Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu so sánh khả năng giảm phát thải khí nhà kính khi thay thế các môi chất HCFC và HFC410a bằng HFC32 cho điều hòa không khí gia dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu so sánh khả năng giảm phát
thải khí nhà kính khi thay thế các môi chất
HCFC và HFC410a bằng HFC32 cho điều
hịa khơng khí gia dụng

NGUYỄN KHẮC HỒNG THÀNH
Ngành: Kỹ thuật nhiệt

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng
Viện:

Điện

HÀ NỘI, 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn :
Đề tài luận văn:

Chuyên ngành:
Mã số SV:

Nguyễn Khắc Hoàng Thành
Nghiên cứu so sánh khả năng giảm phát thải


khí nhà kính khi thay thế các môi chất
HCFC và HFC410a bằng HFC32 cho điều
hịa khơng khí gia dụng

Kỹ thuật nhiệt
CA180249

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn
xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày 25/7/2020 với các nội dung sau:
+ Bổ sung các tài liệu tham khảo
+ Bảng 2.2 điều chỉnh lại số liệu từ 2013 - 2018
+ Chỉnh sửa số liệu bảng 3.5 theo TCVN 10273:2013
+ Chỉnh sửa lại số liệu β ở chương 3 theo tài liệu tham khảo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường 2018. [16]
+ Chỉnh sửa các lỗi chính tả trang 14, 32 và 39
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng

dẫn PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng - người đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ rất nhiều
cho tơi để hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp của Viện Khoa
học và Công nghệ Nhiệt Lạnh - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đóng góp
nhiều ý kiến tích cực giúp tơi hồn thiện nội dung của luận văn. Xin chân thành
cám ơn Viện sau Đại học, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã
tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tơi hồn thành khóa luận.
Trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Khắc Hoàng Thành

i


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................... 2
1.1 Tổng quan về thị trường điều hịa khơng khí ................................................... 2
1.1.1 Điều hịa khơng khí trên thế giới .............................................................. 2
1.1.2 Điều hịa khơng khí tại Việt Nam ............................................................. 2
1.2 Phát thải khí nhà kính và phương pháp xác định ............................................. 3

1.2.1 Khí nhà kính.............................................................................................. 3
1.2.2 Hiệu ứng nhà kính..................................................................................... 4
1.2.3 Phương pháp xác định phát thải khí nhà kính cho điều hịa khơng khí. ... 5
1.3 Các mơi chất dùng trong điều hịa khơng khí .................................................. 6
1.3.1 Mơi chất lạnh ............................................................................................ 6
1.3.2 Phân loại môi chất lạnh............................................................................. 6
1.3.3 Môi chất lạnh dùng trong điều hịa khơng khí .......................................... 7
1.4 Nội dung nghiên cứu của luận văn ................................................................. 10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ THƯỜNG ĐHKK Ở VIỆT NAM ... 11
2.1 Thực trạng thị trường ĐHKK ở Việt Nam ..................................................... 11
2.1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 11
2.1.2 Khái niệm điều hịa khơng khí gia dụng ................................................. 12
2.1.3 Lựa chọn đối tượng điều tra.................................................................... 12
2.2 Tiềm năng phát triển, đặc tính thị trường ĐHKK đến năm 2019 .................. 16
2.2.1 Đặc điểm của thị trường ĐHKK ............................................................. 16
2.2.2 Doanh số thị trường ĐHKK của Việt Nam ............................................ 17
2.2.3 Đánh giá cấu trúc của thị trường ĐHKK ................................................ 19
2.3 Xu hướng thay đổi môi chất lạnh ................................................................... 21

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ TÍNH PHÁT THẢI
KHÍ NHÀ KÍNH .................................................................................... 25
ii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

3.1 Phương pháp xác định phát thải trong vòng đời ............................................ 25

3.2 Khái niệm TEWI và LCCP ............................................................................ 25
3.2.1 Khái niệm TEWI ..................................................................................... 25
3.2.2 Khái niệm LCCP ..................................................................................... 26
3.3 Các thông số trong phương pháp tính phát thải khí nhà kính TEWI đối với
điều hịa khơng khí gia dụng. ............................................................................... 27

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG KỊCH BẢN DỰ ĐỐN GIẢM PHÁT
THẢI KHÍ NHÀ KÍNH KHI THAY THẾ MÔI CHẤT LẠNH R-410A
BẰNG R-32 ............................................................................................. 33
4.1 Dự đốn kịch bản phát triển điều hịa khơng khí gia dụng tại Việt Nam đến
năm 2025. ............................................................................................................. 33
4.2 Đánh giá hiệu suất năng lượng ĐHKK gia dụng ........................................... 35
4.3 Thiết lập kịch bản xác định lượng giảm phát thải khí nhà kính theo phương
pháp TEWI ........................................................................................................... 35

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................ 41
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 41
5.2 Đề xuất ........................................................................................................... 41
5.2.1 Cần nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để có số liệu chính xác hơn ........ 41
5.2.2 Sử dụng mơ hình thống kê để xây dựng các kịch bản phát triển thị
trường ............................................................................................................... 41
5.2.3 Xây dựng và hoàn thiện bin nhiệt độ cơ sở thời tiết thực tế tại Việt
Nam .................................................................................................................. 42
5.2.4 Hiệu chỉnh các hệ số trong mơ hình TEWI trên cơ sở nghiên cứu thực
tế....................................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 43

