Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO KHỔ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

ĐỒN THỊ TUYẾT NGÂN

HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO KHỔ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. LỮ HÙNG MINH

-- Cần Thơ, tháng 7 năm 2020 --


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO KHỔ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:



HỌ TÊN SINH VIÊN:

ThS. LỮ HÙNG MINH

ĐOÀN THỊ TUYẾT NGÂN
MSSV: B1608458

-- Cần Thơ, tháng 7 năm 2020 --


LỜI CẢM ƠN
***
Để hồn thành luận văn “Hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ
tích Việt Nam”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Lữ Hùng Minh, người đã
hết lịng hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Những lời góp ý và chỉ dạy của Thầy là niềm động viên giúp tơi vượt qua khó khăn để
hồn thành đề tài luận văn. Đó sẽ là hành trang cho tơi vững bước trong q trình cơng
tác sau này.
Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ,
Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, quý Thầy Cô Bộ môn Giáo dục Tiểu học – Mầm non
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tơi hồn thành đề tài luận văn này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Giáo dục Tiểu học K42 đã quan tâm, chia sẻ, động viên giúp tơi có thêm niềm tin và động lực để hoàn thành
đề tài luận văn. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cơ giáo để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Cuối lời, xin gửi lời chúc đến quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
q trình cơng tác.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng 7 năm 2020
Người thực hiện

Đoàn Thị Tuyết Ngân

i


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 6
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM .................................................. 8
1.1 Khái quát về truyện cổ tích Việt Nam .................................................................. 8
1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích ....................................................................................8
1.1.2 Đặc trưng của truyện cổ tích ...........................................................................10
1.1.3 Phân loại truyện cổ tích ...................................................................................14
1.1.4 Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích ..................................................................17
1.1.5 Phân biệt truyện cổ tích với các tác phẩm dân gian khác ..............................19
1.2 Hình tượng và chức năng của nhân vật trong tác phẩm ................................... 21

1.2.1 Hình tượng nghệ thuật.....................................................................................21
1.2.2 Hình tượng nhân vật ........................................................................................24
1.2.3 Chức năng của hình tượng nhân vật trong tác phẩm ....................................24
1.2.4 Các nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam ...................................................26
CHƯƠNG 2: CHÂN DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO KHỔ TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ............................................................................... 28
2.1 Hiện thực cuộc sống của người lao động nghèo khổ .......................................... 28
2.1.1 Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn và chịu nhiều thiệt thòi.............................28
2.1.2 Thân phận thấp bé và bị áp bức bóc lột ..........................................................33
2.2 Vẻ đẹp tính cách và nhân phẩm ........................................................................... 38
2.2.1 Chăm chỉ, cần cù hy vọng vào một tương lai tốt đẹp ......................................38
2.2.2 Nét đẹp tâm hồn luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh ....................................41
2.3 Tinh thần phản kháng, đấu tranh trước cái xấu, cái ác .................................... 45
2.3.1 Tính thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh .................................................46
ii


2.3.2 Niềm tin vào triết lí sống “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” ...........................48
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
NGHÈO KHỔ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ..................................... 52
3.1 Vận dụng linh hoạt các yếu tố kì ảo trong việc khắc họa nhân vật .................. 52
3.2 Sự hỗ trợ đắc lực của nhân vật trung gian .......................................................... 55
3.2.1 Hệ thống nhân vật phản diện ..........................................................................56
3.2.2 Hệ thống nhân vật hư cấu ...............................................................................59
3.3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thật ............................................................... 62
3.3.1 Ngôn ngữ và hành động ...................................................................................62
3.3.2 Các biện pháp tu từ ..........................................................................................65
3.4 Không gian và thời gian truyện ............................................................................ 67
3.4.1 Không gian ........................................................................................................68
3.4.2 Thời gian ...........................................................................................................69

3.5 Giọng điệu .............................................................................................................. 70
3.5.1 Xót thương, đồng cảm ......................................................................................70
3.5.2 Phê phán, chê trách ..........................................................................................71
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói về những hồi ức tốt đẹp, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến thời tuổi thơ của
mình. Đó là những trị chơi dân gian cùng đám bạn, là câu hị, điệu lí mẹ ru giữa trưa hè
và không thể không nhắc đến những câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Truyện cổ
tích như sợi dây kì diệu nối giữa bến bờ thực tế với tâm hồn chúng ta, nó len lỏi vào đời
sống một cách tự nhiên và hết sức nhẹ nhàng.
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cơ Tấm rất hiền”
(Nói với em - Vũ Quần Phương)
Kho tàng truyện cổ tích rất đa dạng và phong phú về đề tài - đó là những câu
chuyện về những con người bất hạnh, hiền lành, chất phác, là những bất cơng trong cuộc
sống khi xã hội có sự phân chia giai cấp... Mỗi câu chuyện là một bài học ln lí mà ơng
cha ta đúc kết nên từ thời “ngày xửa, ngày xưa”, nó mang hơi thở đời thường với tư
tưởng vượt thời đại. Vì thế, dù ở thời đại nào đi nữa thì truyện cổ tích cũng vun đắp,
nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ, chắp cánh cho những ước mơ lớn dần theo thời gian. Theo
V.A Xukhômlinxki - nhà giáo dục nổi tiếng người Nga thì: “Truyện cổ tích là mơi
trường ni dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngơn
ngữ của trẻ”.

Đúng vậy, thơng qua những điều lí thú mà truyện cổ tích mang lại, trẻ em được
học hỏi và khám phá thế giới tự nhiên từ những điều gần gũi, khơi dậy những cảm xúc
thẩm mĩ từ thời “ê”, “a” câu chữ. Khi lớn lên, truyện cổ tích chính là nơi để con người
tìm về với kí ức, với những giá trị tinh thần của dân tộc. Nơi mà cô tiên, ông bụt giúp
đỡ người hiền lành, tốt bụng, kẻ xấu xa bị trừng phạt… Nhưng không phải để ru ngủ
hay chìm vào thế giới thần tiên ấy mà là để họ yêu đời, sống tích cực và có niềm tin vào
cuộc sống hơn thơng qua các nhân vật “ở hiền gặp lành”. Mỗi câu chuyện là một bài
1


