Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty bất động sản tuấn 123 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.54 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
"Với mục tiêu tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường trong bối cảnh nền
kinh tế chuyển biến hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề
nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực con người là một trong những mục tiêu quan trọng,
then chốt. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải làm tốt và có hiệu quả các hoạt
động quản trị nhân lực và đặc biệt là doanh nghiệp phải có một hệ thống đánh giá thực
hiện cơng việc cơng bằng, chính xác, có hiệu quả đối với các hoạt động khác trong doanh
nghiệp."
""Nhận thức được sự cần thiết của việc đánh giá thực hiện công việc tại Công ty
Bất động sản Tuấn 123, em quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống đánh giá kết
quả thực hiện công việc tại Công ty Bất động sản Tuấn 123” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ của mình.”
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình và các từ viết tắt, luận
văn được chia thành 3 chương với các nội dung chủ yếu sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP
"Trong chương 1, tác giả đề cập đến khái niệm, mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng
đến ĐGTHCV trong doanh nghiệp. Tiếp đó, tác giả đi sâu phân tích các nội dung của hệ
thống đánh giá thực hiện công việc. Thứ nhất, là xây dựng kế hoạch ĐGTHCV trong đó
xác định rõ các nội dung, cách thức xây dựng để có một bản kế hoạch ĐGTHCV phù hợp
với mục tiêu của tổ chức, mục tiêu đánh giá. Thứ hai, là hệ thống đánh giá thực hiện công
việc bao gồm tiêu chuẩn thực hiện cơng việc cụ thể là trình bày các cơ sở để thiết lập tiêu
chuẩn thực hiện công việc hiệu quả, các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện
công việc; đo lường thực hiện công việc cụ thể đi sâu phân tích các phương pháp đo
lường thực hiện công việc, ưu, nhược điểm của từng phương pháp về người đánh giá thực
hiện công việc; thông tin phản hồi về kết quả ĐGTHCV đi sâu phân tích vai trị, ý nghĩa
của việc thơng tin phản hồi kết quả ĐGTHCV trong tổ chức cũng như các phương pháp
thông tin phản hồi thường được áp dụng, đặc điểm từng phương pháp thông tin phản hồi
được áp dụng, đặc điểm từng phương pháp, rồi sử dụng thông tin đánh giá thực hiện công



việc nêu rõ vai trò của hệ thống ĐGTHCV trong tổ chức qua việc sử dụng thông tin
ĐGTHCV trong các hoạt động quản trị nhân lực khác như phân tích cơng việc, trả lương,
đào tạo phát triển, bố trí lao động , tạo động lực cho nhân viên … và với người lao động
thì kết quả ĐGTHCV là thước đo phản ánh sự ghi nhận của tổ chức đối với thành quả mà
người lao động đạt được, là cơ sở để người lao động xây dựng và phát triển định hướng
nghề nghiệp trong tương lai. Thứ ba, là quy trình đánh giá thực hiện cơng việc trình bày
mơ hình tổng thể quy trình ĐGTHCV đồng thời phân tích chi tiết các bước theo trình tự
của ĐGTHCV bao gồm : xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường sự thực
hiện công việc của người lao động thông qua việc so sánh thực tế thực hiện công việc với
các tiêu chuẩn; thảo luận kết quả đánh giá với người lao động. Luận văn cũng gợi mở các
nội dung chi tiết cho một quy trình đánh giá thực hiện cơng việc hợp lý và khoa học.
Thông qua các thông tin hệ thống ĐGTHCV cung cấp, doanh nghiệp sẽ có thơng tin để
kiểm tra lại các hoạt động quản trị nhân lực khác của tổ chức."
"Tiếp đó, tác giả đề cập đến kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về hệ thống
đánh giá thực hiện công việc. Trong phần này luận văn trình bày, phân tích kinh nghiệm
về hệ thống ĐGTHCV tại 2 Công ty Bất động sản hàng đầu Việt Nam. Việc phân tích và
so sánh cho thấy những kinh nghiệm có thể rút ra trong hệ thống ĐGTHCV đó là: các
tiêu chuẩn THCV với những trọng số rõ ràng và hợp lý cho, thông tin phản hồi đến người
lao động đầy đủ, sử dụng kết quả ĐGTHCV trong các hoạt động quản trị nhân lực khác:
trả lương , đào tạo, bổ nhiệm… để tăng tính hiệu quả của hoạt động này.
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn rút ra tại một số
Công ty Bất động sản lớn nói trên, tác giả rút ra sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
đánh giá thực hiện công việc tại hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Công
ty Bất động sản Tuấn 123. Luận văn đã chỉ ra các thách thức và tính cấp thiết đối với
Cơng ty trong cơng tác ĐGTHCV ĐGTHCV đó là cả người lao động và người quản lý
trong công ty đều chưa quan tâm tới công tác ĐGTHCV, kết quả đánh giá của công ty
chưa thực sự công bằng, việc sử dụng kết quả đánh giá cũng cần được quan tâm để có thể
xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự của Công ty đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu
phát triển của Công ty trong thời gian tới."



