Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.63 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
KẾT LUẬN....................................................................................................................11


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

MỞ ĐẦU
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống;
song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện
trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được
cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên
cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và
triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực
tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC
1.1. Triết học là gì?
1.1.1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học
a. Khái niệm “Triết học”, nguồn gốc của triết học
Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI
TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
1




Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất
của mọi vật. Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý
luận chung nhất của con ngời về thế giới; về vị trí, vai trò của con ngời trong thế giới ấy,
được xem là "khoa học của mọi khoa học".
Từ thế kỷ XV - XVI đến thế kỷ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là
khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước làm
phá sản tham vọng muốn đóng vai trị "khoa học của mọi khoa học" của một số học
thuyết triết học lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen.
Đầu thế kỷ XIX, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm trên
và xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những
hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và
nhận thức, của thái độ con ngời đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy".
Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của
thế giới, triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan
niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Mặc dù có sự
khác nhau giữa các hệ thống triết học, nhưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu
những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con ngời
nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới.
1.1.2. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân
con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó.

Đặc tính của tư duy con người là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song
tri thức mà con ngời đạt được luôn luôn là có hạn. Q trình tìm hiểu về quan hệ giữa con
Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
2


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự hồ
quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp
cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm
tin định hướng cho hoạt động của con người.
Khác với thế giới quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào tri
thức, là sự diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù
đóng vai trị là những nấc thang trong q trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa đó, triết
học được xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận
chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học, các trường phái triết học
Ngay từ thời cổ đại đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con người với thế
giới bên ngoài. Triết học ra đời cũng giải quyết vấn đề đó, nhưng ở tầm khái quát cao hơn
là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại"

[1]

; bởi vì


việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác của
triết học. Đồng thời sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập trờng thế giới quan của các triết gia
và các học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trớc, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào?
- Mặt thứ hai: ý thức con ngời có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan hay
khơng? Nghĩa là con ngời có khả năng nhận thức hay không?
Việc trả lời hai câu hỏi trên đã dẫn đến sự hình thành các trờng phái và các học
thuyết triết học khác nhau: Chủ nghĩa duy vật (Talét, Hêraclit, Đêmôcrit, C.Mac, Lênin
…) và chủ nghĩa duy tâm (Platon, Hêghen, Beccơli,…); Thuyết khả tri và thuyết bất khả
tri (Beccơly, Hium).
1.3. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

1[]

C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, t.21, tr.403

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
3


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện tượng

của thế giới xung quanh ta tồn tại như thế nào?
Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, nhưng suy đến cùng đều quy về hai
quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.
1.3.1. Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập,
tĩnh tại với một tư duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà khơng nhìn
thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại mà khơng nhìn
thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà quên
mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng". [2]
1.3.2. Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng
buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo,
linh hoạt, "khơng chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa
chúng, khơng chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu
vong của sự vật, khơng chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà cịn thấy cả trạng thái động của
sự vật, khơng chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng".
Phương pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đợc thể hiện qua ba
hình thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy
tâm, phép biện chứng duy vật. Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm
của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên
hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

2[]

