề chưa đề cập sâu hoặc chưa thật đầy đủ. Tác giả rất mong


muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các bạn đọc để luận văn
của mình được bổ sung những thơng tin, kiến thức nghiên cứu mới, để có một cái nhìn
tồn diện hơn về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và thị
trường ASEAN nói riêng.



×