Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.98 KB, 121 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





HOÀNG THỊ ANH










LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN








THÁI NGUYÊN - 2008

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




HOÀNG THỊ ANH







Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO THUỶ NGUYÊN



THÁI NGUYÊN - 2008

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ............................................................................................................................................................10
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN
KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .........10
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả ..............................................................................................10
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học ....................................................10
1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học ...................................................................................10
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học ..................................................................13
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
................................................................................................................................................................... 16
1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22
1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận ..............................................................................................................22
1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................23
1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới .......................................24
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .............24
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ......................................................28
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................33
2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo ..........................................................................................................34
2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế .................................................................................................................44
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích .......................................................................................................53
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ
THÀNH HÌNH TƯỢNG .................................................................................................67
3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới ...............................................67
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ ....................................................................69
3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào ...............................................................75
3.1.3. Giọng điệu tranh biện ..........................................................................................................80
3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý ............................................................................88

3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng .................................................................95
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba ............................................................................................97
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất ....................................................................................103
KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................112
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ
sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình
một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm
của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và
luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của
đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu,
phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự
vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con
người đương thời. Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý
kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn
luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng
chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với
tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc

Nguyễn Khải" [32, tr.61]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và
óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang
văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời.
Nguyễn Khải sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký,
tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó.
Trong nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời khoảng bảy chục truyện
ngắn. Sự kết tinh nghệ thuật và độ "chín" của văn nghiệp Nguyễn Khải được
ghi nhận rõ rệt nhất là ở những truyện ngắn ông viết thời kỳ đổi mới. Làm nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải trong truyện ngắn thời kỳ
đổi mới là hình tượng tác giả. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra
trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: "Mỗi nhà
văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt". Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: "Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ". Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là một
hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp. Cách tiếp cận này giúp
chúng ta có thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu
tác phẩm của Nguyễn Khải.
Nguyễn Khải và các truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới đã được tìm
hiểu nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi
sâu nghiên cứu hình tượng tác giả - một trong những phương diện quan trọng
của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực
vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn
những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.
1.2. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình Sách giáo khoa cũ

ông có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới ông
có truyện ngắn Một người Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong
truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới càng có ý nghĩa thiết thực trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Số lượng tác phẩm và chất lượng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải
suốt nửa thế kỷ đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học nước nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Từ những sáng tác ra đời ở thời kỳ mới vào nghề như: Xung đột, Mùa lạc,
Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút
thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với
cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến
những trang viết sắc sảo, đầy "chất văn xuôi" của Nguyễn Khải không những
luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi
"giao tiếp đối thoại" với đông đảo bạn đọc.
Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài
năng sáng tác của Nguyễn Khải, người đọc còn có thể tìm thấy một số lượng
khá lớn, khá phong phú những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải được
công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương diện khác
nhau của sáng tác Nguyễn Khải.
Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm Nguyễn
Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975
(tập II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 -
1975 (phần tác giả). Ngoài ra còn phải kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí
Nhàn trong tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời
gắn bó với thời đại và dân tộc của Bích Thu...
Những công trình trên đã đưa đến cho người đọc một hình dung khá cụ

thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách
riêng của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong
những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945.
Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc
đi vào các phương diện sáng tác của Nguyễn Khải. Các bài viết về Nguyễn
Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu phê bình đăng trên các báo, tập san,
tạp chí... đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn Khải - về tác gia và
tác phẩm (do Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Những truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú
ý của công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản
trong sáng tác của Nguyễn Khải: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi lật
xới hiện thực, kiểu nhân vật tư tưởng, sở trường tổ chức đối thoại, nghệ thuật
kể chuyện hấp dẫn... Ở đây, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến những bài viết
có liên quan đến vấn đề hình tượng tác giả trong những truyện ngắn Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới.
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập II) nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của
Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở
những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động:" Truyện ngắn và
truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn
đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của
các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống
động - những chi tiết đó lấp lánh rải rác trong các truyện của anh- nhờ ở lối
kể chuyện linh hoạt trong đó có sự kết hợp khiếu quan sát tinh tế của nghệ sĩ
trên mặt trận tư tưởng" [41,tr.51]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong
hệ thống chi tiết - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã
được nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định và coi như một dấu hiệu tạo nên

sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải.
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn
Khải đã nhận ra hình tượng tác giả qua cái nhìn đặc trưng của nhà văn: "Nhà
văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu,
những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống" [8, tr.53]. Thống nhất với ý kiến
của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi
bút hiện thực Nguyễn Khải đã khẳng định: "Với con mắt sắc sảo của mình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh
nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp" [28,tr.65].
Trong một cuộc luận bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: vì sao sáng
tác của Nguyễn Khải gây được sự chú ý của độc giả. Theo Lại Nguyên Ân thì
người đọc thích Nguyễn Khải bởi " chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của
tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về "những con người, những sự việc những
vấn đề của hôm nay", "đề tài nhằm thẳng vào đời sống hiện tại". Cái hiện tại,
cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần
Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cái nhìn tỉnh táo" của Nguyễn
Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách chân thực
[2,tr.77-79].
Để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn
chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết
Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945,
nhà nghiên cứu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao
khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở
lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [31,tr.114]. Trong bài viết, nhà
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ

1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc
sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết,
cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia đình
họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của
Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến" [31,tr.116]. Viết về những người thân
trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm trong đó nhiều tâm tư tình cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
của mình. Thông qua những nhân vật này, hình tượng tác giả hiện lên rõ và
sâu sắc.
Tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác
của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [29] đã lưu ý
tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời:
con người trong thời gian và lịch sử; con người trong các khả năng lựa chọn
và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và
tiếp nối giữa các thế hệ...
Cũng đề cập đến hình tượng tác giả, Nguyễn Thị Bình trong bài viết
Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết đã chỉ ra một hình tượng người kể
chuyện đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Khải: "Có một người kể chuyện
đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là "chú Khải", "ông Khải"...cùng với rất
nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình,muốn
coi mình là đối tượng của văn chương(...) Nhân vật này góp phần tạo ra
giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn
Nguyễn Khải" [4,tr.141]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng: "Trong những
trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể
chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi
quan sát việc đời" [31,tr.120].
Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong
cách nghệ thuật Nguyễn Khải đã nhận ra tính chất đa giọng điệu trong sáng

tác Nguyễn Khải: "Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi
là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn
thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng
giọng của mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác giả còn biết biến hoá
thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau" [9,tr.92-93]. Như vậy, yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
giọng điệu - một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được
nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đề cập đến.
Trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Khải những năm tám mươi đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã tập trung
sự chú ý vào một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Khải, cũng là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Theo Bích
Thu: "Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một
phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là
một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự
sự của nhà văn" [39,tr.122]. Tác giả đã chỉ ra sự phức hợp giọng điệu được
thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải như: giọng triết lý, tranh biện; giọng
điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ; giọng hài hước hóm
hỉnh... Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: Sáng tác của Nguyễn Khải từ
những năm tám mươi cho đến nay không "chệch ra khỏi quy luật tiếp nối và
đứt đoạn của quá trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của
chủ nghĩa tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và
sắc sảo. Lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hoá,
mang tính đối thoại của tự sự hiện đại" [39,tr.132].
Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn
Khải và các sáng tác của ông thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể sơ bộ rút ra
những nhận xét sau:
1. Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và tác

phẩm của ông rất phong phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định
Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống,
có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết.
Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi
mới đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định:
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong
việc đổi mới nền văn học nước nhà.
2. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của thi
pháp hình tượng tác giả trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng vẫn chưa có
một chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu hình tượng tác giả trong truyện ngắn thời
kỳ đổi mới của Nguyễn Khải. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của
những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ
vấn đề: Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ
đổi mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu và lý giải nét riêng về hình tượng tác giả trong truỵện
ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới như: cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự
thể hiện của tác giả thành hình tượng, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ
vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí
của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong truyện
ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để
so sánh và khẳng định những luận điểm của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê
5.2. Phương pháp hệ thống
5.3. Phương pháp phân tích
5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát
5.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về hình tượng tác giả. Nguyễn Khải và truyện
ngắn của ông thời kỳ đổi mới.
Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới.
Chương 3: Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng.