học về lòng nhân ái, những con người chịu thương, chịu khó hay cũng chính là khát
vọng hạnh phúc của nhân dân.
Nhân vật trong thế giới cổ tích rất đa dạng, nào là cơng chúa - hồng tử, nào là
cơ tiên - ông bụt, cây cối, đồ vật, những người giàu có, quyền cao chức trọng cậy thế ép
người và một loại nhân vật khơng thể bỏ qua đó là những người lao động nghèo khổ. Sự
đối lập về thân phân phận cũng như tính cách tâm hồn đã tạo nên mâu thuẫn xã hội gây
gắt mà hết sức đời thường. Nó phản ánh hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất cơng,
ngang trái tưởng chừng khơng thể nhưng chính là thực tế. Mặc dù số phận có bất hạnh
đến đâu đi chăng nữa thì những người lao động nghèo khổ ấy vẫn sống ngay thẳng và
luôn hướng về tương lai. Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao điều tốt đẹp, đó chính
là điều mơ ước mà mỗi người ln muốn hướng đến.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng truyện cổ tích truyền tải nhiều
giá trị nội dung tư tưởng với những triết lí nhân sinh sâu sắc thơng qua các hình tượng
nhân vật, đặc biệt là hình tượng người lao động nghèo khổ. Văn học dân gian là một đề
tài không mới đối với giới nghiên cứu nhưng tìm hiểu về hình tượng người lao động
nghèo khổ trong truyện cổ tích là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và chúng tơi thật
sự có hứng thú với nó. Cũng vì lẽ đó, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Hình tượng
người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích Việt Nam” để hồn thành luận văn tốt
nghiệp.


2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những cơng trình, bài viết liên quan đến văn học dân gian
Văn học dân gian là thể loại gần gũi, phản ánh thế giới rộng lớn và chứa đựng
nhiều bí ẩn cho nên đã thu hút khơng ít tác giả tìm hiểu, khám phá về đề tài này. Trong
bài viết “Người nông dân Việt Nam trong truyện cổ tích” của tác giả Vũ Ngọc Phan
đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn Sử Địa, số 4 (1/1955), lần đầu tiên thuật ngữ “văn
học dân gian” được nhắc đến: “Trong văn học Việt Nam, dân gian văn học đã chiếm
một địa vị rất lớn, mà dân gian văn học chính là thứ văn học phản ánh một cách rất rõ
tư tưởng và sinh hoạt của người nông dân. Văn học do người nông dân sáng tạo cho ta
thấy được những cái lớn mạnh của người nơng dân, nhưng đồng thời nó cũng cho ta
thấy cả những nhược điểm của người nông dân nữa.” [11; 26]. Từ đây, xuất hiện nhiều
2


cơng trình nhiên cứu về văn học dân gian cũng như sự ra đời và điều kiện lịch sử xã hội
của nó được quan tâm nhiều hơn.
Trong “Văn học dân gian Việt Nam” của tác giả Đinh Gia Khánh và các cộng sự
(năm 2010) đã nhận định rằng: “Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội. Cũng
như mọi hình thái ý thức xã hội khác, văn học dân gian phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất có ý thức của tập thể những con người sống thành xã hội. Điều kiện ra
đời của văn học dân gian một mặt là lực lượng sản xuất đã đạt tới một trình độ nhất
định, với những quan hệ sản xuất nhất định, mặt khác là sự nảy sinh và sự phát triển
của những cảm xúc thẩm mĩ của con người.’’ [8; 9]. Tác giả đã nghiên cứu về bản chất,
nguồn gốc và sự ra đời của văn học dân gian. Văn học dân gian, từ tên gọi cũng có thể
hiểu được phần nào là xuất phát từ dân gian - từ các hoạt động sản xuất trong đời sống
nhân dân. Khi xã hội hình thành, đời sống sản xuất và tinh thần phát triển đòi hỏi sự ra
đời của văn học dân gian nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Theo tác giả Vũ Ngọc Khánh trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đơi điều
suy nghĩ” được đăng trên tạp chí “Kiến thức ngày nay” (số 110) đã chỉ ra những thành
công cơ bản của Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như: “Những tập đầu của bộ Kho

tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (từ 1957) tuy khơng dấy lên cuộc
trao đổi gì, nhưng thực sự đã có tác dụng gợi ý cho một cách nhìn cổ tích Việt Nam bớt
phần phiến diện, dân tộc học hẹp hòi.” [7]. Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã nghiên cứu và
có nhũng nhận xét về Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Từ nhận định của ơng, ta có thể
thấy kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã có nhiều đóng góp và gợi ý về nhiều khía cạnh
của cổ tích Việt Nam.
2.2 Những cơng trình, bài viết liên quan đến hình tượng nhân vật người lao động
nghèo khổ
Một số tác giả khác lại đi theo hướng khai thác văn học dân gian cụ thể là truyện
cổ tích ở gốc độ nội dung. Truyện cổ tích mang những triết lí sống và những ước mơ
chính đáng của con người: Tác giả Đàm Nghĩa Hiếu trong“Văn học dân gian Việt Nam”
(2015) cũng đã nhận định về nội dung của truyện cổ tích như sau: “Triết lí sống là phần
quan trọng trong kết cấu nội dung của thể loại. Vì ở đó phản ảnh chân thực sự đấu tranh
khơng khoan nhượng của nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, chống lại những thế lực
xâm phạm quyền sống, quyền làm người của họ, đồng thời, khẳng định ý nghĩa, giá trị
3


cao quý trong cuộc sống của họ thành triết lí.’’ [6; 57]. Và trong bài viết này, tác giả
cũng khẳng định rằng:“Cổ tích là mơ ước của nhân dân lao động về xã hội tốt đẹp, công
bằng, về đời người ấm no, hạnh phúc. Cổ tích cũng là những bài học về lịng thiện, tình
u thương và đức tính chăm chỉ, cùng tài năng, dũng khí của con người. Đó là những
ước mơ gần gũi, là động lực hiện thực mà con người có thể vươn tới.’’ [6; 62]. Tác giả
đã khái quát bức tranh truyện cổ tích - nơi mà những giá trị cao quý của nhân dân lao
động trở thành triết lí sống. Đồng thời, đó cịn là ước mơ, hi vọng mà con người khao
khát và gửi gắm.
Cùng với đó là những đặc trưng về thể loại, truyện cổ tích mang màu sắc huyền
bí với những chi tiết kì ảo khiến người đọc tị mị khám phá mặc dù nó phản ánh chính
cuộc sống thực. Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Hoài An trong “Văn học dân gian Việt
Nam”, ở chương 2, đã đề cập đến một số đặc điểm của truyện cổ tích “Truyện cổ tính

thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân dân ta về chiến
thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công” [1; 9]. Đúng vậy,
nhân dân đã gửi gắm ước mơ của mình vào các yếu tố kì ảo để biến những ước mơ thành
hiện thực trong cổ tích - cái mà đời thực không thể đáp ứng được. Đồng thời tác giả
cũng nêu lên nội dung chính của các câu chuyện cổ tích: “Là những câu chuyện kể về
số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo,
người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…) hay “Thể hiện tinh thần nhân
đạo và sự lạc quan của người lao động.” [1; 9]. Như thế, truyện cổ tích xoay quanh đời
sống con người, đặc biệt là người lao động chịu nhiều bất hạnh. Để từ đó ngợi ca những
giá trị cuộc sống tốt đẹp.
Một số tác phẩm nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật trong truyện cổ tích, có thể kể
đến tác giả Trịnh Thị Thu Hà trong bài viết “Hệ thống những cơng trình nghiên cứu về
loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kì của người Việt (2015)” cho rằng: “Nhân vật
chính trong truyện cổ tích chính là các hình tượng có thật ở ngồi đời sống của xã hội
lồi người, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, phân chia giàu nghèo.’’ [4]. Với nhận
định này, tác giả đã khẳng định chính hình tượng ngồi đời thực là nguồn cảm hứng
được đưa vào truyện cổ tích. Từ những con người, những hoàn cảnh, những sự kiện
ngay trong sinh hoạt, lao động đã được cổ tích hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần cho
đời sống nhân dân.
4


Đề tài văn học dân gian đã khơng cịn xa lạ với chúng ta, nhiều tác giả tốn khơng
ít bút mực để nghiên cứu, tìm hiểu về văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói
riêng. Tuy nhiên đề tài “Hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích Việt
Nam” cịn chưa được tìm hiểu nhiều cũng như các tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu nội
dung và giá trị nghệ thuật của hình tượng nhân vật ấy. Với những gì chúng tơi tìm hiểu
và khai thác được sẽ là hành trang, cơ sở để chúng tơi thực hiện đề tài. Đồng thời góp
phần làm phong phú hơn thể loại truyện cổ tích viết về người lao động nghèo khổ trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi tìm hiểu hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích
Việt Nam để có cái nhìn bao qt về đặc điểm cuộc đời số phận, nhân phẩm, tính cách
cũng như các yếu tố nghệ thuật khắc họa nên hình tượng nhân vật.
Đồng thời qua việc tìm hiểu về hình tượng người lao động nghèo khổ này, chúng
ta hiểu hơn về cuộc sống vất vả của nhân dân lao động nghèo nhưng họ vẫn luôn hướng
tới một tương lai tốt đẹp.
Từ những bài học về phẩm chất, đạo đức hướng tới giáo dục nhân phẩm con
người đặc biệt là lứa tuổi trẻ em - những mầm non tương lai.
Đồng thời, luận văn còn làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và
sinh viên khi nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu các kiến thức lí luận chung về khái niệm truyện cổ tích, đặc
điểm thể loại, khái niệm hình tượng nhân vật, các biện pháp nghệ thuật xây dựng hình
tượng nhân vật…
Luận văn phân tích và chỉ ra những đặc điểm hình tượng người lao động nghèo
khổ trong các truyện cổ tích, cũng như giá trị nội dung được thể hiện thơng qua hình
tượng đó.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hình tượng người lao động nghèo khổ trong các câu chuyện
cổ tích Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài “Hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ

tích Việt Nam”, luận văn tập trung vào những câu chuyện cổ tích trong quyển “100
truyện cổ tích Việt Nam” do tác giả Lữ Huy Nguyên và Đặng Văn Lung biên soạn của
Nhà xuất bản Văn học, năm 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất
trong quá trình nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này để chọn lọc, tổng hợp, thống kê
các nguồn tài liệu và truyện cổ tích nổi bật có liên quan đến đề tài. Từ đó, có cái nhìn
tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, bình luận, đánh giá: luận văn phân tích các tác phẩm
truyện cổ tích, từ đó đánh giá, bình luận về nội dung, nghệ thuật xây dựng nên hình
tượng nhân vật người lao động nghèo khổ trong các tác phẩm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp này nhằm so sánh, đối
chiếu các đối tượng để thấy rõ đặc điểm hình tượng người lao động nghèo khổ trong
truyện cổ tích Việt Nam.

6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích Việt Nam
nhằm chỉ ra đặc điểm về cuộc đời, tính cách, về những khía cạnh đã xây dựng nên thế
giới nhân vật ấy. Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài nhằm góp một phần vào việc tìm hiểu
hình tượng người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích Việt Nam một cách có hệ
thống. Giúp con người cũng như học sinh nói riêng có cái nhìn bao qt về những người
lao động nghèo khổ, giáo dục con người nhận thức đúng đắn và có niềm tin trong cuộc
sống.

6


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì nội

dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thể loại truyện cổ tích và hình tượng nhân vật
trong tác phẩm: Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến truyện
cổ tích Việt Nam về đặc điểm, lịch sử hình thành, đặc trưng của thể loại truyện cổ tích
cũng như các nội dung về hình tượng nhân vật, chức năng và các kiểu nhân vật điển
hình trong truyện cổ tích Việt Nam.
Chương 2: Chân dung người lao động nghèo khổ trong truyện cổ tích Việt Nam:
Chương này, chúng tơi sẽ làm rõ vấn đề về hiện thực cuộc sống của người lao động đầy
khó khăn nhưng vẻ đẹp tâm hồn vẫn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh với một niềm tin và
tinh thần phản kháng vượt lên nghịch cảnh của người lao động nghèo khổ trong truyện
cổ tích Việt Nam.
Chương 3: Nghệ thuật khắc họa hình tượng người lao động nghèo khổ trong
truyện cổ tích Việt Nam: Trong chương này, chúng tơi sẽ trình bày các đặc trưng về nghệ
thuật của truyện cổ tích trong việc xây dựng hình tượng người lao động nghèo khổ mang
màu sắc riêng biệt và đầy chân thật như: giọng điệu, ngoại hình, ngơn ngữ, …

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ
TÍCH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
1.1 Khái quát về truyện cổ tích Việt Nam
1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích
Các nhà nghiên cứu về văn học dân gian trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng, chưa có một khái niệm thống nhất nào về truyện cổ tích. Tuy nhiên, nhìn
chung các khái niệm về truyện cổ tích của các nhà nghiên cứu đó có những điểm tương
đồng với nhau về quan điểm: truyện cổ tích là truyện được sáng tác và lưu hành trong
dân gian, phản ánh hiện thực nhưng mang màu sắc hư cấu, đồng thời thể hiện những ý
nghĩa sâu sắc mà dễ hiểu của cuộc sống.

