Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu phieu dang ky lap dat internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.11 KB, 3 trang )

KH.QT.01/ B.01/14.11.08
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐƠN VỊ
ĐĂNG KÝ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI/DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
NĂM 20
1. Tên Đề tài/Dự án : Ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở và điện toán đám mây
vào công tác quản lý giáo dục ........................................................................................
Cơ quan chủ trì : ..................................................................................................
Địa chỉ : ...............................................................................................................
Điện thoại : .................................................... Fax : ............................................
Chủ nhiệm đề tài : .............................................. Họcvị :....................................
Đơn vị công tác: ..................................................................................................
Địa chỉ liên lạc : ..................................................................................................
Điện thoại : ............................................. Fax : ...................................................
Cơ quan phối hợp : ..............................................................................................
Các cán bộ KH-KT phối hợp : ............................................................................
2. Giải trình về tính cấp thiết (Tại sao phải nghiên cứu giải quyết ở cấp tỉnh : Quan
trọng, cấp bách, tác động to lớn, ảnh hưởng lâu dài đến đời sống kinh tế-xã hội của Tỉnh).
Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục là nhu cầu tất
yếu với mục tiêu hướng tới người học nhiều hơn, tăng cường tính chủ động trong học tập và
nghiên cứu, góp phần tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Đối với câu chuyện ứng dụng
CNTT trong giáo dục dễ nhận thấy mạng internet thông suốt, phần mềm chuyên nghiệp là
chưa đủ. Nhiều trường phổ thông vùng sâu, vùng xa tuy có trang bị phòng thực hành máy vi
tính nhưng thường xuyên đóng cửa. Giáo viên được khuyến khích sử dụng giáo án điện tử
trên lớp hoặc thông qua dạy - học trực tuyến (e-learning) nhưng các hình thức giảng dạy hiện
đại, tiện lợi này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến. Bởi đơn giản đi kèm theo giáo án điện tử


còn phải có các trang thiết bị đồng bộ như máy tính, tivi, máy chiếu, máy Projector. Khó khăn
cố hữu chính là tình trạng thiếu máy móc của các trường. Việc tăng cường cấp máy tính cho
các trường học vẫn được xem như muối bỏ bể mà phần lớn vẫn phụ thuộc vào năng lực tự
vận động của trường. Khi bài toán về máy móc còn đang đau đầu, vấn đề duy trì tốc độ mạng,
bảo hành, bảo trì hệ thống mạng lưới máy móc cũng như nhân lực phục vụ công việc này
cũng chưa có câu trả lời. Muốn hệ thống vận hành tốt, đòi hỏi mỗi trường phải có một kỹ
thuật viên và kinh phí để chi trả lấy từ đâu ra?
Mặc dù, internet và điện thoại di đông ngày càng phát triển nhưng sự tương tác, liên
lạc giữa nhà trường và giáo viên, giáo viên và học sinh, nhà trường và gia đình chủ yếu vẫn
theo cách truyền thống. Các trường học mặc dù đã có website nhưng nội dung cung cấp thông
tin còn hạn chế, thông tin chỉ cung cấp một chiều và ít có sự tương tác các đối tượng chính là
giáo viên, phụ huynh và học sinh. Điều này gây hạn chế rất lớn trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
Một giải pháp hữu hiệu là xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý chung dành cho
tất cả các trường học dựa trên các phần mềm mã nguồn mở và công nghệ điện toán đám mây.
Giải pháp này cho phép tận dụng các nguồn lực miễn phí sẳn có trên internet vì vậy có thể tiết
kiệm được tối đa việc trang bị các thiết bị, con người. Mặc khác, qua hệ thống quản lý này có
thể tăng cường sự giao lưu trao đổi giữa các giáo viên, học sinh, gia đình và nhà trường và sở
giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và hiện đại hóa giáo dục.
3. Mục tiêu Đề tài/Dự án:
Đề tài nhằm xây dựng một hệ thống các dịch vụ thông tin trong giáo dục trên nền tảng
các website nhằm đồng bộ hóa sự quản lý và tạo sự tương tác thông suốt giữa giáo viên, học
sinh, gia đình và các nhà trường. Hệ thống dịch vụ này nhằm nâng cao chất lượng giáo viên,
tăng cường sự trao đổi quản lý học sinh giữa nhà trường và gia đình, nâng cao tính chủ động
trong học tập của học sinh. Hệ thống được xây dựng trên cơ sở mã nguồn mở và cộng nghệ
hiện đại nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay: Công nghệ điện toán đám mây.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu các nhu cầu dịch vụ thông tin trong giáo dục ở Tỉnh hiện này
- Nghiên cứu công nghệ điện toán đám mây
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mã nguồn mở trong việc xây dựng các dịch vụ

tương tác và cung cấp thông tin dành cho giáo dục trên nền tảng điện toán đám mây.
- Xây dựng mô hình ứng dụng các dịch vụ trên cho các trường học.
- Thiết kế website với các ứng dụng dịch vụ trên.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng trong nghiên cứu 3 (có thể sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học các đối tượng nghiên cứu bằng phiếu thăm dò)
- Phương pháp chuyên gia
- Các phương pháp khác.
6. Dự kiến sản phẩm của Đề tài/Dự án.
+ 01 Mô hình ứng dụng các dịch vụ giáo dục
+ 01 Qui trình công nghệ xây dựng các website ứng dụng dịch vụ
+ 01 Báo cáo khoa học ( báo cáo hội nghị, đăng tạp chí nghiên cứu khoa học)
7. Khả năng và địa chỉ áp dụng.
+ Có thể áp dụng rộng rãi ở các trường học, và sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục
và đào tạo.
8. Dự kiến thời gian thực hiện :
Bắt đầu: ............................................... Kết thúc: ...............................................
9. Nhu cầu kinh phí thực hiện.
- Từ ngân sách nhà nước
- Nguồn khác ( nếu có)
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Chủ nhiệm Đề tài/Dự án Cơ quan chủ trì Đề tài/Dự án
(Ký tên ) ( Ký tên, đóng dấu )

×