Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nghị luận về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "Ra người" hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.87 KB, 5 trang )

Đề bài: Nghị luận về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những
tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "Ra người" hơn,
sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng
soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”
Bài làm:
Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật trở thành vũ khí, là món ăn tinh thần khơng thể thiếu
đối với con người trong cuộc sống, khi con người đến với văn chương cũng đồng nghĩa với
việc họ mang vào trong đó những câu chuyện, sự thật đắng cay mà họ từng thấy, bản thân họ
đã trải qua. Thật vậy mà Thanh Thảo cho rằng: "Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở
những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "Ra người"
hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng
soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người".
Thanh Thảo là một nghệ sĩ đa tài có thế mạnh với nhiều thể loại và đặc biệt xuất sắc trong
thể loại thơ. Trong suốt cuộc đời, ông đã cống hiến cho sự nghiệp văn học nước nhà một số
lượng văn học đáng kể, là một nhà thơ với tâm hồn đa cảm vì vậy mà ơng cũng hay trăn trở
với các vấn đề xã hội và thời đại. Thật vậy, thanh Thảo đã cho chúng ta thấy vai trò to lớn
của văn học trong việc thay đổi tư duy và cách nhìn cuộc sống của con người. Trước hết văn
học là sản phẩm của đời sống, chỉ khi văn học phục vụ cho đời sống con người và nêu lên
được những giá trị, hiện thực cuộc sống mới có giá trị văn học. Chúng ta có thể bắt gặp trong
các tác phẩm văn học là hình ảnh những người nông dân tần tảo, những người phụ nữ chịu
thương chịu khó nhưng lại có cuộc đời trớ trêu nhiều khổ đau. Xưa kia chúng ta thường được
nghe trong những câu chuyện cổ tích rằng ở hiền thì sẽ gặp lành thế nhưng ở đời đâu có
chuyện nào tốt đẹp như thế, những người thấp cổ bé họng thì ln chịu áp bức khổ đau,
mạng sống của họ bị coi thường và trở nên rẻ mạt, còn những kẻ trơ tráo hung ác lại nắm thế
thượng phong. Chúng là những kẻ đứng đầu giai cấp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi
kịch của những con người nhỏ bé này. Văn chương không chỉ đi lật tẩy bộ mặt của cuộc sống
lúc bấy giờ mà còn phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ, và một
quy luật khơng thể chối cãi đó là có áp bức ắt sẽ có đấu tranh. Và sự thực là dân tộc ta sau
bao đấu tranh cũng đã giành được độc lập, con người khơng cịn phải chịu áp bức khổ đau.