Sđd, t.20, tr.37

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn

4


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
2.1. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Thoạt nhìn, những vấn đề triết học đề cập dường như xa vời nhu cầu và mối quan
tâm thường nhật của con người. Nhưng khi xem xét một cách kỹ lưỡng và khoa học thì
Arixtốt cho rằng: “Trong tất cả các khoa học, triết học là một khoa học nhạt nhẽo nhất,
song cũng chính vì vậy mà là một khoa học cao nhất và cần thiết nhất đối với con người”.
Và M.Bungơ khẳng định: “Một xã hội chẳng có nghĩa lý gì nếu ở đó khơng có triết học”.
Các nhà triết học không tự nghĩ ra những vấn đề của triết học mà chỉ góp phần giải
đáp những vấn đề cơ bản nhất do cuộc sống, do nhu cầu của con người, do địi hỏi của
thời đại đặt ra. Có những vấn đề mà nếu chỉ dừng lại ở tri thức cụ thể - cảm tính, tri thức
kinh nghiệm, quan sát hay thực nghiệm khoa học thì khơng đủ tầm lý giải. Triết học chỉ
xuất hiện ở đâu và lúc nào khi con người vươn khỏi cái xao động hàng ngày của đời sống
trực tiếp mà ý thức đời thường phản ánh để cố gắng nắm bắt cái tĩnh lặng sâu xa chi phối
tất cả, tìm ra cái thường hằng ẩn náu dưới bề nổi của mọi biến cố; có được cái bình yên
“dĩ bất biến” để “vạn ứng biến”.
Khi thời đại diễn ra những biến đổi to lớn và nhanh chóng tạo ra những bước ngoặt
trong mọi mặt đời sống địi hỏi con người phải có sự lựa chọn đúng đắn, trong tình thế đó
thì việc định hướng thế giới quan, ý thức về vai trị và vị trí của con người trong thế giới,
xác lập mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, nắm được phương pháp luận chỉ đạo cho hoạt
Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
5



Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

động nhận thức và thực tiễn, nói vắn tắt đó là triết học, là thời đại kết tinh thành tư tưởng,
càng trở nên cần thiết và có vai trị quan trọng.
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết
học như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, nhưng quan trọng
nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
Trong cuộc sống của con người và xã hội lồi người, thế giới quan đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con người tìm cách khám phá
những bí mật của giới tự nhiên. Có thể ví thế giới quan như một thấu kính, qua đó con
người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh và tự xem xét
chính mình. Từ đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình. Thế
giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới
quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri
thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.
Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực đặc
thù của khoa học lý thuyết và triết học - Đó là phương pháp luận. Phương pháp luận là lý
luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm tịi, xây dựng, lựa
chọn và vận dụng các phương pháp.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của
con ngời trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi quan
điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp,
là một lý luận về phương pháp.
2.2. Vai trò của triết học Mác – Lênin

2.2.1. Vai trò của triết học Mác-Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
Trong triết học Mác – Lê nin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau.
Đó là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Sự thống nhất này làm
Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
6


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Do
đó, triết học mác xít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên, xã hội và tư duy
con người. Cũng chính vì vậy, hệ thống các quan điểm của triết học Mác đã trở thành
nhân tố định hướng cho các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người,
trở thành những nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.
2.2.2. Triết học Mác-Lênin với các khoa học khác
Triết học Mác – Lênin đã phủ nhận quan niệm coi triết học là khoa học của các
khoa học mà xem triết học và các khoa học cụ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Sự phát triển của các khoa học là điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại,
những kết luận triết học đưa lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát
triển của các khoa học.
Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư
duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng
như đời sống xã hội và tư duy con người.
Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng
duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có

khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật khơng
chỉ là lý luận về phương pháp mà cịn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức
và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.
Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống
nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hồn bị, một
"cơng cụ nhận thức vĩ đại". Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết
học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học.
Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn
cho sự phát triển khoa học.
Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
7


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học
Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triết học sẽ khô cứng
và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng
vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát
hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết
học.
Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học
Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần
và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và
phương pháp tư duy siêu hình gây ra.

Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải
quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần
tránh cả hai khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai
trị của triết học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mị mẫm, dễ bằng lịng
với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo.
Cịn nếu tuyệt đối hóa vai trị của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy
móc những nguyên lý, quy luật chung mà khơng tính đến tình hình cụ thể trong những trờng hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại.
2.2.3. Vai trị của triết học trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện mục tiêu:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta khơng có con đường nào
khác là phải cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Chính vì vậy, Đảng
ta đã xác định: "Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian
tới"[3]. Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu đó, chúng ta
không thể không sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ. Nói cách
khác khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ có vai trị hết sức to lớn trong công cuộc CNH 3[]

