Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.27 KB, 6 trang )

Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Như Tơ trong tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của
Nguyễn Huy Tưởng
Bài làm 1
Trong đoạn trích được học, Vũ Như Tơ là nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng
người đọc với bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Vũ Như Tơ là một nhân vật có thật trong lịch sử, nổi tiếng vì đã xây dựng được nhiều cơng
trình kiến trúc khiến cho vua chúa cũng phải khen ngợi. Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Vũ
Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải
quyết được một cách đúng đắn để sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nên cuối cùng rơi
vào bi kịch đau đớn.
Là một người say mê vẻ đẹp nhân văn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và như
hiện thân của tài năng siêu phàm, "vơ tiền khống hậu". Vũ Như Tơ được xây dựng như một
nghệ sĩ có tài năng lỗi lạc, siêu phàm. Đó là một kiến trúc sư có khả năng "tranh tinh xảo với
hóa cơng". Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành động và nhất
là lời của các nhân vật khác nói về người nghệ sĩ này: thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một".
Nghệ sĩ ấy có thể "sai khiến gạch đá như viên tướng cầm qn".
Dưới ngịi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tơ là con người có nhân cách trong sáng khi
đối diện với cường quyền.
Vũ Như Tô đã từ chối hợp tác với vua Lê Tương Dực trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài,
thậm chí đã từng trốn đi khi bắt xây cung điện cho nhà vua. Ngay trong đoạn trích, dù đã cận
kề cái chết, dù Đan Thiềm khẳng định: "Người qn tử khơng bao giờ sợ chết. Mà nếu có
chết cũng phải cho mọi người biết rằng công việc của mình làm chính đại quang minh".
Trong mỗi lời thoại ấy của nhân vật đều ngời sáng lên vẻ đẹp của một con người cứng cỏi,
bất khuất trước cường quyền và cái chết, ln có ý thức gìn giữ sự trong sáng, trong từng
việc làm, từng hành động của mình. Dù đang cận kề cái chết, Vũ Như Tô cũng vẫn khẳng
khái mắng chửi Ngô Hạch là đồ bỉ ổi: "Mi thực là 1 tên bỉ ổi". Có thể nói, với Vũ Như Tơ,
cảm hứng ngợi ca khí phách và nhân cách của con người chính là một cảm hứng nổi bật của
ngịi bút Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích này.
Ở hồi cuối cả Vũ Như Tô lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau: sự "vỡ mộng" thê
thảm. Bi kịch của Vũ Như Tô là ở chỗ: tuy có khát vọng nghệ thuật lớn lao nhưng lại tách rời
khỏi hiện thực cuộc sống, không gắn nghệ thuật quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Cái tài mà