iii



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách các doanh nghiệp cung cấp thiết bị .................................... 12
Bảng 2.2 Thị trường máy ĐHKK và thị phần điều hòa gia dụng của Việt Nam . 13
Bảng 2.3 Doanh số thị trường ĐHKK của Việt Nam ........................................... 17
Bảng 2.5 Chỉ số GWP của một số môi chất lạnh ................................................. 22
Bảng 2.6 Các môi chất lạnh phổ biến và có tiềm năng ứng dụng ....................... 23
Bảng 3.1 Tiềm năng nóng lên tồn cầu của các khí nhà kính trong các báo cáo
đánh giá của IPCC [3] ......................................................................................... 26
Bảng 3.2 Giá trị ODP của môi chất lạnh [3] ...................................................... 28
Bảng 3.3 Khí thải CO2 từ các nguồn năng lượng chính [3] ................................ 29
Bảng 3.4 Phát thải CO2 các khu vực trên thế giới [3] ......................................... 29
Bảng 4.1 Thông số các ĐHKK biến tần sử dụng R-410A .................................... 35
Bảng 4.2 Thông số các ĐHKK biến tần sử dụng R-32 ........................................ 35
Bảng 4.3 Bảng tính kịch bản số lượng máy R-32 đến năm 2025 ......................... 37
Bảng 4.4 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-32 cho kịch bản cơ sơ tăng 4%/năm ................................................ 38
Bảng 4.5 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-410A cho kịch bản cơ sở tăng 4%/năm ............................................ 38
Bảng 4.6 Tổng phát thải khí nhà kính kịch bản cơ sở tăng 4%/năm máy lạnh sử
dụng R-32 từ 2020 – 2025 .................................................................................... 38
Bảng 4.7 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-32 cho kịch bản tăng 8%/năm .......................................................... 39
Bảng 4.8 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-410A cho kịch bản tăng 8%/năm...................................................... 39
Bảng 4.9 Tổng phát thải khí nhà kính kịch bản tăng 8%/năm máy lạnh sử dụng

R-32 từ 2020 – 2025 ............................................................................................. 39
Bảng 4.10 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-32 cho kịch bản tăng 10%/năm ........................................................ 39
Bảng 4.11 Bảng tính phát thải theo phương pháp TEWI của ĐHKK sử dụng môi
chất lạnh R-410A cho kịch bản tăng 10%/năm.................................................... 40
Bảng 4.12 Tổng phát thải khí nhà kính kịch bản tăng 10%/năm máy lạnh sử dụng
R-32 từ 2020 – 2025 ............................................................................................. 40
iv


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Ngun nhân gây ra khí nhà kính và hiệu ứng khí nhà kính ................... 4
Hình 1.2 Hiệu ứng nhà kính ................................................................................... 5
Hình 1.3 Gas R-22, R-32 và R-410A .................................................................... 10
Hình 2.1: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam .................................................................... 11
Hình 2.2 Phân bố điều hịa khơng khí theo năng suất lạnh ................................. 14
Hình 2.3 Tỷ lệ sử dụng các loại ĐHKK ............................................................... 15
Hình 2.4 Tỷ lệ sử dụng máy ĐHKK cơng nghệ inverter năm 2019 ..................... 15
Hình 2.5 Tỷ lệ ĐHKK sử dụng công nghệ inverter giai đoạn 2015-2019 ........... 16
Hình 2.6 Doanh số thị trường điều hịa khơng khí [7] ........................................ 17
Hình 2.7 Tốc độ tăng trưởng điều hịa khơng khí tại Việt Nam giai đoạn 20122019 [11] .............................................................................................................. 18
Hình 2.8 Phân bố ĐHKK gia dụng trung bình NSL giai đoạn 2015-2019 .......... 18
Hình 2.9 Phân bổ số lượng máy sử dụng gas R-32 ............................................. 19
Hình 2.10 Phân bố thị trường ĐHKK theo các thương hiệu ............................... 20
Hình 2.11 Phân bổ thị trường ĐHKK theo các thương hiệu ............................... 20
Hình 3.1 Đặc tính của điều hịa khơng khí khơng biến tần theo nhiệt độ ngồi

trời ........................................................................................................................ 31
Hình 4.1 Dự đoán mức tăng trưởng ĐHKK đến năm 2025 ................................. 33
Hình 4.2 Tỉ lệ ĐHKK gia dụng sử dụng cơng nghệ inverter đến năm 2025 ....... 34
Hình 4.3 Phân bổ ĐHKK gia dụng trung bình theo NSL đến năm 2025 ............. 34

v


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU:
Ký hiệu

Mơ tả

Đơn vị

CCSE

Năng lượng tiêu thụ ở chế độ làm lạnh

EER (t)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) ở nhiệt độ ngoài trời (liên
tục) t

W/W


EER (tj)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) ở nhiệt độ ngoài trời tj

W/W

EER,ful
(tb)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) khi tải lạnh bằng năng
suất lạnh đầy tải

W/W

EER,hf
(tj)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) ở chế độ thay đổi được từ
năng suất lạnh nửa tải đến năng suất lạnh đầy tải ở nhiệt độ
ngoài trời tj

W/W

EER,mh
(tj)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) ở chế độ thay đổi được từ
năng suất lạnh tải nhỏ nhất đến năng suất lạnh nửa tải ở
nhiệt độ ngoài trời tj


W/W

EER,min
(tp)

Hệ số năng lượng hiệu quả (EER) khi tải lạnh bằng năng
suất lạnh tải nhỏ nhất

W/W

LC (tj)

Tải lạnh xác định ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

nj

Số giờ trong đó nhiệt độ ngồi trời dao động trong một
khoảng liên tục - bin

h

k, p, n,
m

Số lượng bin nhiệt độ

P (t)


Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh được tính bằng
cơng thức P(tj) ở nhiệt độ ngồi trời liên tục t

W

P (tj)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh có thể áp dụng
cho năng suất lạnh bất kỳ ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

Pful (tj)

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh đầy tải ở nhiệt độ
ngồi trời tj

W

Pful (35)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh đầy tải ở nhiệt độ
ngồi trời là 35 oC

W

Pful (29)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh đầy tải ở nhiệt độ

ngồi trời là 29 oC

W

Phaf (tj)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh nửa tải ở nhiệt độ
ngồi trời tj

W

Phaf(35)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh nửa tải ở điều
kiện nhiệt độ T1

W

Phaf(29)

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh nửa tải ở nhiệt độ
ngoài trời là 29 oC

W

Wh



vi



Luận văn thạc sĩ

Ký hiệu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Mô tả

Đơn vị

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm việc thay đổi được
giữa năng suất lạnh nửa tải và năng suất lạnh đầy tải ở nhiệt
độ ngồi trời tj

