Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DO THI THANG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.01 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN </b>





<b>HỌC PHẦN: ĐÔ THỊ VIỆT NAM THỜI TRUNG CẬN ĐẠI</b>


<i><b>Câu hỏi: </b></i>


<i><b>Vị trí, vai trị của đơ thị Thăng Long đối với quốc gia Đại Việt từ thế</b></i>
<i><b>kỉ XI đến thế kỉ XV. </b></i>


<b>I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ:</b>


Quá trình hình thành và phát triển của đất nước ta từ khi Thục Phán
An Dương Vương xây thành Cổ Loa đến nay thì sự hình thành và phát triển
của các đơ thị nước ta gắn liền với sự thịnh suy của quốc gia, dân tộc. Tìm
hiểu và đánh giá về các đơ thị trong thời kì trung cận đại là góp phần nghiên
cứu hệ thống, toàn diện về lịch sử dân tộc.


Thực tế cho thấy trong nền sử học nước ta từ trước đến nay, việc
nghiên cứu về các trung tâm đô thị và thành phố vẫn chưa có những cơng
trình nghiên cứu thực sự lớn, vì đây cũng là một mảng đề tài khá mới mẻ.
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, đang tiến hành cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước, kéo theo sự bùng nổ và phát triển các đô thị ở 64 tỉnh
thành khắp cả nước. Mỗi đơ thị gắn liền với vùng miền nào đó, phản ánh
lịch sử dân tộc, vừa là hiện thực sinh động cho quá trình đi lên của từng
vùng miền cụ thể. Việc nghiên cứu về các đơ thị cịn giúp giáo dục tinh thần
yêu quê hương cho thế hệ trẻ, vừa là nguồn tài liệu giảng dạy lịch sử địa
phương.


Vai trị đơ thị chiếm một vị trí quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình
phát triển của đất nước. Thực ra việc đánh giá đúng vai trị đơ thị trong giai


đoạn nào cũng quan trọng. Song, có lẽ trong giai đoạn hiện nay chúng ta mới
thấy đầy đủ khả năng và vai trò lớn lao của nó. Đơ thị Việt Nam đang trên
đà phát triển, một sự phát triển vượt bậc so với trước đây. Đơ thị là một bộ
mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia hay một vùng kinh tế nào đó.
Tính đại diện của đơ thị được thể hiện là nơi qui tụ, đón tiếp, gặp gỡ, trao
đổi ... nơi diễn ra các hội chợ, nơi phát ra tiếng nói đại diện cho cơng luận.
Tính được đại diện do đơ thị là nơi tập trung trình độ cao về dân trí, trình độ
cao về cơng nghệ, khả năng sản xuất lớn, công ăn việc làm nhiều, văn hoá
vượt trội hơn những nơi khác trong vùng (khu vực) nơi cơ quan lãnh đạo
thường trú


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thể về Thăng Long – Hà Nội cũng là biết về một quá trình lịch sử dựng
nước, giữ nước đầy hào hùng của dân tộc, cũng như có thêm những kiến
thức về cơng trình kiến trúc, những giá trị của nó đối với kinh tế, chính trị,
qn sự, văn hóa… của quốc gia, dân tộc ta.


Trong phạm vi bài này thì tác giả chỉ trình bày về vị trí, vai trị của đơ
thị Thăng Long đối với quốc gia Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Giai
đoạn này, lịch sử dân tộc nổi lên những nét chính sau:


- Đây là thời kì phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, trải qua các
vương triều Lý (1010 - 1225), Trần (1225 - 1400), Hồ (1400 - 1407),
thuộc Minh (1407 - 1427), Lê Sơ (1427 - 1527).


