Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ban thu hoach ca nhan qua 4 nam thuc hien cuoc vandong hoc tap va lam theo tam guong dao duc HoChi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.53 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Đảng bộ x tà chải<b>Ã</b>


Chi b trng THCS T Chi <b>ng cng sn vit nam</b>


<i>Tà Chải, ngày 10 tháng 10 năm 2010</i>
<b>Bản thu hoạch cá nhân</b>


<b>Qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động Học tập và </b>“
<b>làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh”</b>



<b>---Hä và tên: </b>

Đinh Ngọc Khắc



<b>Chức vụ: </b>

Giáo viên



<b>Đơn vị công tác: </b>

Trờng THCS Tà Chải XÃ Tà Chải Huyện


Bắc Hà - Tỉnh Lào Cai.



Qua 4 nm (2007 – 2010) thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gơng đạo đức Hồ Chí Minh”, tơi xin tự kiểm điểm bản thân với quá trình học tập và
làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh nh sau:


Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình
cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã
để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp,
kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ,
đảng viên và mỗi người Việt Nam.


Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để


giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là cơng dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.


<b>I/ Các chuyên đề mà bản thân đợc học tập, nghiên cứu trong 4 năm </b>
<b>thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ </b>
<b>Chí Minh”:</b>


<b>1/ Chuyên đề Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu :</b>“ ”


<i>a/ Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết</i>
<i>kiệm :</i>


Hồ Chí Minh đã nhận xét: « Tiết kiệm là khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng
bừa bãi ».


Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc lợi ích cho đồng bào, cho tổ
quốc, là tích cực, tiết kiệm là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ, nhân
dân. Tiết kiệm là tích cực chứ khơng phải tiêu cực. Những nội dung đó được cụ thể
như sau :


Tiết kiệm sức lao động
Tiết kiệm thời giờ
Tiết kiệm tiền của


<i>b/ Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí, quan</i>
<i>liêu :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Lãng phí : Hồ Chí Minh đưa ra nguyên nhân Do lãng phí sức lao động, lãng
phí thì giờ và lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan và bản thân mình như : « ăn tiêu xa
xỉ, liên hoan sắm sửa lu bù, xài tiền như nước »



- Quan liêu : Theo Hồ Chí Minh là xa rời thực tế, quần chúng nhân dân, xa rời
mục tiêu lý tưởng của Đảng.


Theo Hồ Chí Minh tham ơ lãng phí, quan liêu là kẻ thù nguy hiểm của nhân
dân; là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến; là tội ác làm hại đến sự nghiệp xây
dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách
mạng .


Muốn trừ sạch nạn tham ơ lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Chống tham ơ lãng phí, quan liêu là cách mạng, là dân chủ và phải dựa vào lực lượng
quần chúng mới thành cơng. Chống tham ơ lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn
thành đầy đủ kế hoạch. Cho nênn phải quyết tâm chống tham ơ lãng phí, quan liêu; coi
việc tham ơ lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên
mặt trận.


<b>2/ Chuyên đề « Sửa đổi lối làm việc theo quan điểm Hồ Chí Minh » :</b>


Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của
Đảng, là vũ khí sắc bén để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người chỉ rõ: mục
đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa chữa cách làm
việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Cũng vì đối tượng phê
bình là đồng chí của mình và bản thân mình, mục đích vì sự vững mạnh và tiến bộ của
Đảng, nên việc phê bình và thực hiện tự phê bình vừa phải nghiêm túc nhưng cũng rất
thân ái: tự phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà,
không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời,
chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, châm chọc. Phê bình việc làm, chứ khơng phải
phê bình người. Người nêu lên những căn bệnh mà người cán bộ thường mắc phải cần
phê bình, sửa chữa. Đó là bệnh chủ quan, bệnh hẹp hịi và bệnh ba hoa.



