Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TÍNH CHẤT ANH HÙNG CA TRONG TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

NGUYỄN THỊ THÚY DUY

TÍNH CHẤT ANH HÙNG CA
TRONG TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. LỮ HÙNG MINH

Cần Thơ, tháng 7 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÍNH CHẤT ANH HÙNG CA
TRONG TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS. LỮ HÙNG MINH

HỌ TÊN SINH VIÊN:


NGUYỄN THỊ THÚY DUY
MSSV: B1608443

Cần Thơ, tháng 7 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
***
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Lữ Hùng Minh, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Những lời góp
ý và chỉ dạy của Thầy là niềm động viên rất lớn giúp tôi vượt qua khó khăn để hồn
thành hiệu quả đề tài này.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên học tập, trao dồi kĩ năng, kiến thức. Xin được bày tỏ lịng biết ơn đến
tồn thể q Thầy cơ Khoa Sư phạm, quý Thầy cô Bộ môn Giáo dục Tiểu học Mầm
non, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức
quý báu trong những năm vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi để giúp tơi hồn thành đề tài
luận văn này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn lớp Giáo dục Tiểu
học K42 đã có sự chia sẻ, quan tâm, khuyến khích, giúp tơi có thêm động lực hồn
thành luận văn. Và với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả
những người thân đã quan tâm lo lắng, giúp đỡ việc học tập của tôi trong suốt những
năm học đại học. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, do kiến thức bản thân
còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của q Thầy cơ. Cuối lời, xin kính chúc q Thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành
công trên con đường trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 8 tháng 7 năm 2020
Người thực hiện


Nguyễn Thị Thúy Duy

i


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử đề tài ........................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 9
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 10

NỘI DUNG ............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1 NGUYỄN HUY TƯỞNG - NGƯỜI VIẾT SỬ BẰNG VĂN ... 11
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng.................................. 11
1.1.1 Nguyễn Huy Tưởng, người con của đất nước ............................................ 11
1.1.2 Nguyễn Huy Tưởng, một nhà văn tài ba .................................................... 12
1.1.3 Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng ......................................... 17
1.2 Tác phẩm truyện lịch sử cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng ....................... 21
1.2.1 Thể loại truyện lịch sử ............................................................................... 21
1.2.2 Hồn cảnh ra đời tác phẩm và tóm tắt tác phẩm ......................................... 22
1.2.3 Tác phẩm trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học ........................... 27
1.3 Đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng...................................................... 28
1.3.1 Đối với nền văn học dân tộc ...................................................................... 28

1.3.2 Đối với nền văn học thiếu nhi .................................................................... 30

CHƯƠNG 2 TÍNH CHẤT ANH HÙNG CA TRONG TRUYỆN LỊCH SỬ
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG .............................. 32
ii


2.1 Thành công trong lựa chọn nhân vật anh hùng ................................................. 32
2.2 Hình tượng người anh hùng mang tầm vóc lớn lao ........................................... 36
2.2.1 Hồn cảnh xuất thân và tính cách khác biệt ............................................... 36
2.2.2 Vẻ đẹp về con người trong hoàn cảnh lịch sử ............................................ 39
2.3 Xây dựng các nhân vật khác ............................................................................. 53

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG ............ 56
3.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh động .......................................................... 56
3.2 Giọng điệu kể chuyện tự nhiên, chân thật ......................................................... 64
3.3 Sử dụng ngôn ngữ đa dạng, sinh động .............................................................. 72
3.4 Câu chuyện lịch sử nhưng khơng bị gị bó bởi lịch sử ...................................... 77

KẾT LUẬN............................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 85

iii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận khơng thể thiếu là “văn
học thiếu nhi”. Mà đầu tiên phải kể đến là văn học dân gian - loại hình nghệ thuật

đến với trẻ em sớm nhất, là người bạn tinh thần, gắn bó với các em ngay từ lúc cịn
bé thơ. Là tiếng hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, là những bài đồng dao đu đưa,
những câu vè đầy nhạc điệu, hay những câu đố sinh động, hấp dẫn, những câu
chuyện cổ tích vừa thực, vừa mộng chứa đựng đầy sắc màu,… Từ đó cho các em
hiểu biết về vẻ đẹp truyền thống của cha ơng: lịng nhân ái thủy chung, tính cơng
bằng, u chuộng lẽ phải, đức cần cù, yêu nước, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống; góp
phần ni dưỡng những khát vọng, tưởng tượng và ước mơ sáng tạo cho trẻ, mở rộng
cánh cửa tâm hồn để các em vươn xa vào cuộc sống. Dù vậy, trước Cách mạng tháng
Tám bên mảng văn này chưa thật sự được chú trọng, điển hình các tác phẩm cho các
em thường dịch từ các nhà văn Pháp như truyện ngụ ngôn của La Phongten, truyện
cổ Andersen của Đan Mạch, hay truyện cổ Crim của Đức,… Nhưng kể từ khi Nhà
xuất bản Kim Đồng được thành lập, nó đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ
sáng tác, là cơ hội để những tác phẩm văn học có giá trị ra đời. Từ đây, văn học viết
cho thiếu nhi mới thực sự hình thành.
Thời kì này được coi là thời kì chói lọi của văn học thiếu nhi với hàng loạt các
tác phẩm trên tất cả các đề tài: đề tài quê hương đất nước, mảng sách khoa học, mảng
đề tài kháng chiến,… và ở mảng đề tài lịch sử. Đây không phải là mảng đề tài mới
nhưng đề tài lịch sử ln là một bài tốn khó đối với nhà văn Việt Nam khi nguồn
chính sử cũng như ngoại sử quá ít tư liệu để những người “phu chữ” có thể khai thác.
Bởi lẽ, vì mang tính chất lịch sử nên các sáng tác phải chịu sự quy định nhất định và
các nhà văn cũng không thể tự do phát huy sự sáng tạo và thêm thắt các yếu tố hư cấu
vào quá trình sáng tác. Nhưng khơng vì lẽ đó mà nền văn học nước nhà khan hiếm tác
phẩm hay về lịch sử. Ta từng có dịng họ Ngơ gia văn phái với Hồng Lê nhất thống
chí, từng có các tác giả như Chu Thiên, Ngơ Tất Tố, Nguyễn Đình Thi,... Lùi thời gian
ta có Hà Ân, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thế
Quang, Bùi Việt Sỹ,… Gần đây có các nhà văn thế hệ trẻ như: Lưu Sơn Minh, Uông
1


