Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa Lý 6 năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ 2 </b>


<b>I. LÝ THUYẾT BÀI HỌC </b>


<b>CÁC MỎ KHỐNG SẢN </b>
<b>1. Các loại khống sản </b>


- Khống sản là những khống vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và rất phân tán. Khi
chúng tập trung với một tỉ lệ cao thì gọi là quặng.


- Dựa vào cơng dụng, khống sản được chia ra làm 3 loại:
+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt.


+ Khống sản phi kim: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vơi, cát, sỏi..
+ Khống sản kim loại: sắt, mangan, titan, crơm, đồng, chì, kẽm…


<b>2. Các mỏ khống sản nội sinh và ngoại sinh </b>
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.


+ Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực: phun trào mắc ma và đưa lên gần mặt đất
thành mỏ. Ví dụ: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…


+ Mỏ ngoại sinh là mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực: q trình phong hóa, tích tụ vật
chất. Ví dụ: than, cao lanh, đá vơi…


* Vấn đề đặt ra: Cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.
<b>LỚP VỎ KHƠNG KHÍ </b>


<b>1. Thành phần của khơng khí </b>
- Thành phần của khơng khí gồm:



+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%
+ Khí ơxi: 21%


+ Hơi nước và các khí khác: 1%


- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây,
mưa…


<b>2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) </b>


Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu
và các tầng cao của khí quyển.


- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% khơng khí tập trung ở tầng này.
+ Khơng khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,….


- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ơ-dơn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và
sinh vật.


- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km khơng khí rất lỗng.
<b>3. Các khối khí </b>


Các khối khí ln ln di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại
chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)


- Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
- Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
- Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn


- Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khơ.


<b>THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHƠNG KHÍ </b>
<b>1. Thời tiết và khí hậu </b>


a) Thời tiết


- Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn
nhất định.


- Thời tiết luôn thay đổi.
b) Khí hậu


- Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài,
từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.


<b>2. Nhiệt độ khơng khí và cách đo nhiệt độ khơng khí </b>
a) Nhiệt độ khơng khí


- Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức
xạ lại vào khơng khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ khơng khí.


b) Cách tính nhiệt độ trung bình


- Đo nhiệt độ khơng khí bằng nhiệt kế.


- Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m


- Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.


- Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày
- Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng.
<b>3. Sự thay đổi nhiệt độ của khơng khí </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nhiệt độ khơng khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự
khác nhau.


b) Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo độ cao.
- Càng lên cao nhiệt độ khơng khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
c) Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo vĩ độ.
- Nhiệt độ khơng khí giảm dần theo vĩ độ:
- Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.


- Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.


<b>KHÍ ÁP VÀ GIĨ TRÊN TRÁI ĐẤT </b>
<b>1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất </b>
a) Khí áp.


- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế.


b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.


- Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
xen kẽ nhau.


- Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp khơng liên tục mà bị chia cắt ra
thành từng khu khí áp riêng biệt.



<b>2. Gió và hồn lưu khí quyển </b>
a) Gió.


- Gió là sự chuyển động của khơng khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
b) Các loại gió.


- Gió Tín phong (gió Mậu Dịch) là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 30o<sub> Bắc và </sub>
Nam) về đai áp thấp xích đạo.


- Gió Tây ơn đới là loại gió thổi từ đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 30o<sub> Bắc và Nam) về hai đai áp </sub>
thấp ôn đới (vĩ độ 60o<sub> Bắc và Nam). </sub>


- Gió Đơng cực là loại gió thổi từ đai áp cao hai cực (vĩ độ 90o<sub> Bắc và Nam) về đai áp thấp ôn </sub>
đới (vĩ độ 60o<sub> Bắc và Nam). </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Khơng khí có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển
chủ yếu là từ biển và đại dương.


- Hơi nước tạo nên độ ẩm của khơng khí.
- Dụng cụ để đo dộ ẩm: Ẩm kế


- Nhiệt độ càng cao thì khả năng chứa hơi nước càng nhiều.


- Khơng khí bão hịa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.


- Khi khơng khí đã bão hịa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên
cao, hay do tiếp xúc với khơng khí lạnh thì hơi nước trong khơng khí sẽ đọng lại thành hạt
nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ.



<b>2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất </b>
<b>a) Mưa</b>


- Khi khơng khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong khơng khí bị ngưng tụ tạo thành các
hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt
nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.


- Tính lượng mưa: để tính lượng mưa ở một địa phương người ta dùng thùng đo mưa (hay vũ
kế).


+ Lượng mưa trong ngày bằng tổng lượng mưa đo được sau các trận mưa trong ngày.
+ Lượng mưa trong tháng bằng tổng lượng mưa các ngày trong tháng.


+ Lương mưa trong năm bằng tổng lượng mưa của 12 tháng.


+ Lượng mưa trung bình năm bằng tổng lượng mưa của các năm trên số năm.
<b>b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.</b>


- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: dải đồng bằng ven biển phía Tây
của Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Braxin, vùng ven vịnh Chilê, Inđơnêxia,
ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đơng Ơ-xtrây-li-a...


- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á,
sơn ngun Tây Tạng (Trung Quốc, nội địa Ơ-xtrây-lia, phía Bắc Canada, một phần bán đảo
Grơnlen, Đông Bắc Liên Bang Nga...


⟹ Sự phân bố lượng mưa trên thế giới khơng đều từ xích đạo về hai cực, tập trung chủ yếu ở
khu vực xích đạo (vĩ độ thấp), vùng ven biển đón gió hoặc có dịng biển lạnh chạy qua. Khu
vực vĩ độ cao lạnh giá, vùng nội địa…



<b>CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chí tuyến Nam: 23o<sub>27N </sub>
- Vịng cực Bắc: 66o<sub>33B </sub>
- Vịng cực Nam: 66o<sub>33N </sub>


- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia bề mặt Trái đất thành các vành đai nhiệt:
+ Vành đai nóng chí tuyến Bắc-> chí tuyến Nam.


+ Hai vành đai ơn hịa từ hai chí tuyến -> 2 vòng cực.
+ Hai vành đai lạnh: Từ 2 vòng cực -> 2 cực Bắc và Nam.
<b>2. Sự phân chi bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ </b>
- Có 5 vành đai nhiệt


- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ơn hồ, 2 đới lạnh)
a) Đới nóng (hay nhiệt đới)


- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.


- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng
trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm
nóng.


- Gió thổi thường xun: Tín phong


- Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm, có nơi trên 2000mm.
b) Hai đới ơn hịa (hay ơn đới).


- Từ chí tuyến Bắc đến vịng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vịng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.


- Gió thổi thường xun: Tây ơn đới


- Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c) Hai đới lạnh (hay hàn đới)


- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.


- Gió đơng cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa trung bình 500mm.


<b>II. CÂU HỎI BÀI TẬP </b>


<b>Câu 1: Khống sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Những nơi tập trung khoáng sản, đáp ứng được yêu cầu khai thác và sử dụng thì gọi là
mỏ khống sản.


<b>Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khống sản theo cơng dụng </b>
- Dựa vào cơng dụng, khống sản có thể phân ra ba loại:


+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt… Chúng dùng làm nhiên
liệu cho cơng nghiệp năng lượng, ngun liệu cho cơng nghiệp hóa chất.


+ Khoáng sản kim loại: kim loại đen (sắt, mangan, titan, crom…) và kim loại màu (đồng,
chì, kẽm…). Đây là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó
sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…


+ Khống sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi...
Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, vật liệu xây dựng.



<b>Câu 3: Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào? </b>
- Mỏ nội sinh: hình thành do nội lực, từ các vật chất nóng chảy trong lịng đất, được nội


lực đưa lên gần mặt đất tích tụ lại thành mỏ (quá trình mắc ma)


- Mỏ ngoại sinh: hình thành do các q trình ngoại lực (q trình phong hóa, quá trình bồi
tụ…) ở trên mặt hoặc gần mặt đất.


<b>Câu 4: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu </b>
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí


quyển.


- Tầng đối lưu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Đặc điểm: Ln có sự chuyển động của khơng khí theo chiều thẳng đứng. Là nơi sinh ra
các hiện tượng như mây mưa, sấm, chớp… Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ
lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi 0,6 độ .


<b>Câu 5: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, </b>
<b>lục địa? </b>


- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh


- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí
đại dương, khối khí lục địa.


<b>Câu 6: Khi nào khối khí bị biến tính </b>



- Các khối khí khơng đứng n tại chỗ mà chúng ln ln di chuyển. Di chuyển đến đâu
chúng lại chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi đó mà thay đổi tính chất. (hay gọi là bị
biến tính)


<b>Câu 7: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? </b>


- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời
gian ngắn, thời tiết ln ln thay đổi.


- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
<b>Câu 8: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Câu 9: Tại sao khơng khí trên mặt đất khơng nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ </b>
<b>mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ? </b>


- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái đất. Khi các tia bức xạ mặt trời
đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho khơng khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ
lượng nhiệt của mặt trời rồi bức xạ lại vào khơng khí. Lúc đó khơng khí mới nóng lên. Vì
vậy, bức xạ mặt trời mạnh nhất vào lúc 12 giờ trưa, nhưng khơng khí trên mặt đất lại
nóng nhất vào lúc 13 giờ.


<b>Câu 10: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào? </b>
- Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng của nhiệt độ 12 tháng trong năm.


<b>Câu 11: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp? </b>


- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất


- Khơng khí cũng có trọng lượng và tạo ra sức ép trên bề mặt đất, tạo ra khí áp.


<b>Câu 12: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió? </b>


- Do sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió. Gió là sự chuyển động của khơng khí từ các
khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.


<b>Câu 13: Mơ tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây </b>
<b>ơn đới </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Ở mỗi bán cầu có 2 đai áp cao, 1 đai áp thấp và cả hai bán cầu chung nhau đai áp thấp
xích đạo. Từ xích đạo về cực có: đai áp thấp xích đạo, đai áp cao chí tuyến, đai áp thấp
ôn đới, đai áp cao cực.