Vũ Như Tơ có là tài năng siêu đẳng nhưng nó là nghệ thuật thuần túy chứ chưa hướng đến
cuộc sống nhân dân. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu thì mồ hơi xương máu và nước mắt
của nhân dân càng lớn bấy nhiêu. Vũ Như Tô muốn mượn tay Lê Tương Dực để xây dựng
một kì quan cho đất nước nhưng thực tế, Đài Cửu Trùng được xây ra trước mắt là để phục vụ
cho nhu cầu ăn chơi sa đọa của hôn quân bạo chúa và nhân dân bị tróc nã, hành hạ, bị tăng
sưu nộp thuế rất nhiều. Vì quá ham mê thi thố tài năng mà người thợ tài năng ấy không nhận
ra khát vọng nghệ thuật của mình vơ tình đi ngược lại quyền lợi nhân dân. Điều này càng
khiến bi kịch của người nghệ sĩ đó thêm phần sâu sắc.
Trước vơ vàn biến cố dồn dập, Đan Thiềm khẩn thiết thúc giục Vũ Như Tô đi trốn, những
người nghệ sĩ này ngơ ngác không hiểu được: "làm gì mà phải trốn? Bà nói rõ vì sao?…
Nguy hiểm làm sao". Dù Đan Thiềm đã cảnh tỉnh: "Ơng gàn q, ơng đừng mơ mộng nữa",
nhưng Vũ Như Tơ vẫn một mực khẳng định mình khơng có tội "Tơi làm gì nên tội?" Thậm
chí đến giờ phút căng thẳng nhất ơng vẫn khẳng khái cho mình quang minh chính đại:
"Người qn tử khơng bao giờ sợ chết, mà vạn nhất có chết, thì cũng phải chết cho mọi
người biết rằng cơng việc mình làm là chính đại quang minh".
Khi Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô vẫn ngỡ ngàng không hiểu chỉ một mực thốt lên
"Vô lý". Một loạt các câu thoại của Vũ Như Tơ đều mang tính chất phủ định tình hình thực
tại và khẳng định sự vơ tội của mình.
Đoạn trích thể hiện một ngơn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Các lớp kịch ngắn,
thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, tạo một không gian sôi sục, căng thẳng. Nguyễn Huy
Tưởng đã khắc họa đặc biệt thành công nhân vật Vũ Như Tô với nhiều đặc sắc trong diễn
biến tư tưởng, tính cách, số phận. Nhân vật Vũ Như Tơ là điển hình của kiểu nhân vật với
những mâu thuẫn thời đại không thể giải đáp. Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm
với cách định danh cụ thể tạo cho vở kịch mang màu sắc lịch sử rõ rệt.
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là vở kịch được xây dựng dựa trên hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa
nhân dân khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa. Mâu thuẫn mà mở vở kịch nên lên
thuộc loại mâu thuẫn không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thỏa được,
nhất là trong thời đại Vũ Như Tô. Thông điệp của nhà văn là: "Xã hội phải biết tạo điều kiện

sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích
thực".


Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng cũng thể hiện những day dứt trăn trở
của mình: cái Tài của người nghệ sĩ không được đi ngược lại quyền lợi nhân dân, nhưng
"cơm áo không đùa với khách thơ" (Xuân Diệu), nếu cứ vì cuộc sống mưu sinh thì biết bao
giờ nước Nam ta mới có một cơng trình nghệ thuật đồ sộ sánh ngang tầm thế giới và trường
tồn đến muôn đời? Câu hỏi này ở thời Vũ Như Tô và Nguyễn Huy Tưởng đều không trả lời
được.
Bài làm 2
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ơng có rất nhiều những tác phẩm nổi
tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi kịch để xoáy
sâu vào những vấn đề nổi bật trong xã hội.
Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang
tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người
đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi
bật lên tính bi kịch trong tác phẩm. Tác phẩm đã thể hiện những mối mâu thuẫn cơ bản giữa
dân chúng với triều đình, ở đây triều đình được miêu tả với những hiện thực rất đáng phê
phán, triều đình chỉ chứa đựng những tên tham quan, hay ăn chơi sa đọa, thích đàn áp, và ăn
chơi khi mà dựa vào xương máu của dân tộc để hưởng lạc. Mâu thuẫn đó đều bắt nguồn từ cả
lợi ích đối với những thành phần dân tộc, họ có những hành động xâm hại đến các mối quan
hệ xã hội.
Tiếp theo tác giả cũng đã xây dựng lên hàng vạn những chi tiết nhằm thể hiện những mâu
thuẫn trong các tình huống trong câu chuyện đó là mâu thuẫn về ý tưởng của người nghệ sĩ
đối với triều đình và cụ thể đó là ông vua Lê Tương Dực với Vũ như Tô trong việc xây dựng
cửu trùng đài. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, chính vì vậy ơng luôn muốn làm nên
những tác phẩm kiệt tác, nhưng không phải theo cách của vua, mà dẫm đạp lên xương máu
của dân tộc để có thể hồn thành mục đích, mục đích chính của ơng vua Lê Tương Dực khi
muốn xây dựng cửu trùng đài để có nơi ăn chơi hưởng lạc.

