Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu giải pháp công trình bảo vệ bãi bờ biển Hải Hậu Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 124 trang )

Bộ GIO Dục V đO tạO

Bộ NôNG NGHIệP V PtNt

TRờNG đạI Học tHUỷ LợI


NGUYễN PHúC TùNG

NGHIÊN CứU GIảI PHP CÔNG TRìNH BảO Vf
BÃI Bờ BIểN HảI HậU - NAM ĐịNH

Chuyên ngnh: Xây dựng công trình thủy
MÃ số: 60.58.40

LUậN VăN tHạc sĨ
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS Ngun B¸ Q

Hμ NéI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Phúc Tùng
Tôi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đã được chỉ dẫn rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên
cứu trung thực, chưa từng được người nào công bố.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Phúc Tùng



LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp cơng trình bảo vệ bãi bờ biển Hải Hậu –
Nam Định” được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại Học Thủy Lợi Hà Nội.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng
dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu; các thầy giáo, cô giáo Khoa
sau Đại học; các thầy giáo, cô giáo các bộ môn - Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè đã góp những ý kiến quý
báu trong luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Chi cục Đê điều và PCLB- Sở Nông nghiệp &PTNT
Nam Định, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng NN&PTNT Nam Định, các cơ quan
đơn vị đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu phục vụ nghiên
cứu đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ, người
hướng dẫn khoa học, đã rất chân tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, cơ
quan, đã tin tưởng, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Phúc Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỜ BIỂN HẢI HẬU – NAM ĐỊNH.....................4
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế.......................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên............................................................................. 4

1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội....................................................................... 6
1.2. Hiện trạng cơng trình bảo vệ bờ khu vực Hải Hậu-Nam Định..........................12
1.2.1. Tổng quát:................................................................................................. 12
1.2.2. Hiện trạng các đoạn đê vùng cửa sông:..................................................... 12
1.2.3. Hiện trạng các đoạn đê trực diện với biển:................................................ 12
1.2.4. Hiện trạng tuyến đê dự phòng:.................................................................. 13
1.2.5. Hiện trạng kè lát mái:................................................................................ 13
1.2.6. Hiện trạng bãi biển và tuyến cây chắn sóng ngồi bãi:..............................13
1.3. Đánh giá thiệt hại do thiên tai từ biển tác động vào khu vực Nam Định...........13
1.4. Kết luận chương................................................................................................ 16
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG BIỂN LẤN, BÃI
THOÁI VÙNG BIỂN HẢI HẬU –NAM ĐỊNH..................................................... 17
2.1. Đặc điểm thủy, hải văn vùng biển Nam Định................................................... 17
2.1.1. Đặc điểm địa hình..................................................................................... 17
2.1.2. Đặc điểm địa chất cơng trình khu vực bờ biển Hải Hậu - Nam Định........17
2.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn vùng biển Nam Định.......................................... 19
2.2. Nguyên nhân hiện tượng biển lấn vùng bờ biển Hải Hậu-Nam Định...............22
2.2.1. Tác động của dịng chảy ven bờ do sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ
biển 22
2.2.2. Quá trình diễn biến bãi bờ biển Hải Hậu – Nam Định:.............................. 32
2.2.3. Nguyên nhân xói lở bờ biển và những cơ chế phá hoại thường gặp trên
tuyến đê biển Hải Hậu - Nam Định..................................................................... 37
2.3. Kết luận chương................................................................................................ 42


CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CƠNG TRÌNH BẢO VỆ BÃI BỜ
BIỂN HẢI HẬU – NAM ĐỊNH..............................................................................43
3.1. Các công trình bảo vệ bờ.................................................................................. 43
3.1.1. Đê biển:..................................................................................................... 43
3.1.2. Mỏ hàn, đập hướng dòng........................................................................... 44

3.1.3. Hệ thống kè lát mái................................................................................... 47
3.2. Phân tích ưu nhược điểm cơng trình hiện trạng và lựa chọn giải pháp và cơng
trình thích hợp cho khu vực biển Hải Hậu – Nam Định........................................... 48
3.2.1. Giải pháp cơng trình và phi cơng trình bảo vệ bãi bờ biển Hải Hậu – Nam
Định.................................................................................................................... 48
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp cơng trình........................................49
3.2.3. Phân tích chung......................................................................................... 58
3.2.4. Phân tích hiệu quả của cơng trình gia cố chống xói chân kè..........................61
3.2.5. Phân tích chung về kết cấu gia cố chân kè............................................... 63
3.2.6. Lựa chọn giải pháp cơng trình phù hợp cho khu vực biển Hải Hậu – Nam
Định.................................................................................................................... 64
3.3. Kết luận chương................................................................................................ 65
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH BẢO VỆ BÃI BỜ BIỂN HẢI HẬU NAM ĐỊNH............................................................................................................. 66
4.1. Quy mô hệ thống mỏ hàn chữ T.......................................................................66
4.1.1. Các cơ sở để tính tốn thiết kế................................................................... 66
4.1.2. Xác định kích thước mỏ............................................................................ 66
4.1.3. Hình thức kết cấu mỏ chữ T:..................................................................... 67
4.2. Tính tốn sóng tác động trước và sau khi có hệ thống mỏ kè chữ T.................70
4.2.1. Các chỉ tiêu tính tốn:................................................................................ 70
4.2.2. Mực nước tính tốn sóng:.......................................................................... 70
4.2.3. Tính tốn chiều cao sóng trước và sau khi có mỏ chữ T (HS):...................72
4.2.4. Tính tốn kết cấu và ổn định..................................................................... 78
4.2.5. Thiết kế lớp đệm:...................................................................................... 83


4.2.6. Thiết kế chọn lớp vải lọc........................................................................... 83
4.2.7. Tính tốn ổn định cho khối Tetrapod chân kè............................................ 84
4.2.8. Tính tốn khối phủ thân và mũi mỏ chữ T:................................................ 91
4.2.9. Tính tốn kiểm tra lún mỏ kè:................................................................... 96
4.3. Phân tích đánh giá tổng hợp hiệu quả ổn định bờ của hệ thống kè mỏ hàn đã