Triều, Nguyễn Thị Kim Hòa, Nguyệt Chu, Trần Quỳnh Nga, Đinh Phương, Dương

Hằng,… đúng như tác giả Bùi Đình Thi nhận định: “Viết về đề tài lịch sử là nghĩa vụ
chủ yếu của nhà văn, là đề tài sáng tác đáng quan tâm hàng đầu…”. [14]
Với sự phong phú sắc thái biểu đạt, mỗi một tác giả đều chứng tỏ được tài năng
bằng các tác phẩm có sức hút, có khả năng “mời gọi” riêng của mình. Và sẽ là thiếu
sót nếu nhắc đến mảng đề tài này mà khơng nói đến Nguyễn Huy Tưởng với tư cách là
người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng (1957), Nguyễn Huy
Tưởng đã góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương lai tốt đẹp cho văn
chương tuổi thơ.
Đến với văn học muộn hơn so với những người bạn của mình, nhưng Nguyễn
Huy Tưởng đã đánh dấu được năng lực, cũng như nhận được sự công nhận của những
nhà văn nổi tiếng: nhà văn Tơ Hồi, một trong những người bạn văn chương với Nguyễn
Huy Tưởng từ những ngày làm sách Kim Đồng trong thời gian kháng chiến 1951 thốt
lên: “Trong văn học cho thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ,
chưa ai chuyên và đã thành công như Nguyễn Huy Tưởng” [4] Điều đó hồn tồn đã
được chứng minh khi mà ở mảng đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã gây được tiếng
vang và chiếm một vị trí nhất định trên diễn đàn văn học. Các tác phẩm của ông hướng
các em vào những thời kỳ hào hùng, trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc, mà ở đấy những người anh hùng đã viết nên những bản anh hùng ca chói lọi
khơng thể nào phai mờ trong ký ức của người dân đất Việt và góp phần khơng nhỏ làm
nên một văn hiệu thực sự đáng kính trọng mang tên ơng.
Đứng trước sự cải cách khơng ngừng về giáo dục, chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể 2018 thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh thơng qua các nội dung giáo dục. Trong đó, cốt lõi là giáo dục
ngôn ngữ và văn học, thông qua ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật, nó bồi dưỡng cho
học sinh những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước. Ngữ văn trở thành
môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12 (môn Tiếng Việt đối với cấp tiểu học, Ngữ văn
đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông) và chiếm vai trị trong việc bồi
dưỡng tình cảm, tư tưởng cho thế hệ trẻ. Bên cạnh Lịch sử chỉ là môn học tự chọn và
thường không được các em chú trọng, việc kết hợp liên môn chưa đủ khắc sâu niềm tự
hào trong các em. Địi hỏi, ngay trong mơn Ngữ văn vẫn phải lồng ghép các tác phẩm

2


mang đề tài lịch sử. Bên cạnh các tác giả khác, các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng
được coi là mẫu mực của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Những người anh hùng
sống động hiện ra trước mắt các em và theo Nguyễn Huy Tưởng để nghe đau đáu một
nỗi niềm quê hương, để được sống lại những giây phút hào hùng cùng đất nước, để
được tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc qua truyện lịch sử viết cho thiếu
nhi của ơng. Đó cũng là lý do chúng tơi chọn đề tài “Tính chất anh hùng ca trong
truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng”.

2. Lịch sử đề tài
Nhắc đến quê hương, sẽ nhớ đến Tế Hanh nhà thơ của sự bình dị, gần gũi, quê
hương trong cảm nghĩ của ông chân thật, hồn nhiên: những dân làng với làn da rám
nắng, nồng đậm vị xa xăm … Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của chân quê, đất
nước trong tác phẩm của ông là những cánh đồng thơm ngát, những ngả đường bát
ngát, những dịng sơng đỏ nặng phù sa … Ai cũng tha thiết với quê hương, nhưng mỗi
người mỗi hiểu và yêu quê hương theo một cách. Đối với Nguyễn Huy Tưởng, quê
hương không phải chỉ là chùm khế ngọt, mà còn là niềm an ủi, niềm tin tưởng khi thất
lạc và là nguồn cảm hứng trong sáng tác văn học. Ơng khơi gợi lại khía cạnh lịch sử,
nơi những bản hùng ca âm vang trong hồn nước. Ngịi bút của ơng thoải mái, phóng
túng nhưng lại chứa đựng phong vị độc đáo. Ơng khơng mơ tả lịch sử như nó có mà
ơng tư duy về lịch sử, tái tạo lại theo lối của riêng mình.
2.1. Các cơng trình, nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng
Có rất nhiều bài viết về Nguyễn Huy Tưởng, phong phú từ nhiều góc độ từ các
bài báo, bài luận văn, đến các bài của các nhà phê bình, của các tác giả khác… Nguyễn
Huy Tưởng là cái tên có tầm ảnh hưởng, mọi người đều nhìn nhận về tài năng của ơng.
Khi đọc các bài báo liên quan, tơi đã tìm thấy vài ý kiến thú vị về sự nghiệp sáng tác
truyện lịch sử của ông: “Đánh giá về khuynh hướng khai thác đề tài lịch sử của
Nguyễn Huy Tưởng, nhiều nhà nghiên cứu nhận định, chính bầu khơng khí của làng

q Dục Tú, thuộc vùng Đông Ngàn, Kinh Bắc xưa đã thổi vào Nguyễn Huy Tưởng
luồng cảm hứng lịch sử ngay từ nhỏ. Cùng với đó, bối cảnh lịch sử văn hóa của đất
nước (dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm 1940 - 1945)
đã ni dưỡng tinh thần yêu nước trong con người cậu thanh niên Nguyễn Huy Tưởng,
đồng thời đẩy những suy tư về lịch sử trở thành cảm quan sống và viết của ông. Tưởng
3


nhớ Nguyễn Huy Tưởng, khơng ít nhà nghiên cứu nhắc lại châm ngôn trong nhật ký
đầu đời của nhà văn: “Người khơng biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày
ruộng. Cày với ai cũng được mà cày ruộng nào cũng được”. Nguyễn Huy Tưởng cũng
sớm xác định, bổn phận của một người yêu nước là “viết văn chương bằng chữ Quốc
ngữ”.” [10] Một con người giàu lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm, từ khi còn rất sớm
đã quyết định cho con đường mình muốn đi, và bằng sự nỗ lực, ông đã khẳng định
được những nhận định đúng đắn của mình. Ý thức rõ về vai trị, sức mạnh của truyền
thống lịch sử - văn hóa, Nguyễn Huy Tưởng trở về quá khứ với độ lùi hàng nghìn năm
để phản ánh, ngợi ca với khát vọng lớn lao muốn tái hiện những bức tranh hùng tráng
về lịch sử nước nhà, tôn vinh những công lao to lớn của các vị anh hùng - những người
đã viết lên những trang sử rực rỡ, oai hùng của dân tộc. Ông chọn lọc, khai thác những
sự kiện, chi tiết độc đáo, có ý nghĩa và sức khái quát cao, tập trung vào những khoảng
trống mà các sử gia còn bỏ ngỏ để lấp đầy, lý giải.
Nếu nhà sử học viết sử theo cách của nghệ sĩ thì lịch sử sẽ khơng cịn sự chuẩn
xác cần thiết. Ngược lại nếu nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm về lịch sử như một nhà viết sử
thì lúc đó nghệ thuật sẽ trở nên khơng có cánh bay. Lấy đề tài lịch sử nhưng khơng
nhằm mục đích làm sử mà qua đó, diện mạo của lịch sử hiện lên một cách gián tiếp
qua những hình tượng nhân vật cụ thể, có tính cách và nội tâm phong phú. Đó cũng là
cách rất riêng để Nguyễn Huy Tưởng làm nên tên tuổi của mình. Nhắc đến ông, nhà
văn Nguyên Ngọc viết: “Nghệ thuật viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng nổi bật
hai đặc điểm: đôn hậu vô cùng và cũng rất nghiêm khắc. Ngịi bút ơng thấm đượm tình
u thương của một người cha, người ơng. Ơng viết kỹ từng câu, chọn từng từ, nương