W

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm việc theo chu kỳ ở giai
đoạn 2 giữa năng suất lạnh tải nhỏ nhất và năng suất lạnh
đầy tải ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm việc thay đổi được
giữa năng suất lạnh tải nhỏ nhất và năng suất lạnh nửa tải ở
nhiệt độ ngoài trời tj

W


Pmin (tj)

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh tải nhỏ nhất và ở
nhiệt độ ngồi trời tj

W

Pmin
(35)

Cơng suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh tải nhỏ nhất và ở
điều kiện nhiệt độ T1

W

Pmin
(29)

Công suất điện tiêu thụ ở chế độ làm lạnh tải nhỏ nhất và ở
nhiệt độ ngoài trời là 29 oC

W

t

Nhiệt độ ngoài trời liên tục trong một khoảng

o

tj


Nhiệt độ ngoài trời ứng với từng khoảng nhiệt độ liên tục bin nhiệt độ

o

tb

Nhiệt độ ngoài trời khi tải lạnh bằng năng suất lạnh đầy tải

o

tc

Nhiệt độ ngoài trời khi tải lạnh bằng năng suất lạnh nửa tải

o

tp

Nhiệt độ ngoài trời khi tải lạnh bằng năng suất lạnh tải nhỏ nhất

o

X(tj)

Tỷ số giữa tải và năng suất lạnh ở nhiệt độ ngoài trời tj



Xhf(tj)


Tỷ số giữa hiệu của tải lạnh và năng suất lạnh đầy tải và
hiệu số giữa năng suất lạnh đầy tải và năng suất lạnh nửa tải
ở nhiệt độ ngoài trời tj



Tỷ số giữa hiệu của tải lạnh và năng suất lạnh đầy tải và
hiệu số giữa năng suất lạnh đầy tải và năng suất lạnh tải nhỏ
nhất ở nhiệt độ ngoài trời tj



Tỷ số giữa hiệu của tải lạnh và năng suất lạnh đầy tải và
hiệu số giữa năng suất lạnh nửa tải và năng suất lạnh tải nhỏ
nhất ở nhiệt độ ngồi trời tj



φ(t)

Năng suất lạnh được tính bằng cơng thức Φ(tj) ở nhiệt độ
ngồi trời liên tục t

W

φ(tj)

Năng suất lạnh có thể áp dụng cho năng suất lạnh bất kỳ ở
nhiệt độ ngoài trời tj


W

φful(tj)

Năng suất lạnh đầy tải ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

φful(35)

Năng suất lạnh đầy tải ở điều kiện nhiệt độ T1

W

φful(29)

Năng suất lạnh đầy tải ở nhiệt độ ngoài trời 29 oC

W

Phf(tj)

Pmf(tj)

Pmh(tj)

Xmf(tj)

Xmh(tj)


vii

C
C
C
C
C


Luận văn thạc sĩ

Ký hiệu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Mô tả

Đơn vị

φhaf(tj)

Năng suất lạnh nửa tải ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

φhaf(35)

Năng suất lạnh nửa tải ở điều kiện nhiệt độ T1


W

φhaf(29)

Năng suất lạnh nửa tải ở nhiệt độ ngoài trời 29 oC

W

φmin(tj)

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất ở nhiệt độ ngoài trời tj

W

φmin(35)

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất ở điều kiện nhiệt độ T1

W

φmin(29)

Năng suất lạnh tải nhỏ nhất ở nhiệt độ ngồi trời 29 oC

W

DB

Nhiệt độ bầu khơ


o

WB

Nhiệt độ bầu ướt

o

C
C

viii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
BTU/h
CSPF

British Thermal Units per hour
Cooling Seasonal Performance Factor

COP
CER

Coefficient of Performance
Cooling Efficiency Ratio


GWP
EER

Global Warming Potential
Energy Efficiency Ratio

TOE
ODP

Ton of Oil Equivalent
Ozone Depletion Potential

TEWI
LCCP

Total Equivalent Warming Impact
Life Cycle Climate Performance

GHG
IPCC

Green House Gas
Intergovermental Panel on Climate Change

IIR

International Institute of Refrigeration.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


ĐHKK
MCL
TCVN
NSL

Điều hịa khơng khí
Mơi chất lạnh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Năng suất lạnh

ix


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

MỞ ĐẦU
Ngày nay, có rất nhiều hoạt động tăng nồng độ các khí nhà kính và thậm chí
làm xuất hiện các khí nhà kính mới dẫn dến hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra
mạnh mẽ, đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những vấn
đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng nhất. Vấn đề này đặt ra một trong những
thách thức lớn để đảm bảo sự phát triển bền vững của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng trong thế kỷ XXI. Do đó việc hạn chế phát thải khí nhà kính từ
việc thay thế các môi chất lạnh R-22 và R-410A bằng R-32 dùng trong các máy
điều hịa khơng khí gia dụng là rất cần thiết.
Việt Nam hiện đang là một nước có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới,
kèm theo đó là tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng và điều kiện khí hậu nóng dần lên,
do đó nhu cầu sử dụng điều hịa khơng khí của nước ta là rất lớn. Điều hịa khơng
khí gia dụng chiếm một vị trí quan trọng do tính phổ biến cũng như là mặt hàng

có sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên đa phần các máy điều hịa khơng khí của Việt
Nam hiện nay đều sử dụng môi chất lạnh là R-22 và R-410A nên mức phát thải
khí nhà kính chưa được tối ưu. Vì vậy muốn giải quyết bài tốn về phát thải khí
nhà kính khi sử dụng các môi chất lạnh R-22 và R-410A này cần phải nghiên cứu
đề xuất giải pháp cũng như xây dựng và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng mơi
chất lạnh R-32 đối với vấn đề phát thải khí nhà kính.
Để xác định mức phát thải khí nhà kính của máy ĐHKK gia dụng, người ta
sử dụng một trong những phương pháp này là TEWI (Total Equivalent Warming
Impact).
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các điều hòa khơng khí gia dụng
có cơng suất lạnh nhỏ hơn 24.000BTU/h đang lưu hành trên thị trường Việt Nam
hiện nay.
Tính thiết thực của đề tài “Nghiên cứu so sánh khả năng giảm phát thải
khí nhà kính khi thay thế các mơi chất HCFC và HFC410A bằng mơi chất
HFC32 cho điều hịa khơng khí gia dụng” được trình bày trong luận văn này là
cơ sở để từ đó đưa ra được đánh giá về việc sử dụng môi chất lạnh thân thiện với
môi trường.
Nội dung nghiên cứu của luận văn này được trình bày trong năm chương với
các đề mục như sau:
Chương 1 Tổng quan
Chương 2 Phân tích thị trường điều hịa khơng khí tại Việt Nam
Chương 3 Phương pháp xác định và tính phát thải khí nhà kính
Chương 4 Xây dựng kịch bản dự đốn giảm phát thải khí nhà kính khi thay
thế môi chất lạnh R-410A bằng R-32
Chương 5 Kết luận và đề xuất
Kèm theo tài liệu tham khảo viện dẫn cho nội dung nghiên cứu trong luận
văn.
1



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về thị trường điều hịa khơng khí
1.1.1 Điều hịa khơng khí trên thế giới
Theo số liệu tháng 1 năm 2018 của Viện Lạnh quốc tế IIR [1], thị trường
điều hịa khơng khí tồn cầu tăng 9,3% trong năm 2017, tăng lên 129 triệu máy.
Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ điều
hịa khơng khí. Nhiệt độ cao kéo dài ở hầu hết các vùng trong cả đất nước Trung
Quốc là lý do chính cho sự tăng trưởng này. Theo thống kê doanh số bán hàng
nội địa Trung Quốc năm 2017 đạt 61 triệu máy, tăng hơn 30% so với cùng kỳ
năm trước. Các thành phố vừa và nhỏ phát triển mạnh cũng là nguyên do dẫn tới
sự tăng trưởng của điều hịa khơng khí.
Hịa Kỳ vẫn là thị trường lớn thứ hai thế giới năm 2017 với doanh số tăng
lên 16,4 triệu đơn vị (tăng 4,8%). Nhật Bản tăng 7,4% lên 9,9 triệu đơn vị. Tại
khu vực Đông Nam Á, thị trường điều hịa khơng khí giảm 9,2% xuống 7,9 triệu
đơn vị, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi. Ấn Độ tăng 10,5% thị trường điều
hịa khơng khí trong năm 2017, với doanh số khoảng 6,2 triệu chiếc. Nhu cầu
điều hịa khơng khí của Mỹ Latinh tăng 5,7% với Brazil, Argentina và Mexico,
đại diện cho doanh số 5,2 triệu chiếc. Thị trường châu Âu phục hồi với mức tăng
3,6% với 6,4 triệu chiếc được bán ra. Thị trường Trung Đơng giảm 14,5% xuống
cịn khoảng 4,7 triệu chiếc do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế. Tại châu Phi, doanh
thu điều hịa khơng khí đạt 2,8 triệu USD, giảm 1,6% do điều kiện bất lợi của cả
nền kinh tế lẫn thời tiết mùa hè. Cuối cùng, thị trường điều hòa khơng khí
Oceania tăng 20% với 0,95 triệu chiếc được bán ra.
Hiện nay xu hướng kỹ thuật và tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng và thân thiện với môi trường là mối quan tâm của các nhà sản
xuất điều hịa khơng khí trên tồn thế giới. Vì vậy sự phát triển của mơi chất lạnh

sử dụng trong điều hịa khơng khí gia dụng rất được chú trọng. Điều đó góp phần
giảm lượng phát thải khí nhà kính, an tồn với mơi trường.
1.1.2 Điều hịa khơng khí tại Việt Nam
Hiện nay chưa có một đơn vị trong nước thường xuyên nghiên cứu đánh giá
toàn diện về thị trường máy điều hịa, kết quả riêng lẻ được cơng bố trong một
vài nghiên cứu của Bộ Công thương năm 2018, các nghiên cứu về điều hòa của
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010, 2015, Hội KH KT Lạnh và ĐHKK
Việt Nam năm 2013,….
Thường xuyên đánh giá về thị trường máy điều hòa của Việt Nam chủ yếu là
một số công ty nghiên cứu thị trường của nước ngoài như: BSRIA Co Ltd, GFk
Co Ltd. Tuy nhiên tất cả các số liệu trên chỉ mang tính định hướng vì chưa phản
ánh được hết các yếu tố của thị trường điều hòa của Việt Nam với lý do đa phần
các nhà sản xuất, lắp ráp nội địa và các công ty thương mại trong nước thường
không muốn cung cấp con số thực về số lượng sản phẩm và doanh số, ngồi ra
cịn phải kể đến một số lượng khơng nhỏ các điều hòa dân dụng được nhập lậu
qua biên giới.
2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Theo số liệu đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy, thị trường ĐHKK
ở Việt Nam có sự tăng trưởng cao, trung bình từ 10 – 15% trong giai đoạn 2010 –
2018. Thị trường ĐHKK của Việt Nam được quyết định bởi máy ĐHKK gia
dụng có năng suất lạnh nhỏ hơn 24.000BTU/h. Do đó thị trường phụ thuộc nhiều
vào nhu cầu của người tiêu dùng hơn là các sự phát triển của các tịa nhà thương
mại.
1.2 Phát thải khí nhà kính và phương pháp xác định

1.2.1 Khí nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng
ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí
nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 và các khí Clo – Flo –
Cacbon (CFC), HCFC.
Sự phá hỏng tầng ozone trên tầng bình lưu do nhiều yếu tố. Theo các kết quả
khảo sát trong nhiều năm qua một số hợp chất NOx hay CFC và hợp chất HCFC
đóng vai trị lớn trong việc phá hủy tầng ozone.
Trong thực tế, các NOx vừa do con người (trong các nhà máy,…) hoặc do
các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét,…) nhưng các hợp chất CFC và HCFC
thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt động của con người vào những thập niên trước
đây trong công nghiệp lạnh (tủ lạnh, máy lạnh,…). Chính các hợp chất CFC và
HCFC trong q trình sử dụng đã thất thoát một lượng lớn, bốc hơi và bay lên
khí quyển. Khi đến tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy
tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân
hủy ozone O3 trở về dạng phân tử O2. HFC là sản phẩm phụ trong q trình sản
xuất mơi chất lạnh (HCFC-22) để thay thế cho CFC dùng chủ yếu trong điều hịa
khơng khí và làm lạnh. HFC có thể gây ra hiệu ứng nhà kính đến 14.800 lần lớn
hơn so với cùng một lượng khí tương đương carbon dioxide (CO2). Theo số liệu
cơng bố của Viện quản lý và phát triển bền vững có trụ sở tại Hoa Kỳ, khí HFCs
có thể sẽ đóng góp thêm tương đương khoảng 20% lượng CO2 mỗi năm trong sự
ấm lên toàn cầu vào năm 2050.