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY BÂT ĐỘNG SẢN TUẤN 123
"Trong chương 2, trước hết tác giả đề cập đến một số đặc điểm của Công ty Bất
động sản Tuấn 123 có ảnh hưởng đến hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc, giới
thiệu chung về Công ty, tổng quan, tầm nhìn, sứ mệnh của Cơng ty Bất động sản Tuấn
123 cũng như mục tiêu hướng tới của Cơng ty. Luận văn đi sâu về phân tích cơ cấu tổ
chức bộ máy kinh doanh của Công ty, các hoạt động kinh doanh tiêu biết và thực trạng
nguồn nhân lực của Công ty so với thị trường Bất động sản hiện nay.…"
Tiếp đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hệ thống ĐGTHCV tại Công ty Bất
động sản Tuấn 123.
"Thứ nhất, về kế hoạch đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Bất động sản
Tuấn 123: Trong phần này, luận văn phân tích chi tiết từng nội dung, khâu cơng việc
trong q trình lập kế hoạch ĐGTHCV tại Cơng ty như sau: mục đích, chu kỳ, đối tượng,
người đánh giá, xác định vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân có liên quan và
phương pháp đánh giá đang áp dụng tại Công ty Bất động sản Tuấn 123 theo các thời
điểm. Sau khi phân tích chi tiết, luận văn đã phân tích tổng thể những ưu, nhược điểm
trong việc lập kế hoạch ĐGTHCV tại Công ty và tập trung vào phân tích những hạn chế
cần khắc phục đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của những hạn chế đó đối với hệ thống
ĐGTHCV tại Cơng ty."
"Thứ hai, về hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Bất động sản
Tuấn 123: luận văn phân tích đặc điểm ba yếu tố hình thành nên hệ thống ĐGTHCV tại
Công ty bao gồm: Các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường thực hiện công việc và
thông tin phản hồi kết quả đánh giá. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng
dựa trên cơ sở phân tích cơng việc sau khi khảo sát cơng việc từng vị trí, chức năng trong
thực tế, thu thập các ý kiến đóng góp và tham khảo kinh nghiệm từ các Công ty khác, ban
lãnh đạo đã thống nhất và ban hành trong tồn Cơng ty. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này
mới dừng lại ở việc liệt kê các cơng việc cần làm cho từng vị trí và u cầu thực hiện
nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, , các số liệu định lượng hay tỷ trọng thời gian mà người
lao động dành thực hiện từng nhiệm vụ công việc chưa được cụ thể. Với yếu tố đo lường