nhẹ như với những cánh hoa. Đồng thời từ tốn và nghiêm trang, ông dẫn các cháu đến
với những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người...” (Trích Lời giới
thiệu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng). Mỗi sáng tác của ông là những tinh hoa ấp ủ,
đầy ắp lòng yêu thương dành cho các em, hướng các em đến tình yêu quê hương, đất
nước, yêu con người.
Vào những năm 60, Chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) của nhà
nghiên cứu Phan Văn Cự và Hà Minh Đức đã nghiên cứu toàn diện, phác họa một cách
chi tiết về hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Chuyên luận nghiên cứu này đã
chỉ ra rất rõ những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết và kịch của Nguyễn Huy Tưởng,
4


nhận định xác đáng rằng: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là người có thế
giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và
sáng tạo” [2; 23] Ở chuyên luận này, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ sự
nghiệp sáng tác của nhà văn, đặc biệt ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch. Đồng thời, hai
tác giả nhấn mạnh “Nguyễn Huy Tưởng đã có cơng nghiên cứu lịch sử nhưng anh
khơng nơ lệ tài liệu lịch sử” [2; 27] Kể từ sau cuốn sách Nguyễn Huy Tưởng của Phan
Văn Cự và Hà Minh Đức, giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác vẫn tiếp tục đề cập đến
con người và tác phẩm của nhà văn. Một số tiểu luận Nguyễn Huy Tưởng qua hai chế
độ (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977), Lời giới thiệu trong Tuyển tập Nguyễn Huy
Tưởng (NXB Văn học, Hà Nội, 1984) đã phân tích sâu sắc sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng và ghi nhận những đóng góp của ơng. Tiếp sau là bộ ba tập Nhật
ký Nguyễn Huy Tưởng được NXB Thanh niên ấn hành 2006 cũng đã góp phần phắc
họa chân dung con người Nguyễn Huy Tưởng. Với toàn bộ dày khoảng 1700 trang,
Nguyễn Huy Thắng chia làm ba tập với ba chủ đề khác nhau. Tập một “Đến với văn
chương và cách mạng” từ tháng 11/1930 đến tháng 7/1945, viết về quãng đời thanh
niên, kiếm việc làm, lấy vợ, cũng là thời bắt đầu trăn trở về chữ nghĩa, tư tưởng, tìm
cách xây dựng nghiệp văn. Tập hai “Những năm kháng chiến” từ tháng 5/1946 đến
tháng 10/1953 rời gia đình theo kháng chiến, giữ trọng trách trong cơ quan văn nghệ

của Đảng. Tập ba “Nghệ sĩ và công dân” từ tháng 9/1954 đến tháng 6/1960. Tập này
kể về khoảng thời gian sau ngày tiếp quản thủ đô, ông trở về Hà Nội, sống với gia
đình, tiếp tục cơng việc trong ban lãnh đạo văn nghệ. Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm,
ông từ nhiệm, trở về nhà sáng tác, được một thời gian ngắn thì mất vì bệnh ung thư.
Cách chia này phù hợp với những mốc chính trong đời sống của Nguyễn Huy Tưởng,
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã phần nào thể hiện rõ cuộc đời của ơng, q trình ơng
đến với cách mạng và trở thành nhà văn đáng khâm phục trong nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó cịn có cuốn Nguyễn Huy Tưởng về tác gia, tác phẩm (Bích Thu và
Tơn Thảo Miên tuyển chọn giới thiệu); Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn
(Phương Ngân tuyển chọn và biên soạn)… Và đặc biệt phải kể tới những cơng trình do
Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm
hiểu về những trước tác của cha mình, về những tâm sự, suy nghĩ khó nói của ơng với
mong muốn khắc họa một cách chân thực, rõ nét gương mặt nhà văn, nhà văn hóa
5


Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống đời thường và trong sáng tạo văn chương. Đó là
các ấn phẩm có giá trị như: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ; Nguyễn Huy
Tưởng trước khi là nhà văn; Nguyễn Huy Tưởng với người thân; Nguyễn Huy Tưởng
văn và người … Ngoài ra cịn có các buổi hội thảo khoa học như Nguyễn Huy Tưởng
một sự nghiệp chưa kết thúc, Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử, … đưa ra nhiều nhận định
phát hiện mới nhằm khẳng định giá trị sáng tạo, đóng góp to lớn của ơng đối với nền
văn học nước nhà.
Với tư cách là một cơng dân ‒ trí thức yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã sớm
giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng từ trước Cách mạng tháng Tám, khi cách mạng
thành công, ông hăng hái tham gia hoạt động trong các tổ chức, đoàn thể của cách
mạng. Và Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho tác phẩm của mình từ dịng lịch sử
của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ chiến công chống xâm lược. Theo quan
niệm của ông, hiện tại không chỉ liên hệ với quá khứ theo dòng thời gian mà nhiều khi
là điểm xuất phát và là cảm hứng trực tiếp để khai thác đề tài lịch sử.

2.2. Nhận định về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng
Nhà phê bình, nghiên cứu Nguyên An đặt ra câu hỏi: “Nếu khơng có Nguyễn Huy
Tưởng thì văn đàn Việt Nam hiện đại sẽ ra sao?” Và ơng đưa ra nhận định: “Nếu
khơng có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng, …”.
Cũng theo tác giả Nguyên An thì nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “đã gánh việc mở đầu
một cách đích đáng cho dịng văn chương viết về truyền thống, về lịch sử trung đại
Việt Nam trong nền văn chương hiện đại Việt Nam”. [3] Qua đó, có thể thấy được sự
đóng góp khơng nhỏ của Nguyễn Huy Tưởng cho nền văn học dân tộc, ông đã mở ra
một hướng đi mới cho các tác phẩm, hướng về dân tộc, đất nước, hy vọng có thể cống
hiến mình cho sự nghiệp dân tộc và cổ vũ cho các tác giả viết về đề tài này.
Đối với các tác phẩm lịch sử cho thiếu nhi của ông, ông biết cách nảy ra trong vô
vàn chi tiết, sự kiện lịch sử được cho là có thật ấy, những tình huống, câu chuyện đặc
sắc ấy rồi thổi vào đó những cảm xúc, trí tưởng tượng bay bổng, phù hợp với tâm lý,
suy nghĩ của trẻ thơ, gợi mở cho các em nhiều điều thú vị. Tất cả nhằm giúp các em
tiếp cận dễ dàng lịch sử, hiểu lịch sử để từ đó thêm yêu, thêm quý truyền thống hào
hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Phạm Hổ, một trong những nhà văn gạo
6


cội chuyên viết truyện cho thiếu nhi từng chia sẻ: “Trong câu văn của Nguyễn Huy
Tưởng, chúng ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu
tả kẻ ác với tất cả lịng căm ghét - nhưng căm ghét khơng có nghĩa là ác. Nói rõ hơn:
điều ác khơng có ở trong lịng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm ấm, là bao dung…”
[5] Rõ ràng đọc sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn và càng thấy yêu
người. Sinh thời ông ý thức về thiên chức của người nghệ sĩ với quan niệm tiến bộ,
nhân văn: “Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếu niên … cốt làm sao
cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng bồng, bột bột, mà vẫn biết lẽ phải, và biết
thương nhau.” [17] Đặc biệt là Lá cờ thêu sáu chữ vàng còn được dịch sang tiếng
Trung và được nhiều bạn Trung Hoa đón nhận.
Bằng tài quan sát, miêu tả, ngòi bút tài hoa, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn độc