3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng


Hình 1.1 Nguyên nhân gây ra khí nhà kính và hiệu ứng khí nhà kính
Ở luận văn này chúng ta tập trung nói về phát thải khí nhà kính, phương
pháp xác định và giải pháp giảm thải khí nhà kính do khí HFC410A gây ra.
1.2.2 Hiệu ứng nhà kính
Nhà kính là một hộp thu năng lượng mặt trời. Đáy và vách xung quanh làm
bằng vật liệu cách nhiệt, bên trong đặt tấm thu năng lượng được sơn màu đen phủ
bên trên là một hoặc hai tấm kính trắng.
Nguyên lí hoạt động của nhà kính như sau: Do mặt trời có nhiệt độ rất cao
nên phát ra ánh sáng có bước sóng rất ngắn, xun qua tấm kính trắng dễ dàng,
năng lượng của nó được tấm sơn đen hấp thụ. Ngược lại, tấm sơn đen này có
nhiệt độ thấp, phát ra các tia bức xạ có bước sóng dài khơng có khả năng xun
qua lớp kính trắng, do đó năng lượng được giữ lại trong nhà kính.
Nhiệt độ trung bình trên trái đất là do cấu tạo tầng khí quyển quyết định.
Lượng CO2, hơi nước và các loại khí nhà kính khác như CFC, HCFC...trong đó
freon tạo ra một lớp màng giống như tấm kính trắng trong nhà kính. Các bức xạ
có bước sóng ngắn từ mặt trời chiếu đến trái đất xuyên qua tầng khí quyển, năng
lượng của nó được bề mặt trái đất hấp thụ sau đó phát ra tia bức xạ có bước sóng
dài. Khí CO2 và các khí nhà kính khác có khả năng hấp thụ các bước sóng dài,
một phần bức xạ của tầng khí quyển sẽ trở lại bề mặt trái đất, một phần bức xạ ra
ngoài tầng khí quyển.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang,
hơi nóng từ mặt trời xuống trái đất bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà
kính ở bề mặt các hành tinh

4


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Hình 1.2 Hiệu ứng nhà kính
Ở trạng thái cân bằng sinh thái như bầu khí quyển ngày xưa, lượng CO2, hơi
nước và các khí nhà kính khác tạo ra tầng khí quyển vừa đủ để giữ ấm bề mặt trái
đất trung bình khoảng 15oC. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trạng
thái cân bằng nguyên sinh bị phá vỡ, lượng khí CO2 và các khí nhà kính tăng lên
làm khả năng hấp thụ các tia bức xạ có bước sóng dài của tầng khí quyển làm
cho trái đất nóng lên dẫn tới biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thiên tai như
động đất, sóng thần…
Để đánh giá khả năng gây hiệu ứng nhà kính của từng loại khí, người ta đưa
ra khái niệm chỉ số làm nóng địa cầu GWP (Global warming potential). Chỉ số
GWP của khí CO2 được coi bằng 1 và là đơn vị đo của chỉ số GWP cho các loại
môi chất khác.
1.2.3 Phương pháp xác định phát thải khí nhà kính cho điều hịa khơng khí.
Trong vịng đời sử dụng của một máy điều hịa khơng khí gia dụng phát thải
khí nhà kính bao gồm những yếu tố sau:
- Phát thải trực tiếp: trong quá trình sử dụng thiết bị, khơng tránh khỏi việc
thiết bị rị rỉ mơi chất ra ngồi mơi trường, khi loại bỏ, tiêu hủy máy.
- Phát thải gián tiếp: Thiết bị hoạt động thì cần phải tiêu tốn điện năng,
trong khi đó q trình sản xuất điện năng phát thải khí CO2 ra mơi
trường. Vì vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị trong vòng đời
tương đương với một lượng phát thải quy đổi khí nhà kính.
Như vậy để tính tốn phát thải khí nhà kính trong vịng đời sử dụng điều hịa
khơng khí cần xác định cả lượng phát thải trực tiếp và lượng phát thải gián tiếp.
Có một số phương pháp đánh giá phát thải khí nhà kính cho thiết bị trong
vịng đời hoạt động, tuy nhiên phương pháp thích hợp cho điều hịa khơng khí là
phương pháp TEWI (Total Equivalent Warming Impact).
TEWI là thước đo tác động nóng lên tồn cầu của thiết bị dựa trên tổng
lượng khí thải liên quan của khí nhà kính trong quá trình thiết bị hoạt động và xử