- Văn hóa, văn minh Đại Việt phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ trên
tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, bang
giao…


- Đây là thời kì mà các quốc gia, dân tộc phải đối chọi với nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược từ phương Bắc: kháng chiến chống Tống 1075,


3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258 - 1288), cuộc chiến
tranh xâm lược của nhà Minh năm 1407, sau đó là cuộc đấu tranh dân
tộc kéo dài (1409 khởi nghĩa Trần Ngỗi 1428, khởi nghĩa Lê Lợi
thành cơng). Trong đó cuộc kháng chiến chống Tống và Mông –
Nguyên ta giành thắng lợi, riêng kháng chiến chống Minh thì ta thất
bại. Ngồi ra cịn kể đến các cuộc tấn cơng từ phía Nam lên của
Champa và một số cuộc tiến cơng từ phía Tây. Trong cuộc tiến cơng
của Champa, vua Trần có lần bỏ kinh thành Thăng Long mà chạy.
- Thời nhà Lý – Trần, ngồi sự hưng thịnh có một giai đoạn là khủng


hoảng suy vong. Thời Lý từ Lý Cao Tông đến Lý Huệ Tông, thời
Trần từ Trần Phế Đế đến Trần Thiếu Đế. Đây là thời kì mà giao lưu
văn hóa giữa cư dân Đại Việt với các quốc gia châu Á trên nhiều
phương diện, cấp độ. Văn minh Đại Việt thăng hoa trên cơ sở văn
hóa, văn minh bản địa, có sự tiếp thu văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và
văn minh các nước trong khu vực Đông Nam Á.


- Đây là thời kì phát triển của Phật giáo (thế kỉ X - XV), sau đó là sự
thâm nhập ngày càng có hệ thống và sâu sắc của Nho giáo, nhất là
dưới thời Lê Sơ.


<b>II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG:</b>


1. <b>THĂNG LONG THỜI LÝ (1010 - 1225):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) chặt hẹp về Đại La, rồi đổi thành Thăng Long.
Tiếp đó, ơng huy động nhân tài, vật lực, trí lực của tồn bộ quốc gia, dân tộc
vào việc kiến thiết kinh đô mới. Về mặt địa lí, đất Thăng Long nằm giữa
vùng đồng bằng đơng dân, trù phú. Lại ở vào vị trí đầu mối của những
đường giao thông trọng yếu mà lúc bấy giờ chủ yếu là đường sơng. Thuyền


bè có thể xi ngược khắp đất kinh kì và có thể theo sông Hồng tỏa đi khắp
mọi miền đất nước. Đó là nơi quy tụ và tỏa rộngcủa mạng lưới giao thơng, là
vị trí “chính giữa nam bắc đơng tây”. “chỗ hội tụ trọng yếu của bốn


phương”. Đất Thăng Long lại có sơng Lơ, núi Tản tạo nên thế “núi sông sau
trước”.
- Việc dời đô về Thăng Long của Lý Công Uẩn đã chứng tỏ một tầm
nhìn chiến lược sâu rộng của ơng trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu
dài , phản ánh thế đi lên của vương triều và đất nước( với biểu tượng Rồng
bay ) . Dưới triều Lý , kinh thành Thăng Long đã được xây dựng và phát
triển trở thành đô thị phồn vinh và tiêu biểu của Đại Việt , gồm hai khu vực
chính trị quan liêu (đô ) và kinh tế dân gian (thị ) .


Về mặt kinh tế - xã hội, đến đầu thế kỉ XI, đất Thăng Long đã trở
thành vùng cư dân tập trung, kinh tế phát triển. Vùng đó đã có thành lũy đê
điều… Có thể coi đây là cơ sở ban đầu và những đường nét cấu trúc thành
thị sơ khai của Hà Nội thời tiền Thăng Long. Tất cả những điều kiện thiên
nhiên và kết quả phát triển lịch sử trên đây cùng với tầm nhìn bao quát và sự
phát hiện thiên tài của Lý Công Uẩn, đã dẫn đến chủ trương định đô ở Thăng
Long và từ đó, mở ra một thời kì mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến và
anh hùng của Hà Nội. Đó là thời kì Thăng Long với biểu tượng rồng bay
vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm
thiêng liêng về cội nguồn Rồng – Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa
thuận gió hịa của cư dân văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở gần khoảng cửa Nam
hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sơng Tơ Lịch, khoảng đường Phan
Đình Phùng ngày nay.


Những cung điện chính cịn thấy trong sử sách như: điện Càn Nguyên


là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện
Tập Hiền và điện Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung
Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phương thông với cửa Uy Viễn, chính
bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành
lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện
Long Thụy là nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bân trái xây điện Nhật Quang, bên
phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa nơi ở của các phi
tần.