đáo và khéo léo, Nguyễn Huy Tưởng đã phần nào bộc lộ được tài năng và nghệ thuật
viết truyện bậc thầy cho thiếu nhi. Trong văn của ông luôn đầy chất thơ của cuộc sống
và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình thương yêu những người
thân, xóm giềng, cộng đồng.
Cái chết của anh cái chết một nhà văn
Không bao giờ là cái chết.
Văn Cao
(Lời đề khi từ giã Nguyễn Huy Tưởng)
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Văn Cao đã dành cho Nguyễn Huy Tưởng
câu thơ đó, bởi lẽ dù ra đi ở tuổi 48, nhưng các tác phẩm của ông vẫn sống mãi với
thời gian, và ngày càng được mọi người chú ý.
Dễ dàng nhận thấy khi rất nhiều tác giả lựa chọn ơng làm đề tài nghiên cứu của
mình như Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng tác giả Nguyễn Thị
Phương Thoa, Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng
tháng Tám của tác giả Phan Đình Dũng …Và với nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong
Giáo trình văn học hiện đại (tập 2, NXB Đại học Sư phạm - 2008), chương XIV “Văn
học thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945” mục viết về “Nguyễn Huy
Tưởng” cũng nêu những nhận xét về truyện lịch sử của nhà văn khá xác đáng. Tác giả
nhận định: “Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng với phong cách hoành tráng sử thi đã
7


làm sống dậy hào khí hừng hực của một giai đoạn lịch sử đời Trần ... Trong khơng khí
hào hùng đó nổi lên là hình ảnh người anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ mà chí
cao...”
Tất cả những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu sẽ là những gợi ý và là
thơng tin bổ ích làm tư liệu quý báo phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luận
văn của chúng tơi. Với đề tài Tính chất anh hùng ca trong truyện lịch sử viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ những hiểu
biết của mình đối với truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, giúp việc tìm hiểu thể

loại này trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có cái nhìn khái qt và đầy đủ hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về tính chất anh hùng ca trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng
để hiểu sâu sắc hơn nội dung mà tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm viết cho thiếu nhi
về chủ đề lịch sử. Cũng qua đó, chúng ta được biết thêm về lịch sử nước nhà qua các
trang văn của Nguyễn Huy Tưởng hay trong các tài liệu có liên quan và điều đó giúp
ích rất nhiều cho cơng cuộc giáo dục các em hiệu quả và hoàn thiện hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính chất anh hùng ca trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy
Tưởng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ khảo sát những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng về tính chất anh hùng ca của những tác phẩm:
Lá cờ thêu sáu chữ vàng, nhà xuất bản Lao động, 2012
An Dương Vương xây thành Ốc, nhà xuất bản Lao động, 2012
Kể chuyện Quang Trung, nhà xuất bản Lao động, 2012.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích ‒ tổng hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài của luận văn. Dựa trên một
số tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu, cùng với sự tìm tịi của
bản thân trên văn bản của các tác phẩm liên quan chủ đề để làm cơ sở tiếp cận và tìm
hiểu nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài.
5.2. Phương pháp so sánh

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu những điểm giống và
khác nhau giữa các tác phẩm, giữa các nhân vật trong tác phẩm. Qua đó sẽ có cái nhìn
tồn diện hơn về tài năng của tác giả, về tấm lòng tác giả gửi gắm trong các tác phẩm,
về sự đóng góp của ơng cho nền văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng.
5.3. Phương pháp thống kê
Là một trong những phương pháp không thể thiếu cho đề tài luận văn. Qua việc
khảo sát các tác phẩm, người viết sẽ thống kê những hình ảnh, chi tiết làm nổi bật lên
phong cách của nhà văn. Từ đó tìm ra được nét riêng, nét độc đáo của tác giả.

6. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn cung cấp cái nhìn tồn diện hơn
về chủ đề tính chất anh hùng ca trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Qua đó,
khẳng định sự đóng góp khơng nhỏ của tác giả vào việc xây dựng hình ảnh anh hùng
mang tầm vóc lịch sử.
Hơn thế nữa, với tài viết sử bằng văn và những câu chuyện Nguyễn Huy Tưởng
mang đến càng khẳng định tình u q hương đất nước của ơng và truyền ngọn lửa ấy
cho nhiều thế hệ sau này, góp phần vào công cuộc giáo dục các em hiệu quả và tồn
diện hơn.
Ngồi ra, luận văn này cịn có các giá trị về mặt tham khảo cho các giáo viên, học
sinh, sinh viên.

9


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Huy Tưởng - người viết sử bằng văn. Ở chương này, chúng ta
sẽ được biết thêm về cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như đóng góp
của ơng trên các phương diện và khẳng định vị trí của nhà văn đối với nền văn học

nước nhà. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ hiểu biết thêm cơ sở về tính chất anh hùng ca trong
các tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi của ơng.
Chương 2: Tính chất anh hùng ca trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Huy Tưởng. Chúng tơi tiếp cận với các góc nhìn khác nhau về những người
anh hùng mang tầm vóc lớn lao. Qua ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, những anh
hùng ấy hiện lên độc đáo từ hoàn cảnh xuất thân đến ước mơ hoài bão.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi
của Nguyễn Huy Tưởng. Ở chương này, chúng tôi nghiên cứu về nghệ thuật đặc sắc
trong khắc họa nhân vật sinh động, giọng điệu kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, cũng như
lựa chọn ngôn ngữ gần gũi, đa dạng.