Văn chương phản ánh cái nhìn tồn diện sâu sắc của người nghệ sĩ về thế giới, qua lăng kính
quan sát của họ sự thực về cuộc đời được hiện lên một cách chân thực giúp người đọc hiểu
thêm về cuộc đời. Văn học chẳng dừng lại ở những áp bức mà con người phải chịu, qua đó
chúng ta cũng thấy được tình cảm và sự hy sinh vĩ đại của những con người nhỏ bé. Chúng
ta cảm động về tình mẫu tử, ca ngợi về những người lính, những vị anh hùng dân tộc đã xả
thân vì đất nước, cũng qua văn học chúng ta thấy được cuộc sống này khơng chỉ có xấu xa và
bất hạnh, nếu con người chịu khó cảm nhận chúng ta vẫn có thể thấy được những điều tốt
đẹp. Khi bạn cảm nhận một tác phẩm văn học đã bao giờ bạn thấy phẫn nộ thay cho những
con người nghèo khổ rồi lại thương thay cho thân phận họ, đã bao giờ bạn khóc vì bi kịch
của một con người nào đó mà thậm chí bạn cịn chẳng biết họ là ai, bạn cũng trở nên yêu
thương và trân trọng những thứ xung quanh mình hơn vì biết quy luật của thời gian là một
qua đi sẽ không bao giờ trở lại. Chẳng phải bạn cảm nhận được những điều đó là nhờ văn
chương hay sao, thực sự như vậy thì văn chương có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người và
đưa chúng ta đến với thế giới của sự thật để trải nghiệm cuộc sống ở những tần sâu hơn,
khiến ta sống tốt hơn.
Văn học cũng có tác dụng giáo dục và thúc đẩy sự phát triển của con người. Chúng ta học về
đạo đức, về lòng hiếu thảo rồi học về các đức tính khác thế nhưng có ai trong chúng ta dám
tự tin mình đã nhuần nhuyễn hết những lời dạy đó. Thế nhưng khi con người tự thả mình vào
tác phẩm văn học ta lại cảm nhận được những đức tính q báu ấy, từ đó thêm u q và
trân trọng lời dạy, họ biết sửa sai và kịp thời hành động để trở nên tốt hơn. Vậy chẳng phải
kaf văn chương có tác dụng giáo dục hay sao?
Rồi cũng từ văn chương mà ta biết cảm thông với cuộc đời mịt mờ không tương lai của
những con người nghèo khổ qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Chẳng phải chúng ta
vẫn thường nghĩ nạn nhân của chế độ cũ là những người dân nghèo khổ nhưng chúng ta lại
qn cịn có những đứa trẻ phải chịu bất hạnh kia hay sao? Thời chiến thì chúng bị mất cha
mẹ, sống lang bạt đói rét khơng tình thương thế nhưng đến thời đại này thì chúng lại phải
sống cuộc sống tẻ nhạt mà khơng có ước mơ. Niềm khao khát bé bỏng và duy nhất của
chúng cũng chỉ có là bán được vài món hàng rồi lại đợi đến đêm để ngắm đoàn tàu, cảnh
chiều tàn hiu hắt khơng tiếng người, trên mặt đất chỉ cịn vài đứa trẻ đang nhặt nhạnh những
gì cịn sót lại từ buổi chợ chiều. Trẻ em đáng ra ở độ tuổi này phải được vui chơi và học tập



thế nhưng chúng lại rơi vào bi kịch sống mà không biết đến cái gọi là ước mơ, sống mà chôn
vùi tuổi thơ vào những thứ bèo bọt, sống vẫn vơ quẩn quanh khơng có tương lai cũng nhưng
khơng lối thốt nào cả.
Chưa hết đồng cảm và thương xót cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy thì chúng ta lại bắt gặp bi
kịch nghèo đói đến tột cùng phải tước đi mạng sống của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên
của Nam Cao. Là một lão già khốn khổ bị cái đói đày đọa đến quẩn quanh, tuổi già là cái
tuổi mà con người ta phải được nghỉ ngơi và con cái chăm sóc thế nhưng lão lại rơi vào bi
kịch khốn khổ nhất. Đứa con trai duy nhất vì nghèo túng chẳng đủ tiền cưới vợ nên đã bỏ
người cha già lại và đi kiếm tiền, mình lão ở nhà chỉ cịn có con chó mà lão thương u nhất
gọi là cậu vàng. thế nhưng cuối cùng vì bần cùng hóa, vì q đói khổ mà lão phải bán cậu
vàng đi, cảnh cậu vàng bị bán đã khiến cho người đọc thực sự xúc động bởi loài vật trung
thành ấy cũng có cảm xúc như con người, chúng cũng biết suy nghĩ và đau đớn cho bi kịch
của mình và của chủ nhân. Sau tất cả những bi kịch và nỗi đau mà lão phải chịu thì một nút
thắt nữa lại nổi nên trong lòng con người ấy, sự giằng co giữa việc bán rẻ nhân cách để đổi
lấy mạng sống hay tự kết liễu cuộc đời mình. Là con người thì ai chẳng tham sống sợ chết
thế nhưng con người nghèo khổ ấy lại chọn cách từ bỏ mạng sống của mình, thà chết chứ
khơng chịu đánh mất nhân cách con người mình. Từ bi kịch của Lão Hạc, ta nhận ra được
rằng nhân phẩm của một con người rất quan trọng và cái giá để giữ được nhân cách cao quý
ấy thậm chí là cả tính mạng.
Cũng là những người nông dân nghèo khổ thế nhưng đến với Chí Phèo của Nam Cao ta lại
thấy đó là một bi kịch của một con người lương thiện bị bần cùng để rồi đánh mất nhân cách
trở thành con quỷ bị xã hội lồi người chối bỏ. Chí là một anh nơng dân lương thiện có tuổi
thơ bất hạnh bị cha mẹ bỏ rơi, may thay được mọi người ni dạy và nhận được u thương
từ họ. Chí vẫn lớn lên và trưởng thành như bao đứa trẻ khác nhưng cuộc đời trí rẽ sang một
ngã rẽ khác khi trở thành anh canh điền cho nhà bá Kiến. Tại đây Chí bị vu oan dẫn phải vào
tù vì ý định sàm sỡ của mụ vợ bá Kiến dâm đãng khơng thành. Bị nhà tù khiến chí mất đi cái
thiện lương của mình lần thứ nhất, Chí đánh mất đi diện mạo hiền lành của mình và trở thành
kẻ đi đòi nợ thuê cho nhà Bá Kiến.