<b>Một là, bệnh chủ quan. Đó là chứng bệnh nguy hiểm gây tác hại lớn cho cách</b>
mạng. Vì mắc bệnh chủ quan, cán bộ, đảng viên ta thường giải quyết công việc xuất
phát từ ý muốn chủ quan, mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể và quy luật khách
quan. Do không biết nhận rõ điều kiện, hoàn cảnh khách quan, khăng khăng làm theo
ý mình, nên kết quả thường nhận lấy thất bại. Người chỉ rõ nguyên nhân của bệnh chủ
quan là: <i>Kém lý luận,</i> hoặc <i>khinh lý luận,</i> hoặc <i>lý luận suông.</i> Người mắc <i>bệnh chủ</i>
<i>quan</i> đều coi khinh lý luận, làm việc chỉ theo kinh nghiệm của bản thân, không biết
khái quát thành lý luận chung, giải quyết công việc một cách sự vụ, vụn vặt. Đó là
bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Chủ nghĩa kinh nghiệm chính là một biểu hiện của chủ
nghĩa chủ quan, nguyên nhân của bệnh chủ quan, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa là do
kém lý luận hay khinh lý luận. Do đó, có kinh nghiệm mà khơng có lý luận cũng như
một mắt sáng, một mắt mờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ta đây, thế không phải là biết lý luận. Khi phân tích các biểu hiện của bệnh chủ quan
như: kém lý luận, khinh lý luận và lý luận sng, Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ bệnh lý luận
sng là bệnh giáo điều chủ nghĩa. Đó là sự bắt chước kinh nghiệm của người khác,
kinh nghiệm của các nước anh em một cách máy móc, mù quáng; xem thường kinh
nghiệm của quần chúng, không năng đi xuống cơ sở để học tập và tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn...


<b>Hai là, bệnh hẹp hòi. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng</b>
viên còn mắc phải. Trong, thì bệnh này ngăn cản Đảng thống nhất và đồn kết. Ngồi,
thì nó phá hoại sự đồn kết tồn dân. Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ
nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm
người giỏi, bệnh hủ hóa... đều do bệnh hẹp hòi mà ra! Biểu hiện của bệnh hẹp hòi là
ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào thì lơi người này,
kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, khơng ưa thì tìm cách đẩy ra. Thế là chỉ biết có
mình, chỉ biết có bộ phận mình mà qn cả Đảng. Bệnh hẹp hòi trái hẳn với nguyên
tắc tập trung và thống nhất trong Đảng. Từ trước đến nay, vì bệnh hẹp hịi mà có
những sự lủng củng giữa bộ phận và toàn cục, đảng viên với Đảng, cán bộ địa phương


với cán bộ phái đến, cán bộ quân sự với cán bộ mặt trận, cán bộ mới và cán bộ cũ, cơ
quan này và cơ quan khác.


Bệnh hẹp hòi của cán bộ, đảng viên cịn biểu hiện ở thói tự tôn tự đại, khinh rẻ
người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Những cán bộ,
đảng viên mắc bệnh này quên rằng: chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng khơng
thành cơng được, cịn phải đồn kết nhân dân cả nước. Họ cố tình khơng hiểu: so với
nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng
viên. Nếu khơng có nhân dân giúp sức thì Đảng khơng làm được việc gì hết. Cũng vì
bệnh hẹp hịi mà khơng biết dùng nhân tài, việc gì cũng ơm lấy hết. Ơm lấy hết thì cố
nhiên làm khơng nổi. Cũng vì bệnh hẹp hịi mà khơng biết cách xử trí khơn khéo với
các hạng đồng bào (như tơn giáo, dân tộc thiểu số, anh em trí thức...). Điều đó tất yếu
dẫn đến phá hoại chính sách đồn kết, cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp
cách mạng của dân tộc.


<b>Ba là, bệnh ba hoa. Ba hoa là nói và viết dài dịng, rỗng tuyếch, dùng chữ cầu</b>
kỳ, khó hiểu, khơng nhằm đúng đối tượng, quần chúng khơng hiểu, cho nên khơng có
tác dụng gì cả. Người nhắc nhở: cán bộ tuyên truyền bao giờ cũng tự hỏi: Viết cho ai
xem? Nói cho ai nghe? Nếu khơng vậy, thì cũng như có ý khơng muốn cho người ta
nghe, không muốn cho người ta xem.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sửa chữa như mỗi ngày rửa mặt. Được như vậy Đảng ta mới thực sự trong sạch, vững
mạnh.


