Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hóa thân vào nhân vật Phùng để phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.22 KB, 3 trang )

Đề bài: Hóa thân vào nhân vật Phùng để phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngồi xa
Bài làm
Là một chiến sĩ đã từng trải qua biết bao bom đạn trong trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù
xâm lược, tôi - nghệ sĩ Phùng lại vinh hạnh được trở về công tác chính nơi mà tơi đã từng
một thời gắn bó và chiến đấu. Trong cuộc sống hồ bình, sau những va đập với với thực tế
cuộc sống, tôi mới chợt nhận ra, mình chưa là gì so với những người dân rất đỗi bình thường
quanh mình. Để lại cho tơi cảm xúc sâu sắc nhất là câu chuyện về người đàn bà làng chài
trong buổi sáng hôm ấy.
Trên bãi biển mờ sương, lác đác những hạt mưa, xuất hiện trước mắt tơi là một chiếc thuyền
lưới vó đang thẳng vào bờ. Một chiếc thuyền, một khung cảnh thật đẹp, thật thơ mộng, có lẽ
đó là vẻ đẹp, mà cả đời bấm máy, tơi chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần. Niềm hạnh
phúc ngập tràn, tơi tưởng rằng mình vừa khám phá được cái chân lý của sự hoàn thiện, khám
phá được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn ... Nhưng những gì tơi chứng kiến sau đó,
thật quá sức tưởng tượng của tôi. Tôi không ngờ sau cái vẻ đẹp lãng mạn mà tơi vừa nhìn
thấy là một sự thật tàn nhẫn và trớ trêu. Nó như một trị đùa qi ác dáng xuống đầu tơi. Mọi
thứ dường như bị đảo lộn. Trước mắt tôi là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu;
một người đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một trò giải toả những uất
ức, đau khổ. Bom đạn trên chiến trường khốc liệt, không làm tơi run sợ. Nhưng hơm nay,
giữa cuộc sống bình yên, chứng kiến một sự thật tàn nhẫn như vậy, tôi cảm thấy thật khủng
khiếp. Tôi không tin vào mắt mình. Chẳng nhẽ vẻ đẹp nhìn từ xa kia đã đánh lừa tôi sao?
Lão đàn ông đánh vợ, đứa con trai nhào tới xô xát, rồi nước mắt rơi, rồi họ lại lặng lẽ trở về
trên chiếc thuyền nhỏ...Tôi thấy trước mắt mình tối sầm và mờ mịt. Chân tay tơi đang tê
cứng hay lịng tơi đang tê dại. Hạnh phúc vừa đến thì đau khổ đã ùa về chống ngập trong
tôi. Bao nhiêu suy nghĩ, mâu thuẫn ùa về cắn xé tâm hồn tôi. Nhiều lần chứng kiến cảnh bạo
lực ấy của gã đàn ơng, khơng thể kìm chế nổi, tôi đã lao thẳng vào chỗ họ, với ý nghĩ gã đàn
ông kia sẽ phải chấm dứt ngay hành động độc ác của mình.
Nhưng một lần nữa, tơi khơng ngờ rằng, gã đàn ông quay lại đánh luôn cả tơi...Tơi bị thương
nhẹ, cịn người đàn bà được mời về tồ án huyện. Tơi đinh ninh rằng, sau những vụ đòn ấy,


người đàn bà sẽ nhất định nghe theo lời của của chúng tôi: bỏ người chồng tàn ác. Nhưng lại


thêm một bất ngờ nữa đến với tôi và Đẩu, bạn tơi, chánh án tồ án huyện. Bị đánh đập tàn
nhẫn như vậy, ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, nhưng người đàn bà một mực
nhất quyết không bỏ người đàn ơng vũ phu - chồng mình. Mụ chắp tay vái lia lịa: " Con lạy
quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó..." Lúc
bấy giờ, tơi đang dấu mặt. Sau câu nói của mụ, tơi vén màn bước ra. Nhìn thấy tơi hình như
mụ hốt hoảng. Tơi nghĩ lần này, mình nắm chắc phần thắng. Nhưng lại một bất ngờ khác đến
với tơi. Hình như qua phút bối rối ban đầu, bỗng người đàn bà khốn khổ đứng dậy, nhìn
thẳng vào chúng tơi, nói thật tự tin: " Chị cảm ơn các chú ! Lòng các chú tốt, nhưng các chú
đâu phải là người làm ăn, cho nên các chú đâu hiểu được công việc của người làm ăn lam lũ,
khó nhọc..." Tơi khơng tin vào tai mình nữa. Từ lời giãi bày thật khẩn thiết của người đàn bà,
người vợ đáng thương...tôi đã phần nào hiểu được lẽ đời, hiểu được nguồn gốc của mọi sự
chịu đựng, hy sinh của người đàn bà... Đó là tình thương vô bờ bến của người mẹ dành cho
những đứa con. "Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần phải có người đàn ơng để chèo chống
khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới một chục
đứa... Chúng tôi phải sống cho con ..."
Trái tim tôi, cả tâm hồn tôi dường như chết lặng sau những lời nói ấy của người đàn bà. Nếu
hiểu sự việc một cách đơn giản như tơi và Đẩu, thì chỉ u cầu người đàn bà bỏ chồng là
xong. Nhưng nghe những lời trần tình đau đớn của người đàn bà, tôi mới vỡ ra rằng, suy
nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong nỗi đau khổ triền miên, người đàn bà ấy
vẫn chắt lọc được những niềm vui nhỏ nhoi. " Vui nhất là khi nhìn đàn con được ăn no,
...trên thuyền cũng có lúc hồ thuận, vui vẻ..."
Sau những suy nghĩ, giãi bày của người đàn bà, dường như tôi mất hết tự tin vào những lời
nói của mình.. Tơi khơng ngờ đằng sau chiếc thuyền vó nhỏ bé ấy, không chỉ là một sự thật
tàn nhẫn, tàn khốc, mà cịn cả một thế giới tâm hồn, một tình thương vô bờ bến, một sự thấu
hiểu lẽ đời sâu sắc của chính người đàn bà nhìn bề ngồi thơ kệch, xấu xí. Khi tơi và Phùng
đưa ra lời khun và giải pháp cho mụ, tôi cứ đinh là người đàn bà phải biết ơn, chịu ơn
chúng tôi. Nhưng trớ trêu thay, sự thực là ngược lại. Chính tơi và cả Đẩu là những người phải
biết ơn người đàn bà ấy. Một thằng lính đã qua trận mạc như tơi, nay trên trận chiến không
tiếng súng, tôi lại là kẻ thất bại.



Vâng ! Bác kể câu chuyện này với các cháu cũng là mỗi lần bác tự dặn mình: hãy đừng bao
giờ tự cho phép mình đơn giản, dễ dãi khi nhìn nhận một sự việc, nhất là với một con người.
Sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà làng chài, phẩm chất cao quý của bà - một người mẹ,
một người vợ - đã thực sự thuyết phục tôi cùng bạn tôi - chánh án Đẩu. Bác tin chắc rằng sau
khi câu chuyện của bác, các cháu sẽ tự nhận ra những vẻ đẹp của chính người mẹ của các
cháu, những người đang ngày đêm lam lũ, tảo tần vì các cháu. Các cháu sẽ phát hiện ra vẻ
đẹp của tất cả những người thân yêu quanh cháu.



×