Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng" trong truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.82 KB, 2 trang )

Đề bài: Ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng "mảnh trăng” trong truyện ngắn "Mảnh
trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Như cái tên của nó, truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng” có một hình tượng hết sức quan
trọng mà thiếu nó thì truyện ngắn này cũng mất đi sức sống. Đó là hình tượng mảnh trăng.
Chúng ta chỉ cần giả định nếu câu chuyện này vẫn diễn ra ban ngày thì sự thể sẽ ra sao?
Hoặc giả câu chuyện diễn ra vào ban đêm nhưng chúng ta tước bỏ đi tất cả những câu văn
dính dáng đến hình ảnh trăng thì sự thể sẽ ra sao? Có thế thấy ngay rằng tính cách nhân vật
chủ đề câu chuyện thì không hề thay đổi, nhưng tất cả sẽ hiện lên rõ ràng đến mức trần trụi,
nhạt nhẽo, tầm thường và toàn bộ cái gọi là chất thơ của câu chuyện sẽ hồn tồn bị tiêu tan.
Chỉ cần hình dung như thế chúng ta đã đủ thấy vị trí của hình tượng này đối với tác phẩm
Vấn đề đặt ra với người viết là cần phải mơ tả hình tượng này ra sao cho thật sống động,
chân thực, lại phải chứa đựng những ẩn ý nghệ thuật. Vì thế, người nghệ sĩ cần phải sử dụng
hai bút pháp song song. Đó là: vừa tả thực vừa tượng trưng hố. Có nghĩa là biến một hình
tượng sinh động thành một biểu tượng nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đáp ứng
một cách hồn hảo những địi hỏi mang tính chất thách thức ấy.
Đoc câu chuyện này chúng ta thấy bút pháp tả thực của Nguyễn Minh Châu tỏ ra rất cụ thể,
giàu chất truyền cảm. Trước hết, trăng là hình ảnh gợi ra thời gian. Cuộc gặp gỡ của đôi trai
gái này diễn ra vào đầu tháng, bấy giờ là trăng thượng tuần. Mảnh trăng khuyết gợi ra được
quãng thời gian này một cách sống động. Mặt khác trăng là hình tượng gợi ra không gian.
Đôi trai gái này hẹn nhau ở rừng già Trường Sơn. Đêm ấy trăng đã giúp cho Nguyễn Minh
Châu mô tả thành một khung cảnh rất trữ tình Trăng gợi ra vịm trời cao lồng lộng và trong
vắt, trăng phù lên khung cảnh thứ ánh sáng huyền ảo, thơ mộng làm cho tất. cả trở nên lung
linh Đúng là khung cảnh dành cho tình yêu. Và chúng ta cùng thấy Nguyễn Minh Châu bám
sát hình tượng này để tả nó như một nguồn sáng dọc theo câu chuyện tổ điểm cho nhân vật.
Nhân vật Nguyệt đẹp nhất là khi có ánh trăng soi tỏ chiếu vào mái tóc và đọng đầy trên
khn mặt.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những nét tả thực khơng thơi thì hình ảnh trăng có thể sinh động


nhưng chưa có chiều sâu nghệ thuật. Chính bút pháp tượng trưng hố mới làm cho hình


tượng mảnh trăng trở nên đầy đặn. Có nghĩa là trăng khơng phải chỉ là trăng mà nó cịn biểu
tượng cho tuổi trẻ, vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt, tình yêu của Nguyệt và Lãm. Mà tựu trung
lại trăng là biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh.
Làm thế nào mà Nguyễn Minh Châu có thể gửi gắm vào hình tượng trăng những ý nghĩa lớn
lao đến vậy? Đầu tiên, chúng ta có thể thấy ngay rằng trăng được mô tả song song với
Nguyệt thành một cặp hình tượng gắn bó với nhau, soi chiếu lẫn nhau, tuy hai mà một. Điều
này đã bộc lộ ngay trong cách đặt tên nhân vật. Nguyệt chính là trăng. Hai hình tượng này
cũng được mơ tả một cách rất tinh tế. Ban đầu trăng hiện ra còn mờ nhạt, chưa rõ nét, ý thơ
nó chỉ là một chi tiết rất phụ nằm bên lề cốt truyện. Càng về sau, chúng ta mới thấy trăng
càng tỏ dần, sắc nét hơn và thâm nhập sâu hơn vào nội dung câu chuyện. Thậm chí, chúng ta
có thể thấy trăng khơng chi là nguồn sáng mà trở thành nhân vật thứ ba của thiên truyện.
Cũng như vậy, ban đầu Nguyệt ẩn mình trong bóng tối của thùng xe. Sau đó, Nguyệt cũng cứ
hiện dần, hiện dần từng nét núp dưới ánh sáng và khi Nguyệt lên buồng lái ngồi thì trăng và
Nguyệt cũng hồ nhập vào nhau. Và cuối cùng, cả hai hình ảnh trăng và Nguyệt đã đồng
nhất trong tâm tưởng của Lãm. Khi trăng đã lặn, Nguyệt đã chia tay với Lãm nhưng Lãm vẫn
cứ thấy hình ảnh Nguyệt với gương mặt lộng lẫy ảnh trăng hiện ra phía trước xe. Điều đó
cho thấy trăng và Nguyệt khơng hề mất đi trong tình yêu của Lãm. Vầng trăng và gương mặt
Nguyệt đã hoà vào nhau và sống mãi, lung linh mãi tươi tắn mãi trong tâm khảm của Lãm.
Tác phẩm kết thúc, Nguyễn Minh Châu thấy cần phải phát huy cao hơn nữa bút pháp tượng
trưng, để tạo ra một hình ảnh chốt gây ấn tượng đẹp và sâu trong tâm trí người đọc: ấy là
hình ảnh sợi chỉ xanh óng ánh của đức tin và tình yêu lý tưởng nối liền tâm hồn đơi tình
nhân- chiến sĩ. Dường như nó - cái sợi chỉ huyền thoại ấy - cũng được xe kết bằng cái ánh
trăng xanh đậm ấy. Tác giả đã tạo ra hình ảnh sợi chỉ xanh này để đặt nó trong quan hệ tương
phản với hình ảnh cái cầu Đá Xanh đồ sộ. Những chiếc cầu đã bị bom Mỹ đánh sập. Cịn sợi
chỉ xanh mỏng manh kia thì chẳng đạn bom nào phá được. Một kết luận như vậy đã nâng ý
nghĩa tượng trưng của hình ảnh mánh trăng lên một bước mới để mãi mãi ám ảnh người đọc.




×