Năm 1029, Lý Thái Tơng cho xây dựng lại tồn bộ khu Cấm thành
sau khi khu này bị tàn phá bởi loạn Tam vương. Trên nền cũ điện Càn
Nguyên, Lý Thái Tông cho xây dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai
bên tả hữu sân rồng có đặt gác chng. Phía đơng, tây sân rồng là điện Văn
Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên Điện
có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện
Thiên Khánh hình bát giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân, trên
điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên
An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.


Thời vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới, cung điện mới
được xây ở phía Tây của tầm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên
phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ
Giao, ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi
là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ, bên trái xây gác Nhật Kim,
bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim
Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục
Tường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu, rồi
dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt
đình có trồng hoa thơm cỏa lạ, nước thơng với sơng. Ngồi ra các cung điện
khác cũng được xây dựng liên tục. Mỗi cung điện đều có tường bao xung


quanh và làm cửa thơng với điện khác. Ngồi cung điện, các vua nhà Lý còn
cho xây dựng các cơng trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và
hoàng tộc như: đền Quan Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tông đã
tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên làm lợp ngói bạc, hồ ao
làm cảnh cũng được xây dựng khá nhiều trong hoàng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại điện Sùng Uyên, bên trái lập điện
Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân,
phía trước xây cầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn
ngự cũng được dựng nên trong Hồng thành. Mùa thu 1048, mở ln ba
vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang. Năm
1065, mở thêm vườn Thượng Lâm.


Khơng có một tài liệu nào ghi chép dân số Thăng Long đời Lý. Nhưng
thành phần cư dân thì chắc chắn gồm có hồng gia, quan lại, qn lính cùng
với sư sãi, nơ tì và các tầng lớp bách tính thứ dân như nơng dân, thợ thủ
cơng, thương nhân… Ngồi một số ít người gốc gác Thăng Long, còn hầu
hết là từ bốn phương tụ họp lại hoặc do chức vụ chính quyền hoặc do nhu
cầu làm ăn sinh sống. Quản lí kinh thành do Ty binh bạc phụ trách, tồn tại
như một chính quyền địa phương đặc biệt trực thuộc triều đình Trung ương.
Về quân lính, riêng số điện tiền cấm quân làm nhiệm vụ bảo vệ Cấm Thành
trên trán thích ba chữ “Thiên tử quân”, đã gồm 10 vệ quân khoảng 2.000
người, sau tăng lên 16 vệ quân 3.200 người. Từ đó có thể suy ra dân số
Thăng Long phải tính đến con số hàng vạn.


Khu dân cư tập trung ngoài Hoàng Thành, tuy khơng được sắp xếp, bố
trí chặt chẽ, nhưng do điều kiện sinh sống cũng dần dần hình thành một quy
hoạch hợp lí, độc đáo. Thăng Long cũng như các thành thị phuơng Đơng nói
chung, tuy có phân biệt với nông thôn, nhưng không tách rời và đối lập với
nơng thơn. Ngay bên trong Thăng Long cũng có một bộ phận kinh tế nơng


nghiệp gắn bó chặt chẽ với những xóm làng nơng nghiệp xung quanh.


Nhưng về mặt kinh tế, nét đặc trưng của một thành thị không phải là
nông nghiệp, mà là các hoạt động công thương nghiệp. Do nhu cầu của vua
quan và quân lính, do vị trí mua bán làm ăn thuận lợi, nhiều thợ thủ công và
thương nhân các nơi tụ tập về Thăng Long. Phường thủ công, phố xá, chợ
búa dần dần mọc lên. Thợ thủ công thường là những người nông dân kiêm
thợ thủ công , thợ thủ công kiêm thương nhân .Năm 1040 , vua Lý “đã dạy
cung nữ dệt được gấm vóc “. Dệt là nghề truyền thống phổ biến . Ở kinh
thành , nghề dệt có ở các phường Nhược Cơng ( Thành Cơng , với sự tích
nàng La ) , thơn Nghi Tâm (sự tích cơng chúa Từ Hoa ) , thơn Trích Sài ( sự
tích nàng Phan Thị Ngọc Đô ) …


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ngược lên phía trên, bến cảnh Triều Đơng (dốc Hịe Nhai), phố phường, chợ
bến tấp nập tạo nên cảnh trên bến dưới thuyền của một khu bn bán lớn,
trao đổi hàng hóa với nhau.