Trong tình hình nhân dân thì đói khổ, mà triều đình thì ra sức đàn áp, bóc lột để lấy tiền ăn
chơi sa đọa. Tất cả các chi tiết và tình huống kịch đã tạo nên những mâu thuẫn kịch sâu sắc,
sự đối lập trong các mối quan hệ thể hiện một cái nhìn mới mẻ trong các quan hệ, giữa vua
tơi, và nhân dân. Trong tình hình đó dân tộc ta đã phải ln đấu tranh để có thể dành được
những lợi ích riêng, và đúng như Vũ Như Tô, ông cũng cương quyết trước hành động của


triều đình. Mâu thuẫn đang chằng chéo lấy nhau, nó gần tạo nên những xung đột kịch một
cách sâu sắc. Hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn đó là cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi
và người nghệ sĩ tài hoa như Vũ Như Tô cũng chết cùng với Cửu trùng đài.
Trong câu chuyện các đối thoại giữa các nhân vật diễn ra cũng vô cùng phức tạp, nhân vật nữ
Đan Thiềm cũng có rất nhiều những cuộc đối thoại giữa nhân vật chính trong câu chuyện đó
là Vũ Như Tô. Một người nghệ sĩ cả đời luôn mong muốn làm được điều gì đó để lại những
cơng trình cho cuộc đời, và như Vũ Như Tô cũng vậy, ông luôn mong muốn đóng góp và
dành sức lực của mình để xây dựng lên một kiệt tác như cửu trùng đài, nhưng ông không biết
rằng để đạt được những điều đấy, ông đang xây dựng trên xương máu của rất nhiều con
người. Người nông dân đang phải chịu đựng rất nhiều những cực khổ, sự áp bức bóc lột tới
tận xương tủy. Khi trên con đường thực hiện nghệ thuật, ông đã quên đi quyền lợi của nhân
dân, người nghệ sĩ đã khơng ngờ đến mục đích cao đẹp của mình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhân dân như vậy. Trong câu chuyện mối quan hệ giữa các nhân vật đã diễn ra với những
tình huống vơ cùng chặt chẽ, nó thể hiện một tình huống và các diễn biến của câu chuyện đặc
sắc và vơ cùng có ý nghĩa.
Trong mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, một người nghệ sĩ chân chính như Vũ
NHư Tơ, mục đích chỉ là làm nên những cơng trình có danh tiếng cho đất nước, ông đã dùng
hết những tài năng và cơng sức của mình trong việc xây dựng cửu trùng đài, ông chưa lường
trước được hậu quả mà để thực hiện được một cơng trình gây ra cho nhân dân biết bao nhiêu
hiểm họa, con đường và người nghệ sĩ đã day dứt trước những hành động của mình, mặc dù
đó khơng sai khi áp dụng đối với người nghệ sĩ, nhưng khi xét trong mối quan hệ với cộng
đồng nhân dân thì đó lại là những điều gây khó khăn cho dân tộc. Trước cuộc đối với thoại
với Đan Thiềm, Đan Thiềm được tác giả xây dựng là một nhân vật có tâm, và ln biết trân

trọng nghệ thuật và người tài. Chính những lý do ln muốn cái đẹp phát huy được khả năng
và phục sự cho đất nước mà tác giả đã thể hiện quan điểm của mình với Vũ Như Tơ trong
việc xây dựng cửu trùng đài để có một nghệ thuật xuất chúng cho đất nước, nhưng cuối cùng
bà đã phải chịu một tấn bi kịch khi nhận ra những lời khuyên đó đang ảnh hưởng và nó nguy
hại đến tồn bộ đất nước, câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi những
lối suy tư và tình huống truyện hấp dẫn.
Bi kịch của các nhân vật trong câu chuyện cũng được thể hiện vơ cùng mạnh mẽ, nó thể hiện
một quan điểm nghệ thuật trong xây dựng kịch của Nguyễn Huy Tưởng, bi kịch của các nhân