5


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

lý môi chất của thiết bị vào cuối đời. Điều quan trọng cần lưu ý là tác động lớn
nhất của sự nóng lên tồn cầu từ mơi chất lạnh và điều hịa khơng khí thơng qua
điện năng để cung cấp năng lượng cho thiết bị.
TEWI tính đến cả phát thải trực tiếp, và phát thải gián tiếp được tạo ra thông
qua việc tiêu thụ năng lượng trong khi vận hành thiết bị. TEWI được đo tính theo
đơn vị khối lượng tính bằng kg carbon dioxide tương đương CO2-e.
Sự cần thiết phải kiểm soát khí thải nhà kính trong sửa đổi Kigali của Nghị
Định thư Montreal (2016), mà Chính Phủ và Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn
vào tháng 9 năm 2019, đòi hỏi phải xem xét cẩn thận, liên tục và đánh giá các
hoạt động tiêu thụ năng lượng. Những hoạt động có thể dẫn đến việc phát thải
nhiều hơn khí nhà kính. TEWI là phương pháp tính tốn tổng hợp xác định phát
thải khí nhà kính. Trong luận văn này phương pháp TEWI được áp dụng cho
điều hịa khơng khí gia dụng để tính phát thải.
1.3 Các mơi chất dùng trong điều hịa khơng khí
1.3.1 Mơi chất lạnh
Mơi chất lạnh là chất tuần hồn trong hệ thống lạnh (ĐHKK) có nhiệm vụ
hấp thu nhiệt của buồng lạnh nhờ bốc hơi ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp và thải
nhiệt ra môi trường ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Môi chất lạnh đóng vai trị quan trọng trong cơng nghệ lạnh. Trong q trình
phát triển, có rất nhiều mơi chất lạnh đã được nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng
rồi loại bỏ. Cứ như vậy, mỗi khi một môi chất lạnh mới phù hợp ra đời thì cơng
nghệ lạnh lại có một bước phát triển mới.
1.3.2 Phân loại môi chất lạnh

a) Dựa vào thành phần cấu tạo
- Môi chất lạnh đơn chất: là mơi chất lạnh mà trong thành phần chỉ có một
chất duy nhất.
- Môi chất lạnh hỗn hợp: là các hỗn hợp được tạo thành từ hai hoặc ba
môi chất lạnh đơn chất, mục đích là để tăng cường các ưu điểm và hạn chế các
nhược điểm của các môi chất lạnh thành phần.
+ Các hỗn hợp đồng sôi: Các chất thành phần có nhiệt độ sơi khơng
chênh nhau q 10K như R500, R502,…
+ Các hỗn hợp không đồng sôi: Các chất thành phần có nhiệt độ sơi
chênh nhau hơn 15K như R404A, R407C,…
b) Dựa vào thành phần hóa học
- Mơi chất vô cơ: NH3(R717), CO2(R744),..
- Môi chất hữu cơ: chlorofluorocarbon (CFC), hydrochlorofluorocarbon
(HCFC), hydrofluorocarbon (HFC),…
c) Dựa vào mức độ an toàn và độc hại
- Nhóm A2: Các mơi chất an tồn: R-32, R11, R12, R-22, R134a,
R404A,…
6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

- Nhóm A2L: Các mơi chất có khả năng cháy thấp và khơng nổ như HFO
(R-1234yf, R-1234ze,…) một số HFC như R-32
- Nhóm B2: Các loại mơi chất độc hại có thể cháy: R113, R160, R611,
R717,…
- Nhóm A3: Các mơi chất dễ cháy nổ, nguy hiểm: R-290, R600, R601,...
1.3.3 Môi chất lạnh dùng trong điều hịa khơng khí

Có rất nhiều mơi chất lạnh được sử dụng trong ĐHKK, nhưng phổ biến trên
thị trường nhất hiện nay mà các hãng điều hòa thường hay dùng là các môi chất
lạnh R-410A, R-22, R-134a, R-32 và R-290.
Gas lạnh R-290 là sản phẩm gas thuộc lớp propane được nghiên cứu và tinh
chế từ các gốc tự nhiên thay thế cho R-22 và R502 trong các ứng dụng làm lạnh
và điều hịa khơng khí. R-290 khơng chứa tác nhân gậy hại cho tầng ozone của
Trái Đất và có hiệu suất làm lạnh tốt. Gas R-290 được dùng ở một số thị trường
châu Âu, Trung Quốc,…Tuy nhiên R-290 lại có nguy cơ cháy nổ rất lớn, vì vậy
lượng nạp môi chất giới hạn nhỏ hơn 1kg, dùng trong các máy điều hịa khơng
khí loại nhỏ. Ở Việt Nam R-290 chưa được phổ biến vì mức độ an tồn và rào
cản kỹ thuật quy định bởi tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6104:2015 (ISO
5149:2014). Do đó trong tương lai gần R-290 cũng sẽ không được phổ biến rộng
rãi ở Việt Nam. Môi chất R-134a được dùng chủ yếu trong các chiller.
Thực tế hiện nay môi chất lạnh phổ biến được sử dụng trong ĐHKK gia
dụng tại Việt Nam gồm R-410A, R-22 và R-32. Ba mơi chất lạnh kể trên có
những ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau [2]:
- Độ ảnh hưởng đến mơi trường
Mơi chất
lạnh

-

Chỉ số làm nóng tồn Khả năng phá hủy tầng
cầu
ozone

R-22

1810


0.055(vừa)

R-410A

2088

0

R-32

675

0

Những tiêu chí khác
Mơi
chất
lạnh

R-22

R-410A

R-32

Thời
gian
xuất
hiện


Được sử dụng
gần như đầu
tiên vào năm
1980 cho đến
nay, nên được
nhiều hãng sử
dụng.

Xuất hiện vào năm
2006 để thay thế cho R22 nhằm bảo vệ môi
trường

Là môi chất lạnh
khá mới và đang
được đánh giá tốt
hiện nay vì cải thiện
được nhược điểm
của 2 mơi chất R-22
và R-410A

Hiệu

Thấp

Cao hơn R-22 đến 1,6

-Tỉ số nén cao hơn

7



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

suất làm
lạnh và
tỉ số nén

lần, hơi lạnh sâu và tiết
kiệm điện hơn

6,1 lần R-22 và 1,6
lần R-410A
-Làm lạnh nhanh,
giảm ma sát máy
nén và hoạt động
êm hơn

-Khơng gây độc hại và
tiêu chuẩn khí thải
GWP khoảng 1980, ít
gây ảnh hưởng mơi
trường hơn R-22 vì
khơng gây thủng tầng
ozone

-Đạt tiêu chuẩn bảo
vệ mơi trường khi
khí thải GWP chỉ

550, thấp hơn nhiều
so với R-22 và
R410
-Giảm đến 75%
lượng khí thải ra
mơi trường, hạn chế
gây hiệu ứng nhà
kính