Đỗ Mười. Phát huy thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng nước ta
vững bước tiến lên. Báo Nhândân, ngày 4/12/1993.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
8


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

HĐH đất nước. Tuy nhiên, trong bài báo này, chúng tôi khơng có tham vọng làm sáng tỏ

vai trị của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mà chỉ muốn nêu lên một số suy nghĩ về vai
trò của triết học với tư cách là một khoa học đối với công cuộc CNH - HĐH ở nước ta.
Kinh nghiệm của một số nước đã tiến hành CNH - HĐH trong khu vực đã chỉ ra
rằng để cho một xã hội phát triển lành mạnh ngay từ đầu cần có quan điểm phát triển toàn
diện cả về mặt lành mạnh các mặt khác của đời sống xã hội. Nếu khơng có quan điểm
phát triển tồn diện, ngay từ đầu thì trước sau cũng sẽ phải giải quyết những hậu quả của
các ở Thái Lan, trong quá trình CNH - HĐH, do nhu cầu về việc làm và đời sống, Chính
phủ Thái Lan đã dùng mọi biện pháp để khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển dịch
vụ du lịch... Nhờ vậy nền kinh tế của Thái Lan phát triển tương đối nhanh chóng. Nhưng
bên cạnh đó một loạt vấn đề xã hội đang được đặt ra cho Chính phủ Thái Lan như sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng, vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh AIDS và
các tệ nạn xã hội khác. Lúc đầu những nhà lãnh đạo Thái Lan cũng tưởng rằng những
người giàu sau khi đã giàu lên ở mức cần thiết thì họ sẽ nghĩ đến người nghèo và như vậy
là sự phân hóa giàu nghèo khơng trở thành một vấn đề xã hội. Nhưng thực tế không phải
như vậy, những người giàu càng muốn giàu lên mãi và sự phân hóa giàu nghèo phải được
giải quyết bằng những chính sách xã hội hợp lý, chữ khơng thể bằng sự tự nguyện của
những người giàu. Bên cạnh đó, một loạt vấn đề xã hội khác đang địi hỏi Chính phủ Thái
Lan phải có những biện pháp cấp bách. Chính vì vậy, trong những năm tới, Chính phủ
Thái Lan chủ trương giảm nhịp độ phát triển kinh tế để tập trung sức giải quyết các vấn
để xã hội. Theo chúng tôi, bài học của Thái Lan và những bài học tương tự như vậy ở các
nước trong khu vực và trên thế giới có lẽ cũng là những điều bổ ích đối với chúng ta
trong q trình CNH - HĐH đất nước.
Thực ra, nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước để rút ra những bài học bổ
ích cho nước ta là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhưng những bài học
mà triết học rút ra sẽ là những bài học mang tính khái quát cao. Khác vời các khoa học
Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
9



Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

khác, xuất phát từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, triết học có nhiệm vụ phải
rút ra được cái gì là cái chung và tất yếu đối với tất cả các nước hoặc đối với một nhóm
nước khu vực trong quá trình CNH - HĐH. Việc tìm ra được cái chung và cái tất yếu
trong quá trình CNH - HĐH sẽ giúp cho chúng ta khỏi mò mẫm, tránh được nhưng vấp
váp không cần thiết khi giải quyết những nhiệm vụ của bản thân chúng ta. V.I.Lê nin đã
từng chỉ ra rằng: ...Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết các vấn
đềchung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ khơng sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn
đề chung đó một cách khơng tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong
những trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự
dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc"[4]
Tuy nhiên, bản thân triết học không dừng lại ở việc nghiên cứu những kinh nghiệm
để rút ra những cái chung, và cái tất yếu trong quá trình CNH - HĐH mà đi xa hơn nữa,
tức là nghiên cứu xem bản thân cái chung đó và tất yếu đó được áp dụng vào điều kiện
của Việt Nam như thế nào? Nói một cách khác, cần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng
cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình CNH- HĐH ở Việt Nam.
Trong kỷ nguyên toàn cầu này, khi con người được đặt ở vị trí trung tâm của mọi
chiến lược phát triển, triết học lấy đối tượng nghiên cứu là sự phát triển bền vững, sự tồn
vong của mỗi con người, mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân tộc và cả cộng đồng nhân loại,
trước hết cần phải hướng mỗi con người và cả cộng đồng nhân loại đến chỗ nhận thức
ngày một sâu sắc hơn vị thế “làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý thức”, “làm chủ
đời sống xã hội của chính mình”, sáng tạo ra và làm chủ tiến trình phát triển lịch sử của
chính mình một cách hồn tồn tự giác trên cơ sở tự giải phóng mình khỏi sự khép kín về
đẳng cấp, về địa vị, về vị trí và vai trị của mình trong đời sống xã hội của mỗi cộng đồng
dân tộc. Triết học cần hướng con người đến chỗ thừa nhận “trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”, đồng thời lấy việc “phát triển sự

