Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.43 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất
nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện
sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và
Cộng hồ Liên bang Nga thì cho đến nay, hầu như khơng có một định nghĩa nào về
triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại
về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song,
cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng
khơng vì vậy mà văn hố khơng phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định
nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng khơng vì vậy mà không
tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu,
trường phái mới.
Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến ngày nay, dù tồn tại ở phương
Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác
nhau, nhưng nội dung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý
luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không
được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị
trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với
bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét
suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận
của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của
thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc


sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải
đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học nhưng đều
là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo
quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.


NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
I. Nguồn gốc của triết học
Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu
cầu cuộc sống, song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học
không thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội lồi người, mà chỉ xuất hiện khi có
những điều kiện nhất định.
1. Nguồn gốc nhận thức:
+ Đứng trước thế giới rộng lớn, bao la, các sự vật hiện tượng muôn hình mn vẻ,
con người có nhu cầu nhận thức thế giới bằng một loạt các câu hỏi cần giải đáp: thế giới
ấy từ đâu mà ra?, nó tồn tại và phát triển như thế nào?, các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi
có tuân theo quy luật nào khơng? ... trả lời các câu hỏi ấy chính là triết học.
+ Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính khái qt và tính trừu tượng
cao, do đó, triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hố,
khái qt hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận.
2. Nguồn gốc xã hội:
Lao động đã phát triển đến mức có sự phân cơng lao động thành lao động trí óc
và lao động chân tay, xã hội phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai
cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp thống trị có điều kiện nghiên cứu triết học. Bởi
vậy ngay từ khi Triết học xuất hiện đã tự mang trong mình tính giai cấp, phục vụ cho
lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.
Những nguồn gốc trên có quan hệ mật thiết với nhau, mà sự phân chia chúng
chỉ có tính chất tương đối.
3. Khái niệm triết học
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ

VIII đến thế kỷ thứ III (TrCN)(1).


- Ở phương Đông:
+ Trung Quốc: Người Trung quốc cổ đại quan niệm “ triết” chính là “ trí”, là
cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới
chân lý tối cao.
+ Theo người Ấn Độ: triết học được đọc là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng
nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
người đến với lẽ phải.
- Ở phương Tây:
Thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp được la tinh hố là Philơsơphia -nghĩa là
u mến, ngưỡng mộ sự thơng thái. Như vậy Philơsơphia vừa mang tính định hướng,
vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người
Tóm lại: Dù ở phương Đơng hay phương Tây, triết học được xem là hình thái
cao nhất của tri thức, nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý,
nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống
nhau, đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật
chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người,
của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ
thống dưới dạng duy lý.
Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của
con người về thế giới; về vị trí vai trị của con người trong thế giới đó.
II. Vai trò của triết học trong xã hội hiện đại
1. Triết học Mác - Lê nin:
Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất
của tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và



V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc
xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.
* Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa
lý luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa
duy vật triết học hồn bị” và “là một cơng cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin
là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.
+ Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với
nhau. Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép
biện chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm
cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học;
nhờ đó triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời
sống xã hội và tư duy con người.
+ Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới
quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách
quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng
thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động
thực tiễn.
* Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học MácLênin và các khoa học cụ thể là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ
thể là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học
Mác- Lênin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát
triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ
nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ.
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết
học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà


khoa học khác là hết sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển
của khoa học và bản thân triết học.
Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học cơng nghệ, sự gắn bó càng trở

nên đặc biệt quan trọng. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và
hình thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và
lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao
của khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật
khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta
có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học.
Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách
giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học
cần có hàng loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm
do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu tri thức đó, việc vận
dụng những ngun lý triết học khơng những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều
trường hợp có thể cịn dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.
2. Vai trò của triết học trong xã hội hiện đại
Ngày nay, hiện đại hóa đang là xu thế chung và tất yếu đối với cả các nước phát
triển lẫn các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, hiện đại hóa
được gắn chặt với q trình cơng nghiệp hóa đất nước. Đó là q trình làm cho xã hội
chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, làm biến đổi căn bản bộ mặt
của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội...
Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta khơng có con đường
nào khác là phải CNH - HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định: "Đây là


nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới". Nhưng để thực
hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu đó, chúng ta khơng thể không sử
dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ.
Trước hết, khi nói đến vai trị của triết học chúng ta thường nói đến vai trị thế
giới quan và phương pháp luận của nó. Vai trị thế giới quan của triết học được thể