được xây dựng tại Hải Hậu – Nam Định................................................................101
4.4. Kết luận chương…......................................................................................... 110
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................108
1. Những kết quả nghiên cứu của luận văn............................................................108
2. Những hạn chế của luận văn..............................................................................109
3. Kiến nghị........................................................................................................... 109


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Diện tích và sản lượng nông nghiệp các huyện vùng bờ Nam Định năm
2006........................................................................................................................... 9
Bảng 1. 2: Bảng số liệu tổng hợp, thiệt hại do cơn bão số 7 năm 2005 gây ra cho
tuyến đê biển huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định......................................................15
Bảng 2. 1: Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất nền......................................................... 19
Bảng 2. 2: Mực nước biển trung bình - trạm Văn Lý............................................... 19
Bảng 2. 3: Mực nước biển cao nhất - trạm Văn Lý.................................................. 19
Bảng 2. 4: Độ cao sóng lớn nhất - trạm Văn Lý....................................................... 21
Bảng 2. 5: Tốc độ xói lở bờ biển một số đoạn thuộc Nam Định qua các thời kì......33
Bảng 2. 6: Tốc độ hạ thấp địa hình bãi biển ở chân đê do xói lở thuộc Nam Định. .33
Bảng 4. 2: Mực nước tổng hợp ứng với các mức bảo đảm P%..............................71
Bảng 4. 3: Chiều cao nước dâng do bão vùng bờ biển 20oN - 21oN......................71
Bảng 4. 4: Các cơn bão điển hình ảnh hưởng đến vùng biển Nam Định.................72
Bảng 4. 5: Tính tốn các thơng số của sóng.............................................................73
Bảng 4. 6: Tính hệ số giảm sóng qua cánh mỏ chữ T..............................................76
Bảng 4. 7: Chiều cao sóng sau hàng Tetrapod chân kè khi chưa tạo bãi..................77
Bảng 4. 8: Chiều cao sóng sau hàng Tetrapod chân kè khi bãi đã bồi......................78
Bảng 4. 9. Tổng hợp cao trình đỉnh đê cho phép sóng tràn......................................80
Bảng 4. 10: Tính toán trọng lượng viên cấu kiện....................................................80
Bảng 4. 11: Trọng lượng các viên cấu kiện khối phủ..............................................81
Bảng 4. 12: Kích thước khối Tetrapod.....................................................................82

Bảng 4. 13: Kích thước khối Tetrapod ứng với trường hợp H=1,5m.......................82
Bảng 4. 14: Kích thước khối Tetrapod ứng với trường hợp H=1,8m.......................82
Bảng 4. 15: Tính tốn áp lực sóng lên khối Tetrapod chân kè................................84
Bảng 4. 16: Giá trị tính tốn thơng số áp lực lên kè cánh mỏ..................................86
Bảng 4. 17: Kết quả tính áp lực sóng lên mỏ kè......................................................87
Bảng 4. 18: Bảng tính mơ men tại tâm B.................................................................90
Bảng 4. 19: Tính mơ men tại tâm B........................................................................90


Bảng 4. 20: Tính trọng lượng tối thiểu của viên cấu kiện........................................91
Bảng 4. 21: Các kết quả tính tốn Kd......................................................................93
Bảng 4. 22: Trọng lượng các cấu kiện cánh mỏ là các cấu kiện số 2; 3; 5; 6;7........93
Bảng 4. 23: Tính ổn định lật khối Tetrapod.............................................................94
Bảng 4. 24: Tính mơmen tại tâm B (với 05 cấu kiện tetrapod)................................95
Bảng 4. 25: Áp lực sóng tác dụng lên khối cánh mỏ..............................................98
Bảng 4. 26: Chiều sâu ảnh hưởng lún....................................................................100
Bảng 4. 27: Kết quả tính tốn lún..........................................................................101


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Nam Định...........................................................5
Hình 1. 2: Bản đồ vị trí địa lý huyện Hải Hậu- Tỉnh Nam Định................................6
Hình 2. 1: Mặt cắt địa chất khu vực bờ biển Hải Hậu – Nam Định.........................18
Hình 2. 2: Sóng hình thành khi tiến vào bờ.............................................................23
Hình 2. 3: Trường dịng chảy quan trắc ở gần bờ, phụ thuộc vào góc sóng vỡ........25
Hình 2. 4: Hệ thống dịng chảy tuần hồn...............................................................25
Hình 2. 5: Vận chuyển bùn cát ven bờ do tác dụng của dòng ven...........................28
Hình 2. 6: Sự thay đổi mặt cắt ngang bãi biển trước và sau trận bão.......................31
Hình 2. 7: Xói lở chân khay kè tại Giao Thuỷ.........................................................34
Hình 2. 8: Xói lở chân khay kè tại Hải Hậu.............................................................34

Hình 2. 9: Hình ảnh vỡ đê tại Hải Hậu sau bão số 7 năm 2005.....Error! Bookmark
not defined.
Hình 2. 10: Hình ảnh vỡ đê tại Hải Hậu sau bão số 7 năm 2005...Error! Bookmark
not defined.
Hình 2. 11: Hư hỏng kè Nghĩa Phúc sau bão số 7 năm 2005...................................37
Hình 2. 12: Cấu kiện bị sóng đánh trơi dạt trên mái kè............................................38
Hình 2. 13: Mực nước triều thấp gió và dịng ven phá hoại chân kè........................38
Hình 2. 14: Tác động của sóng làm lún mái kè........................................................38
Hình 2. 15: Mái kè bị đánh sập bóc hết cấu kiện và khoét hết đất đá......................38
Hình 2. 16:Diễn biến phát triển ven biển Hải Hậu trong giai đoạn 1912-2003........40
Hình 2. 17: Các cơ chế phá hoại đê biển thường gặp tại Nam Định........................41
Hình 3. 1: Cơng trình hệ thống kè mỏ hàn bảo vệ bãi biển ở Văn Lý......................45
Hình 3. 2: Mỏ hàn ống buy chữ T...........................................................................45
Hình 3. 3: Mỏ hàn chữ T- Nghĩa Phúc.....................................................................45
Hình 3. 4: 5 mỏ kè chữ T tại Hải Thịnh 2................................................................45
Hình 3. 5: Mặt cắt kè mỏ hàn..................................................................................46
Hình 3. 6: Kè mỏ Kiên Chính; chữ T.......................................................................46
Hình 3. 7: Kè mỏ Nghĩa Phúc; chữ I.......................................................................46