Một trung tâm văn hóa quan trọng của Thăng Long được bắt đầu xây
dựng từ thời Lý là khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Năm 1075, nhà Lý mở
khoa thi Nho học đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh được đưa vào hầu
vua học tập. Năm 1076, triều đình tuyển chọn những văn quan có học cho
vào học ở Quốc Tử Giám. Đó là những việc làm và đặt cơ sở nền tảng cho
sự ra đời và phát triển của nền giáo dục đại học truyền thống.


Thăng Long đã được xây dựng về mọi mặt và trở thành trung tâm
chính trị - kinh tế - văn hóa lớn nhất và tiêu biểu trong cả nước. Trong buổi
đầu của kỉ nguyên văn minh Đại Việt, Thăng Long xứng đáng với vị trí kinh
đơ của đất nước, vừa quy tụ tinh hoa của dân tộc, vừa tỏa chiếu ảnh hưởng
ra cả nước. Nền văn hóa Đại Việt thời đó vì thế được mang tên là Văn hóa
Thăng Long. Nhân dân Thăng Long đã góp phần cùng với nhân dân cả nước


tạo nên nền văn minh Đại Việt và lập chiến cơng bình Chiêm, phá Tống.


<b> 2 .THĂNG LONG THỜI TRẦN – BA LẦN ĐÁNH THẮNG MÔNG –</b>
<b>NGUYÊN XÂM LƯỢC (1226 - 1400):</b>


Trong hơn hai thế kỉ dưới triều Lý, giặc ngoại xâm không xâm phạm
đến Thăng Long, nhưng đất kinh kì cũng phải chịu đựng những cơn binh lửa
của xung đột cung đình và chiến tranh phe phái. Đó là “loạn ba vương” năm
1028 khi vua Lý Thái tổ vừa từ trần và nhất là trong những cuộc tranh chấp
cuối đời Lý, mở đầu bằng “loạn Quách Bốc” năm 1029. Kinh đô trở thành
bãi chiến trường, cung thất, nhiều chỗ phố phường bị tàn phá. Từ năm 1216
đến 1220, trong vòng 4 năm, vua Lý Huệ Tông phải rời kinh thành về ở điện
tranh dựng tạm tại Tây Phù Liệt (Thanh Trì), thành Thăng Long bị gọi là
Kinh Cũ (Cựu Kinh).


Thăng Long vẫn giữ vị trí kinh đơ của nước Đại Việt dưới triều Trần.
Về quy mô và cấu trúc, Thăng Long đời Trần không khác như Thăng Long
đời Lý. Trong 175 năm đóng đơ ở đây, nhà Trần tận dụng tất cả những cơ sở
đã được xây dựng từ trước, tu bổ, mở mang thêm và kiến tạo một số cơng
trình mới cần thiết.


Năm 1230, nhà Trần tu sửa thành Đại La, có mở rộng thêm ít nhiều.
Thành có 4 cửa: cửa Tây Dương (Cầu Giấy), cửa Chợ Dừa, cửa Cầu Dền,
cửa Vạn Xuân. Trên thực tế, đoạn thành phía đơng đồng thời cũng là đê
sơng Hồng, cịn có 2 cửa mở thơng ra hai bến của kinh thành: Giang Khẩu
(cửa Sông Tô) và Đông Bộ Đầu (triều Đông đời Lý).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thăng Long, chia làm 61 phường buôn bán tấp nập nhộn nhịp cả về ban đêm
. Rất tiếc cho đến nay vẫn chưa đủ tư liệu để lập đủ danh sách 61 phường
đời Trần. Sử biên niên chỉ ghi lại một số tên phường như: An Hoa, Cơ Xá,


Hạc Kiều, Giang Khẩu, Các Đài, Nhai Tuân, Tây Nhai, Phục Cổ, Toái
Viên… Các phố phường được mở mang thêm và quy hoạch chặt chẽ hơn.
Trong các bến của Thăng Long đời Trần thì quan trọng nhất là bến Đơng Bộ
Đầu (cịn gọi là bến Đơng). Đó là bến dân sự và qn sự, là nơi thao diễn
thủy quân và đua thuyền mùa thu, trên bến có Điện Trà (Phong Thủy) dành
cho vua.