hiện ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta cách lí giải về thế giới và vị trí của con người
trong thế giới đó. Như vậy, triết học sẽ cung cấp cho chúng ta cách nhìn tổng qt về
thế giới nói chung và về xã hội lồi người nói riêng.
Tuy nhiên, cũng như mọi lí luận, triết học khơng chỉ làm nhiệm vụ lý giải
những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội lồi người nói riêng, mà cịn trên
cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng cho con người trong hành động. Vì
vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người có sự định hướng đúng đắn trong hành
động. Lịch sử phát triển của khoa học đã chỉ ra rằng mỗi nhà khoa học, dù có tun
bố hay khơng tun bố, đều chịu chi phối bởi một loại thế giới quan hay một hệ thống
các quan điểm triết học nhất định. Nhờ đứng trên quan điểm triết học đúng đắn, nhiều
nhà khoa học đã đưa ra những phỏng đoán thiên tài mà sau nhiều năm đã được khoa
học xác nhận. Chẳng hạn, nhờ có quan điểm duy vật biện chứng, F.Engen đã đưa ra
nhiều phỏng đốn có giá trị trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" và cho đến nay
hầu hết các phỏng đốn đó đã được khoa học tự nhiên xác nhận. Hoặc vào cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX những thành tựu nổi bật của vật lý học đã dẫn đến cái gọi là
"cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên" và là nguồn gốc nhận thức luận của chủ
nghĩa duy tâm "vật lý học". Nhưng nhờ có thế giới quan duy vật biện chứng mà Lênin
đã vạch ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên, đồng thời vạch ra
cho các nhà khoa học tự nhiên con đường thốt khỏi cuộc khủng hoảng đó.
Trong thực tiễn xã hội, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan và
phương pháp luận to lớn của triết học đối với xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh
rằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai trị thế giới quan và phương pháp luận


cho những cuộc cách mạng vĩ đại. Từ kinh nghiệm lịch sử và thực tế cuộc sống hiện tại
chúng ta có thể khẳng định rằng nếu có một hệ thống các quan điểm triết học đúng đắn
làm cơ sở thì bản thân sự nghiệp CNH - HĐH sẽ được tiến hành một cách vững chắc
hơn và ổn định hơn.
Cũng như mọi giai đoạn lịch sử, trong công cuộc CNH - HĐH, vai trò của triết
học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó. Nhưng bản

thân chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học không được biểu hiện
một cách chung chung thông qua quần chúng nhân dân lao động mà được thể hiện
một cách tập trung nhất thông qua những người làm nhiệm vụ hạch định chính sách
và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Bởi vì cơng cuộc cơng nghiệp hóa và
hiện đại hố đất nước được tiến hành như thế nào, cách thức và những bước đi của nó
ra sao trước hết là do những người làm cơng tác hoạch định chính sách và những
người chỉ đạo hoạt động thực tiễn quyết định. Mặt khác, bản thân triết học lại là loại lí
luận tổng quát nhất, cho nên vai trị của nó cũng chủ yếu được thể hiện ở tầm đường
lối, quan điểm khi hoạch định chính sách. Do vậy, nếu có tư duy triết học đúng đắn thì
những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn mới
có thể đưa ra được những quan điểm, những bước đi và những biện pháp phù hợp
trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hoá, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các
chủ trương đó một cách có hiệu quả.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng bất kỳ một chủ thể, một chính sách nào đem áp dụng
trong thực tế đều có hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực: vấn đề là ở chỗ phải biết sử
dụng tốt mặt tích cực đồng thời phải hạn chế mọt cách tối đa để chấp nhận những hậu
quả tiêu cực ở mức thấp nhất. Để làm được điều đó cần có một loạt các chính sách đi
kèm. Vì vậy, muốn đưa ra được những chính sách hữu hiệu địi hỏi những người làm
nhiệm vụ hoạch định chính sách phải có cách nhìn tồn diện và lịch sử cụ thể mà
muốn cách nhìn tồn diện và lịch sử cụ thể thì cần có tư duy triết học đúng đắn.


Tuy nhiên, nói như vậy hồn tồn khơng có nghĩa rằng đã có tư duy triết học
đúng đắn những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực
tiễn có thể đưa ra những chính sách hữu hiệu. Trái lại, tư duy triết học chỉ là điều kiện
cần và để có những chính sách hữu hiệu ngoài việc nắm vững các quan điểm triết học,
những người làm cơng tác hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn cần
có sự tinh thơng về nghề nghiệp, am hiểu thực tiễn, đồng thời phải biết vận dụng một
cách nhuần nhuyễn các quan điểm triết học vào cơng việc cụ thể của mình.
Như vậy, vai trị đầu tiên của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan

và phương pháp luận của nó đối với công cuộc CNH- HĐH đất nước. Nhưng bản thân
chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học lại chủ yếu được thực hiện
thông qua những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn. Do đó, vai trị của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và
phương pháp luận là vai trò gián tiếp. Nhưng, bản thân triết học khơng chỉ có vai trị
gián tiếp mà cịn có vai trị trực tiếp đối với cơng cuộc cơng nghiện hóa, hiện đại hóa.
Vậy vai trị trực tiếp của triết học được thể hiện như thế nào?
Như trên đã khẳng định, nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Sự
nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hố được tiến hành sau một loạt nước trong khu
vực và trên thế giới. Đó là một khó khăn và thiệt thịi lớn, nhưng đồng thời nó cũng
tạo ra cho chúng ta những thuận lợi nhất định. Cái thuận lợi được thể hiện trước hết ở
chỗ thông qua những kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước
trong khu vực và trên thế giới chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhiệm vụ của triết học là nghiên
cứu kinh nghiệm của các nước để rút ra những bài học bổ ích đó.
Khác với các khoa học khác, xuất phát từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các
nước, triết học có nhiệm vụ phải rút ra được cái gì là cái chung và tất yếu đối với tất
cả các nước hoặc đối với một nhóm nước khu vực trong quá trình CNH - HĐH. Việc
tìm ra được cái chung và cái tất yếu trong quá trình CNH - HĐH sẽ giúp cho chúng ta


khỏi mị mẫm, tránh được nhưng vấp váp khơng cần thiết khi giải quyết những nhiệm
vụ của bản thân chúng ta. V.I.Lê nin đã từng chỉ ra rằng: “...Người nào bắt tay vào
những vấn đề riêng trước khi giải quyết các vấn đềchung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi,
sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó một cách khơng tự giác.
Mà mù qng vấp phải những vấn đề đó trong những trường hợp riêng, thì có nghĩa là
đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính
ngun tắc".
Tuy nhiên, bản thân triết học khơng dừng lại ở việc nghiên cứu những kinh
nghiệm để rút ra những cái chung, và cái tất yếu trong quá trình CNH - HĐH mà đi xa

hơn nữa, tức là nghiên cứu xem bản thân cái chung đó và tất yếu đó được áp dụng vào
điều kiện của Việt Nam như thế nào? Nói một cách khác, cần làm sáng tỏ mối quan hệ
biện chứng cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình CNH- HĐH ở Việt Nam .
Thực ra, phản biện là một nhiệm vụ, một chức năng của bất kỳ các ngành khoa
học nào trên con đường tìm ra chân lý. Trong thời gian trước Đại hội VI, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, triết học chú yếu tập trung làm nhiệm vụ thuyết minh các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà bỏ quên nhiệm vụ phản biện. Kể từ Đại
hội VI đến nay, cùng với xu hướng đổi mới triết học đã bắt đầu không chỉ làm nhiệm
vụ thuyết minh mà cịn góp những tiếng nói phản biện cho các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, để thực hiện thành công
sự nghiệp CNH - HĐH, triết học đã có nhiều tiếng nói phản biện có hiệu quả hơn nữa.
Điều đó, theo chúng tối, phụ thuộc vào cả hai phía, phía các nhà triết học lẫn phía
Đảng và Nhà nước. Một mặt, để có những tiếng nói phản biện nhờ giá trị, các nhà triết
học phải có những cơng trình nghiêm túc có giá trị khoa học. Mặt khác, Đảng và Nhà
nước phải có những cơ chế cho phép các nhà triết học được phát biểu thẳng thắn
những ý kiến, những suy nghĩ của mình mà khơng hề lo ngại về bất cứ vấn đề gì.


Tóm lại, trong cơng cuộc CNH - HĐH ở nước ta, triết học cũng có vai trị nhất
định của mình. Sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta được tiến hành như thế nào, quy mơ
và nhịp độ của nó ra sao điều đó một phần tuỳ thuộc vào đóng góp của triết học.
KẾT LUẬN

Như vậy, qua những phân tích ở trên ta thấy vai trò trực tiếp của triết học được
thể hiện ở nhiệm vụ nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và
trên thế giới đã tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hố nhằm rút ra những cái
chung và tất yếu, đồng thời xem xem những cái chung và tất yếu đó được áp dụng vào
những điều chỉnh cụ thể của Việt Nam như thế nào. Song mục đích của các nghiên
cứu triết học không phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn. Vì vậy, vai trị
trực tiếp của triết học còn được thể hiện ở nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó có nghĩa là từ các nghiên cứu của mình
các nhà triết học có nhiệm vụ góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, để trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước có điều kiện đưa ra các
chủ trương và chính sách hợp lý nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hữu Tồn. Vai trị, định hướng của triết học trong nhận thức và giải
quyết những vấn đề toàn cầu ở thời hiện đại hiện nay. www.vientriethoc.com.vn
2. Tạp chí triết học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988.
3. Giáo trình triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không
thuộc chuyên ngành triết học), NXB Chính trị - Hành chính, 2010.
4. Việt Nam trong thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
5. C. Mác-Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, t4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
6. Thành Duy, Văn hố Việt Nam trước xu thế tồn cầu hố - thời cơ và thách
thức, NXB Văn hố Thơng tin, Viện Văn hoá, 2007.



×