Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 có đáp án môn: Ngữ văn - Khối D (Năm học 2014-2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.2 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 - NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI D
Thời gian: 180 phút
Câu 1: (2 điểm)
THƠ VIẾT Ở BIỂN
(Hữu Thỉnh)
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cơ đơn.
Gió khơng phải là roi mà đá núi phải mịn
Em khơng phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu khơng đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em...
Đọc văn bản trên và trả lời những câu hỏi sau:
Xác định thông tin đúng hay sai.
Thông tin
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do.
Bài thơ mang hình thức đối thoại
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt tự sự
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em
Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
Hình ảnh mặt trời, mặt trăng và biển được miêu tả như thế nào trong đoạn thơ
“Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cơ đơn”


Hai câu thơ “Gió khơng phải là roi mà đá núi phải mịn
Em khơng phải là chiều mà nhuộm anh đến tím”
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của các biện pháp đó.
Tâm trạng của nhân vật anh như thế nào trong đoạn thơ
“Sóng chẳng đi đến đâu nếu khơng đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em...”
Câu 2: (3 điểm)

Đúng

Sai


“Bạn từng nghe nói đến dãy đá ngầm nổi tiếng Great Barrier Reef kéo dài 1.800 dặm từ New
Guinea đến Úc mà khách du lịch một khi đã đến nơi đây không thể không ghé thăm. Tại đây, một
người khách đã hỏi người hướng dẫn viên du lịch một câu hỏi khá thú vị:
- Tôi quan sát thấy cũng vỉa đá này, nhưng phía bên đại dương nó thật rực rỡ và sống động
trong khi phía bên hồ nước nó lại xám xịt và thiếu sức sống. Tại sao lại như thế?
Người hướng dẫn viên giải thích rằng:
- Những vỉa đá dưới hồ chìm trong nước, vì khơng phải đấu tranh sinh tồn nên chúng chẳng
thể hoàn thiện được. Trong khi đó, những vỉa đá phía đại dương lại khơng ngừng đối diện với bao
nhiêu là sức mạnh khắc nghiệt của thiên nhiên như sóng gió, bão tố... để tồn tại. Và khi chịu đựng
những thử thách như thế, nó mới có cơ hội để thay đổi và thích nghi. Nó vẫn phát triển mạnh mẽ và
liên tục tái sinh…”
(Trích từ “Hạt giống tâm hồn” – First News – Theo Internet)
Em hãy viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ về câu trả lời của hướng dẫn viên.
Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Những trang viết của Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên

và con người thời đại mình đang sống mà cịn thể hiện tình cảm trân trọng, niềm tự hào gắn liền với
những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”
Em hãy phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” và đoạn trích tùy bút “Người lái đị Sơng
Đà” để làm rõ ý kiến trên.

---------- Hết ----------


ĐÁP ÁN – VĂN KHỐI D
Câu
Câu 1
1. a

Nội dung
Thông tin
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do.

Đúng

Sai

X
X

Bài thơ mang hình thức đối thoại

X


Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt tự sự

X

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em

X

Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

Điểm
2,0
0,5

X

1. b

- Mặt trăng và mặt trời vốn chỉ có một và tạo hóa sinh ra chúng đã lẻ. Nh ưng khi anh xa em
thì ngay cả những hiện tượng tự nhiên bình thường cũng trở nên bất thường.
- Tác giả lấy hình tượng thuyền và biển vốn rất quen thuộc để nói về anh và em, trong đó
anh được ví như biển, em được coi là thuyền. Biển cả dù mênh mơng nhưng nếu khơng có
thuyền cũng cảm thấy cô đơn, trống vắng.

0.5

1.c

- Dùng biện pháp ẩn dụ, lặp cấu trúc.
- Tác dụng: nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ mong mòn mỏi, khắc khoải khi phải xa

cách người yêu.

0,5

1.d

Tâm trạng của nhân vật anh: cảm giác cô đơn, nỗi nhớ mỏi mòn và niềm khát khao cháy
bỏng hạnh phúc trong tình u đơi lứa.
Có hai thứ sóng. Một là sóng của biển và một là sóng trong lịng. Sóng biển chỉ làm anh
nghiêng ngả thân mình, cịn sóng trong lịng làm anh thay đổi. Cả đất trời và anh đều trở nên
vô nghĩa nếu thiếu em.