Cuộc sống cay nghiệt vẫn cứ thế diễn ra cho đến khi Chí gặp Thị Nở, tình u đầu của mình.
Tình u của hai kẻ dở hơi khơng biết trời cao đất dày cứ thế mà tiếp diễn thế nhưng niềm
hạnh phúc ấy chưa được bao lâu thì Chí bị Thị Nở chối bỏ, đó cũng là cái khước từ của xã
hội trên con đường trở về làm người lương thiện của mình. Hắn xấu xa, hắn tội lỗi nhưng
hắn cũng là con người, hắn cũng biết rung động, cũng biết đau, vậy tại sao cái xã hội ấy lại
không cho hắn một cơ hội để làm lại từ đầu, cớ sao lại thẳng tay ném đi tấm vé cuối cùng để
hắn quay về làm chính mình. Bị phản bội đầy đau đớn, những cơn đau quặn thặt khiến hắn
tìm đến với rượu, hắn uống để quên đi thực tại thế nhưng càng uống càng tỉnh, tim hắn đau,
trái tim hắn đau lắm nhưng hắn chẳng biết phải làm gì, cả tiền thức của hắn nhuốm màu u tối
bởi đau đớn và tổn thương. Hắn hận, hận cái xã hội thối nát ấy, hận cả bản thân mình nhưng
bất lực và hắn chẳng thể làm gì. Vậy là sau bao day dứt khổ đau men say đã đưa bước chân
hắn đến với nhà Bá kiến. Hắn hận cuộc đời này lắm rồi, hắn chẳng cịn thiết gì ở trên đời này
nữa, ngay cả người mà hắn gọi là yêu sâu đậm cũng đã bỏ hắn mà đi, hắn đau mà hắn cũng
hận, hắn chẳng biết điều gì đã gây ra bi kịch của mình nữa vậy nên hắn đã quyết định giết Bá
Kiến rồi kết liễu cuộc đời mình. Chàng trai 20 tuổi lương thiện năm nào nay đã bất lực và
gục ngã trước bi kịch của cuộc đời mình và anh cũng nhận ra cái bi kịch không thể cứu vớt
ấy và chọn cách từ bỏ cuộc đời mình. Hắn đã chết thế nhưng ốn hận vẫn cịn ngất trời.
Qua Chí Phèo, chúng ta đâu chỉ thấy được sự hà khắc cổ hủ của xã hội cũ, đau chỉ biết đến
cái bất công mà con người ta phải chịu. Qua đó ta cũng cảm nhận được tình u thương rằng
tình u có thể cảm hóa được con người dù cho hắn có xấu xa thế nào đi chăng nữa. Tình
u có thể cảm hóa tất cả thế nhưng cuộc đời có q nhiều đắng cay và con người thì lại khó
có thể tin tưởng người khác để trao đi yêu thương của mình. Kết quả chỉ những kẻ yếu đuối,
những kẻ bị số phận trêu đùa bị tổn thương, bị cả xã hội chối bỏ, bị khước từ trên con đường
trở về làm người của mình. Bi kịch ấy thật đau đớn biết nhường nào.
Văn chương ẩn chứa vô vàn những cung bậc cảm xúc, đưa ta vòng quanh cái thế giới sự thật
đầy lừa dối và khổ đau. Vì sự thật ln tàn nhẫn vậy nên chúng ta cần phải đối mặt và vượt
qua để trưởng thành và hoàn thiện hơn, đúng như quan điểm của nhà văn Thanh Thảo: "Văn
chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc.

Nó giúp con người sống "Ra người" hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách,


những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con
người".



×