Theo tác giả Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cũng đã
đưa ra sự phân biệt với các thể loại khác: “Truyện cổ tích là loại sáng tác văn nghệ dân
gian. Nó có đặc trưng nghệ thuật riêng biệt khơng giống với các loại truyện ngụ ngôn,
khôi hài, tiếu lâm, cũng như có phần khác với thần thoại, truyện tơn giáo, truyện thời
sự. Do tính chất truyền miệng, nó mang hình thức truyện kể chứ khơng mang hình thức
truyện tả, và do đó cũng khơng đồng nhất với tiểu thuyết, trong một thời kì mà tiểu chưa
phải là thứ nghệ thuật phổ cập, thì nó là một trong những loại hình nghệ thuật quan
trọng, làm nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ
thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội.” [2; 58].
Trong Từ điển văn học đã định nghĩa truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là loại truyện
dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì
xã hội khác nhau, gắn chặt với q trình tan rã của cơng xã ngun thủy, hình thành
gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ
bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong
xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ
pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu
cầu nhận thức, giáo dục thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân, sản phẩm của trí tưởng
tượng phong phú của nhân dân, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi
bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ.” [14; 452]. Ở đây, truyện cổ tích
8


được định nghĩa cụ thể hơn, nó khơng chỉ là những sự kiện tưởng tượng mà còn là những
vấn đề, xung đột, những mối quan hệ trong xã hội có giai cấp và khát vọng của nhân
dân.
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 tập1, truyện cổ tích được định nghĩa là mang
tính dân gian và kì ảo nhưng tập trung về các kiểu nhân vật điển hình: “Truyện cổ tích
là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật
bất hạnh (như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu
xí,…); Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thơng minh và nhân vật

ngốc nghếch; Nhân vật là động vật (con vật biết nói, hoạt động, tính cách như con
người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với các xấu,
sự công bằng đối với sự bất công.” [13; 53].
Trong bài viết Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với
học sinh tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Thơm (2013) thì: “Truyện cổ tích là một thể
loại truyện kể, phân biệt với các loại truyện kể khác do những nét đặc trưng về thi pháp
của nó”. Trên cơ sở những nguyên tắc cũng đưa ra khái niệm như sau: “Truyện cổ tích
là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người
nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính
chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong
cách thể hiện”. [12; 10 - 11]
Khái niệm về truyện cổ tích được đưa ra với nhiều cách trình bày khác nhưng
nhìn chung vẫn là truyện dân gian, mang tính chất kì ảo và cụ thể hơn với các nhân vật
hư cấu thường gặp: “Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng
Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm
cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích lồi vật. Đây là loại truyện
ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ,
người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay
bùa mê.” [18].
Và “Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích ở Việt Nam, được truyền
miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân
vật và sự kiện khác nhau. Vì mang tính chất dân gian và truyền miệng, những truyện cổ
9


tích được xét vào thể loại hư cấu và khơng được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc
vào phạm trù văn hóa. Truyện cổ tích thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện
ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công
bằng đối với sự bất cơng.’’ [19].

Như vậy, có thể hiểu về khái niệm “truyện cổ tích” như sau: Truyện cổ tích là
truyện kể, thuộc loại sáng tác dân gian, phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân và
thể hiện ước mơ, hi vọng mà con người hướng tới qua các yếu tố kì ảo.
1.1.2 Đặc trưng của truyện cổ tích
Tất cả các thể loại thuộc văn học dân gian đều được sáng tạo và sáng tác nên từ
cảm quan nghệ thuật của nhân dân, vì thế mang những kết cấu khá thống nhất với nhau,
với những mô-tip khá ổn định. Đồng thời, các thể loại văn học này được lưu truyền,
chỉnh sửa bằng miệng nên cũng tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, thật khó để
vạch ra ranh giới các truyện cổ tích một cách rạch rịi. Truyện cổ tích thuộc thể loại văn
học dân gian, vì thế mang đầy đủ đặc trưng của văn học dân gian.
1.1.2.1 Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp là một đặc trưng cơ bản của văn học dân gian nói chung cũng
như truyện cổ tích nói riêng. Nguyên hợp chỉ trạng thái khởi đầu, chưa phân tách các
hiện tượng tự nhiên, xã hội: “Tính nguyên hợp là sự gắn bó hữu cơ những giá trị thẩm
mỹ và trí tuệ của nhiều thành tố Folklore, là sự kết hợp hài hịa thống nhất tính cách
hồn nhiên và tính cách nâng cao sáng tạo trong một tác phẩm văn học dân gian. Một
tác phẩm văn học dân gian bao giờ cũng được tiếp nhận, cảm thụ và biến hóa bằng tất
cả các giác quan cùng một lúc.” [20]. Trong truyện cổ tích, tính nguyên hợp thể hiện
thứ nhất ở mơi trường tồn tại của nó, gắn liền với đời sống từ nhận thức đến tâm linh.
Truyện cổ tích được diễn xướng và lưu truyền không tách rời với đời sống, lao động
động sản xuất. Thứ hai ở sự nhất nguyên các dạng văn hóa tinh thần như các tín ngưỡng,
phong tục, tập quán. Chẳng hạn truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyện kể về cuộc đối đầu
của Sơn Tinh và Thủy Tinh để cưới Mị Nương đồng thời lí giải cho việc lũ lụt kéo đến
hằng năm. Thứ ba, tính ngun hợp cịn thể hiện ở mối quan hệ với các loại hình nghệ
thuật khác như âm nhạc, tạo hình… mà phương tiện chính là ngơn từ. Ví dụ như trong
truyện Bơ Tin Chung, các nhân vật cịn nói với nhau qua những lời ca, tiếng hát.
10