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NGUYỄN HUY TƯỞNG ‒ NGƯỜI VIẾT SỬ BẰNG VĂN
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
1.1.1 Nguyễn Huy Tưởng, người con của đất nước
Nếu Anh có William Shakespeare, Pháp có Victor Hugo, Nga có Lev Tolstoy,…
chuyên viết về lịch sử, hiện thực xã hội,… thì ở Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng xứng
đáng chiếm một vị trí trên văn đàn với mảng đề tài này. Ông sinh ngày 6 tháng
5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc
xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông sống ở làng. Cha mất sớm, ông
chịu sự giáo dục, nuôi dưỡng chủ yếu của mẹ, một người phụ nữ tần tảo, nhân từ, có
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở con mình. Khoảng năm lên mười
tuổi, Nguyễn Huy Tưởng được gửi xuống ăn học ở Hải Phịng, sống với gia đình
người chị gái.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Huy Tưởng đã say mê những
câu chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Giữa những ngã rẽ của cuộc đời,
Nguyễn Huy Tưởng đã xác định rõ con đường đi của mình bằng một tun ngơn dứt

khốt: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lịng u nước thì chỉ có việc
viết văn quốc ngữ thơi”. Với ý thức ấy, cậu học trị Nguyễn Huy Tưởng âm thầm tìm
đọc các tác giả cổ điển Pháp, Nga, Trung Quốc,…để tìm thấy ở các bậc thầy những bài
học về sáng tác thơ, kịch, tiểu thuyết. Đồng thời, cũng miệt mài cấu tứ những vần thơ
đầu tiên, ghi lại những suy nghĩ văn chương, nghệ thuật, đạo đức của riêng mình.
Nguyễn Huy Tưởng đến với văn chương khá muộn. Khơng có được yếu tố thiên bẩm
trời cho, Nguyễn Huy Tưởng đã có những bước đi cẩn trọng, vững vàng bằng chính sự
nỗ lực, rèn luyện, kiên trì của bản thân; bằng tấm lịng sơi nổi đầy nhiệt huyết của tuổi
trẻ muốn mượn văn chương để tỏ lòng yêu nước. Tất cả đã xứng đáng khi ơng bắt đầu
có những tác phẩm được cơng bố: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1942), An
Tư (1943).
Sớm đến với chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia nhiều hoạt
động mang tính chất xã hội, cách mạng: tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm, hoạt
11


động Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt, từ cuối năm 1942,
ông bắt đầu liên lạc với phong trào Việt Minh, và cuối 1943, gia nhập tổ chức Văn hóa
cứu quốc của Đảng. Từ đây, cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng chuyển sang một bước
ngoặt mới, nguy hiểm hơn nhưng cũng hào hứng hơn, cả trong hoạt động xã hội cũng
như trong sự nghiệp văn chương.
Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng được đoàn thể tín nhiệm cử đi Đại
hội quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia biên tập báo
Cờ giải phóng, Tiên phong. Ngày 1‒1‒1946, ơng được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương và cũng năm 1946 được bầu vào Quốc hội I, giữ chức Phó Thư ký Hội
Văn hóa Cứu quốc Việt Nam. Kháng chiến tồn quốc, ơng được giao nhiệm vụ tổ chức
Đồn văn hóa kháng chiến, đưa các nghệ sỹ lên chiến khu tham gia kháng chiến. Năm
1948, Nguyễn Huy Tưởng tham gia sáng lập tạp chí Văn nghệ từ số 3 đến số 21. Đầu
năm 1949, ông được chỉ định vào Tiểu ban Văn nghệ Trung ương của Đảng. Bên cạnh
đó, Nguyễn Huy Tưởng còn tham gia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ

quần chúng trong kháng chiến,… dù ở cương vị nào, hồn cảnh nào, ơng ln có
những sáng tạo kịp thời đóng góp cho văn học và cách mạng. Tham gia Chiến dịch
Biên giới, ông viết Ký sự Cao Lạng (1950). Thâm nhập nông dân trong phong trào
giảm tô và cải cách ruộng đất, ông viết Truyện anh Lục (1955‒1956). Đi vào thực tế
xây dựng lại Điện Biên sau chiến tranh, ông viết Bốn mươi năm sau (1959) …
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25‒7‒1960, khi ơng mới hồn thành xong tập I
tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô. Cùng với những trang bản thảo dở dang, ơng cịn để
lại hàng chục tập nhật kí được ơng viết liên tục trong suốt 30 năm cho đến trước khi
qua đời. Những suy tư trăn trở, dằn vặt của ông là một tấm lòng thiết tha với dân tộc
và văn học, một ý thức công dân trách nhiệm với mọi vấn đề xã hội, một tâm hồn nghệ
sỹ không bao giờ bằng lịng với chính mình. Nguyễn Huy Tưởng- một thanh niên yêu
nước, giàu lý tưởng, lấy văn chương làm hành động cách mạng và có những đóng góp
quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1996, ông được Nhà nước truy
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
1.1.2 Nguyễn Huy Tưởng, một nhà văn tài ba
Là một trí thức có tâm huyết, gắn bó với lịch sử Hà Nội, tác phẩm của Nguyễn
Huy Tưởng ngợi ca truyền thống anh hùng của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và bày
12


tỏ tâm sự, nêu những vấn đề của người trí thức đi theo cách mạng. Nguyễn Huy Tưởng
đến với nghề văn hơi muộn. Tác phẩm đầu tay ra mắt vào năm 1942 khi anh vừa tròn
30 tuổi, lứa tuổi mà nhiều nhà văn cùng năm sinh đã kết thúc quá trình sáng tác: Hàn
Mạc Tử (1912‒1940) đã đi hết một chặng đường thơ, Vũ Trọng Phụng (1912‒1939)
để lại nhiều sáng tác. Khơng có được yếu tố thiên bẩm trời cho, Nguyễn Huy Tưởng
đã có những bước đi cẩn trọng, vững vàng bằng chính sự nỗ lực, rèn luyện, kiên trì của
bản thân; bằng tấm lịng sơi nổi đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, muốn mượn văn chương
để tỏ lòng yêu nước. Ơng quyết định hướng đi cho mình: “… Tơi vùi đầu vào đống
sách lịch sử để lấy cái vinh quang của ơng cha mà bồi dưỡng lịng tự hào dân tộc cho
mình. Tơi chuẩn bị viết văn để ca ngợi lịch sử, ca ngợi dân tộc và kích động lịng u

nước của đồng bào” [26] Và từ đó, mối cơ duyên với văn chương đã bắt đầu nảy nở,
bén rễ trong tâm tư, suy nghĩ của chàng trai làng Dục Tú. Văn chương đã trở thành
một công cụ, phương tiện, động lực hữu hiệu trong việc tuyên truyền, đấu tranh, cổ vũ
cách mạng.
Nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo và nghệ sỹ là người thể hiện khát vọng
sáng tạo ấy. Nhưng khát vọng sáng tạo và sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ không
phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận, Nguyễn Huy Tưởng đã phải trải qua khơng ít day dứt,
băn khoăn về những sản phẩm nghệ thuật của mình. Với Nguyễn Huy Tưởng, con
đường đến với văn chương không hề đơn giản, dễ dàng mà nhà văn luôn phải vật lộn
với từng câu chữ, đấu tranh với những tư tưởng, thử nghiệm qua nhiều thể loại để định
hình phong cách, sở trường. Nhiều lần Nguyễn Huy Tưởng coi “văn chương chính là
kẻ thù của ta vậy”, nhưng ơng vẫn quyết tâm, khơng ngừng kiếm tìm để tạo ra những
“giọt mật”, những vẻ đẹp thánh thiện dâng tặng cuộc đời. Ông đến với nhiều thể loại:
thơ, truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim,… để tìm ra cho
mình đúng cái sở trường như ông đã nhắc: “Đem sở trường bù cho sở đoản, phát triển
cái sở trường hồn tồn thì cái sở trường của mình có thể xán lạn và làm mờ mọi cái
sở đoản” [26]
Giáo sư Phong Lê đã có những đúc kết và cơ đọng về văn Nguyễn Huy Tưởng:
“Nói là sắc sảo thì khơng hẳn là thích hợp, nhưng mà trầm tĩnh, mà chính chắn, mà
đĩnh đạc, mà sâu. Huy hồng mà khơng hoa mỹ. Giản dị chân thật mà không thiếu tài
hoa.” (Báo Văn nghệ, 1992). Từ những câu thơ chân thật, thô mộc, giản dị, tự nhiên
13


trong “Nhất điểm linh đài” (Đau khổ và Hai tiếng vọng), đến những trang văn hồn hậu
trong “Thái Bình diên yến”, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng ngày càng trở nên sắc sảo
trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, giãi bày tâm trạng và phản ánh những vấn đề bức
thiết của cuộc sống.
Sống đã rồi hãy viết - đó là quan niệm sống, quan niệm sáng tác của lớp văn sĩ
hiện thực cùng thời, hướng về cuộc sống hiện tại để miêu tả, phản ánh với vai trò là

