Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG I TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.67 KB, 36 trang )


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN
TRIẾT HỌC
TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI

Chữ viết tắt trong toàn bộ Bài giảng
TCN (SCN): trước (sau) Công nguyên
SVHT: sự vật, hiện tượng
TGQ: thế giới quan
PPL: phương pháp luận
TH: triết học. KH: khoa học
CN: chủ nghĩa .CNDV: chủ nghĩa duy vật
BC: biện chứng
CNDVBC: chủ nghĩa duy vật biện chứng
CNDVLS: chủ nghĩa duy vật lịch sử
CNDT: chủ nghĩa duy tâm
CNDTKQ: chủ nghĩa duy tâm khách
quan
CNDTCQ: chủ nghĩa duy tâm chủ quan
PBC: phép biện chứng
PBCDV: phép biện chứng duy vật
CNXH: chủ nghĩa xã hội
XHCN: xã hội chủ nghĩa
CNTB: chủ nghĩa tư bản
TBCN: tư bản chủ nghĩa


CNCS: chủ nghĩa cộng sản
CSCN: cộng sản chủ nghĩa
HTKTXH: hình thái kinh tế-xã hội
PTSX: phương thức sản xuất
LLSX : lực lượng sản xuất
TLSX: tư liệu sản xuất
QHSX : quan hệ sản xuất
CSHT: cơ sở hạ tầng
KTTT: kiến trúc thượng tầng
GC: giai cấp. DT: dân tộc.
NL: nhân loại
GCTS: giai cấp tư sản
GCVS: Giai cấp vô sản
ĐTGC: đấu tranh giai cấp
CMXH: cách mạng xã hội
TTXH: tồn tại xã hội
YTXH: ý thức xã hội
CNH: công nghiệp hóa
HĐH: hiện đại hóa
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương I. Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Chương II. Khái lược lịch sử triết học phương Đông
Chương III. Khái lược lịch sử triết học phương Tây trước Mác
Chương IV. Khái lược lịch sử triết học Mác-Lênin
Chương V. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại
Chương VI. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ sở của thế giới quan khoa học
Chương VII. Phép biện chứng duy vật – phương pháp luận nhận thức khoa học
và thực tiễn

Chương VIII. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học
Mác-Lênin
Chương IX. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Chương X. Giai cấp, dân tộc, nhân loại và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương XI. Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Chương XII. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề
xây dựng con người Việt Nam hiện nay

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
CHƯƠNG I
TRIẾT HỌC
TRIẾT HỌC
VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI

NỘI DUNG CHƯƠNG I
I. Khái niệm triết học và đối tượng của triết học
1. Khái niệm triết học
2. Đối tượng của triết học
3. Vấn đề cơ bản của triết học

II. Tính quy luật của sự hình thành và phát triển của
triết học
III. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
1. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết
học
2. Vai trò của triết học đối với khoa học cụ thể và tư duy
lý luận

N i dung chi ti tỘ Ế
I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG
I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG
CỦA TRIẾT HỌC
CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái niệm triết học
Thuật ngữ triết học (philosophia) có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp φιλοσοφια có
nghĩa là yêu mến sự thông thái (love of
wisdom).
Ở Trung hoa, triết 哲 gồm 3 từ ghép lại: 手
thủ (cái tay); 斤 cân (cái riều) ; 口 khẩu (cái
miệng), có nghĩa là sự phân tích (bằng lý luận) để
hiểu biết sâu sắc về bản chất của đối tượng.

Triết học xuất hiện từ thế kỷ VII-VI
TCN ở một số nước có nền văn minh
sớm như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp
Nhìn chung ở phương Đông hay
phương Tây, đều có thể hiểu:
Triết học là hệ thống tri thức lý luận
chung nhất về thế giới (về vũ trụ, về

con người, về vị trí và vai trò con
người trong thế giới).