1.1.2.2 Tính truyền miệng và thực hành trực tiếp

Một đặc trưng nữa đó là tính truyền miệng. Tính truyền miệng là phương thức
chủ yếu trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của truyện cổ tích trước khi có
sự ra đời của văn học viết. Truyện cổ tích được sáng tác và lưu truyền qua con đường
truyền miệng, nhờ vậy truyện cổ tích được lưu hành nhanh chóng và rộng rãi trong quần
chúng nhân dân. Một câu chuyện cổ tích có thể vừa được sáng tác vừa được lưu truyền
cùng lúc đến nhiều người, cứ thế tiếp tục cho một chu trình truyền tải mới. Tính truyền
miệng mang ưu thế tự do, cho phép các tác giả dân gian có thể đặt để dấu ấn cá nhân
trong mỗi câu chuyện khi được lưu truyền.
Tính truyền miệng và tính thực hành trực tiếp khơng ngừng chuyển hóa với nhau.
Một người nào đó tiếp nhận được một câu chuyện cổ tích cùng với tư duy sáng tạo của
mình, trực tiếp kể cho người khác mà không cần thông qua sách vở, giấy mực. Lời nói
khác với chữ viết, có một bộ phận chỉ có ý nghĩa khi thơng ngữ điệu của lời nói. Chính
vì vậy, truyền miệng là mơi trường tốt nhất cho lời nói bọc lộ hết ngữ điệu và thực hành
trực tiếp là bước góp phần hồn thiện cho truyện cổ tích. Và chính đặc trưng này cũng
tạo ra nhiều hệ quả, đó là tính tập thể, tính vơ danh và tính dị bản…
1.1.2.3 Tính tập thể
Truyện cổ tích là truyện kể và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng
từ người này sang người khác và tồn tại, phát triển trong xã hội. Chính vì vậy mà truyện
cổ tích có sự tham gia xây dựng và gia cơng của nhiều người trong q trình lưu truyền
trong tập thể. Mỗi một người tiếp nhận theo cảm nhận của mình và chỉnh sửa, sáng tạo
thêm cho câu chuyện được ngày càng hồn chỉnh. Vì thế, truyện cổ tích mang đậm dấu
ấn tập thể bởi nó được hình thành trong tập thể, lưu truyền trong tập thể, có sự sáng tạo
của tập thể rồi phát triển và hoàn thiện trong tập thể.
Tính truyền miệng tạo điều kiện cho tính tập thể nảy sinh, những câu chuyện
được nhiều người lưu truyền, sáng tác lại dần người ta khơng cịn quan tâm ai là người
sáng tác đầu, ai là người sáng tác tiếp theo. Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy tính
vơ danh là hệ quả của tính truyền miệng và tính tập thể. Đồng thời tính vơ danh cũng
thúc đẩy cho sự phát triển của tính truyền miệng và tính tập thể. Thường những câu
chuyện cổ tích khơng có chủ sở hữu nhất định, khơng có bản quyền nên mọi người có
11



thể sử dụng, sử chữa và lưu truyền miễn sao hợp lí mà hay nhất. Nhờ thế mà tính truyền
miệng và tính tập thể được duy trì trong đời sống nhân dân.
1.1.2.4 Tính dị bản
Rõ ràng các đặc trưng đều có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Như
đã biết, truyện cổ tích thường khơng có một tác giả nhất định, mọi người thường sử dụng
và sửa chữa sao cho cảm thấy hay nhất, phù hợp với hoạt động nhận thức, thói quen hay
phong tục,… Hoặc có thể do tính truyền miệng- trí nhớ khơng đầy đủ, người kể sau kể
những chi tiết khác đôi chút nhưng vẫn mang ý nghĩ như người kể trước. Vì vậy mà một
câu chuyện cổ tích có cùng cốt truyện nhưng có thể có nhiều dị bản về sắc thái biểu cảm,
một số chi tiết hoặc kết thúc truyện,…
Chẳng hạn như truyện Cây khế, một số khác còn gọi là Sự tích cây khế hay Ăn
khế trả vàng. Ngay ở tên gọi cũng có những dị bản, nhưng mọi người đều biết rằng đây
là câu chuyện kể về hai anh em với tính cách khác biệt, người em hiền lành được chim
ăn khế đền đáp còn người anh tham lam phải trả giá cho sự tham lam của mình. Bên
cạnh đó, có bản kể rằng người anh tham lam lấy vàng và kim cương cho đầy túi chín
gang và cịn buộc ống quần và tay áo để nhét cho thật đầy. Có bản nói rằng người anh
tham lam ấy đựng đầy túi chín gang cịn cố nhét thêm vào lưng quần và túi áo. Rồi có
bản thì người anh rơi theo túi vàng xuống biển, có bản thì cả chim và người anh cùng
vàng bạc rơi xuống biển nhưng chim thì chỉ bị ướt nhẹ… Nhìn chung, có những dị bản
cho cùng một câu chuyện, tuy nhiên nó vẫn đầy đủ và mang ý nghĩa chung.
1.1.2.5 Tính đa chức năng
Truyện cổ tích cịn mang tính đa chức năng như chức năng nhận thức, chức năng
giáo dục, chức năng thẩm mĩ. Truyện cổ tích mang một vốn kiến thức phong phú về các
phương diện của đời sống như tự nhiên, xã hội, tín ngưỡng, kinh nghiệm sống,… Đây
chính là chức năng nhận thức. Chẳng hạn như một số câu chuyện giải thích cho nguồn
gốc, sự ra đời của một số sự vật, hiện tượng như truyện Sự tích trầu cau, Sự tích chim
Cuốc, Nàng Tơ Thị,… Truyện cổ tích đã mang lại nhiều bài học sinh động, phong phú
về mọi mặt của đời sống. Chức năng giáo dục giúp truyện cổ tích truyền tải những bài

học, những triết lí giáo dục định hướng con người về những điều tốt đẹp. Truyện cổ tích
giáo dục con người sống tốt, sống đẹp với những giá trị về luận lí, về những phẩm chất
của con người. Như truyện Tấm Cám đã gửi cho chúng ta thơng điệp về đạo lí làm người
12


“ở hiền sẽ gặp lành, ác giả thì ác báo”, truyện Cô gái đẹp và hạt gạo giáo dục chúng ta
phải biết trân quý những vật dụng trong nhà và những hạt gạo ni ta ấm lịng…
Khơng dừng lại ở đó, truyện cổ tích cịn chứa đựng những quan niệm thẩm mĩ,
nó khơng chỉ mang vẻ đẹp bề ngồi mà còn mang vẻ đẹp hồn hậu của nhân dân. Truyện
cổ tích mở ra một bức tranh nghệ thuật về đời sống, từ ngôn ngữ, ngữ điệu đến âm nhạc,
vũ điệu… Tất cả hòa quyện làm nên giá trị thẩm mĩ hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc bắt nguồn
từ cuộc sống và tồn tại trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân, truyện cổ
tích cịn có chức năng sinh hoạt. Chính mơi trường sinh hoạt cùng những thói quen đã
tạo điều kiện cho truyện cổ tích được hình thành và tồn tại. Ngồi ra, truyện cổ tích cịn
mang những đặc điểm riêng đặc trưng về thể loại:
Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo: Đây là một đặc điểm chủ yếu
của thể loại, xuyên suốt trong các câu chuyện cổ tích chúng ta ln tìm thấy các chi tiết,
hình ảnh mang màu sắc hư cấu, tưởng tượng. Chính vì truyện cổ tích phán ánh đúng
hiện thực cuộc sống của quần chúng nhân dân, bị áp bức, bóc lột nên họ đã gửi gắm
những khát khao, ước mơ của mình vào các yếu tố kì ảo. Họ hi vọng, tin tưởng vào một
điều siêu nhiên để vượt qua những khó khăn. Chúng ta có thể bắt gặp những con người
rơi vào đường cùng và bắt gặp một tia sáng khi được Bụt giúp đỡ, được các vật thần kì
trợ giúp. Như anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt, khơng tìm thấy cây tre nào có
một trăm đốt, trong tuyệt vọng anh được Bụt giúp đỡ để có được cây tre có một trăm
đốt. Cịn trong truyện Cây khế, khi vợ chồng người em phải chịu bất cơng, sống cuộc
sống khó khăn thì được chim thần giúp đỡ “Ăn một quả, trả cục vàng! May túi ba gang
mang đi mà đựng!” [10; 193]. Với sự thật thà và khơng tham lam, từ đó vợ chồng người
em có cuộc sống ấm no, đủ đầy…
Truyện cổ tích ít nhiều đều thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật: Truyện cổ