“người thư ký trung thành của thời đại”, “cần phải viết truyện gần sự thực, cần phải có
sự sống tràn trề”. Và quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” ấy đã chi phối đến cảm
hứng sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Ông luôn hướng về cuộc sống, con người để
miêu tả, phản ánh, ghi lại những giai đoạn, thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc, những
chuyển biến dữ dội của đời sống cách mạng, kháng chiến với những con người tiêu
biểu cho thời đại. Hàng loạt những tác phẩm viết về đề tài lịch sử trong quá khứ, trong
hiện tại của nhà văn đều xuất phát từ những vấn đề của cuộc sống thực tiễn đặt ra. Và
theo ông: “Người là thật. Phải thật với người”. (Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, 2006)
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942) viết về thời điểm nhân dân oán ghét đến tột
độ bọn quý tộc phong kiến Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. An Tư viết về
giai đoạn nhà Trần chuẩn bị lực lượng chống quân Mông- Nguyên xâm lược. Với cốt
truyện gọn gẽ, chứa xung đột dữ dội, kịch tính, gay gắt, hành động quyết liệt trong một
không gian lẫm liệt hoành tráng. Lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã
hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc ẩn sâu trong tâm hồn người Việt qua
các thời đại. Vũ Như Tơ được hồn thành năm 1941, khoảng một năm sau tác giả mới
bổ sung lời đề tựa. Đây được xem là vở kịch tiêu biểu và xuất sắc nhất, đồng thời cũng
là tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng. Tính đến ngày nay, nó vẫn cịn dư
âm mãi:
Chẳng biết Vũ Như Tơ phải hay kẻ giết Như Tô phải?
Đài Cửu trùng không thành nên mừng hay nên tiếc?
Mãi vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Cơng ơng cha hay là nỗi thiệt thịi?
Than ơi! Như Tô phải hay kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua đồng bệnh với Đan Thiềm. [18]

14


Vũ Như Tô và Cửu trùng đài luôn để lại trong lòng người đọc những bâng
khuâng, ngập ngừng giữa lý trí và tình cảm. Qua lời thoại của nhân vật chính trong tác
phẩm, nhà văn cũng gửi gắm, ký thác những tư tưởng, những bức thông điệp để đối

thoại với chính mình và với cuộc đời. Đặc biệt, trong lời đề tựa vở kịch “Vũ Như Tơ”,
ơng đã nói lên những tâm sự, quan điểm thành thực của một tâm hồn đôn hậu, luôn
khắc khoải trong trái tim, suy nghĩ về giấc mộng “xây Cửu trùng đài” cho nền văn học
nghệ thuật nước nhà. Chính lịng u nước, thương dân mà Nguyễn Huy Tưởng đã
cầm bút bày tỏ lòng tự hào cùng nỗi xót xa của mình đối với dân tộc.
Sau Vũ Như Tô, ông tiếp tục với Cột đồng Mã Viện, vở kịch đề cao tinh thần bất
khuất và ý chí quật cường của dân tộc ta, kêu gọi sự nổi dậy chống lại bọn xâm lược
Mã Viện. Trong lúc cách mạng đang lúng túng thì kịch Bắc Sơn đã gây nên một tiếng
vang lớn đánh dấu một bước ngoặt trong kịch cách mạng. Sau thành công của vở kịch
Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục nguồn cảm hứng với đề tài cách mạng và kháng
chiến. Những người ở lại được tác giả nhen nhóm từ năm 1947 khi gặp các chiến sĩ
Trung đồn Thủ đơ và hồn thành 1948, với vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng đã phản
ánh một số nét ở Hà Nội những năm đầu kháng chiến, tuy không vang dội như Vũ Như
Tô và Bắc Sơn, nhưng đã ghi nhận những sự kiện đáng kể trong nền kịch kháng chiến.
Với cảm quan về lịch sử, hàng loạt tác phẩm ra đời đã in đậm dấu ấn tài hoa của
một chủ thể sáng tạo và đã tạo được vóc dáng hồn cốt khơng lẫn với các cây bút cùng
thời. Trong giai đoạn sau Cách mạng, ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm viết về đời
sống hiện thực: Ký sự Cao Lạng là kết quả của Chiến dịch Biên Giới 1950. Ở đây,
Nguyễn Huy Tưởng đã lấy quyền lợi nhân dân làm lẽ sống và là mục đích sáng tác.
Tiểu thuyết Truyện anh Lục là sản phẩm tinh thần sau khi đã trực tiếp làm cán bộ cải
cách ruộng đất trong giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiểu thuyết Bốn
năm sau ra đời trong đợt đi thực tế và sáng tác ấy, tiểu thuyết viết về những năm khôi
phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Thiên tùy bút Một ngày chủ nhật miêu
tả Hà Nội trong những ngày đầu hòa bình bằng những chân thật cảm xúc và suy nghĩ
của một người sống hết mình với thủ đơ, đã từng làm ơng đau đớn vì cách hiểu hời
hợt, nơng cạn lúc đương thời. Và với Ký sự Cao Lạng ông nhận được Giải thưởng Văn
nghệ 1951‒1952, với tiểu thuyết Truyện anh Lục (3 tập), ông nhận được Giải thưởng
Văn học 1954‒1955.
15