Về mặt hành chính, cơng việc quản lí kinh thành thuộc Ty binh bạc.
Năm 1265, nhà Trần đổi Ty binh bạc làm Kinh sư An phủ sứ, năm 1341 đổi
làm Kinh sư đại dỗn, năm 1394, lại đổi làm Trung đơ dỗn. Người đứng
đầu chính quyền Thăng Long được chọn lựa rất chặt chẽ. Theo quy định,
năm 1265, người đó phải trải qua chức An phủ sứ các lộ, đủ lệ khảo duyệt
thì về làm An phủ sứ phủ Thiên Trường là quê hương của nhà Trần và được
coi như kinh đơ thứ hai, sau khi đủ lệ khảo duyệt thì bổ làm Thẩm hình viện
sự, rồi mới được giữ chức Kinh sư An phủ sứ. Khu vực kinh thành được coi
như tương đương với một phủ, một lộ, nhưng do vị trí đặc biệt của nó, nhà
Trần hết sức coi trọng chức quan đứng đầu ở đây. Nhờ đó Thăng Long đời
Trần có được nhiều viên quan cai trị có tài năng, đức độ nổi tiếng như Trần
Thì Kiến (An phủ sứ Kinh sư năm 1297), Nguyễn Trung Ngạn (Đại doãn
kinh sư năm 1341)…


Sự phát triển của Thăng Long càng ngày càng ảnh hưởng đến các
vùng xung quanh. Sự phát triển của khu kinh tế - dân cư làm cho bộ mặt
thành thị của Thăng Long càng ngày càng rõ nét hơn, dù chỉ trong kiểu
thành thị - nông nghiệp phương Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Kinh tế công thương nghiệp thành thị đẻ ra tầng lớp thị dân và lối
sống thị dân. Vào đời Trần, số lượng thị dân ở Thăng Long chưa nhiều,
nhưng đã có những biểu hiện của sinh hoạt thị dân, trong đó sinh hoạt ban
đêm của thành thị gồm buôn bán, vui chơi lành mạnh và cả rượu chè, đàng


điếm. Những sinh hoạt ban đêm đó từng hấp dẫn cả vua Trần. Vua Trần Anh
Tơng “thích lén đi chơi, cứ đến đêm đi kiệu cùng hơn mười người thị vệ đi
khắp kinh kì, đến gà gáy mới về”. Một lần đi chơi đêm, vua bị bọn vô lại
ném gạch trúng đầu.


Nhưng văn hóa Thăng Long đời Trần vẫn hội tụ tinh hoa văn hóa của
cả nước vẫn giữ cốt cách và bản sắc, văn hóa dân tộc. Nhìn chung, ở Thăng
Long đời Trần, các cơng trình kiến trúc không nhiều và bề thế như đời Lý.
Ba lần tàn phá của giặc Mơng – Ngun rõ ràng có ảnh hưởng đến công
cuộc xây dựng kinh thành. Hơn nữa, ngồi Thăng Long, nhà Trần cịn một
cung kinh đơ thứ hai là cung điện Thiên Trường và theo chế độ nhà Trần.


Sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp nhất của Thăng Long vẫn tập trung vào
những ngày lễ và hội mùa màng đậm tính cách dân gian. Thăng Long là nơi
hội tụ nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước mà tài năng và những cơng trình
nghiên cứu, sáng tạo của họ đã góp phần làm phong phú và rực rỡ thêm đời
sống văn hóa kinh thành như: Nguyễn Thuyên, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân
Tông, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư
Mạnh, Trần Nhật Duật, Trần Cụ, Chu Văn An…


Nhưng kinh thành Thăng Long đời Trần không phải chỉ có xây dựng
và sáng tạo, mà cịn phải đánh giặc và đã đánh giặc rất giỏi. Trong cả ba lần
kháng chiến, vào giai đoạn đầu, triều Trần và quân dân ta tạm thời rút khỏi
kinh thành. Kháng chiến lần thứ nhất, quân giặc chiếm đóng thành Thăng
Long 11 ngày (18/1 đến 29/1/1258) và bị đánh bật ra khỏi kinh thành bằng
trận Đơng Bộ Đầu. Đó là trận quyết chiến kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất và là trận quyết chiến chiến lược
đầu tiên diễn ra trên đất Thăng Long.