tích mang tính giáo huấn cao, giáo dục con người những triết lí sống ở đời “ở hiền gặp
lành, ác giả ác báo”, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Mỗi câu chuyện là một
bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng và thưởng phạt cơng minh. Đó là những
câu chuyện kể đã hồn tất, có cốt truyện khá hồn chỉnh, là thể loại đạt đến cấp độ cao
trong nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn thịnh vượng của
văn xuôi tự sự trong văn học viết. Khi đọc các câu chuyện cổ tích, ta dễ nhận thấy những
người hiền lành, tốt tính sẽ có được cuộc sống xứng đáng, còn kẻ độc ác sẽ bị trừng phạt
13


đích đáng. Như cơ Tấm chăm chỉ, hiền lành trong truyện Tấm Cám dù trải qua bao thử
thách của mẹ con Cám thì nàng vẫn sống hạnh phúc bên Hồng tử, cịn mẹ con Cám
nham hiểm, độc ác thì cuối cùng sẽ phải trả giá cho sự tàn độc của chính mình.
Bên cạnh đó, nó cịn mang phong cách cổ của sự việc. Được hình thành từ thời
cổ đại và tồn tại qua nhiều thời kì, đa số các câu chuyện gắn với các giai đoạn lịch sử
mà chúng được sinh ra: “Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các
quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật
hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời
phong kiến, thường có những hình tượng vua, hồng hậu, hồng tử, cơng chúa. Sang
thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và
các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo” [19].
Xong, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi nhân vật, mỗi chi tiết, hình ảnh nhất thiết là
một nhân vật, chi tiết và hình ảnh vốn có trong truyền thống nghệ thuật xa xưa của văn
học dân gian, quen thuộc và thấm sâu vào tiềm thức mọi người. Các câu chuyện mang
nét cổ xưa thời phong kiến với nhân vật là vua, chúa, trưởng giả, chúa làng như truyện
Chữ Đồng Tử, Sách hít, Vua Lợn, Bờ Hơ,…
Thêm vào đó, các sự việc được kể trong truyện cổ tích khơng q xa lạ với bản
sắc của dân tộc. Đây là đặc điểm lí giải tại sao một câu chuyện cổ tích của dân tộc này
khi truyền vào một dân tộc khác thì phải được chuyển hóa thành truyện mới hoặc ít ra
phải mang mơ-tip mới và màu sắc cần gần gũi và quen thuộc với văn hóa và điều kiện

sinh hoạt của dân tộc đó.
1.1.3 Phân loại truyện cổ tích
Phân loại truyện cổ tích là một vấn đề từ lâu nhưng cũng còn khá phức tạp và
chưa thật sự thống nhất. Có tác giả phân loại truyện cổ tích dựa vào hình thức, có tác
giả lại dựa vào nội dung. Một cách phân loại được nhiều người đồng tình là chia truyện
cổ tích thành ba loại: Truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích về lồi vật và truyện cổ tích
sinh hoạt. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong “Dạy học truyện cổ tích trong sách
giáo khoa Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp” cũng đồng tình với cách phân loại này:
“Một trong những cách phân loại truyện cổ tích được nhiều người tán thành và vận
dụng hiện nay là chia truyện cổ tích thành ba loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích
sinh hoạt, truyện cổ tích về lồi vật” [3; 17]. Theo tác giả Hồng Tiến Tựu thì “Cách
14


phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp
sáng tác. Phân biệt truyện cổ tích về lồi vật với truyện cổ tích về người chủ yếu dựa
vào đề tài (hay đối tượng phản ánh). Còn tách bộ phận truyện cổ tích về người thành
hai loại (truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt) thì chủ yếu dựa vào mức độ
sử dụng yếu tố thần kì mà thực chất dựa vào phương pháp sáng tác.” [3; 17]. Cách phân
loại mặc dù chưa được xem là tối ưu nhất, nhưng giúp cho việc tiếp cận truyện cổ tích
được thuận lợi hơn.
1.1.3.1 Truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích thần kì ra đời sớm nhất và tiêu biểu nhất của truyện cổ tích. Yếu
tố thần kì là nét đặc trưng khơng thể thiếu của truyện cổ tích thần kì, có vai trò quan
trọng trong việc dẫn dắt cốt truyện, giúp phát triển tình tiết, giải quyết xung đột. Khơng
có yếu tố này cốt truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo cách khác, theo
chiều hướng khác. Đồng thời nó sẽ giúp nhân dân lao động thực hiện những giấc mơ
đẹp, biến những khát vọng, mơ ước của mình thành hiện thực trong tác phẩm, góp phần
quan trọng tạo nên một thế giới cổ tích lấp lánh, mang vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn kì
lạ đối với con người.

Truyện cổ tích thần kì giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma
thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt chằn tinh (rắn, rồng...) cứu người đẹp
(truyện Thạch Sanh); quan hệ dì ghẻ và con riêng (truyện Tấm Cám); đoạt báu vật thần
thông (truyện Viên ngọc thần); người đội lốt thú (truyện Sọ Dừa),…
Truyện cổ tích thần kì xoay quanh xung đột xã hội và xung đột giữa con người
với thiên nhiên, mà xung đột xã hội là nổi bật hơn cả. Xung đột xã hội nói về xung đột
giữa hai tuyến nhân vật. Một bên là cái xấu, cái ác - nhân vật phản diện ln tìm cách
hãm hại, chiếm đoạt thành quả, cơng sức của nhân vật lí tưởng. Ngược lại, nhân vật lí
tưởng là những con người hiền lành, tốt bụng và chăm chỉ làm ăn. Trong mâu thuẫn gây
gắt đó, nhân vật lí tưởng ln vượt qua trở ngại, khó khăn và giành chiến thắng nhờ tài
năng, đạo đức, phẩm hạnh của mình. Và tất nhiên phải kể đến sự trợ giúp của các yếu
tố thần kì - yếu tố để phân biệt truyện cổ tích thần kì với các loại truyện cổ tích khác.