Kịch phim Lũy hoa ra đời gần như song song với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô,
“Lũy hoa như một bài ca, như một bức phù điêu trên đó chi tiết và chân dung người
không được chạm tỉa nhiều mà chỉ dựng lên mảng lớn, những mảng lớn có nhiều lửa,
nhiều khói” (Lời bạt Lũy hoa, Nguyễn Tuân). Sống mãi với thủ đô, sáng tác trong
những năm đầu kháng chiến chống Pháp, thành công không chỉ ở tái diễn lại được
khơng khí hào hùng, bi tráng của lịch sử mà còn ở cả miêu tả tâm lý nhân vật phức tạp,
tinh tế. Tác phẩm đã đưa Nguyễn Huy Tưởng lên vị trí người viết tiểu thuyết lịch sử
hàng đầu của nền văn học mới và là “ nhà viết sử bằng văn chương” xuất sắc nhất
trong lịch sử văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong lời bạt cuốn Sống mãi với thủ đơ,
Nguyễn Tn đã có cảm nhận tinh tế: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống
mãi với thủ đô, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng
Long chốn cũ” (Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 1992, tr 324).
Hà Nội qua tác phẩm đã hiện lên với khuôn mặt đăm chiêu, kiên nghị, mà vẫn thanh
lịch, hồn hậu, tươi tắn.
Với tư cách là nhà văn, từng tham gia cơng tác quản lý văn hóa, văn nghệ của
Đảng, Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng, những quan điểm của Nguyễn Huy
Tưởng về văn chương nghệ thuật ln rõ ràng, dứt khốt, thể hiện tư tưởng nhân văn,
tiến bộ. Tuy khơng có tác phẩm riêng bàn về văn chương nghệ thuật. Nhưng qua
những trang “Nhật ký” được ghi chép cẩn thận trong suốt 30 năm sống, hoạt động
cách mạng và sáng tác, với trên 1.700 trang in, đã đề cập những chuyện đời, chuyện
nghề, những tâm tư tình cảm... đều được nhà văn ghi lại bằng những trang văn sinh
động, chân thực, giản dị, thấm đẫm xúc cảm, tình người.
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô và Sống mãi với
thủ đô là những giá trị văn chương đã đi sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng, của
dân tộc. Ơng khơng thêu dệt quá khứ mà trong các tác phẩm của mình, nhà văn đã viết
lại cảm nhận của người nghệ sĩ qua các tác phẩm về đề tài lịch sử, ông muốn diễn đạt
tri thức của ông về lịch sử, đưa người đọc ngược về với thời gian, về với quá khứ, gieo
vào lòng học nhưng câu hỏi, đặt ra vấn đề đối thoại trong sáng tác để nghiền ngẫm,
liên tưởng, để thông cảm những con người trong câu chuyện xưa- những con người chỉ

còn lại những dòng chữ khắc trên bia đá hay được ghi lại vài dòng trong chính sử. Dù

16


viết về lịch sử hay thời sự, ông luôn nhất quán: “Đừng viết cái gì sai với sự thật con
người, dù là dưới hình thức phục vụ” (Nhật ký ‒ 1956).
1.1.3 Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng
Trong sự nghiệp sáng tác, mảng viết truyện cho thiếu nhi thật sự góp phần hồn
chỉnh chân dung Nguyễn Huy Tưởng, làm cho sự ngiệp văn học của ông thêm phong
phú và đa dạng. Ở đây, ông không chỉ là người kể chuyện lịch sử mà còn là nghệ sỹ
đánh thức lịch sử, biết tìm trong chiều sâu thời gian những mối dây gắn kết tinh thần
thời đại. Khi sáng tác cho các em, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, tưởng tượng trên
một nền kiến thức sâu sắc, nắm rất vững tính thể loại văn học thiếu nhi, nghiên cứu
sáng tạo để có được những tác phẩm đích thực phù hợp với tâm hồn trẻ thơ.
Những người quan tâm đến văn học thiếu nhi đã tỏ ra ngưỡng mộ giá trị nghệ
thuật và vẻ đẹp tinh thần trong các trang viết cho lứa tuổi măng non của nhà văn ở
“những cổ tích vừa lạ lùng, xanh biếc, vừa mênh mơng những tưởng tượng kì ảo” (Tơ
Hồi), ở “những trang đầy chất thơ, huy hoàng và trong trẻo” (Phong Lê), ở “những
truyện lịch sử thấm đượm chất anh hùng ca, sử thi” (Vân Thanh), ở những trang viết
đầy “tạo hình, giàu tính thẩm mỹ” ( Huy Anh). Ở lĩnh vực này, ông là nguồn sáng là
người dẫn đầu gương mẫu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Ông đi sâu vào ba
mảng đề tài: người thật việc thật, cổ tích và truyện lịch sử.
1.1.3.1 Truyện viết về người thật việc thật
Tác giả đã làm sống lại đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp với những
hình ảnh cao đẹp, những tấm gương anh dũng, quả cảm, căm thù giặc của những em
bé tuổi nhỏ chí cao - những con người sẽ viết tiếp truyền thống lịch sử hào hùng của
dân tộc.
Trong Chiến sỹ ca nô, Hà Học Hợi - học sinh gương mẫu, Hai bàn tay chiến sỹ,
Điện Biên Phủ của chúng em, tác giả đã ghi lại những nhận vật có thật, những sự kiện

có thật trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Với cách viết giản dị, lời văn nghiêm túc
mà trong trẻo, với tất cả lòng yêu mến và cảm phục, tác giả đã làm sống dậy những
chuyện thật, người thật ấy. Trong Chiến sỹ ca nô, nhà văn miêu tả những ngày đầu
chống thực dân Pháp. Với lịng dũng cảm mưu trí, Tý, một em bé loắt choắt, cha mẹ
anh em đã mất trong nạn đói 1945, Tý đã cùng năm anh em du kích kéo về cho ta cả
17


một đoàn thuyền. Tý, em bé liên lạc của Đảng ủy và được thưởng Huân chương Chiến
sỹ Hạng Nhì.
Với Hà Học Hợi- học sinh gương mẫu, nhà văn miêu tả cơng phu về q trình
trưởng thành của một em học sinh Khu Bốn, sớm mồ côi cha mẹ, cùng năm anh em
phải tự lực cánh sinh để nuôi nhau ăn học. Nguyễn Huy Tưởng luôn mơ ước “Muốn
viết lại cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp như kiểu một pho truyện
trường thiên cực kỳ hấp dẫn, một lần đã đọc qua, suốt đời không thể quên.” [4]
Cuộc đời ngắn ngủi chưa đủ để tác giả chinh phục nguyện vọng đó, nhưng với
Hai bàn tay chiến sỹ và Điện Biên Phủ của chúng em, nhà văn đã phần nào đạt được
điều ấp ủ. Kể cho các em nghe những tấm gương anh hùng, rất đáng để trân trọng và
đồng thời gửi gắm vào đó tâm sự của mình. Cho đến hôm nay, Hai bàn tay chiến sỹ
vẫn âm vang mãi với tấm lòng cao cả và đẹp biết bao từ một chiến sỹ nơng dân- một
đảng viên bình thường.
Nếu Chiến sỹ ca nô, Hai bàn tay chiến sỹ viết về những con người anh hùng cụ
thể thì Điện Biên Phủ của chúng em lại là một bản anh hùng ca, ngợi ca tồn dân quyết
một lịng đánh giặc. Viết theo lối kể chuyện, Nguyễn Huy Tưởng giới thiệu những
hình ảnh, những sự kiện lừng danh với đồi Him Lam, đồi A1, các địa danh Mường
Thanh, Mường Pồn; các nhân vật đã trở thành huyền thoại trong kí ức của nhân dân
như Tơ Hiệu, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn,… Rồi một ngày Điện Biên Phủ trong hịa
bình, thành phố Điện Biên cũng đang thành hình.
Ẩn qua từng trang sách là tình cảm trìu mến, sự cảm phục của nhà văn trước
những anh hùng đã xả thân vì nước, vì dân, đồng thời gợi cho các em thấy một cách