Hình 3. 8: Mỏ hàn ở bờ biển Hồ Dn, tỉnh Thừa Thiên Huế................................46
Hình 3. 9: Kè lát mái bằng đá lát khan...................................................................47
Hình 3. 10: Kè đá xây liền khối...............................................................................47
Hình 3. 11: Kè bằng bê tông đổ tại chỗ ở Hải Phịng...............................................48
Hình 3. 12: Mái kè bằng cấu kiện TSC – 178..........................................................48
Hình 3. 13: Kè bằng cấu kiện hình bao diêm và lát khan trong khung....................48
Hình 3. 14: Các trường hợp kè lát khan...................................................................50
Hình 3. 15: Trường hợp lát khan có hiệu quả kém..................................................51
Hình 3. 16: Kè đá xây liền mảng.............................................................................52
Hình 3. 17: Kè đá xây chia khối..............................................................................52

Hình 3. 18: Gia cố mái bằng khối TSC-178............................................................54
Hình 3. 19: Các trường hợp hư hỏng của kè sử dụng khối Tsc-178........................55
Hình 3. 20: kè sử dụng các loại khối BT âm dương...............................................56
Hình 3. 21: Các trường hợp hư hỏng của phần gia cố phía trên...............................57
Hình 3. 22: Cơ chế hư hỏng kè tường đứng.............................................................58
Hình 3. 23: Một số vấn đề về thi cơng kè gia cố......................................................60
Hình 3. 24: Một số vấn đề về quản lý kè biển.........................................................60
Hình 3. 25: Các loại kết cấu Chân kè bằng ống buy bê tơng...................................61
Hình 3. 26: Hình ảnh chân kè bằng cọc BTCT........................................................62
Hình 3. 27: Chân kè dạng tường nhơ.......................................................................62
Hình 3. 28: Các dạng hư hỏng chân kè ống buy......................................................63
Hình 4. 1: Mặt bằng chi tiết kè mỏ hàn chữ T.........................................................67
Hình 4. 2: Cắt ngang thân mỏ hàn chữ T.................................................................68
Hình 4. 3: Cắt ngang cánh mỏ hàn chữ T................................................................68
Hình 4. 4: Cắt ngang thân mỏ hàn chữ T phía ngồi...............................................69
Hình 4. 5: Cắt ngang thềm cơ giảm sóng.................................................................70
Hình 4. 6: Sóng trước và sau cánh mỏ chữ T...........................................................75
Hình 4. 7: Sóng trước và sau hàng Tetrapod chân kè...............................................77
Hình 4. 8: Chi tiết cấu kiện Tetrapod.......................................................................82


Hình 4. 9: Biểu đồ áp lực sóng lên đoạn tường ngầm giảm sóng.............................85
Hình 4. 10: Các biểu đồ áp lực sóng tác động lên một mỏ hàn................................87
Hình 4. 11: Áp lực sóng tác dụng lên khối Tetrapod (3 CK) chân kè......................88
Hình 4. 12: Áp lực sóng tác dụng lên khối Tetrapod (5 CK) chân kè......................89
Hình 4. 13: Sơ đồ lực tác dụng lên khối Tetrapod cánh mỏ.....................................95
Hình 4. 14: Bố trí hệ thống MCT Hải Thịnh II.....................................................102
Hình 4. 15:Hình ảnh mỏ chữ T Hải Thịnh II tháng 7 năm 2006............................104



- 1 -

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Đê biển là cơng trình ngăn triều xâm nhập mặn vào khu cần được bảo vệ, do
đó đê biển hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp chịu tác động mạnh liệt các yếu tố biển. Các
tuyến đê trực diện với biển, hàng năm phải chịu tác động phá hoại của biển: Bào
mòn bãi gây sụt lở chân kè, sóng tác động trực tiếp lên mái đê kè gây sạt lở cục bộ
hoặc từng mảng. Đặc biệt khi có bão lớn gặp triều cường, sóng có thể vượt qua đỉnh
đê gây xói lở mái đê trong dần dần đê bị vỡ vv…
Hầu hết tuyến đê biển của Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế
kỷ trước, nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng. Hơn 2000 km đê biển ở nước ta
hiện đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng, tài sản và hơn hết là tính
mạng con người.
Tuyến đê biển tỉnh Nam Định có chiều dài khoảng 91km, qua 3 huyện: Giao
Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng; trong đó:
+ Tuyến đê biển Giao Thuỷ dài 32,333km (Có 15,5km trực diện với biển)
+ Tuyến đê biển Hải Hậu dài 33,323km (Có 20,5km trực diện với biển)
+ Tuyến đê biển Nghĩa Hưng dài 26,325km (Có 4,8km trực diện với biển)
Đê biển tỉnh Nam Định chạy theo 2 hướng: Bắc - Đơng Bắc và Đơng -Đơng
Bắc vì vậy trong bất kỳ mùa mưa hay mùa khơ, đều có sự cố do gió mùa Đơng Bắc
hay gió mùa đơng Nam. Phần lớn bờ biển tỉnh Nam Định thuộc vùng biển lấn, bãi
thoái nghiêm trọng. Khoảng trên 50km đê đi qua khu vực nền cát, đất đắp đê là cát
và cát pha. Khoảng 41km đê trực diện với biển, phía trong đồng là thùng đào, đê
thường xuyên chịu sự tác động gây hại của sóng do triều cường, gió mạnh, áp thấp
nhiệt đới và bão.
Tại những khu vực đê trực diện với biển nhìn chung bãi hẹp, nhiều đoạn
khơng có bãi. Theo các tài liệu dự trữ qua các thời kỳ đến nay, cao độ mặt bãi liên
tiếp bị hạ thấp từ (+0.50) ÷ (+0.80) năm 1990, 1991 xuống (-1.80) ÷ (-1.90) năm
2007, sự hạ thấp mặt bãi là yếu tố bất lợi làm gia tăng chiều cao sóng, áp lực sóng