15


1.1.3.2 Truyện cổ tích về lồi vật
Truyện cổ tích về lồi vật là truyện có nhân vật chính là các lồi vật hay mn
lồi với thủ pháp nhân hóa. Chúng được nhân cách hóa và xã hội hóa, vì thế mối quan
hệ của các con vật giống như trong thế giới con người. Các con vật có thể là vật nuôi
trong nhà hoặc hoang dã, khi miêu tả đặc điểm các lồi vật thì thường nói về nguồn gốc
đặc điểm đó (truyện Trâu và hổ, Sự tích chim cuốc,…). Và từ đó, tác giả phản ánh mối
quan hệ giữa người với người (truyện Cóc kiện trời).
Mặc dù nhân vật trong truyện cổ tích về lồi vật là các con vật như trong một số
thần thoại và truyện ngụ ngôn, tuy nhiên mục đích và quan niệm thì khơng giống nhau:
“Nhân vật là con vật trong thần thoại được nhân hóa một cách hồn nhiên, tự phát.
Người thời cổ không hề có ý thức làm nghệ thuật. Họ nhân hóa lồi vật chủ yếu từ quan
niệm vạn vật hữu linh đã có. Khác với thần thoại, nhân hóa trong truyện ngụ ngơn hồn
tồn có ý thức, có mục đích. Tác giả dân gian cố ý nhân cách hóa lồi vật để mượn
chuyện con vật gửi gấm vào đó những ngụ ý về cuộc sống, về con người. Nhân cách hóa

trong cổ tích lồi vật vừa có nguồn gốc sâu xa từ những quan niệm cổ xưa vừa là một
biện pháp nghệ thuật để phản ánh và nhận thức đối tượng. Từ đó mà trong cổ tích lồi
vật ta nhận thấy có những nội dung sinh học của con vật, đồng thời có cả những nội
dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau.” [20].
Truyện cổ tích lồi vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất,
có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn
xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ.
1.1.3.3 Truyện cổ tích sinh hoạt
Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện cổ tích khơng có hoặc ít yếu tố thần kì.
Ở đây, con người khơng cịn ảo tưởng giải quyết những vấn đề đó bằng những yếu tố kì
ảo nữa mà thay vào đó là giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố
siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng khơng giữ vai trị quan trọng và nhiều khi
chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn khi kể chuyện đối nhân xử thế
hằng ngày. Tuy nhiên, truyện cổ tích sinh hoạt vẫn thể hiện ước mơ của con người - ước
mơ công bằng, dân chủ, về một cuộc sống hạnh phúc…

16


Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt thường tạo thành các kiểu cặp nhân vật
đức hạnh và xấu xa, nhân vật thơng minh và ngốc nghếch. Gắn với đó là hai loại đề tài
chính là đề tài về đạo đức và đề tài về trí khơn. Khác với truyện cổ tích thần kì về giáo
dục đạo đức, truyện cổ tích sinh hoạt lên án những bất cơng, xung đột trong xã hội khơng
gây gắt một mất một cịn mà thay vào đó vấn đề đạo đức đặt ra rất đơn giản. Chẳng hạn
qua truyện Gái ngoan dạy chồng, đã giáo dục con người ở đời không nên ăn chơi lêu
lổng và phải có nghĩa có tình. Đối với đề tài trí khơn, truyện thường là những cuộc phân
xử tài trí thể hiện ước mơ cơng bằng của nhân dân. Như truyện Mồ Côi xử kiện, chàng
Mồ Côi thông minh tài trí được viên quan tin tưởng cho theo và nhiều lần phân xử giải
hòa các vụ kiện một cách lí tình.
1.1.4 Nội dung và ý nghĩa truyện cổ tích

1.1.4.1 Nội dung truyện cổ tích
Truyện cổ tích phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và xã hội.
Các mâu thuẫn này mang tính chất cá nhân nhưng rất phổ biến trong hiện thực đời sống:
xung đột giữa anh em, chị em (truyện Cây khế, Sọ Dừa…), xung đột giữa mẹ kế con
chồng (truyện Tấm Cám…), xung đột giữa con ruột và con nuôi (truyện Thạch Sanh),
xung đột trong hơn nhân, gia đình (truyện Sự tích Trầu cau…),… Mâu thuẫn xã hội
ngồi gia đình được phản ánh ít hơn. Tuy nhiên dù gắn với đề tài gia đình hay xã hội thì
nội dung tư tưởng cũng rất sâu sắc. Nó phán ánh những mâu thuẫn, xung đột giữa cái
thiện và cái ác, giữa các tầng lớp trong xã hội có giai cấp (người nghèo và người giàu,
người có quyền và người khơng có quyền, người “anh” và người “em”, giai cấp thống
trị và giai cấp bị trị,…). Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi cái tốt, cái cao cả, bênh
vực những người nhỏ bé, yếu thế,… và lên án cái xấu, cái ác, chống lại cái bất công, vơ
lí của xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
Bên cạnh đó, truyện cổ tích cịn cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong
xã hội cũ. Một thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức, những con người nhỏ bé
của xã hội càng thật thà, càng hiền lành, chăm chỉ bao nhiêu lại càng bị áp bức, càng bị
thiệt thòi bấy nhiêu. Tác giả dân gian đã nhờ vào lực lượng thần kì để giải quyết vấn đề
này. Lực lượng thần kì chính là phương tiện nghệ thuật xây dựng một xã hội lí tưởng,
có cơng lí và đạo lí. Các lực lượng thần kì này đứng về cái thiện, cái thiên lương, giúp

17


đỡ con người thốt khỏi sự bất cơng, đưa họ tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng
thời trừng trị những kẻ tham lam, độc ác, dạy họ một bài học về cách đối nhân xử thế.
Triết lí sống về chủ nghĩa lạc quan được tác giả dân gian đề cao, tinh thần lạc
quan trong truyện cổ tích chính là tình yêu thương con người, niềm tin vào cuộc sống,
dù có khó khăn nhưng vẫn ln hướng đến tương lai tốt đẹp. Bất kể là kết thúc có hậu
hay kết thúc bi thảm (nhân vật chính chết hay biến mất) đều thể hiện một tinh thần lạc
quan, vì cái chết hay biến mất đó đã để lại niềm tin vào phẩm chất và đạo đức của con