xúc động và thiêng liêng sức sống vĩ đại của dân tộc và con người Việt Nam trong
cách mạng.
1.3.1.2 Truyện cổ tích
Tạm gác lại những câu chuyện anh hùng, trơi dạt theo mảng cổ tích lạ lùng để
thấy sự lấp lánh, kì diệu và những bài học ý nghĩa sâu sắc về lịng nhân ái, sức mạnh
của sự đồn kết. Tác giả Nguyễn Thị Huế trong bài viết “Thế giới cổ tích của Nguyễn
Huy Tưởng” đã khẳng định: “Được viết ra do nguồn truyện kể dân gian nhưng
mỗi truyện của ông đều chứa đựng một cách cô đọng những lý tưởng đạo đức và thẩm
18


mỹ truyền thống nhưng đồng thời đã được ông đem thêm vào đó luồng khơng khí mới
của văn chương và của tư tưởng thời đại, tạo nên những tác phẩm có sức hấp dẫn đối
với mọi đối tượng bạn đọc”. (Nguyễn Thị Huế, Thế giới cổ tích của Nguyễn Huy
Tưởng)
Đầu tiên phải kể đến Cô bé gan dạ, in trong tủ sách Hoa Xuân được Nguyễn Huy
Tưởng viết vào những năm 1940 khi ông tham gia phong trào Hướng đạo. Truyện kể
về một cô bé gan dạ đã vượt lên sự ngu muội, mê tín của người dân Làng Thần Quyếthai mươi năm phải sống trong khủng bố, đe dọa với tâm lí nơm nớp lo sợ. Bằng tài
quan sát, miêu tả, nghệ thuật kể chuyện, dẫn dắt độc đáo, khéo léo đã tái hiện rõ cuộc
chiến giữa người và ác thú, giữa chính nghĩa với tàn bạo, hủ tục. Cuộc vật lộn, tấn
công giữa một bên là người con gái trẻ đẹp, đơn độc với một bên là con cá sấu dũng
mãnh, phi thường được miêu tả chi tiết, gay cấn. Cuối cùng, tài năng, nghị lực và niềm
tin vào cái thiện sẽ chiến thắng, cô Thứ đã giải được cơn u mê, diệt trừ mối tai họa cho
dân làng, được nhân dân kính phục, ngưỡng mộ. [22]
Cịn với câu chuyện Chiếc bánh chưng - một truyền thuyết đẹp in sâu trong tiềm
thức của nhân dân, ngợi ca vẻ chân chất, mộc mạc, gắn bó với làng quê và cuộc sống
dân cày của Hoảng tử út, con vua Hùng thứ sáu. Truyện cũng đề cao tinh thần dân tộc,
tình nghĩa thủy chung, phong tục làm bánh chưng, bánh dày ngày tết. Câu chuyện
ngắn gọn, giản dị nhưng có sức hấp dẫn lớn bởi đã nói lên mong ước bình dị, cao cả
mà muôn đời người dân hy vọng: đất nước có vua sáng, tơi hiền, đời sống nhân dân

ấm no, thái bình, n vui.
Với Con Cóc là cậu ơng Trời, bạn đọc nhỏ tuổi được gặp gỡ một chú Cóc gan
dạ, dũng cảm, và bình tĩnh trong việc hướng dẫn bạn bè sử dụng thế mạng riêng để đối
phó với quân tướng nhà Trời. Tuy là truyện cổ nhưng Con Cóc là cậu ơng Trời đã
được tác giả viết tương tự như một truyện đồng thoại, với những mẫu đối thoại sinh
động, nhà văn đã khắc sâu ấn tượng cho bạn đọc về một chú Cóc bé nhỏ đầy quyết
tâm, dũng cảm. Qua đó thể hiện ước mơ cơng lý và sự đấu tranh bền bỉ của người dân
lao động chống lại thiên nhiên khắc nghiệt.
Tác giả còn mang đến cho người đọc những phút giây hồi tưởng sống động về
quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của người dân lao động chống lại bọn địa chủ
cường quyền để giành lấy quyền sống của mình. Đó là Tìm mẹ - những người dân sống
19


tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên dưới sự cai trị của Chúa làng, được viết dựa theo
truyện cổ tích của Tây Nguyên. Tác phẩm để lại ấn tượng với hai nhân vật trẻ em Nhà
và Gạo, tác giả đã khắc họa các em một cách sống động, là sự đáng thương với những
nỗi sợ hãi, những cái đói rét, những sự cô độc nhưng cũng rất đáng khâm phục với sự
dũng cảm, mưu trí, đã giết hổ dữ và trừ họa cho dân làng. Ơng cịn ẩn ý với cách đặt
tên nhân vật Nhà, Gạo, ước mơ cháy bỏng của người dân xưa và cũng là nguyện vọng
của bao người hôm nay- hạnh phúc quá đơn sơ nhưng sao khó thể! Câu chuyện thể
hiện ước mơ cơng lí và mong ước đổi đời của những đứa trẻ tội nghiệp. Từ đó gieo
vào lịng người đọc những cảm xúc đan xen và gợi lên cái ấm áp tình người.
Nếu Tìm mẹ là một truyện cổ tích với tình người nồng thắm thì An Dương Vương
xây thành Ốc là truyện lịch sử ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân được viết dưới
dạng cổ tích. Và với đoạn kết mở, tác giả đã thoát ly khỏi bi kịch lịch sử và mong
muốn đem đến một cái nhìn tươi sáng và lạc quan hơn đến các em. Có thể nói An
Dương Vương xây thành Ốc là bước chuyển tiếp giữa truyện truyền thuyết và truyện
lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Đem tài năng của mình chuyển thành tình yêu cho các em, Nguyễn Huy Tưởng

đã mượn nét siêu nhiên kì ảo của truyện cổ để gửi gắm khát vọng, những mơ ước về
cuộc đời công bằng, lẽ phải mà bạn nhỏ có thể bắt gặp những hình ảnh, con người
trong câu chuyện ở ngay giữa cuộc đời. Đúng như Tơ Hồi nhận xét: “Các truyện cổ
tích của Nguyễn Huy Tưởng vừa lạ lùng xanh biếc, vừa mênh mơng những tưởng
tượng kì ảo mà trong đó chất chứa cả một kho vàng ngọc những tình cảm u thương,
những lịng tin, những chí khí dời núi lấp biển của người Việt Nam, của truyền thống
Việt Nam.” [4]
1.3.1.3 Truyện lịch sử
Được mệnh danh là nhà viết sử bằng văn, khơng q khó để ngạc nhiên, ở chủ đề
truyện lịch sử viết cho thiếu nhi ông để lại các tác phẩm vang dội: Lá cờ thêu sáu chữ
vàng, Kể chuyện Quang Trung. Với những lời văn ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ phù
hợp với thiếu nhi nhưng vẫn giữ được nét hùng hồn, bi tráng cho lịch sử. Nguyễn Huy
Tưởng đã sống động kể lại hình ảnh nhân vật anh hùng Trần Quốc Toản và Quang
Trung, bên cạnh đó là hình ảnh của nhân dân với vai trò lớn lao trong lịch sử.

20


×