lên mái kè biển, trực tiếp đe doạ an toàn đê kè biển khu vực này, vì vậy phải có giải


pháp kỹ thuật cơng trình hợp lý để giảm năng lượng và chiều cao sóng trước cơng
trình, bảo vệ và tạo bãi đảm bảo an toàn cho tuyến đê.
Khi thiết kế đê biển ở những vùng trọng yếu, ta thường thiết kế thêm các
cơng trình bảo vệ đê như kè lát mái, kè cấu kiện bê tông, kè mỏ hàn, đập hướng
dịng chắn cát, cơng trình ni bãi nhân tạo, kè ngầm…nhằm bảo vệ ổn định cho
tuyến đê. Đặc biệt là các biện pháp để tạo bãi trước tuyến đê biển có ý nghĩa hết sức
to lớn.
Có nhiều biện pháp tạo và giữ bãi đã được áp dụng bao gồm biện pháp cơng
trình và phi cơng trình; đối với vùng có mặt bãi tương đối ổn định, có phù sa, triển
khai trồng cây chắn sóng, đối với vùng biển tiến, bãi thối sử dụng biện pháp cơng
trình là làm các hệ thống mỏ kè chữ I, chữ T, kè ngầm. Trên hệ thống kè mỏ sử
dụng các loại cấu kiện dị hình (Tetrapod, Dolod…) để giảm năng lượng sóng, hạn
chế xói cát chân đê biển.
Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm ổn định bờ biển, đảm bảo an toàn
cho tuyến đê biển, phục vụ mục tiêu an sinh cho cộng đồng dân cư, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển kinh tế biển bền vững là những đòi hỏi bức
thiết đang được đặt ra.
Trong thời gian qua, Nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư những nguồn lực to
lớn cho việc khắc phục những sự cố của các tuyến đê biển trong khu vực. Đã có
nhiều biện pháp bảo vệ và tạo bãi được đề xuất và thực hiện. Qua thực tiễn tổng kết,
mỗi giải pháp kỹ thuật đều mang lại những hiệu quả khác nhau về mặt kinh tế, xã
hội, môi trường. Đã đến lúc chúng ta cần có những nghiên cứu, đánh giá và đúc rút
kinh nghiệm để lựa chọn những giải pháp phịng chống xói lở bờ biển đê biển thích
ứng và hiệu quả cho khu vực nghiên cứu.
Trên đây là lý do chính cho thấy sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu giải pháp cơng trình bảo vệ bãi bờ biển Hải Hậu - Nam Định”
II. Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu các nguyên nhân biển tiến vùng bờ biển từ đó đề xuất giải pháp
cơng trình phù hợp cho vùng bờ Hải Hậu tỉnh Nam Định để có khả năng phịng


chống hiện tượng biển tiến, đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho nhân dân,
tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng
trong vùng thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng của hệ thống kè mỏ hàn chữ T đối với tuyến đê
biển Nam Định nói chung và khu vực biển Hải Hậu – Nam Định nói riêng.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, ứng dụng tính tốn cho đoạn
đê biển khu vực bãi bờ biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Điều tra, thu thập số liệu từ các tài liệu, đồ án thiết kế về việc xây dựng, xử
lý các tuyến đê biển Nam Định qua các thời kỳ, các kết quả nghiên cứu liên quan
của Viện nghiên cứu khoa học Thủy lợi. Đề tài nghiên cứu đánh giá diễn biến bãi
bờ biển Nam Định của Chi cục Đê điều và PCLB Nam Định. Các tiêu chuẩn, quy
phạm thiết kế ngành.
Sử dụng bài giảng thiết kế đê và cơng trình bảo vệ bờ, tiêu chuẩn kỹ thuật
thiết kế đê biển ban hành theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày
09/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương
trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển. Tài liệu thiết kế đê của bộ môn Thủy
công trường Đại học thủy lợi. Sử dụng các Quyết định, Thông tư, Nghị định hướng
dẫn của chính phủ về tiêu chuẩn thiết kế đối với đê biển tỉnh Nam Định được nâng
cao đảm bảo an tồn với gió bão cấp 10 và mức triều ứng với tần suất 5%
Tiếp thu và thừa kế các kết quả nghiên cứu đã có, kết hợp xin ý kiến các
chuyên gia có thực tế và đã từng nghiên cứu về đê biển tỉnh Nam Định cũng như
các chuyên đề nghiên cứu khoa học của một số tác giả
Thống kê, tính tốn, phân tích, tổng kết hiệu quả các giải pháp bảo vệ bờ, tạo
bãi tại khu vực nghiên cứu.
IV. Kết quả dự kiến đạt được

1. Phân tích tác dụng tạo bãi của hệ thống kè mỏ hàn chữ T có sử dụng khối
Tetrapod phá sóng.
2. Ứng dụng tính tốn cho đoạn đê biển khu vực thuộc tuyến đê biển huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định.