người: “Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu,
trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác
bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có
nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới
có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có
những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên
tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các
truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.
Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có
hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi
mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà
những phát ngơn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.” [18].
1.1.4.2 Ý nghĩa truyện cổ tích
Bước vào thế giới cổ tích, chúng ta thấy được ý nghĩa ở mỗi câu chuyện. Mỗi
một câu chuyện cổ tích đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống quanh ta. Đó
có thể là sự phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, là ngợi ca và khẳng định những
phẩm chất tốt đẹp của con người. Bên cạnh đó cịn là lí giải ngun nhân và sự ra đời
của một số sự vật, hiện tượng…
Thông qua những câu chuyện cổ tích để lên án những thói hư tật xấu trong xã
hội. Bằng việc xây dựng các tuyến nhân vật đối lập đã phê phán nhân phẩm, tính cách
xấu xa của một bộ phận trong xã hội. Chẳng hạn như sự tham lam của người anh trong
truyện Cây khế, sự độc ác xem mạng người như cỏ rác của tên chúa làng trong truyện
Bờ Hơ hay đó là sự khinh thường và hãm hại người khác của đám trai nhà giàu trong
truyện Đươm Tơ Rít… Tất cả những thế lực xấu xa ấy đều gánh chịu hậu quả do những
18


thói xấu mình gây ra, kẻ thì phải chết cho sự tham lam, độc ác của mình, người thì thất
bại thảm hại ngay trên mưu tính hại người…
Bên cạnh việc phê phán cái xấu trong xã hội, truyện cổ tích còn mang ý nghĩa

ngợi ca vẻ đẹp nhân phẩm, đức hạnh cũng như tài trí của con người. Đó là sự ngợi ca
tấm lòng lương thiện của hai mẹ con nhà kia trong truyện Sự tích hồ Ba Bể, sự chăm chỉ
hăng say lao động của Tờ Chú trong truyện Quả bầu kì lạ, tơn vinh sự thủy chung và
tình yêu chân thành của A Hênh trong truyện Bơ Tin Chung hay khẳng định trí thơng
minh và tinh thần dũng cảm của cậu bé Xạm trong truyện Thằng Xạm,… Từ việc phê
phán những thói hư, những điều xấu xa và ngợi ca những điều tốt đẹp tìm ẩn trong con
người, truyện cổ tích đã mang lại nhiều bài học đắt giá cho cuộc sống.
Đồng thời, nhiều câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa nhẹ nhàng về nhận thức về
thế giới tự nhiên. Truyện cổ tích lí giải về sự ra đời, nguyên nhân về đặc điểm của một
số sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn truyện giải thích nguyên nhân lũ lụt hằng năm trong
truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và để lí giải vì sao người ta thường dựng cây nêu vào dịp
Tết Nguyên Đán - để nhắc nhở bọn quỷ chớ nên bén mảng đến chỗ người đang ở, trong
truyện Sự tích cây nêu ngày Tết. Hay trong truyện Cóc kiện Trời, giải thích đặc đểm mỗi
khi cóc nghiến răng thì trời sẽ mưa,…
Mỗi câu chuyện cổ tích mang những ý nghĩa về bài học nhận thức đến thái độ
phê phán hay ngợi ca. Từ đó giúp xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, hướng con người
đến những giá trị chân - thiện - mĩ. Truyện cổ tích mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đặc
biệt đối với trẻ em. Giáo dục vốn hiểu biết, phẩm chất và lối sống ở đời để xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn.
1.1.5 Phân biệt truyện cổ tích với các tác phẩm dân gian khác
“Truyện cổ tích là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian.
Truyện cổ tích có những phần đồng nhất và dị biệt với những thể loại truyện dân gian
khác, và trong khi phân loại thì khơng nên qn sự thâm nhập, chuyển hóa giữa chúng
với nhau.” [5; 190] Cần phân biệt truyện cổ tích với truyền thuyết, thần thoại và truyện
ngụ ngôn để không bị nhằm lẫn khi tìm hiểu. Vì chúng có những điểm tương đồng và
gắn bó với nhau.

19



1.1.5.1 Truyện cổ tích và truyền thuyết
Đầu tiên cần phân biệt truyện cổ tích và truyền thuyết bởi những đặc điểm gần
gũi của chúng. Cả truyện cổ tích và truyền thuyết đều là các tác phẩm tự sự dân gian,
mang các yếu tố kì ảo, hoang đường và là những tác phẩm kể trong quá khứ được lưu
truyền đến hiện tại. Có ý kiến cho rằng truyền thuyết khơng phải là một thể loại văn học
dân gian, mà xếp vào tiểu loại cổ tích lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy
truyện cổ tích mang khơng khí sinh hoạt đời thường trong không gian hẹp hơn. Không
gian trong cổ tích khơng mang tính cụ thể, xác định nên khơng mang tính địa phương,
khơng thuộc sở hữu riêng của bất cứ bộ phận văn học dân gian địa phương nào. Cịn
khơng gian trong truyền thuyết mang tính cụ thể, xác định nên những địa danh, di tích
xuất hiện trong truyền thuyết thường gắn với các sự kiện lịch sử và cuộc đời nhân vật.
Truyện cổ tích gắn với thời gian “ngày xửa ngày xưa”, mang tính ước lệ gợi ra
một quá khứ xa xăm. Trái lại, thời gian trong truyền thuyết được xác định, gắn với lịch
sử, triều đại, thời đại (Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy diễn ra từ lúc
nhà vua xây thành cho đến khi thất bại). Thời gian trong truyền thuyết không tạo sự lơi
cuốn, hấp dẫn như truyện cổ tích nhưng lại tạo được sự đáng tin cậy.
Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trị thần kì để ca ngợi các nhân vật lịch
sử cịn trong cổ tích, yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai trị cán cân cơng lí, thể hiện
khát vọng cơng bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện
đối với cái ác, cái tốt với cái xấu. Thêm vào đó, truyền thuyết mang tầm vóc của cộng
đồng, thay vì truyện cổ tích giới hạn của những mối quan hệ cụ thể giữa một số ít người.
Nhân vật chính trong truyện cổ tích là những con người bình thường, bất hạnh, bị áp
bức và vượt qua khó khăn để có được một kết thúc có hậu. Cịn trong truyền thuyết thì
khơng như vậy, nhân vật chính ln là nhân vật lịch sử, những anh hùng làm nên lịch
sử và kết thúc thường mang tính chất mở, phần lớn các nhân vật này sẽ hy sinh hoặc hóa
thân vào hồn thiêng sông núi và được lưu truyền về sau.
1.1.5.2 Truyện cổ tích và thần thoại
Một thể loại cần phân biệt với truyện cổ tích nữa là thần thoại. Để phân biệt
truyện cổ tích và thần thoại người ta thương xem xét nhân vật là thần hay là người. Nhân
vật trong thần thoại thường là thần: Thần Trụ Trời, Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng,

Thần Mưa, Thần Gió, Thần Núi, Thần Biển,… Thần là yếu tố cơ bản tạo nên màu sắc
20


×