Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đời thừa – một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.57 KB, 3 trang )

Đề bài: Đời thừa – một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám
Bài làm
Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao ln suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống và viết.
Điều này thể hiện rõ nét trong tác phẩm của ông suốt từ trước đến sau Cách mạng, trở thành
hệ thống quan điểm sáng tác của ông. Nhiều tác phẩm của ông được coi là tuyên ngôn nghệ
thuật với những quan điểm tiến bộ và sâu sắc. Trong đó, Đời thừa là một tun ngơn nghệ
thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Nói đến tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng, người ta thường nghĩ đến
Trăng sáng. Song quan điểm nghệ thuật được Nam Cao phát biểu thành hệ thống và có chiều
sâu tư tưởng thì phải nói đến Đời thừa chứ không phải Trăng sáng.
Nếu như trong Trăng sáng, nhà văn phê phán nghệ thuật lãng mạn thoát li trốn tránh trách
nhiệm, trốn tránh cuộc đời, ơng coi đó là ánh trăng lừa dối, thì đến Đời thừa ơng cịn phê
phán cả lối tả chân hời hợt, chỉ tả được cái bề ngoài xã hội. Với quan điểm nghệ thuật chân
chính phải trở về với cuộc đời thực. Hộ (người phát ngơn của Nam Cao) đã có những nhận
xét đích đáng về cuốn Đường về. Cuốn “Đường về” chỉ có giá trị địa phương thơi, các anh
có hiểu khơng? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cá bề
ngồi của xã hội. Tơi cho là xồng lắm! Như vậy, Nam Cao khơng chỉ đối lập văn chương
giả dối với văn chương chân thực mà cịn phân biệt cái chân thực bề ngồi với chân thực có
chiều sâu trong nghệ thuật. Điều này thể hiện tư tưởng mới mẻ và sâu sắc của ông.
Không tán thành loại sáng tác chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội, Nam Cao cho rằng một tác
phẩm thật giá trị thì phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm
chung cho cả lồi người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại
vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự cơng bình… nó làm cho người gần
người hơn. Đây chính là điều cốt lõi làm nên giá trị đích thực của một nền văn học lớn.
Trong lúc xã hội thuộc địa nửa phong kiến đầy hỗn loạn, văn chương thật – giả lẫn lộn, nhà
văn bị cơm áo ghì sát đất, vậy mà vẫn có một Nam Cao trong sáng vơ ngần, trung thực vơ
ngần (Tơ Hồi) và đầy tâm huyết với nghiệp văn, thật đáng quý biết bao. Nhiệt tình, tâm
huyết và trách nhiệm của người cầm bút đã khiến ơng có những suy nghĩ nghiêm túc đầy tiến
bộ về nghệ thuật đích thực. Văn chương của ơng hướng tới lịng u thương con người, tình
bác ái, sự cơng bằng. Nó là mục đích cao cả là giúp cho người gần người hơn. Thì ra sứ




mệnh mà cuộc sống giao cho nhà văn, giao cho tác phẩm của ông thật lớn lao. Nhà văn phải
làm cho con người gần gũi nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa văn
học là nhân học vĩ đại trong tư tưởng Nam Cao.
Và sự thực Nam Cao cũng đà làm được điều mình nói. Trong tác phẩm của mình, khơng ít
lần ơng vẽ nên những cảnh tượng xót thương, đau lịng rồi thổi lên trong lịng người đọc sự
xót xa, nuối tiếc, sự u thương, căm giận, cảm thơng. Ta xót thương cho cái chết của Lão
Hạc bao nhiêu thì ngậm ngùi cho đám cưới của Dần bấy nhiêu, đau đớn, day dứt khôn nguôi
cho cái chết của Chí Phèo trên con đường trở lại hồn lương bao nhiêu thì căm ghét xã hội
thuộc địa phong kiến vô nhân đạo bấy nhiêu và cảm thông vơ cùng với những trí thức như
Điền ( Trăng sáng), Hộ (Đời thừa) những con người có ước mơ hồi bão lớn nhưng lại bị áo
cơm ghì sát đất.. Điều này chỉ có được khi trong thẳm sâu trái tim của người viết có tình u
thương trân trọng con người vơ hạn. Nỗi niềm day dứt về con người, tình yêu thương ấy qua
quá trình thai nghén đã trào dâng lên ngọn bút để viết nên những tác phẩm bất hủ của lòng
nhân đạo.
Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu rất hay về u cầu tìm tịi sáng tạo của nghề
văn và lương tâm của người cầm bút: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay,
làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
Trước hết, Nam Cao lên tiếng phủ nhận những nhà ván được gọi là những người thợ khéo
tay – những người chỉ biết bắt chước người khác. Đó là những nhà văn chỉ chun chú gọt
đẽo ngơn từ tạo nên thứ văn chương đơn giản là văn chương rập khn. Thực chất đó chỉ là
thứ văn chương nơng cạn, hời hợt, lặp lại, sáo mịn theo một khn mẫu đã có trước đó. Bản
chất đích thực của văn chương là sự sáng tạo: Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Văn chương
không cho phép bất cứ sự lặp lại nào. Nghệ thuật là một quá trình chọn lọc khắc nghiệt. Vì
vậy, muốn tác phẩm của mình khơng bị đào thải thì nhà văn phải có q trình tìm tịi, sáng
tạo. Con đường lao động nghệ thuật của các nhà văn là con đường lao động chân chính, lao
động thực thụ.