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BỜ BIỂN HẢI HẬU – NAM ĐỊNH
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế:
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ, tuyến đê biển Nam Định được
hình thành cách đây khoảng 250 năm, trên nền đất bồi tụ phù sa của hệ thống Sông
Hồng. Tuyến đê chạy dọc từ cửa Ba Lạt (Sông Hồng) đến Cửa Đáy, có tổng chiều
dài khoảng 91,8 km có nhiệm vụ bảo vệ cho các huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa
Hưng, Trực Ninh.
Tuyến đê biển Nam Định nói chung, một số các đoạn đê biển Hải Hậu nói
riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng dân cư, phát triển
kinh tế, góp phần giữ gìn an ninh, ổn định chính trị xã hội vùng ven Biển.
Nam Định có 4 con sơng lớn chảy qua: Sơng Hồng chảy qua Nam Định với
chiều dài xấp xỉ 70 km, đổ ra biển Đông qua cửa Ba Lạt. Sông Ninh Cơ dài 60 km
là chi lưu bờ hữu của sông Hồng, phân lưu tại cửa Mom Rô, đổ ra biển Đông qua
cửa Lạch Giang. Sông Đào dài 33,5 km là phân lưu của sông Hồng, hợp lưu với
sông Đáy tại ngã ba Độc Bộ, sông Đáy chảy qua Nam Định với chiều dài gần 80
km, đổ ra biển qua cửa Đáy. Sơng Sị là nhánh sơng nhỏ nhận nước từ cuối sông
Hồng thông ra Biển Đông qua cửa Hà Lạn.
Nam Định nằm ở phía Đơng Nam đồng bằng Bắc Bộ, trong khoảng
19,920,5 độ vĩ Bắc, 105,9106,5 độ kinh Đông. Nam Định có tổng diện tích tự
nhiên khoảng 1.678 km2, tiếp giáp với 3 tỉnh: Hà Nam, Thái Bình và Ninh Bình;
Phía Đơng Nam tiếp giáp với biển Đơng với dải bờ biển dài 72km, thuộc địa giới
hành chính của 3 huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng. Diện tích của

3 huyện ven biển khoảng 720 km 2, chiếm xấp xỉ 44% diện tích tự nhiên của tồn
tỉnh.


Hình 1. 1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Nam Định
Hải Hậu là một huyện ven biển phía Đơng Nam thuộc Tỉnh Nam Định, nằm
trong giới hạn từ 20000’ - 20015’ vĩ độ Bắc và 106011’ - 106023’ Kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp huyện Giao Thủy, Xn Trường, Trực Ninh. Phía Đơng giáp sơng
Ninh Cơ. Phía Nam và Đơng Nam giáp Biển Đơng. Tổng diện tích tự nhiên của Hải
Hậu là 230.2 km2 chiếm 14% diện tích tỉnh Nam Định.
Bờ biển Hải Hậu dài 33,3 km, nằm ở phía Đông Nam thuộc vùng hạ lưu
đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong khu vực biển Hải Hậu có 4 con sơng chính
đổ ra biển: phía Bắc có sơng Hồng đổ ra biển Đơng qua cửa Ba Lạt, sơng Sị (với
cửa Hà Lạn), ở phía Nam có sơng Ninh Cơ (với cửa Lạch Giang), sông Đáy (với
cửa Đáy)


Hình 1. 2: Bản đồ vị trí địa lý huyện Hải Hậu- Tỉnh Nam Định
1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Đặc điểm về xã
hội 1/ Dân số
Nam Định là một trong những tỉnh có dân số đơng trong cả nước và là nguồn
lực rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
năm 2006 Nam Định có 1.974.300 người với mật độ dân số 1.196 người/km². Quá
trình hình thành cộng đồng cư dân Nam Định gắn liền với quá trình cư dân người
Việt từ vùng tiền châu thổ tràn xuống lấn chiếm vùng châu thổ và duyên hải Bắc
Bộ. Chính vì vậy, Nam Định là nơi hội tụ và là nơi hợp cư của nhiều bộ phận cư
dân khác nhau, trong đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành
cộng đồng cư dân ở Nam Định cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền
nơng nghiệp thâm canh trên vùng đất phù sa màu mỡ. Chính vì vậy, mật độ dân số ở

khu vực này là khá cao so với cả nước và với đồng bằng Bắc Bộ (trừ các đô thị Hà
Nội, Hải Phòng…).


2/ Nguồn lao động
Theo các kết quả điều tra, Nam Định là tỉnh có dân số đơng và lực lượng lao
động khá lớn. Trong tổng số lao động, tỷ lệ nam thấp hơn so với nữ, nhưng ngược
lại, tỷ lệ lao động nữ khơng có chun mơn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động
và so với nam giới. Tỉ lệ lao động khơng có chun mơn cao: 90%, cao hơn mức
bình qn ở đồng bằng sơng Hồng là 84% và cao hơn mức bình quân của cả nước là
88,2%. Do đó, trong quy hoạch, đào tạo lao động cần chú ý đào tạo lao động có
trình độ chun môn kỹ thuật.
Trong cơ cấu lao động xã hội Nam Định, lao động nơng nghiệp cịn chiếm tỷ
lệ lớn gần 80% và nếu tính nhóm ngành nơng nghiệp thì tỷ lệ này chiếm trên 80%
(năm 1996), so với bình quân cả nước là 70% (năm 1990). Nam Định là một trong
những tỉnh có tỷ lệ cư dân thành thị thấp so với khu vực nông thôn.
3/ Giáo dục – y tế
Hiện nay với dân số xấp xỉ 2 triệu người, vốn cần cù, thơng minh, giàu tài
năng, nhưng GDP bình quân trên đầu người vẫn thấp so với các tỉnh trong khu vực
và trong cả nước. Do đó cần xác định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở khu
vực này. Người dân Nam Định có truyền thống hiếu học. Trong cơ chế thị trường
hiện nay, giáo dục Nam Định vẫn không ngừng phát triển, tỷ lệ chi ngân sách cho
giáo dục trong tổng chi tiêu địa phương (năm 1998) cao nhất cả nước
4/ Văn hóa – truyền thống
Nam Định là một vùng văn hoá tiêu biểu và đặc sắc, với tính cách đặc trưng
của miền “giao thuỷ”. Ăn, mặc, ở, đi lại của người Nam Định vừa là sự thích nghi,
hồ đồng của con người với tự nhiên, vừa là sự tận dụng và khai thác của con người
đối với môi trường tự nhiên ven sông, gần biển. Trên cái nền tín ngưỡng dân gian,
của tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành hồng tại vùng phía Bắc của Nam Định,
được quan niệm là một vùng “không gian thiêng” đã là nơi khởi phát và trở thành

trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu và thờ Đức thánh Trần. Vùng ven biển Nam
Định lại là nơi đầu tiên tiếp nhận và sớm trở thành mảnh đất màu mỡ cho Thiên
chúa giáo nẩy mầm, bén rễ, trở thành một trung tâm Thiên chúa giáo lớn. Cả Nho


giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tín ngưỡng dân gian khác đều
song song tồn tại, phát triển, thậm chí có khi hồ đồng trong mỗi làng xã, mỗi gia
đình, làm cho đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của người Nam Định thật nổi trội,
phong phú và độc đáo.
1.1.2.2. Đặc điểm về kinh
tế 1/ Nông nghiệp
Nam Định là tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của khu vực châu thổ
sông Hồng, sản lượng lương thực hàng năm đạt 1 triệu tấn, lương thực bình quân
đầu người trên 506 kg. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất nông nghiệp thời
kỳ 2001-2005 đạt 3,46%. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
trồng trọt (năm 2001 là 75,12%, năm 2004 là 69,03%), chăn nuôi và dịch vụ nơng
nghiệp có xu hướng tăng (năm 2001 là 22,7%, năm 2004 là 26,8%). Nhìn chung,
sản xuất nơng nghiệp ổn định, năng suất lúa đạt 120 tạ/ha/năm, sản lượng lương
thực cây có hạt bình qn 106 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng chuyển dịch chậm, chưa hình thành những vùng chuyên canh chất lượng cao.
(Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành NN & PTNT tỉnh Nam Định giai đoạn 20062010).
- Trồng trọt:
Trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng của tỉnh Nam Định chuyển
dịch theo hướng giảm diện tích lúa kém hiệu quả, bình quân mỗi năm giảm 1000 ha.
Từ năm 2001 đến nay đã giảm 5.171 ha, trong đó 3.384 ha chuyển sang trồng cây
công nghiệp và cây xuất khẩu, phần diện tích cịn lại chuyển sang ni trồng thủy
sản. Cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ tiếp tục được đổi mới, đưa nhanh các giống lúa,
màu, cây công nghiệp cao sản, chất lượng tốt vào sản xuất như: Nhị Ưu 63, 838,
Bắc Ưu 64, 903, các giống lúa thuần Việt Hương, Khang Dân 18 … Năng xuất lúa
tăng từ 117,4 tạ/ha năm 2001 lên 122,7 tạ/ha năm 2004 và giữ vững đến 2006. Sản

lượng lương thực hàng năm đạt xấp xỉ 1 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người
trên 506 kg.
Nhiều vùng sản xuất nơng sản hàng hóa tập trung gắn với bảo quản chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng như vùng nguyên liệu lạc Ý Yên, Vụ Bản,


Nam Trực, vùng, khoai tây, rau, vùng lúa đặc sản ở Hải Hậu, Nghĩa Hưng, vùng
hoa cảnh ở Nam Trực, thành phố Nam Định và Mỹ Lộc.
Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên. Năm 2001 đạt 2.857.119
triệu đồng, đến năm 2004 đã đạt 3.158.917 triệu đồng. Giá trị thu nhập 1 ha canh tác
cũng không ngừng tăng lên, từ 28 triệu năm 2001 lên
Bảng 1. 1: Diện tích và sản lượng nơng nghiệp các huyện vùng bờ Nam Định
năm 2006
STT Tên huyện

Tổng diện tích (ha)

Diện tích lúa (ha)

Năng suất lúa (tạ/ha)

1

Giao Thủy

21277

16.072

67,47


2

Hải Hậu

30619

21.665

65,15

3

Nghĩa Hưng

28.686

22.523

64,47

4

Toàn tỉnh

204.189

157.268,5

61,31


Nguồn: Sở NN & PTNN Nam Định, 2007
- Chăn nuôi:
Trong những năm gần đây, chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phát huy ở mọi địa phương.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, cách nuôi dưỡng, thú y được đưa
nhanh vào sản xuất như nuôi lợn ngoại tỷ lệ nạc cao, gà tam hoàng, kabia, vịt siêu
trứng, ngan Pháp ... Đàn lợn năm 2004 đạt 73,7 vạn con, tăng 30,92% so với năm
2000, đàn gia cầm đạt 5 triệu con, tăng 4,6% so với 2000 và đàn trâu bò đạt xấp xỉ
45.000 con. Sản lượng thịt xuất chuồng năm 2004 đạt 63.838 tấn, tăng 11.159 tấn so
với năm 2001, thịt xuất khẩu 7.000 tấn, tăng 2,8 lần so với năm 2001. Tuy nhiên cơ
cấu đàn chuyển dịch chậm, chưa có những mơ hình qui mơ trang trại, chủ yếu sản
xuất kiểu kinh tế hộ gia đình, tận dụng nên hiệu quả thấp.
- Lâm nghiệp:
Diện tích rừng hiện có là 4.950 ha nhưng do diện tích có khả năng trồng rừng
hạn chế nên tốc độ tăng trưởng khơng đáng kể. Diện tích rừng của tỉnh Nam Định
tập trung ở 3 huyện ven biển, chủ yếu là rừng ngập mặn tự nhiên. Ngồi ra, Nam
Định cịn nhận được sự hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, đã trồng được hàng
nghìn


ha rừng ngập mặn khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Những năm
gần đây, tỉnh cũng đã có nhiều chương trình trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tại
những bãi bồi và đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên chương trình trồng
rừng ngập mặn ngoài đê biển Hải Hậu chưa đem lại kết quả như mong muốn.
- Dịch vụ nông nghiệp:
Phát triển mạnh, theo các hình thức tư nhân, nhóm hộ, hợp tác xã... Hoạt
động dịch vụ đã góp phần tích cực vào việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mơ và trình độ sản xuất cịn ở mức thấp, nhất là
các hình thức tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

2/ Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản:
Tổng diện tích ni trồng của ba huyện ven bờ năm 2007 là 9.860 ha, trong
đó, huyện Giao Thủy là 4.750 ha, huyện Hải Hậu là 2.152 ha, huyện Nghĩa Hưng là
2.958 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy hải sản là 37.547 tấn/năm (Nguồn: Sở NN
& PTNN Nam Định, 2006). Một số dự án đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng vùng sản
xuất, bước đầu đã có tác dụng đẩy mạnh sản xuất. Tuy nhiên, do phương thức canh
tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém bất cập nên năng suất và hiệu quả
thấp, rủi ro trong sản xuất kinh doanh còn cao.
3/ Diêm nghiệp:
Diêm nghiệp là một trong những nghề truyền thống của khu vực ven bờ tỉnh
Nam Định do nước biển Nam Định có hàm lượng muối cao thuận lợi cho phát triển
nghề muối. Hiện có 6 xã ven biển sản xuất muối như xã Bạch Long, Giao Phong huyện Giao Thủy; xã Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính - huyện Hải Hậu và xã Nghĩa
Phúc - huyện Nghĩa Hưng.
4/Công nghiệp và xây dựng
- Công nghiệp:
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, ngành cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn,
lúng túng do khả năng quản lý yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu lao động.
Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhiều sản phẩm truyền thống bị mai một, mất
chỗ đứng trên thị trường.