<b>3/ Chuyên đề “Học tập theo tấm gương tự học và sáng tạo của Hồ Chí Minh”.</b>
13 tuổi được nghe những từ Tự do - bình đẳng - bác ái. 21 tuổi, khát vọng cháy
bỏng là ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản
tại Moscow, Người đã khai rõ trong lý lịch: "Trình độ học vấn: Tự học". Tự học của
Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước. Tự học của Người là tiếp nhận tinh hoa từ các nguồn ánh sáng khác rồi gộp


chúng lại, tìm ra cho bản thân mình, dân tộc mình con đường giải phóng.


Bác Hồ tự học từ hành trình 30 năm bơn ba tìm đường cứu nước, biết đến 14
ngoại ngữ, trong đó sử dụng thành thạo 8 ngoại ngữ. Bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò
trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết
báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ…


Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Với khả
năng tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống trí thức đồ sộ của nhân loại và có sự
nhạy cảm sắc sảo về chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.


Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trị đặc biệt quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định tạo nên thiên tài và trí tuệ của Người.


Người viết: “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thơng: 17
tuổi tơi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”.


Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác
mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ
XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và
sự thơng minh trong cuộc đời”…


Đó chính là thành quả của việc Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói
đúng hơn là khơng ngừng tự học. Học đi đôi với hành. Học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi
đâu. Người cũng phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là
giỏi nhất thiên hạ. “Cái gì biết thì nói biết, khơng biết thì nói khơng biết. Kiêu ngạo, tự
phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Chúng ta cần học tập theo tấm gương tự
học sáng tạo của Bác Hồ : "Đường đời là một chiếc thang khơng có nấc chót, học tập
là một quyển vở khơng có trang cuối cùng"...



<b>II/ Nhận thức của bản thân về t tởng đạo đức Hồ Chí Minh:</b>


<i>Về sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm</i>
<i>gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:</i>


Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định : Đạo đức là
gốc của cách mạng . Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của
sông . Người luôn nhấn mạnh vai trị quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời
sống xã hội . Bởi vậy, học tập , rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

về đạo đức lối sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập . Mặt khác,
thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thối về đạo đức
lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng
lớp nhân dân . Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.


“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm theo
tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân
chính, đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị, gần gũi, ai
cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người cơng dân tốt
trong xã hội. Đó là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Là tấm gương của ý chí, nghị lực, phi thường, năng động, sáng tạo,
vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi tới đích thắng lợi. Là tấm gương tuyệt đối tin
tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lịng, hết sức phục vụ
nhân dân. Là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết
lịng vì đồng bào, đồng chí, anh em. Là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ
tư, hy sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc chung của dân tộc. Là nếp sống giản dị và
đức khiêm nhường, nói đi đơi với làm, luôn luôn học tập, rèn luyện, cống hiến, làm


điều tốt, nêu gương sáng, từ việc lớn đến việc nhỏ. Là tâm nguyện suốt đời tu dưỡng
đạo đức, lối sống để “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Những
đức tính cao cả, tốt đẹp ấy chung đúc trong một con người đã làm cho tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời, mặt khác, gần gũi, thân thương, giàu
sức thuyết phục, lay động, cảm hóa, lan toả.


Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, một mặt, thể hiện sự biết ơn và ngưỡng vọng vơ hạn của tồn Đảng, tồn dân
ta đối với tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ; mặt khác,
làm cho mọi người nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư
tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức mà Bác để lại cho hôm nay và muôn đời sau.
Qua học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác mà tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mọi
người, nhất là cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, thanh niên, học
sinh; nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; xây dựng,
vun đắp các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam có
nhân cách cao đẹp, bản lĩnh vững vàng, trí tuệ vươn tới tầm cao của nhân loại; góp
phần quan trọng và cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh các quan hệ
xã hội, đẩy lùi sự suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội; đưa đất
nước vững bước trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.


<i>Những phẩm chất đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà</i>
<i>cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên học tập và noi theo:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

"Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống
trong quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát
triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của
đạo đức cách mạng.



Tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn ln
quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân.


Phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn
kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện tồn cầu hóa, chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế


Hồ Chí Minh nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới
- Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức


- Xây phải đi đôi với chống
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.


<b>III/ ý Kiến cá nhân về cuộc vận động này:</b>


Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm cho
toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của
tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng
trong tồn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,
thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư; đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Đây là cuộc vận động sâu rộng có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay giúp
đảng viên, quần chúng nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.


Cuộc vận động giúp mỗi người tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm có biện pháp
ren luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, thái độ, ý thức phục vụ quần chúng, phục vụ
nhân dân.