0,5

Câu 2
1.Giới thiệu vấn đề
2.Thân bài:
a) Giải thích vấn đề:
+Trong q trình vượt qua những thử thách của cuộc sống, các sinh vật sẽ thay đổi và
thích nghi với hồn cảnh, từ đó chúng phát triển. con người đối mặt với những khó khăn trở
ngại trong cuộc sống sẽ trưởng thành và hồn thiện.
b).Phân tích, bình luận:
+ Khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, con người sẽ phát huy những năng lực, ý
chí và tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân. Từ đó, con người trở nên hồn thiện, tốt đẹp
hơn.
+ Cuộc sống không ngừng biến chuyển với nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi con người
phải biết thay đổi, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đi đến thành cơng.
+ Những ngươi khơng có ý chí, nghị lực, khả năng ứng biến kém sẽ khó đối mặt với
những thử thách trong cuộc sống, dễ thất bại.
+ VD: những nhà khoa học, những tấm gương vượt khó học giỏi….

+ Phê phán những kẻ hèn nhát, lười biếng, sống khơng lí tưởng…
c)Bài học, hành động của bản thân.

3,0
0,25
0,5

1,5

0,5
3.Kết thúc vấn đề.
Câu 3

Có ý kiến cho rằng: “Những trang viết của Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi vẻ đẹp
thiên nhiên và con người thời đại mình đang sống mà cịn thể hiện tình cảm trân trọng,
niềm tự hào gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”
Hãy phân tích “Chữ người tử tù” và “Người lái đị Sơng Đà” để làm rõ ý kiến
trên.
1.Giới thiệu vấn đề

0,25
5,0

0,5


2.Giải quyết vấn đề:
a) Giải thích ý kiến:
- Tác phẩm của Nguyễn Tuân có hai nội dung lớn:
+ Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người thời đại mình đang sống

+ Thể hiện tình cảm trân trọng, niềm tự hào gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc
- “Chữ người tử tù” và “Người lái đị Sơng Đà” là hai tác phẩm tiêu biểu cho hai giai đoạn
sáng tác của Nguyễn Tuân

0,5

b) Phân tích “Chữ người tử tù” và “Người lái đị Sơng Đà”
*“Người lái đị Sơng Đà” ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con ng ười thời đại mình đang 1,5
sống:
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên qua hình ảnh Sơng Đà hung bạo mà trữ tình
+ Sơng Đà hung bạo, dữ dội
+ Sơng Đà trữ tình, thơ mộng
- Ca ngợi vẻ đẹp con người thời đại qua hình ảnh ơng lái đị
Những phẩm chất của người lái đò thể hiện qua cuộc đương đầu với “thạch trận” và vượt
“thác dữ” sông Đà.
+ Ông lái đò rất dũng cảm
+ Ông lái đò là người mưu trí
+ Ơng lái đị có một phong thái lao động và phong cách sống rất tài hoa – nghệ sĩ
Nhận xét:
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc, ngịi bút tài hoa khắc họa hình tượng người lái đò trên
nền của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng, trữ tình. Hình tượng
Sơng Đà là “chất vàng” của thiên nhiên cịn Ơng lái đò là “chất vàng mười” của vùng Tây
Bắc, là một anh hùng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Qua đó tác giả thể hiện những khám phá và lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và
người lao động miền Tây Bắc nói riêng và đất nước ta nói chung.
* Thể hiện tình cảm trân trọng, niềm tự hào gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền
của dân tộc qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Truyện ngắn đề cập đến nghệ thuật thư pháp, thú chơi chữ của người xưa – một nét đẹp
của văn hóa truyền thống.

- Truyện ca ngợi những con người tài hoa, có nhân cách cao đẹp.
+ Huấn Cao là một người văn võ song toàn – một nghệ sĩ tài hoa, bậc anh hùng có khí
phách hiên ngang, bất khuất, một người có tâm hồn trong sáng, cao thượng
+ Viên quản ngục là người chuộng chữ nghĩa, say mê và biết thưởng thức cái đẹp
Nhận xét:
Bằng nghê thuật điêu luyện bậc thầy, truyện ca ngợi vẻ đẹp của những con người tài hoa,
niềm tự hào về những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, thể hiện quan điểm tiến bộ
của Nguyễn Tuân về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, cái tâm và cái tài.

1,5

c) Đánh giá chung:
0,5
- Ý kiến đã khẳng đinh giá trị tác phẩm của Nguyễn Tuân tình yêu quê hương, đất nước của
tác giả.
- Tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác.
3. Kết thúc vấn đề

0,5



×