Sau thời gian sắp xếp lại lực lượng lao động, củng cố bộ máy tổ chức, đổi
mới công nghệ, thiết bị, tiếp cận các phương pháp quản lý tiên tiến, nắm bắt thị
trường nên ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã vượt qua được những khó
khăn, từng bước phát triển đi lên, nhiều ngành nghề truyền thống, làng nghề đã
được khơi phục và phát triển.
- Xây dựng:
Các cơng trình xây dựng cơ bản được triển khai tích cực, ngồi vốn ngân
sách cấp theo dự án và các chương trình mục tiêu, các xã, thị trấn thực hiện tốt
phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” nên nhiều công trình lớn đã được

đưa vào sử dụng có hiệu quả như: Quất Lâm, Giao Yến, Giao Phong, Bình Hịa,
Giao Lạc …
5/ Du lịch và dịch vụ
Những bãi biển thoải dài như Thịnh Long, Quất Lâm và các bãi nhỏ như ở
Cồn Mờ, với cát mịn, nước thường trong vào hầu hết thời gian của năm, khí hậu
trong lành, cảnh quan hấp dẫn, là nơi tắm mát và nghỉ ngơi, giúp hồi phục sức khoẻ
của con người, có khả năng thu hút nhiều du khách. Tuy nhiên ngành du lịch tại
huyện Hải Hậu lại phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và không ổn định. Những bãi
biển tại Thịnh Long, Quất Lâm chỉ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Phần lớn thời
gian còn lại trong năm bãi biển tại đây bị xói mạnh, gây mất cảnh quan và khơng
thể phát triển du lịch, dịch vụ.
Vùng đất ngập nước rộng lớn thuộc huyện Giao Thủy, tại cửa sông Hồng với
hệ thống sinh thái rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là vùng đất ngập
nước RAMSAR quốc tế đầu tiên của khu vực Đông Nam. Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ được hình thành năm 2003 trên cơ sở tài nguyên đất ngập nước này, có tiềm
năng lớn về loại hình du lịch sinh thái. Các cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá, các
làng nghề truyền thống rất đặc trưng như dệt chiếu cói, dệt lưới, khâu nón, đan lát,
làm đồ gỗ, trồng cây cảnh và các nhà thờ, đền chùa, vừa mang đến cho nhân dân giá
trị tinh thần vừa hấp dẫn du khách.


1.2. Hiện trạng cơng trình bảo vệ bờ khu vực Hải Hậu-Nam Định
1.2.1. Tổng quát:
Tuyến đê Hải Hậu xuất phát từ cống Phúc Hải thuộc cửa sơng Sị (cịn gọi là
cửa Hà Lạn) đến cống Phú Lễ thuộc cửa sông Ninh Cơ dài 33km trong đó có 8km
đê cửa sơng và 25km đê trực diện với biển. Dọc theo bờ biển Hải Hậu có hai tuyến
đê, đó là tuyến đê chính và tuyến đê dự phịng. Tuyến đê chính nằm ở phía ngồi bờ
biển, chịu tác động trực tiếp của gió bão, sóng và thủy triều. Tuyến đê dự phịng
nằm phía trong đất liền, tuyến đê này để dự phịng khi tuyến đê ngoài bị vỡ hoặc
nước tràn qua đê chính. Hai tuyến đê chính và phụ nằm cách nhau từ 200 ÷ 400m.

1.2.2. Hiện trạng các đoạn đê vùng cửa sông:
Các đoạn đê vùng cửa sông thân đê chủ yếu được đắp bằng đất thịt, đất thịt
pha cát, quy mơ đê nhỏ, thấp phía ngồi sơng có bãi bồi nhưng cao trình mặt bãi
thấp từ (0,00) ÷(+0,30) khi thủy triều lên hầu hết bãi bị ngập sâu, nước trực tiếp tác
động vào mái đê, khi gặp bão lớn nước dâng cao đến mặt đê.
1.2.3. Hiện trạng các đoạn đê trực diện với biển:
Theo [2]: Thuyết minh dự án xử lý khẩn cấp đoạn đê xung yếu từ
K25+757K26+715, đê biển Hải Hậu: Cao trình đỉnh đê (+4,00)÷(+5,00)m, chiều
rộng đỉnh đê từ 4÷5m. Chiều dài đê được lát mái gia cố là 11.890m, trong đó có
3.40m có kè ngầm phá sóng và kè mỏ hàn ngang. Về cao trình mặt cắt đê: hiện tại
cịn một số đoạn thiếu cao trình, đoạn từ K0÷K1 cao độ hiện tại chỉ đạt
(+3,20)÷(+4,30)m.
Tình trạng của đê: Thân đê chủ yếu được đắp bằng đất thịt pha cát, nhiều
đoạn đắp bằng đất cát phía ngồi bọc đất thịt, mặt cắt ngang một số đoạn nhỏ, cao
trình đỉnh thấp và bị sạt lở. Bãi ngoài đê thấp và hẹp do bị xói mịn, khi thủy triều
xuống chiều rộng bãi trung bình 100÷150m. Nhiều đoạn khơng cịn bãi, biển tiến
sát chân đê (Hải Lý, Hải Triều, Hải Chính). Khi thủy triều lên bãi bị ngập sâu, sóng
và dịng chảy ven bờ thường xuyên tác động trực tiếp vào đê gây xói, sạt lở mái
nghiêm trọng nhất là khi có bão vào hoặc những đợt gió mùa Đơng Bắc về, sóng
lớn vỗ vào thân đê uy hiếp tuyến đê.
Hiện trạng và mức độ sạt lở mỗi đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung là đê kè
khơng cịn ngun dạng ban đầu và thường xuyên phải tu bổ.