Khi Nam Cao đòi hỏi mỗi nhà văn phải khơi những nguồn chưa ai khơi là ơng muốn nhà văn
phải tìm đến những gì chưa ai phát hiện ra. Cuộc đời dường như là một dịng sơng lớn. Nơi
ấy đã có những mạch nguồn hiện hữu, nhưng nơi ấy vẫn hãy còn rất nhiều những mạch


nguồn tiềm ẩn mà nhiệm vụ của nhà văn là phải khám phá những mạch nguồn này. Đó quả là
một nhiệm vụ khơng dễ dàng gì địi hỏi ờ nhà văn tài năng và một tinh thần lao động thực sự
— một sự cống hiến và tâm huyết nghề nghiệp.
Tim tòi ra những chân lý nghệ thuật này hẳn Nam Cao cũng đã trải qua quá trình suy nghĩ,
trăn trở của một nhà nghệ thuật tâm huyết. Tư tưởng ấy trở thành chân lý nghệ thuật nói
chung và chân lý trong văn chương nói riêng cho mọi thời đại ở mọi nền văn học.
Cuộc đời lao động của Nam Cao là tấm gương sáng cho những nỗ lực tìm tịi, khám phá giàu
giá trị sống mãi cùng thời gian: Chí Phèo, Đời thường… Trong hiện thực mới mẻ nhất mà
Nam Cao khám phá đó là sự tha hóa về nhân phẩm: Hình ảnh người lao động bị xã hội
phong kiến thực dân hủy hoại cả nhân hình, nhân tính (Chí Phèo), người trí thức có hồi bão
lớn, có ý thức về lẽ sống tình thương nhưng lại vi phạm vào chính những lẽ sống tình thương
đó và cẩu thả, đê tiện trong nghề nghiệp (Hộ – Đời thừa)… Đây là điểm mới mà các nhà văn
hiện thực trước đó mới chỉ ra được sự bần cùng, q trình đói cơm rách áo của người nơng
dân, người trí thức mà thơi. Đồng thời, một điển hình mới mẻ, tiến bộ nữa trong sáng tác của
Nam Cao là thấy được quá trình thức tỉnh lương tâm làm người của Chí Phèo, quá trình thức
tỉnh nhận ra mình là một người thừa, một kẻ khốn nạn ở Hộ… Ngoài ra, nếu như trước đây,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đem đến cho chúng ta những nhân vật thiên về hành động,
những cuộc đấu tranh diễn ra hàng ngày trên bề mặt cuộc sống thì Nam Cao lại chủ động đi
vào nội tâm nhân vật với rất nhiều vui buồn, đau đớn, xót xa, ân hận. Cả người nơng dân và
người trí thức của Nam Cao đều rất giàu nội tâm…
Như vậy Nam Cao khơng những có quan điểm chân chính, ơng cịn thực hiện những quan
điểm ấy một cách xuất sắc. Điều đó làm nên sự vĩ đại của nhà văn Nam Cao – một nghệ sĩ
lớn – một trái tim lớn. Và cũng cần khẳng định rằng hơn bất cứ ở đâu, truyện ngắn Đời thừa
cho thấy đầy đủ nhất những quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ của Nam Cao.




×