4[]

V.I. Lênin. Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, t.15., tr.437.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
10


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

phong phú của bản chất con người” làm “mục đích tự thân” [5] như C.Mác đã khẳng định.
Không chỉ thế, triết học trong kỷ ngun tồn cầu cịn phải hướng bản chất nhân văn, tính
nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc tính nội tại, vốn có
của con người được thực hiện ngay ở mỗi con người và ở cả cộng đồng dân tộc, cộng
đồng nhân loại; hướng con người đến chỗ nhận thức và tổ chức “những lực lượng của
bản thân” thành “những lực lượng xã hội”, thành sức mạnh cải tạo của cả cộng đồng. Và,
triết học cũng cần phải hướng mỗi con người đến chỗ tự tạo ra “bước nhảy” cho mình “từ
vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” để cuối cùng “làm chủ tồn tại xã hội
của chính mình” và do vậy mà “làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành
người tự do” [6] để trên cơ sở đó, hướng mỗi cộng đồng dân tộc và cả cộng đồng nhân loại
phát triển bền vững theo mục tiêu lấy “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [7].

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khái niệm và nguồn gốc của triết học cho chúng ta hiểu được Triết học
là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trị của con

5[]

C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr. 11; t.26, ph.II, tr.168

6[]

C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.19, tr.331, 333.

7[]

C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.4, tr.628.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
11


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

người trong thế giới đó. Triết học đóng vai trị hạt nhân lý luận của thế giới quan, giữ vai
trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi
cộng đồng người trong lịch sử.
Nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học cho chúng ta hiểu được sự hình thành các
trường phái triết học duy vật và duy tâm trong lịch sử, cũng như hai phương pháp nghiên
cứu đối lập nhau trong lịch sử là phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng,
giúp chúng ta xây dựng được phương pháp biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế
giới.

Với chức năng thế giới quan và phương pháp luận, triết học trở thành công cụ đắc
lực trong hoạt động chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những
lực lượng xã hội tiến bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, t.21, tr.403
2. Sđd, t.20, tr.37
3. C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr. 11; t.26, ph.II, tr.168.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.19, tr.331, 333.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.4, tr.628.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
12


Tiểu luận triết học

Lớp: Cao học Văn hóa học K20

6. V.I. Lênin. Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1979, t.15, tr.437.
7. Giáo trình Triết học - dùng cho học viên Cao học, PGS.TS. Đồn Quang Thọ (Chủ

biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010.
8. Đỗ Mười. Phát huy thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp

cách mạng nước ta vững bước tiến lên. Báo Nhândân, ngày 4/12/1993.
9. Bài nói của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn trong chương trình VTV 2 của Đài Truyền


Hình Việt Nam ngày 10-09-1997. Tạp chí Triết học, số 03, 2000.
10. Về vai trị của triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay – GS.TS Nguyễn Trọng

Chuẩn, Tạp chí Triết học, 7-2006.

Học viên: Vũ Thị Thúy

GVHD: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
13



×