-Giá thành rẻ

-Đắt hơn R-22 vì lắp
đặt cầu kỳ hơn nên cần
nhân viên kỹ thuật có
tay nghề cao

-Do loại gas này
mới ra đời nên chưa
được sử dụng rộng
rãi như R-22 và
R410 nên nhân viên
kỹ thuật chưa có
kinh nghiệm và đào
tạo đầy đủ nên khí
lắp đặt có nhiều khó
khăn hơn dẫn tới giá
thành cao

Chi phí
nạp và

bơm gas

-Thấp, có thể
nạp thêm vào
mà khơng cần
hút hết gas cũ
-Do ra đời lâu
nhất và được
sử dụng rộng
rãi nên việc
sửa chữa khá
dễ dàng

-Khá cao. Do R-32
là môi chất mới
-Khá cao. R-410A có
được sử dụng gần
thành phần cấu tạo tổng đây nên cần kỹ thuật
hợp nên khi nạp phải
viên có kiến thức
hút hết gas cũ rồi mới
chuyên môn cao.
bơm thêm vào được và
Tuy nhiên R-32 có
phải sử dụng các thiết
thành phần hóa học
bị chuyên dụng như
là đơn chất nên khi
máy hút chân không…
nạp gas bổ sung

không cần phải rút
hết gas cũ ra.

Độ an
tồn

-Cao
-Khó cháy nổ,

-Bình thường khơng
độc hại, nếu gần lửa sẽ

Mức độ
thân
thiện với
môi
trường

Giá
thành

-Không độc
hại
-Làm suy
giảm tầng
ozone nghiêm
trọng và gây
hiệu ứng nhà
kính


8

-Khả năng gây cháy
thấp (A2L)


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

nhưng khi
tạo thành khí gas độc,
nồng độ lên
khơng gây cháy
cao có thể gây -Mật độ gas bay hơi cao
nghẹt thở do
hơn mật độ khơng khí
thiếu oxi
nên khi rị rỉ trong
phịng kín cũng có thể
làm nghẹt thở, nên tốt
nhất phịng phải thơng
thống
Khả
năng tiết
kiệm
điện
-

Thấp


Trung bình

Cao

Tính chất của gas R-22, R-410A và R-32
Đơn vị HFC

Đơn vị HFC

Đơn vị HCFC

R-32

R-410A

R-22

Chất tổng hợp

Gas đơn chất

Hỗn hợp
R-32:R125 tỉ lệ
50%:50%

Gas đơn chất

Áp suất thiết kế
tiêu chuẩn


RA: 4,17 MPa G
PA: 4,0 MPa G
hoặc 3,6 MPa

RA: 4,17 MPa G
PA: 4,0 MPa G
hoặc 3,8 MPa

2,75 MPa G

Dầu lạnh

Dầu synthetic

Dầu synthetic

Dầu mineral

Công thức

CH2F2

CH2F2/CHF2CF3

CHCLF2

Thành phần

Gas đơn chất


R-32:R125 tỉ lệ
50%:50%

Gas đơn chất

Nhiệt độ sôi (oC)

-51,7

-51,5

-40,8

Sức ép

3,14

3,07

1,94

Sức chứa

160

141

100


Tỉ lệ COP

95

91

100

Chỉ số hủy Ozone
(ODP)

0

0

0,055

Chỉ số hiệu ứng
nhà kính (GWP)

675

2090

1810

Tính chất cháy
(Ashrae:34 &
Draft: ISO0817)


Cháy thấp
(A2L)

Khơng gây cháy
(A1)

Khơng gây
cháy (A1)

Tính độc hại

Không

Không

Không

Môi chất làm lạnh

9


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Hình 1.3 Gas R-22, R-32 và R-410A
1.4 Nội dung nghiên cứu của luận văn
Đánh giá tổng quan thị trường điều hịa khơng khí gia dụng của Việt Nam,
doanh số sản phẩm tiêu thụ, phân bố sản phẩm, xác định đối tượng tiêu thụ điều

hịa khơng khí gia dụng lớn nhất trên thị trường.
Đánh giá mức khí thải nhà kính của điều hịa khơng khí giá dụng khi sử dụng
mơi chất lạnh là R-410A, mức giảm phát thải khi thay thế bằng môi chất lạnh R32 theo phương pháp TEWI.
Trong luận văn này với đề tài “Nghiên cứu so sánh giảm phát thải khí nhà
kính khi thay thế các mơi chất lạnh HFC và HCFC410A bằng mơi chất HFC32
cho điều hịa khơng khí gia dụng” tập trung vào vấn đề giảm phát thải khí nhà
kính khi các máy điều hịa khơng khí gia dụng được sử dụng môi chất lạnh mới
nhất hiện nay là R-32, so sánh tính hiệu quả của việc sử dụng R-32 so với các
mơi chất làm lạnh cũ từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét đối với việc thay thế
môi chất lạnh.

10


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ THƯỜNG ĐHKK Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường ĐHKK ở Việt Nam
2.1.1 Đặt vấn đề

Hình 2.1: Bản đồ lãnh thổ Việt Nam
Việt Nam nằm ở vĩ độ: 23033’B – 8035’B (bao gồm đảo: 23024’B –
6060’B), kinh độ: 102008’Đ – 109034’Đ (bao gồm đảo: 1011’Đ – 107030’Đ).
Là một quốc gia thuộc khối các nước ASEAN nằm ở khu vực Đơng Nam Á, với
khí hậu nhiệt đới quanh năm. Dân số Việt Nam năm 2019 là 96,2 triệu người và
dự kiến tăng lên 97,3 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ tăng dân số là 1,14%.
Trong 15 năm gần đây, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, kèm
theo đó là tốc độ đơ thị hóa lớn và khí hậu ngày càng nóng lên dẫn tới thị trường