thực hiện cơng việc, luận văn đi vào phân tích phương pháp đánh giá THCV và người
đánh giá. Thông qua mẫu phiếu đánh giá, hướng dẫn đánh giá và cách thức đánh giá, luận
văn chỉ rõ phương pháp đánh giá tại Công ty thực hiện là kết hợp các phương pháp văn
bản tường thuật và phương pháp quan sát hành vi, phương pháp thang đo đánh giá. Phần
này luận văn cũng đi sâu phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp đã áp dụng
cũng như lấy ý kiến khảo sát của người lao động trong công ty để chứng minh những
nhận định đánh giá đưa ra. Thông tin phản hồi cũng được mơ tả trong q trình thực hiện
và phân tích những hạn chế tồn tại của Cơng ty trong hệ thống này đó là thơng tin mang
tính chất một chiều, chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa phát huy được hiệu quả của hệ thống
ĐGTHCV, và dựa vào các kết quả đánh giá đưa ra những phân tích sâu về việc sử dụng
kết quả đánh giá thực hiện cơng việc trong Cơng ty."
"Thứ ba, về quy trình đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Bất động sản
Tuấn 123: Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc tại Công ty được thực hiện qua 6 bước,
luận văn đi sâu vào phân tích từng bước trong quy trình và chỉ rõ bước phản hồi thơng tin
phải cụ thể hơn để đạt hiệu quả cao hơn. Quy trình này ta thấy quy định về giải quyết
thắc mắc, khiếu nại rất chung chung, mang tính hình thức. Tuy vậy nhờ có hệ thống
ĐGTHCV mà NV trong Cơng ty đều rất cố gắng để được xét lương, thưởng, vinh danh
cuối q vì chế độ đãi ngộ của Cơng ty rất tốt nên NV lấy đó làm động lực chạy đua cho
những kết quả sau mỗi kì đánh giá."
Căn cứ vào phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá chung về hệ thống
ĐGTHCV của Công ty Bất động sản Tuấn 123 đưa ra những ưu điểm, nhược điểm chi
tiết cần khắc phục của Cơng ty, đề từ đó nếu ra những giải pháp cần khắc phục trong
chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN TUẤN
123
Chương 3, tác giả đưa ra phương hướng phát triển của Công ty Bất động sản
Tuấn 123 trong thời gian tới. Trong đó, mục tiêu phát triển chung của Cơng ty là phát

triển và nâng cao hệ thống chất lượng các dịch vụ của Cơng ty, hồn thiện bộ máy kinh


doanh của Công ty và đặc biệt phát triển nguồn nhân lực Công ty một cách mạnh mẽ nhất
chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực phát triển của Cơng ty.
Tiếp theo, tác giả đề cập đến quan điểm hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện
công việc tại Công ty Bất động sản Tuấn 123:
"Thứ nhất, ĐGTHCV phải là một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả quản
lý NNL của Công ty, Ban lãnh đạo Công ty cần nâng cao hơn nữa nhân thức về vai trò
của hệ thống ĐGTHCV. Hệ thống ĐGTHCV công bằng, khách quan là cơ sở để nâng cao
hiệu quả hoạt động quản trị NNL cũng là căn cứ để lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết
định nhân sự.”
"Thứ hai, cần thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung thường xuyên trong các
văn bản phân tích cơng việc, hồn thiện quy trình ĐGTHCV, công tác kiểm tra
ĐGTHCV cho phù hợp với thực tế hoạt động của Cơng ty để có một hệ thống chính sách
hồn chỉnh, tạo điều kiện cho việc đánh giá và áp dụng kết quả đánh giá trong toàn Công
ty.”
"Thứ ba, cần thực hiện công tác đào tạo người đánh giá bao gồm cả quản lý trực
tiếp và bản thân nhân viên để tất cả các đối tượng tham gia đánh giá đều phải nhận thấy
được vai trò, lợi ích của hệ thống ĐGTHCV đối với tổ chức và người lao động, giúp
người lao động đưa ra các định hướng phát triển cá nhân, phát triển công việc để có thể
đáp ứng tốt nhất cho cơng việc hiện tại và đáp ứng các nhu cầu tương lai của tổ chức.”
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện hệ thống đánh giá thực
hiện cơng việc tại Công ty như sau:
"Một là, Nâng cao nhận thức về đánh giá thực hiện công việc: Yếu tố này rất là
quan trọng, Phần lớn NV chưa nhận thức được về đánh giá thực hiện công việc. Do vậy
cần có các buổi họp trực tiếp của lãnh đạo các bộ phận với người lao động trực tiếp của
họ, Ban lãnh đạo với người lao động để trao đổi giao nhiệm vụ cụ thể trong từng giai
đoạn.”
Hồn thiện cơng tác phân tích cơng việc đối với từng vị trí chức danh: “Kết quả

của cơng tác phân tích cơng việc là bản mô tả công việc, yêu cầu đối với người thực hiện
và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Chất lượng các bản mô tả công việc, tiêu chuẩn


thực hiện công việc ảnh hưởng trực tiếp và là căn cứ quan trọng trong việc xác định các
tiêu chuẩn đánh giá, vai trị của các tiêu chí đánh giá, làm cơ sở để so sánh kết quả thực
hiện công việc với nhau. Do đó, để hệ thống ĐGTHCV của Công ty được hiệu quả, người
lao động và quản lý tin tưởng vào kết quả đánh giá thì cần hồn thiện cơng tác phân tích
cơng việc.”
Hai là, Hồn thiện hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc
(i)

Về hồn thiện các tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá.