Trong kháng chiến lần thứ hai, Thăng Long bị chiếm đóng hơn ba


tháng (18/2 đến khoảng cuối tháng 5/1285). Những trận phản công ở Hàm
Tử, Chương Dương, Tây Kết ở phía nam Thăng Long cùng với trận đánh
thọc sâu do Trung Thành vương chỉ huy vào phường Giang Khẩu (Hàng
Buồm) buộc quân giặc phải bỏ thành tháo chạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b> 3 .THĂNG LONG THỜI THUỘC MINH – HAI MƯƠI NĂM KIÊN</b>
<b>CƯỜNG CHỐNG XÂM LƯỢC MINH:</b>


Nhà Trần sau một thời gian hưng thịnh, đã đi vào con đường suy thoái
rồi sụp đổ. Vào nửa sau thế kỉ XIV, Thăng Long phải chứng kiến nhiều biểu
hiện và hậu quả suy sụp của triều Trần. Cuối năm 1406, vận mệnh của đất
nước và của Thăng Long – Đông Đô phải trải qua một thách thức cực kì ác
liệt do cuộc chiến tranh xâm lược cùng 20 năm đô hộ của nhà Minh (1407
-1427) gây ra.


<b> 4 .THĂNG LONG - ĐÔNG KINH THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527):</b>


Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, triều Lê được chính thức
thành lập, thường gọi là triều Lê Sơ (1428 – 1527). Năm 1430, nhà Lê đổi
Đông Đô thành Đông Kinh.


Về cấu trúc thành lũy, thành Đông Kinh vẫn dựa trên cơ sở thành
Thăng Long – Đơng Đơ thời Lý, Trần.


Vịng thành ngồi cùng vẫn mang tên thành Đại La. Lê Thánh Tông
cho xây dựng lại vòng thành này trên cơ sở thành cũ. Vịng thành thứ hai
được chính thức gọi là Hồng Thành. Năm 1474 và 1500, nhà Lê cho sửa
chữa và xây dựng lại tường thành phía tây và phía đơng Hồng Thành. Năm
1516, Hồng Thành được mở rộng thêm về phía đơng: “đắp thành to rộng
mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Tuấn Vũ, chùa


Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đơng đến phía tây – bắc, chắn ngang
sơng Tơ Lịch, trên đắp Hồng Thành, dưới làm cửa cổng, lấy ngói vỡ và đất
đá nện xuống, lấy đá phiến gạch vng xây lên, lấy sắt xâu ngang”.


Vịng thành trong cùng gọi là Cung Thành hay Phượng Thành. Năm
1490, vòng thành này cũng được mở rộng: “đắp rộng thêm ra ngồi trường
Đấu võ, dài rộng 8 dặm”. Cơng trình mở rộng Phượng Thành kéo dài ba
tháng mới xong.


Nhà Lê cịn cho xây dựng và bố trí nhiều cung điện, lầu gác trong
Cung Thành. Kiến trúc trung tâm là điện Kính Thiên được xây dựng lại từ
năm 1428, đến năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá chạm rồng ở thềm
điện. Ngoài Hoàng Thành, nhiều kiến trúc mới cũng được dựng lên. Phía
nam cửa Đại Hưng có đình Quảng Văn là nơi niêm yết các pháp lệnh, cáo
thị của nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

chức rất nghiêm ngặt. Phải có sắc chỉ của nhà vua mới được phép vào cửa
cấm của hai vòng thành này. Ai mang lén gươm vào Hoàng Thành hay bất
cứ một thứ đồ sắt nào, từ cái kim trở lên, vào khu cung cấm đều bị xử tử.


Năm 1469, phủ Trung Đô đổi tên thành phủ Phụng Thiên. Khu dân cư
của hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện
18 phường, quy hoạch 36 phố phường của Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ
đó.