2. Nguồn gốc của triết học
Sự ra đời của triết học do hai nguồn gốc:
- Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của
tư duy trừu tượng cho phép trừu tượng hóa,
khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành
hệ thống tri thức lý luận chung nhất.
- Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi
lực lượng sản xuất đã đạt đến một trình độ
nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một
lĩnh vực độc lập tách khỏi lao động chân tay,
khi xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột
và giai cấp bị bóc lột.

3) Đối tượng của triết học
Đối tượng của triết học thay đổi qua các
thời kỳ lịch sử phát triển của nó.
- Thời cổ đại, triết học chưa có đối tượng
riêng của nó. Ở Hy Lạp cổ đại, triết học bao
gồm tất cả các khoa học: siêu hình học, toán
học, vật lý học, thiên văn học, chính trị học,
đạo đức học, lôgíc học, mỹ học, v.v Nhà triết
học đồng thời là nhà khoa học nói chung.

Ở Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, tư tưởng
triết học nằm trong các học thuyết chính trị,
đạo đức, tôn giáo.

- Thời Trung cổ, triết học bị coi là “đầy tớ”
của tôn giáo, chỉ có nhiệm vụ lý giải, chứng
minh những tín điều tôn giáo.
- Thế kỷ XVII-XVIII, triết học duy vật dựa
trên khoa học thực nghiệm phát triển mạnh
mẽ và đấu tranh quyết liệt chống lại tư tưởng
phong kiến và giáo điều tôn giáo.

Tuy nhiên trong thời kỳ này người ta vẫn
còn quan niệm “triết học là khoa học của các
khoa học”.
Quan niệm này tồn tại mãi cho đến đầu thế
kỷ XIX. Hêghen là nhà triết học cuối cùng coi
triết học là một hệ thống hoàn chỉnh của nhận
thức trong đó mỗi ngành khoa học chỉ là một
bộ phận hợp thành hệ thống.
- Sự phát triển của các bộ môn khoa học
độc lập từng bước làm phá sản tham vọng của
triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các
khoa học”.

Cuộc khủng hoảng trong quan niệm về
đối tượng của triết học làm nảy sinh một số
quan điểm sai trái.
Có quan điểm cho rằng triết học đã trở
thành “vua Lear”.
Một số quan điểm khác phủ nhận vai trò
thế giới quan của triết học, cho rằng triết học
chỉ có nhiệm vụ phân tích lôgíc, phân tích
ngôn ngữ để giúp cho khoa học (chủ nghĩa

thực chứng lôgíc, triết học ngôn ngữ), hoặc
chỉ là công cụ của hoạt động thực tiễn (chủ
nghĩa thực dụng).

Sự ra đời của Triết học Mác-Lênin chấm dứt quan niệm
truyền thống coi triết học là khoa học của các khoa học
đồng thời cũng chống lại quan niệm hạ thấp vai trò của triết
học xuống thành công cụ của tôn giáo, khoa học hay hoạt
động thực tiễn.
- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin,
triết học là một hình thái ý thức xã hội, trên cơ
sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, nó vạch ra những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy để
định hướng cho nhận thức và hoạt động thực
tiễn của con người.

Triết học là một hình thái ý thức xã hội khác với
chính trị, khoa học, đạo đức, tôn giáo
+ Triết học là hệ thống lý luận; nhà triết học
không chỉ đưa ra những quan điểm, nguyên tắc
nhất định, mà vấn đề quan trọng là dựa vào lập
luận lôgíc và thực tiễn xã hội để chứng minh cho
quan điểm, tư tưởng của mình, khác với tôn giáo
chỉ dựa vào niềm tin mù quáng.
+ Triết học cũng khác với các khoa học cụ thể:
Triết học nghiên cứu những nguyên lý, những quy
luật chung nhất, còn các khoa học cụ thể thì nghiên
cứu những quy luật cụ thể và đặc thù.



3. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Vấn đề cơ bản của triết học


a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết
a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết
học
học


♦ Vấn đề cơ bản của triết học là mối
quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa
tinh thần với tự nhiên, giữa ý thức với
vật chất).


♦ Vấn đề này có hai mặt:
 Mặt thứ nhất (còn gọi là mặt bản thể
luận): tư duy có trước tồn tại hay tồn tại
có trước tư duy (ý thức có trước vật chất
hay vật chất có trước ý thức)
 Mặt thứ hai (còn gọi là mặt nhận
thức luận): tư duy có nhận thức được tồn
tại? (con người có nhận thức được thế
giới không?)

Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học

♦ Vì sao đây là vấn đề cơ bản của

triết học
 Đây là vấn đề triết học chung nhất
 Việc giải quyết vấn đề này quyết
định tất cả vấn đề khác của triết học.
 Tùy theo cách giải quyết vấn đề này
mà triết học chia thành nhiều trào lưu
đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật, chủ
nghĩa duy tâm; thuyết khả tri, thuyết bất
khả tri.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
- Là một hình thái ý thức xã hội, sự ra đời
và phát triển của triết học luôn luôn gắn liền
với điều kiện kinh tế xã hội của thời đại và
mỗi dân tộc.
Bởi vì, các nhà triết học đều sống trong những điều kiện
xã hội nhất định nên tư tưởng triết học của họ phản ánh
những điều kiện đó, có kế thừa những thành tựu văn hóa,
tư tưởng của dân tộc và nhân loại trong thời đại của mình
và không thể thoát ra khỏi những hạn chế nhất định của
thời đại mình đang sống.

- Sự ra đời và phát triển của triết học gắn
liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các
lực lượng xã hội.
Vì mỗi nhà triết học đều sống trong những giai
cấp, tầng lớp xã hội nhất định, nên tư tưởng triết
học của họ cũng phản ánh và bảo vệ lợi ích của
những giai cấp, tầng lớp nhất định.

- Gắn liền, chịu sự tác động và tác động
đến các hình thái ý thức xã hội khác như
khoa học, chính trị, tôn giáo…
Ví dụ, triết học chịu ảnh hưởng và tác động đến
chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, v.v.

- Sự ra đời và phát triển của triết học luôn
luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các trào
lưu, khuynh hướng, trường phái đối lập nhau,
trong đó nổi bật nhất là cuộc đấu tranh giữa
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.
- Sự phát triển của triết học vừa là quá trình
phủ định nhau, thay thế nhau, đồng thời có sự
sự xâm nhập lẫn nhau, kế thừa lẫn nhau giữa
các học thuyết, các trường phái.

III. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Chức năng thế giới quan và phương
pháp luận của triết học
a) Chức năng thế giới quan của triết học
- Thế giới quan (TGQ) (worldview, world
outlook) là toàn bộ những quan điểm, quan
niệm chung nhất của con người về thế giới, về
con người, về cuộc sống và vai trò của con
người trong thế giới.

TGQ bao hàm nhân sinh quan, vũ trụ
quan.
TGQ là sự thống nhất giữa tri thức và

niềm tin, lý trí và tình cảm.
Tri thức là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong TGQ.
Tri thức chỉ trở thành TGQ khi nó gắn
liền với tình cảm và niềm tin.

- TGQ có nhiều loại: huyền thoại, tôn
giáo, triết học.


+ Huyền thoại (thần thoại) là hình thức
TGQ của người nguyên thủy. Nó quan
niệm mỗi hiện tượng tự nhiên và xã hội
đều do một vị thần cai quản. Đó là cách
giải thích đơn giản về tự nhiên và xã hội.

+ Tôn giáo là niềm tin mù quáng của
con người vào một lực lượng siêu tự
nhiên tối cao, quyết định số phận của
con người.
Tôn giáo còn là khát vọng của con
người được giải thoát khỏi những đau
khổ trần gian để vươn tới sự bất tử và
hạnh phúc vĩnh cửu ở kiếp sau.

×