về điều hịa khơng khí, cụ thể hơn là điều hịa khơng khí gia dụng có tiềm năng
phát triển rất lớn.
11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Các nghiên cứu về thị trường gần đây cho thấy mức độ tăng trưởng ĐHKK
của Việt Nam là từ 20 – 30% trong giai đoạn 2008 – 2018. Trong đó 80% là điều
hịa gia dụng có cơng suất nhỏ từ 9000 ÷ 18000 BTU/h, năm 2019 số lượng tiêu
thụ xấp xỉ 2,4 đến 2,7 triệu chiếc. Như vậy thị trường ĐHKK Việt Nam là một
thị trường thuộc loại lớn nhất của khối ASEAN với độ tăng trưởng rất cao.
Đa phần các máy điều hịa khơng khí ở Việt Nam đều là máy sử dụng các
loại gas cũ R-22 và R-410A kém thân thiện với môi trường hơn so với gas R-32
mới hiện nay. Do đó giảm phát thải khí nhà kính khi thay thế mơi chất lạnh cho
điều hịa khơng khí gia dụng đang là một vấn đề đáng quan tâm.
2.1.2 Khái niệm điều hịa khơng khí gia dụng
Đây là một khái niệm quy ước tùy thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia. Ở
Mỹ các điều hịa khơng khí có cơng suất lạnh khơng vượt q 19kW có thể xếp
vào loại này, tuy nhiên ở châu Âu lại là 14kW.
Theo quyết định 51/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Bộ cơng thương,
Tiêu chuẩn TCVN 7830:2012 các loại ĐHKK thuộc loại phải dán nhãn năng
lượng bắt buộc là các loại ĐHKK có năng suất lạnh không vượt quá 14kW trừ
các loại ĐHKK dạng có ống gió, loại âm trần, áp trần có nhiều miệng thổi, loại tủ
đứng, loại đa dàn lạnh (multi split type).
Do đó trên thực tế có thể coi ĐHKK gia dụng là dạng có 2 mảnh, cửa sổ, có
năng suất lạnh từ khoảng 20.000 ÷ 24.000 BTU/h trở xuống.
2.1.3 Lựa chọn đối tượng điều tra

Để đánh giá thị trường, tác giả đã phỏng vấn lấy số liệu của 20 doanh nghiệp
trong đó có các nhà cung cấp thiết bị chính cho thị trường và các đại lý gồm có:
Bảng 2.1 Danh sách các doanh nghiệp cung cấp thiết bị
TT

Công ty

TT

Công ty

1

Panasonic VN

11

Hệ thống siêu thị Pico

2

Daikin VN

12

Hệ thống siêu thị Media Mart

3

LG


13

Hệ thống siêu thị Nguyễn
Kim

4

Mitsubishi H.I

14

Hệ thống siêu thị HC

5

Toshiba Carrier

15

Hệ thống siêu thị điện máy
xanh

6

Mitsubishi Electric VN

16

Công ty TNHH An Việt


7

Nagakawa

17

Công ty TNHH Tân Phát

8

Midea VN

18

Công ty TNHH Lạc Hồng

9

Samsung VN

19

Công ty TNHH Sen Việt

10

Trane VN

20


Công ty TNHH Hatech

12


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Bảng 2.2 Thị trường máy ĐHKK và thị phần điều hòa gia dụng của Việt Nam
TT
1

Nguồn SL

BSRIA

2

VISRAE

3

ĐHBK HN 2010/
Hội Lạnh 2013

4

Đại lí phân phối


5

Nhà cung cấp I

6

Nhà cung cấp II

Loại ĐHKK

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Mức tăng
trung bình
(%)

Tồn bộ

573.800


-

-

-

-

-

8

GD (%)

-

-

-

-

-

-

6,8

Tồn bộ


1.000.000

1.200.000

1.600.000

1.800.000

1.870.000

2.100.000

15

GD(%)

90

95

98

-

-

-

>20


Tồn bộ

-

-

-

-

-

-

15÷20

GD(%)

-

-

-

-

-

-


>20

Tồn bộ

1.100.000

1.250.000

1.706.172

1.880.000

2.350.000

1.700.000

>30

GD(%)

98

97

97,90

-

-


-

>20

Tồn bộ

1.200.000

1.400.000

1.456.000

1.542.000

1.689.000

1.610.000

30

GD(%)

97,5

98

98

97


98

-

>20

Tồn bộ

995.489

1.200.000

1.423.113

1.623.442

1.724.442

1.643.221

>25

GD(%)

98

98

97,5


97

98

-

>20

13


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Từ bảng 2.2 có thể thấy rất rõ thị trường ĐHKK Việt Nam chủ yếu tập trung
các loại máy gia dụng. Tỉ lệ ĐHKK gia dụng khá ổn định, dao động xung quanh
98% trong các năm trở lại đây. Do đó có thể nói chi phối trực tiếp thị trường
ĐHKK Việt Nam là các loại máy nhỏ - ĐHKK gia dụng. Trong đó phổ biến nhất
là máy dạng 9000BTU/h với công suất điện tiêu thụ từ 0,7÷1kW.
Đối với thị trường ĐHKK của Việt Nam thị phần của các máy điều hòa gia
dụng chiếm phần lớn đến 90% tùy thuộc vào các cách đánh giá khác nhau. Trong
đó điều hịa bán chạy nhất là điều hịa hai mảnh có năng suất lạnh 8000÷15000
BTU/h, doanh số bán loại điều hòa này chiếm xấp xỉ 85% tổng lượng ĐHKK
được bán trên thị trường. Nếu tính cả các ĐHKK có năng suất lạnh khơng vượt
q 20000BTU/h con số này lên tới gần 97%.

Hình 2.2 Phân bố điều hịa khơng khí theo năng suất lạnh
Từ đồ thị trên ta thấy rõ được người tiêu dùng sử dụng ĐHKK chủ yếu là

loại 8000÷11000BTU/h, theo số liệu thu thập con số này vào khoảng 50÷60%
tồn bộ doanh số bán hàng.
Với điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa như ở nước ta thì máy điều hịa
khơng khí gia dụng một chiều lạnh được sử dụng phần lớn, gần như chỉ miền Bắc
là dùng điều hịa khơng khí hai chiều. Doanh số bán điều hịa hai chiều chỉ chiếm
15÷16% so với tổng doanh số bán máy điều hòa gia dụng và tỷ lệ này khá ổn
định từ năm 2015 đến nay.

14


×