<b>IV/ Những việc làm cụ thể học tập tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.</b>


<i>Về ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Đối với một giáo viên</i>
việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là hết sức cần thiết. Nhận thức được
điều đó bản thân tôi luôn tự rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo đức, biết kính trên
nhường dưới, cư xử đúng mực, hồ nhã với mọi người; đặc biệt ln là tấm gương
cho học trị noi theo, phải ln ln kiên định lập trường tư tưởng của Đảng; Đồng
cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có hồn cảnh đặc biệt; không kiêu căng, tự cao,
tự đại trong mọi trường hợp. Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện " Cần,</i>
<i>kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư" theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh:</i>


- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể,
của nhân dân; khơng xa hoa, lãng phí, khơng phơ trương, hình thức.


- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng ; thẳng thắn, trung
thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân
thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, khơng bao che, giấu giếm
khuyết điểm...đặc biệt bản thân sống có trách nhiệm, ủng hộ và thực hiện tốt cuộc vận
động "Hai không" trong giáo dục


- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói khơng đi đơi
với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm
thì mang nặng đầu óc cá nhân.


- Ln có ý thức giữ gìn đồn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan,
đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực
thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng


với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện
cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính.


<i>Về ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương Hồ</i>
<i>Chí Minh:</i>


Bản thân tơi ln đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên
tắc, pháp luật, kỷ cương không kéo bè, kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương, để cầu
danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần
chúng..., làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.


` Dù ở bất cứ cương vị nào phải gần gũi với mọi người, học tập và có trách
nhiệm với những người xung quanh.


Ln có ý thức phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Bản thân tơi khơng
sợ phê bình, khơng sợ khuyết điểm mà chỉ sợ khơng nhận ra khuyết điểm dẫn đến
những sai phạm nghiêm trọng hơn vì vậy phải tự nghiêm khắc với chính mình và phê
bình ln có mục đích xây dựng . Cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những
động cơ cá nhân, vụ lợi mà "đấu đá", nhân danh phê bình để đả kích, lơi kéo, chia rẽ,
làm rối nội bộ.


Ln động viên những người thân trong gia đình và xã hội giữ gìn đạo đức lối
sống, xây dựng gia đình văn hố.


<i><b>Về việc tự học sáng tạo:</b></i>


Bản thân tơi luôn cố gắng tự học, tự rèn chuyên môn, là giáo viên dạy tốn tơi
khơng ngừng tự học để nâng cao năng lực toán học cũng như khả năng giảng dạy tốn
học trong trường phổ thơng. Tự học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
và đã đạt những thành quả nhất định.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Tôi nhận thấy rằng bản thân mình đã cố gắng rất nhiều trên tất cả các mặt</i>
<i>song vẫn cịn có những hạn chế nên kết quả chưa cao .</i>


- Trong việc đấu tranh phê bình và tự phê bình đơi lúc cịn rụt rè.


- Trong cơng tác nhiều khi khơng được đều tay. Có những cơng việc hồn thành
cịn chậm, hiệu quả chưa thật cao.


<i>Trong thời gian tới tôi tiếp tục giữ vững lập trường tư tưởng, tin tưởng theo</i>
<i>đường lối chính sách của đảng, thực hiện tốt pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ</i>
<i>quan đơn vị. Luôn cố gắng phấn đấu học tập tu dưỡng đạo đức, nâng cao năng lực</i>
<i>chun mơn nghiệp vụ. Đi sâu vào tìm hiểu quần chúng, tuyên truyền quần chúng</i>
<i>nhân dân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.</i>


<b>V/ Kiến nghị đề xuất của bản thân.</b>
<b>1/ Kiến nghị đề xuất với cấp cơ sở:</b>


- Có biện pháp khen thởng xứng đáng với cá nhân trong đơn vị có thành tích xuất
sắc trong thực hiện cuộc vận ng.


<b>2/ Kiến nghị với cấp trên:</b>


- T chc cuc vn động sâu rộng hơn nữa, có biện pháp kiểm tra đánh giá công
tác thực hiện cuộc vận động ở từng đơn vị sát sao hơn nữa.


<b>Ngêi viÕt thu ho¹ch</b>


</div>

<!--links-->

×