Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình luận hai câu thơ sau: Ngâm thơ ta vốn không ham/Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.74 KB, 3 trang )

Đề bài: Bình luận hai câu thơ sau: Ngâm thơ ta vốn khơng ham Nhưng vì trong ngục
biết làm chi đây
Bài làm
Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn, nhưng trong Nhật kí trong tù Người lại viết:
Ngâm thơ ta vốn khơng ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là nhà thơ lớn. Sự nghiệp văn thơ của Người
song song tồn tại với sự nghiệp cách mạng. Bác đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị
tư tưởng và nghệ thuật rất cao. Ấy vậy nhưng mở đầu tập Nhật kí trong tù, Bác lại viết:
Ngâm thơ ta vốn khơng ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Mới nghe, tưởng chừng như trái ngược với sự thực, nhưng suy ngẫm kĩ thì thấy hồn tồn
hợp lý. Lúc chưa xuất dương tìm đường cứu nước, Bác đã chịu ảnh hưởng của quan điểm :
Lập thân tối hạ thị văn chương (Lập thân bằng văn chương là điều thấp nhất). Vì thế nên
Bác khơng hề có ý định gây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương mà tập trung trí lực
vào mục đích giành lại độc lập, tự do cho dân cho nước: Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bực là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Suốt cuộc đời, Bác
chiến đấu, hi sinh cho mục đích cao cả ấy.


Thời kì cách mạng cịn trong trứng nước, Bác dành toàn tâm toàn ý cho việc gây dựng
phong trào, tập hợp nhân dân dưới ngọn cờ giải phóng, cho nên ,chuyện Ngâm thơ ta vốn
không ham là điều dễ hiểu. Nhưng trong thực tế hoạt động cách mạng, vì nhận ra văn
chương là một thứ vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù và là phương tiện có nhiều lợi thế để
tuyên truyền vận động cách mạng nên Bác đã nhanh chóng nắm lấy thứ vũ khí ấy để phục
vụ cho sự nghiệp cứu nước.


Vốn xuất thân từ một gia đình Nho giáo, bản thân lại sẵn có năng khiếu và được học tại một
ngôi trường danh tiếng là Quốc học Huế nên việc Bác trở thành nhà văn, nhà thơ là có cơ
sở. Hơn ba mươi năm sinh sống và hoạt động ở nước ngồi, Bác đã khơng ngừng học tập để
có được một vốn kiến thức sâu rộng. Bác lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn học
của nhân loại và nhiều nhà văn, nhà thơ lớn trên thế giới nên đã tích lũy được một vốn sống
vơ cùng phong phú. Thêm vào đó là tình cảm nhân ái Bác dành cho những số phận đau khổ
trong xã hội. Bác đã dùng ngòi bút của mình như một vũ khí đấu tranh cách mạng để giải
phóng dân tộc ra khỏi ách nơ lệ của phong kiến, thực dân. Vì thế nên tuy Bác khơng có chủ
ý làm văn chương nhưng vẫn trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn.
Ngoài việc sáng tác để tuyên truyền cách mạng, nhiều lúc Bác làm thơ để ghi lại những rung
cảm của tâm hồn trước thiên nhiên, trước sự việc và con người mà Bác bắt gặp trên đường
hoạt động. Những lúc ấy, Bác là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Tập Nhật kí trong tù là một ví dụ. Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã hóm hỉnh nhận
xét: Tập thơ như một viên ngọc Bác vơ tình đánh rơi vào kho tàng văn học nước ta… Nói
đánh rơi vì nó như một hiện tượng vơ tình, ngẫu nhiên. Đúng như vậy! Bác khơng định làm
thơ, nhất là làm thơ để lưu danh muôn thuở. Suốt mười bốn tháng vô cớ bị giam cầm, đày
đọa trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Bác nóng lòng sốt ruột mong được trả
tự do để trở về với phong trào cách mạng của nước nhà. Không biết làm gì cho qua ngày
tháng nên Bác đành làm thơ – một thú vui tao nhã – với mục đích:
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Ngay cách chọn lựa này cũng mang tính chất cách mạng. Bác làm thơ cho khuây khỏa nỗi


buồn vì bị giam cầm, để tự động viên mình giữ vững khí tiết và làm cho tâm hồn ln trong
sáng giữa cảnh ngục tù tăm tối.
Nhật kí trong tù với nhân vật chính là con người Bác đã trở thành tư liệu quý giá về một
chặng đường gian khổ trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập thơ thể
hiện một cách sinh động tấm lòng yêu thương cuộc đời, yêu thương con người và nhân cách
cao cả của một nhà thơ lớn – một chiến sĩ cách mạng vĩ đại.




×