1.2.4. Hiện trạng tuyến đê dự phòng:
Tổng chiều dài của tuyến đê dự phòng nằm trong huyện Hải Hậu là 13.500m,
toàn bộ chúng chưa được củng cố một cách vững chắc. Do nhiều đoạn đê nhiều lần
phải dịch chuyển vào phía trong nên nhìn chung tuyến đê dự phịng lại làm tất cả
các cơng việc như của đê chính, ngăn không cho nước ngập vào đồng.
1.2.5. Hiện trạng kè lát mái:

Kè lát mái đê biển Hải Hậu chủ yếu là đá lát khan, một số đoạn đã được lát
bằng cấu kiện bê tơng từ cao trình 3,5m trở xuống. Đá có trọng lượng bình qn
10kg/viên, được xếp trên mái đê có hệ số mái dốc m = 4 với lớp đệm đá dăm dày
10cm (có những lớp khơng có lớp đệm). Thực tế cho thấy kích thước và trọng
lượng viên đá q nhỏ, khơng đủ sức chống đỡ trước sóng biển. Đến nay một số địa
điểm kè lát mái không cịn cơng dụng nữa mà nhiệm vụ chắn sóng dồn hết cho thân
đê dẫn tới hiện tượng sạt lở nghiêm trọng thân đê. Sau cơn bão số 7 nhiều đoạn đê
kè bị phá hỏng như: đoạn kè Xuân Hà bị sạt lở mái kè, tuyến đê chính Hải Đơng
đắp bằng đất cát, khơng có kè lát mái, đê kè Kiên Chính chiều dài 700m, mặt đê bào
xói hạ thấp tới cao trình (+3,5), mái kè đá hộc lát khan từ (+3,5) trở lên bị phá hủy
hoàn toàn
1.2.6. Hiện trạng bãi biển và tuyến cây chắn sóng ngồi bãi:
Nhìn chung bãi biển đối diện trực tiếp với biển, khơng có đảo che chắn ngồi
khơi.
Tuyến cây che chắn sóng ngồi bãi biển: Một số dọc tuyến đê biển đã được
trồng các loại cây chắn sóng, cây cản gió như sú, vẹt, phi lao nhưng nhìn chung do
tác động mạnh của sóng, dịng chảy nên đến nay tỷ lệ sống, mật độ cây và độ che
phủ ngăn cản sóng, gió, cát cịn rất thấp, có đoạn đã trồng nhiều lần nhưng cây vẫn
bị chết nên mất tác dụng chống xói lở, giữ cát dưới chân đê. Do đó mà hiện tượng
xói chân đê luôn xảy ra ở vùng này.
1.3. Đánh giá thiệt hại do thiên tai từ biển tác động vào khu vực Nam Định
Là một tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, hằng năm trong khoảng từ tháng 7
đến tháng 9 Nam Định chịu ảnh hưởng từ 3 đến 5 cơn bão mạnh đổ bộ vào. Các cơn


bão có sức gió từ cấp 8 đến cấp 12 kết hợp với triều cường gây ra nhiều thiệt hại về
tài sản, phá hủy hệ thống cơng trình cho khu vực mà nó quét qua.
Do bão thường đổ bộ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 nên gây
ảnh hưởng nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Bão đổ bộ kết hợp với mưa to trên
diện rộng làm cây trồng (nhất là cây lúa) bị ngập úng lâu ngày ảnh hưởng tới năng

suất cây trồng toàn vùng, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Nam Định. Hằng
năm các cơn bão gây thiệt hại cho sản xuất nơng nghiệp của tỉnh khoảng 5-10 tỷ
đồng.
Ngồi ra, các cơn bão với sức gió lớn kết hợp với triều cường đã làm phá hủy
các hệ thống cơng trình chỉnh trị và bảo vệ bờ biển gây thiệt hại lớn về kinh tế, mất
ổn định về xã hội.
Theo số liệu thống kê trong 25 năm từ 19762005 về sự thiệt hại do bão và
nước biển dâng đối với vùng ven biển Nam Định như sau:
Thiệt hại về tính mạng và tài sản: Khi các trận bão có gió từ cấp 9 đến cấp
12, trên cấp 12 đổ bộ vào vùng biển Bắc Bộ nói chung và bờ biển Nam Định nói
riêng đã làm đổ nhiều nhà dân, gây thiệt hại tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Thiệt hại về sản xuất: Lương thực, muối, thuỷ sản: Cơn bão số 7 đổ bộ vào
vùng biển tỉnh Nam Định lúc 7h45’ ngày 27/9/2005 đã làm nước biển dâng cao tràn
qua đê, làm vỡ nhiều đoạn đê xung yếu gây ngập lụt và làm nhiễm mặn các phần
diện tích sản xuất nơng nghiệp, cây cối hoa màu của dân vùng ven đê, làm hư hỏng
các đồng muối, các ao đầm nuôi trồng thuỷ sản. Một số diện tích lúa, hoa màu bị
mất trắng, một số bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất từ 810 năm mới khôi
phục lại.
Thiệt hại về đất đai do biển tiến: Trong tuyến đê biển Nam Định đối với
những đoạn đê trực tiếp chịu tác động của sóng, nước dâng, phía biển khơng có bãi
là những đoạn xung yếu nhất, phải di chuyển tuyến lùi vào sâu trong đồng, biển lấn
dần vào trong nội địa, một số đoạn đê xung yếu phải di chuyển tuyến lùi vào sâu
trong đồng, biển lấn dần vào trong nội địa, một số làng mạc dân cư và đất canh tác
ven đê bị mất đi để hình thành đê tuyến mới. Một số đoạn đê xung yếu phải đắp đê
dự phòng tuyến II


×