"Hầu hết các phương pháp đánh giá của Công ty đưa ra đều đã có hiệu quả. Tuy
nhiên phương pháp thang đo đánh giá đồ họa thì cịn một số điểm hạn chế. Cơng ty cần
xác định các tiêu chí ĐGTHCV rõ ràng và cụ thể, chia theo từng mục cụ thể, phân phối
lại tỉ trọng điểm phù hợp và xây dựng lại biểu mẫu đánh giá. Do đó phịng Nhân sự Hành chính cần nghiên cứu và phối hợp với các trưởng phòng đề xuất các bộ chỉ tiêu
thống nhất áp dụng cho các nhóm vị trí kinh doanh, hỗ trợ bao gồm các tiêu chí và tỷ
trọng cụ thể cho từng nhóm tiêu chí phù hợp dựa trên tiêu chuẩn thực hiện cơng việc."
(ii)

Hồn thiện chu kỳ đánh giá.

Cơng ty cần thêm chu kỳ đánh giá kỳ để nhìn nhận xu hướng phát triển của NV
thuộc khối kinh doanh.
"Hiện nay Cơng ty đang sử dụng chu kì đánh giá 1 quý và 1 năm. Chu kì đánh
giá đối với NV của tổng công ty được cho là khá hợp lý, nhưng cần bổ sung thêm chu kỳ
đánh giá theo kỳ đối với lao động để nhìn nhận xu hướng phát triển của NV một cách kịp
thời và phục vụ việc đánh giá cùng kỳ các năm để người lao động và cơng ty nhìn nhận

lại thị trường cả kết quả thực hiện công việc. Áp dụng cho các công tác quản trị nhân sự
khác như khen thưởng, xắp xếp, bố trí nhân lực."
Ba là, Nâng cao nhận thức và kỹ năng của người đánh giá, hoàn thiện hoạt động
lựa chọn và đào tạo người đánh giá.
"Để xây dựng được hệ thống ĐGTHCV vận hành có hiệu quả, phát huy được vai
trị cơng tác quản trị nhân lực trong tổ chức thì nhận thức, quan điểm của lãnh đạo Cơng
ty về vai trị cơng tác này là yếu tố quan trọng. Ban lãnh đạo Công ty cần nhận rõ
ĐGTHCV là cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân lực khác trong tổ chức như: đề xuất


tăng lương, thưởng, xét chi lương kinh doanh, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm. ĐGTHCV
cơng bằng, chính xác là một trong những nhân tố chính giúp người lao động gắn bó với
Cơng ty cũng như đưa ra những giải pháp hồn thiện khả năng thực hiện cơng việc của
bản thân, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động chung của Công ty cũng như chất lượng
nhân lực của Công ty."
Bốn là, Hồn thiện hệ thống cung cấp thơng tin phản hồi
"Qua thực tế thực hiện hệ thống cung cấp thông tin phản hồi cho người lao động
hiện nay của Công ty chưa tốt, thậm chí chưa thực hiện phỏng vấn, trao đổi kết quả đánh
giá với người lao động. Vì vậy các cấp quản lý của Công ty cần nhận thức rõ tầm quan
trọng và coi trọng tới việc thực hiện công tác này và thay đổi cách thức, phương pháp
thực hiện. Người đánh giá cần hiểu rằng, phản hồi thơng tin là một cuộc nói chuyện
chính thức cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho các vấn đề còn tồn tại và đưa
ra những mục tiêu cụ thể cho kỳ tới giữa họ và từng người chuyên viên mà họ quản lý. "
Năm là, Nâng cao sử dụng các kết quả đánh giá thực hiện công việc vào công tác
quản trị nguồn nhân lực.
"Kết quả xếp loại lao động là phản ánh của kết quả đánh giá thực hiện cơng việc, đánh
giá có cơng minh thì kết quả xếp loại mới chính xác. Cơng ty sử dụng kết quả đánh giá
vào việc khen thưởng, động viên, khích lệ người lao động làm việc, đồng thời giúp người
quản lý có được những quyết định nhân sự đúng đắn. "




×