- Ở mỗi bán cầu, có gió tín phong thổi từ đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, gió
Tây ơn đới thổi từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai ápt hấp ở khoảng vĩ độ 60 độ.
<b>Câu 14: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của khơng khí như thế </b>
<b>nào? </b>


- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của khơng khí. Nhiệt độ càng
cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Khi khơng khí ở nhiệt độ nhất định đã chứa
được lượng hơi nước tối đa thì nó sẽ đạt đến mức bão hịa.


<b>Câu 15: Trong điều kiện nào, hơi nước trong khơng khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa… </b>
- Khi không khí bão hịa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì


lượng hơi nước thừa trong khơng khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra các
hiện tượng mây, mưa, sương…


<b>Câu 16: Nước ta năm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? </b>
- Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001- 2000 mm.
<b>Câu 17: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào? </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn , thời gian
chiếu sang trong năm chênh nhau ít.


- Quanh năm nóng


- Gió tín phong thổi thường xun


- Lượng mưa trong năm từ 1000 – 2000mm


<b>Câu 19: Nêu đặc điểm của khí hậu ơn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì? </b>
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhiều.
- Có lượng nhiệt trung bình, trong năm các mùa thể hiện rõ rệt


- Gió Tây ơn đới thổi chủ yếu


- Lượng mưa trong năm từ 500 – 1000mm.


<b>Câu 20: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì? </b>
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất


lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày.


- Là khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm
- Gió Đơng cực thổi chủ yếu


- Lương mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
<b>Câu 21: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông? </b>


- Hệ thống sơng gồm sơng chính cùng các phụ lưu, chi lưu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Sơng là dịng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.


<b>Câu 23: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong </b>
<b>mùa lũ của một con sông </b>


- Tổng lượng nước trong mùa cạn là tổng lượng nước của các tháng trong mùa cạn (ở
VN từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) được tính bằng tỉ m3


- Tổng lương nước trong mùa lũ là tổng lượng nước của các tháng trong mùa lũ (ở VN, từ
tháng 5 đến tháng 10) được tính bằng tỉ m3


<b>Câu 24: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? </b>


- Độ muối của các biển và đại dương tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay
ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.


- Ở các biển và đại dương khác nhau, nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi khác
nhau nên độ muối khác nhau.


<b>Câu 25: Hãy nêu nguyên nhân của hiên tượng Thủy triều trên Trái Đất </b>


- Nguyên nhân chính sinh ra thủy triều là sức hút của Mặt trăng và một phần của Mặt Trời
với Trái Đất đã làm cho nước ở biền và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra
thủy triều. Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời nhưng ở gần Trái Đất nên có ảnh hưởng lớn
hơn Mặt Trời.


<b>Câu 26: Tại sao các dịng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu của các vùng đất ven biển </b>
<b>mà chúng chảy qua </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Do có nhiệt độ nên các dịng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven
biển mà chúng chảy qua . Dịng biển nóng làm tăng nhiệt độ và lượng mưa, dòng biển
lạnh làm giảm nhiệt độ và lượng mưa.


<b>Câu 27: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào? </b>


- Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có hai thành phần chính là thành phần khoáng và thành phần
hữu cơ.


<b>Câu 28: Chất mùn có vai trị như thế nào trong lớp thổ nhưỡng </b>


- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn
tại trên mặt đất.


<b>Câu 29: Độ phì của đất là gì? </b>


- Độ phì của đất là tổng hợp chất mùn, nước,nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng để cho cây
cối sinh trưởng và phát triển


<b>Câu 30: Con người có vai trị như thế nào đối với độ phì trong lớp đất </b>


- Con người làm tăng độ phì của đất bằng các biện pháp như: bón phân hữu cơ, làm đất
(cày ải) canh tác hợp lí (xen canh, luân canh)


- Con người làm độ phì của đất cạn kiệt nếu bón phân vơ cơ q mức, canh tác khơng
hợp lí, đốt rừng phá hủy lớp phủ thực vật làm tăng cường xói mịn…


<b>Câu 31: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất </b>
- Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự phân bố thực vật, có ảnh



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Câu 32: Tại sao lại nói rằng sự phân bố của các lồi thực vật có ảnh hưởng đến sự phân </b>
<b>bố của các loài động vật </b>


- Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật
ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt, Vì vậy các lồi động vật ăn cỏ và ăn
thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật
có ảnh hưởng đến sự phân bố các lồi động vật.


<b>Câu 33: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế </b>
<b>nào? </b>


- Con người ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động vật, thực vật trên Trái Đất. Con
người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân
bố của chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi </b>


<b>về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh


tiếng.


<b>I.</b> <b>Luyện Thi Online</b>


- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng


xây dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và


Sinh Học.



- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường
Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức
<i>Tấn. </i>


<b>II. </b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


- <b>Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS </b>
THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b>
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh
<i>Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Phạm Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc </i>
<i>Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. </i>


<b>III.</b> <b>Kênh học tập miễn phí</b>


- <b>HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV: Kênh Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và
Tiếng Anh.


<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>



<i>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </i>


</div>

<!--links-->

×