vật đều rơi vào con đường tuyệt vọng, và rồi họ đều tìm đến cái chết, chính những cái vơ tình
đó đã đẩy các nhân vật đến những bờ vực sâu sắc của sự sống và cái chết, cái chết đó đã
mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc trong mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ với nhân dân, và với
quyền lợi của dân tộc. Khi Vũ Như Tô chết, Cửu trùng đài bị thiêu cháy, Đan Thiềm cũng
cùng người tiễn biệt, bà đã từng thốt lên: “ Đài lớn tan tành. Ơng cả ơi! Xin cùng ơng vĩnh
biệt” những lời ra đi chua xót và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Hai nhân vật này đều là những con người yêu cái đẹp, luôn mong muốn giữ lại cái đẹp, và
quý trọng nó, nhưng rồi để thực hiện mục đích của cái đẹp họ lại quên đi nhân dân, để nhân
dân phải chịu những cực khổ, hai người này đã được người đọc cảm thông, bởi họ đều phải
chịu những tấn bi kịch nghiệt ngã, họ phải chịu đựng những đau đớn, và nghiệt ngã từ cuộc
sống, phải chịu những bi kịch.
Chính tài năng và cách xây dựng tình huống kịch độc đáo đã để lại cho tác phẩm nhiều tiếng
vang lớn cho cuộc sống và trên thi đàn văn học của dân tộc.
Bài làm 3
Trong hồi kịch này, Vũ Như Tô – Đan Thiềm, cũng là cặp hình tượng bi kịch mang tính biểu
tượng nghệ thuật cao. Vũ Như Tơ hiện lên như một tính cách bi kịch, vừa bướng bỉnh vừa
mềm yếu, vừa kiên định, vừa dễ hoang mang.
Nhân vật bi kịch thường mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn
mang cả những lầm lạc trong hành động và tư duy của chính nó. Nhưng, khơng bao giờ
khuất phục hồn cảnh, nhân vật bi kịch bướng bỉnh vùng lên chống lại và thách thức số

phận.
Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tơ: là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho
niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấy
thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí, “cao cả và đẫm máu” như một “bơng
hoa ác”. Vì thế, đi tận cùng niềm đam. mê khao khát ấy Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi
kịch đau đớn của đời mình. Chàng trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay
biết.
Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành động của anh và nhất là
lời của các nhân vật khác nói về anh: thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Nghệ sĩ ấy có thể
“sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn
mây mà khơng hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Anh “chỉ cần vẩy bút là chim hoa đã hiện trên


mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa cơng”. Nhưng chính vì q đam mê khao khát
đắm chìm trong sáng tạo mà Vũ càng dễ xa rời thực tế đời sống; càng sáng suốt trong sáng
tạo nghệ thuật thì càng mê muội trong những toan tính âu lo đời thường. Hồi thứ V khơng
nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chì duy nhất có Đan Thiềm nhắc đến), mà đặt Vũ vào
việc tìm kiếm một câu trả lời: xảy Đài Cửu Trùng là đúng hay sai? Có cơng hay có tội?
Nhưng Vũ khơng trả lời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi chàng chỉ đứng trên lập trường của
người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, trên lập trường cái đẹp mà
không đứng trên lập trường cái thiện. Hành động của chàng không hướng đến sự hòa giải mà
thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng
bỉnh tranh phải – trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh
này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô. […]
Vũ Như Tô, […], vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình.
Chàng khơng thể tin rằng cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như
khơng thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Sự “vỡ mộng” của
Vũ Như Tơ vì thế đau đớn, kinh hồng gấp bội so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thành
tiếng kêu bi thiết mà âm điệu não nùng, khắc khoải của nó thành âm hưởng chủ đạo bao trùm
đoạn kết đã đành mà còn thành một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của

vở kịch, “ơi mộng lớn! ơi Đan Thiềm! Ơi Cửu Trùng Đài!”. Đó cũng là những tiếng kêu cuối
cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệp đang bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài,
trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy “mộng lớn”, “Đan
Thiềm”, “Cửu Trùng Đài’ đã được Vũ đặt liên kết với nhau, nỗi đau mất mát như nhập hòa
làm một, thành một nỗi đau bi tráng tột cùng.



×