Phường vừa là một đơn vị hành chính cơ sở, tương đương như xã ở
nơng thơn, vừa là tập hợp của những người cùng nghề. Cư dân 36 phường
của Đông Kinh bao gồm cả nông dân, thợ thủ cơng và thương nhân, trong đó
có những phố - chợ buôn bán tấp nập và những phường thủ công nổi tiếng.
trong Dư địa chí do Nguyễn Trãi viết năm 1435, cịn ghi lại một số phường


thủ cơng đương thời: phường Tàng Kiếm (Hàng Trống), làm kiệu, áo giáp,
đồ dài mâm võng, gấm trù, dù lọng; phường Yên Thái (Bưởi) làm giấy;
phường Thụy Chương (Thụy Khê) và phường Nghi Tàm (làng Nghi Tàm
bên Hồ Tây) dệt vải nhỏ và lụa; phường Hà Tân (sau là Giang Tân, bờ sông
Hồng) nung vôi; phường Hàng Đào nhuộm điều; phường Tả Nhất (An Nhất,
cuối phố Huế) làm quạt; phường Đường Nhân (Hàng Ngang) bán áo diệp y;
phường thịnh Quang (ngồi ơ Chợ Dừa) làm long nhãn.


Số người các nơi đổ về Đông Kinh làm ăn, buôn bán ngày càng nhiều,
bộ mặt phố phường – chợ bến càng đông vui, nhộn nhịp. Nhưng với tư
tưởng “trọng nông ức thương”, nhà Lê không muốn phát triển phần kinh tế
-dân cư, chỉ duy trì số -dân và quan hệ hàng hóa – tiền tệ của Đông Kinh trong
một giới hạn nhất định. Nhà Lê từng ra lệnh đuổi những người trú ngụ ra
khỏi kinh thành, mà trên thực tế, trong cư dân Đông Kinh, số người nguyên
quán có là bao, phần lớn là từ các nơi tụ tập lại. Hành động đó gây ra sự lo
ngại, phản ứng của một số triều thần. Cuối cùng, nhà Lê chỉ đuổi những
người tạp cư, khơng có nghề, cịn những người đã có phố xá, hàng chợ và
vào ngạch thuế, thì vẫn được tiếp tục cư trú. Chính sách ức thương của nhà
Lê gây ra khó khăn và hạn chế tốc độ phát triển của nền kinh tế Đơng Kinh
nhưng khơng thế bóp nghẹt được xu thế phát triển của một thành thị đã
trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kỳ
ra đời của “Tao Đàn Nguyên Suý” với 28 thành viên được ví như 28 vì tinh
tú, trong đó Lê Thánh Tơng vượt lên khỏi tầm vóc một nhà chính trị, một
nhà vua, ơng trở thành một nhà văn hố lớn có những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển của văn học dân tộc. Ông đã trở thành gương mặt tiêu biểu
của văn học Thăng Long thế kỷ XV. Nhà Lê Sơ tồn tại 99 năm, tổng cộng
10 đời vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hồng.



<b>III. ĐĨNG GĨP CỦA THĂNG LONG TRONG Q TRÌNH PHÁT</b>
<b>TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC:</b>


Từ khi Lý Cơng Uẩn xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư về kinh thành
Thăng Long năm 1010 đến nay vùng đất này đã có gần 1.000 năm tồn tại và
phát triển, chứng kiến biết bao những đổi thay, những thăng trầm của lịch sử
dân tộc. Biết bao triều đại thời hưng thịnh hay suy vong đều chọn Thăng
Long làm kinh đô, trung tâm của đất nước về mọi mặt. Từng bước Thăng
Long luôn khẳng định được vị trí của mình khơng ngừng vươn lên như Rồng
bay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Quân xâm lăng tưy vào
được Thăng Long nhưng để giữ được nơi chúng chiếm đóng khơng hề dễ
dàng chút nào, với ba lần đánh thắng Nguyên – Mông, kháng chiến chống
xâm lược Minh…


Tại đây các vị vua anh minh trong lịch sử dân tộc ta như Lý Thái Tổ,
Lý Thánh Tơng, Lê Thánh Tơng… với những chính sách phù hợp đã góp
phần khơng nhỏ cho sự phát triển của kinh đơ về kinh tế, chính trị, qn sự,
văn hóa của đất nước.


Thăng Long cịn tiêu biểu cho giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu cho
dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế
của đất nước, con người Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.
Mặc dù hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội khơng
nhiều nhưng với những gì chúng ta biết được về vùng đất mà các bậc đế
vương lực chọn, rồi ngày nay là thủ đơ của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam rất đáng để chúng ta tự hào, gìn giữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×