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
NỘI DUNG

Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN KHẢI
VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học
1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học
Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều nhất
trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay, vấn đề tác giả còn
chưa được nghiên cứu nhiều. "Có thể nói, lý luận về tác phẩm và tác giả đang
trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lý luận có đầy đủ cơ sở
về hai khái niệm này" [37,tr.125]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác
giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: "Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra
văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất
tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự
bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc
không làm nên tác giả văn học đích thực" [5, tr.235]. Tác giả là người làm ra
tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống
và thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về các
hiện tượng đời sống. Về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành

công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được
trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn
học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách
riêng, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh
biểu tượng đặc trưng riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến
nghiên cứu, phê bình... chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời.
Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là
một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao
động sáng tạo. Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những
khuôn mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn
phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy,
tác giả văn học phải là người tài năng, có văn hoá, có quan điểm nghệ thuật
riêng. Tác giả văn học thực sự phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững
vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong
cuốn Nhận thức và thẩm định đã từng khẳng định: "Tác giả văn học phải có
một kỹ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó
năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng
vun bồi bảo vệ" [7,tr.8].
Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy
bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông
qua một thế giới hình tượng gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể,
sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng.
Văn học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và
công chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác
phẩm nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận.

Giữa người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát từng nói: "Xưa nay
nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng
sự gặp gỡ".
Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không
phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hiện tượng người đọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường
hợp như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới, thậm chí
đối với cả sáng tác của các nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận
Tác giả là gì? Michel Poucatult đã cho rằng: "Song song với sự biến hoá
không ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh
khắc của quá trình ấy sẽ biến mất". Theo ông, tác giả chẳng qua là "một biện
pháp dùng để ngăn trở sự tự do hư cấu, tự do chi phối và cấu tạo lại tác phẩm
mà thôi" [37,tr.126]. Một khi các quy ước ấy thay đổi thì tác giả cũng như
một người đọc.
Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều
bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách
giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể
thẩm mỹ ở trong ấy, và do đó không xoá bỏ được yếu tố tác giả như là người
tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì "Tác giả là trung tâm tổ
chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người
mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo
nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những
phạm trù của thi pháp học hiện đại" [37,tr.126].
Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống,
quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân,
quê quán, thời gian sống và hành trạng góp phần làm rõ các khía cạnh tư
tưởng, tâm lý trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như

là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu "người xây dựng được ngôn
ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng
trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng, đặc trưng riêng" [5,tr242].
Đó là người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học
* Khái niệm chung về hình tượng tác giả
Ở bất kỳ thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ
cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong
phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp
nghệ thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để
thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, " Tác phẩm là sự kết tinh
quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm
xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hoá, xã hội khách quan cho
mọi người soi ngắm, suy nghĩ" [22,tr.241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại
trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả.
* Hình tượng tác giả trong văn học
Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi
pháp học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học
với tư cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với
nghiên cứu văn học. Bởi vì, thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ
thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ
sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái "tôi" trong nhân cách mỗi
người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong
văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm
bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ
tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình

tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ
điển Thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: "Phạm trù thể hiện cách tự
ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác
phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (...). Hình tượng tác giả trong tác
phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
đa dạng của mình" [5,tr.124]. Như vậy, phạm trù tác giả là một trong những yếu
tố quyết định phong cách cá nhân nhà văn và phong cách tác phẩm nghệ thuật.
Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác
phẩm như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác: "Nếu hình
tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan
niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác
giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm
mĩ đối với thế giới nhân vật" [37,tr.127].
Nếu như trong giao tiếp, người ta có nhu cầu muốn biểu hiện cái "tôi "
của mình với người đối thoại như là người uyên bác, trí tuệ, giàu lòng vị tha...
theo yêu cầu của xã hội, thì trong văn học cũng vậy, các nhà văn bao giờ cũng
muốn biểu hiện mình như người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp
tiến, có cá tính nghệ sĩ. L.Tônxtôi đã từng nói, đại ý: Nếu trước mắt ta là một
tác giả mới, thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh ta có thể nói điều gì mới đối
với bạn đọc ? L.Tônxtôi cũng khẳng định rằng, khi đọc tác phẩm văn học,
hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Một nhà
văn không có gì mới, không có sự sáng tạo nghệ thuật, không có nét riêng, cái
mới thì tác phẩm không gây được sự chú ý của người đọc.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định
nên phong cách nhà văn. Chúng ta biết rằng, hình tượng tác giả trong văn học
là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt, không giống với nhân
vật. Vì vậy, nhà thơ Đức I.W.Goethe đã nhận xét: Mỗi nhà văn bất kể muốn

hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc
biệt. Có nghĩa là trong tác phẩm văn học, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện
cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. Cảm
nhận đó quyết định cách thức tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội
tại của tác phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Tác giả A.Chichêrin trong Nhịp điệu của hình tượng cũng cho rằng:
"Hình tượng tác giả được sáng tạo ra như hình tượng nhân vật. Đây cũng là
sự chân thật nghệ thuật, không phải là chân lý của sự kiện, mà là chân lý của
ý nghĩa, tư duy, như chân lý của thi ca" [36,tr.107- 108]. Việc tìm hiểu hình
tượng tác giả phải bắt nguồn từ chính tác phẩm nghệ thuật
M.Bakhtin hiểu vấn đề hình tượng tác giả có hơi khác hơn. Ông không
tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tượng tác giả vì sợ lẫn lộn: "Không
có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật nhà văn chỉ tồn tại
trong tác phẩm" [3,tr.78]. Nhân vật thuộc một không gian thời gian, còn tác
giả thuộc một không gian thời gian khác, bao quát và cảm thụ không gian thời
gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không gian thời gian nhân
vật. Ông cho rằng tác giả nằm ngoài thế giới nhân vật, tiếp giáp với mặt ngoài
của biểu hiện nhân vật: "Tác giả nên ở trên đường ranh giới của thế giới do
anh ta sáng tạo (...) lập trường của tác giả có thể xác định qua cách mà anh
ta miêu tả bề ngoài thế giới đó" [37,tr.129]. Như vậy, tác giả hiện diện tại
hình thức tác phẩm như là một nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ
thuật. Ông còn khẳng định: Tác giả hiện diện như một điểm nhìn, cái nhìn.
Tác giả L.Ghindơbua khi nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã nhìn
thấy nhà thơ thường xuyên hình dung về mình, tự giới thiệu về mình. Nhà lý
luận Văn học Mỹ W.Booth thì gọi là "tác giả hàm ẩn", xem đó là cái tôi thứ
hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm. Nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu đó là
tác giả được suy ra, là sản phẩm do người đọc phát hiện.

Như vậy có thể nói rằng, vấn đề hình tượng tác giả đã được tiếp cận ở
nhiều góc độ trong lý luận văn học. Đó chính là sự biểu hiện của cái "tôi" thứ
hai của tác giả trong tác phẩm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
Cho đến nay, sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong sáng tác văn học
là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. "Có
người xem hình tượng tác giả biểu hiện ở phương diện ngôn ngữ, có người
xem hình tượng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ
cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trường đời
sống, đến giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì không chỉ giọng điệu
người trần thuật mà cả trong giọng điệu nhân vật" [37,tr.129]. Có người cho
rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao
quát không gian thời gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu.
Như vậy, chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu
ở một số phương diện như: Cái nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư
tưởng, đạo đức thẩm mĩ ; giọng điệu của tác giả thâm nhập vào cả giọng điệu
nhân vật và ở sự miêu tả; sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng.
* Cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của sự biểu
hiện hình tượng tác giả trong văn học. "Cái nhìn là một năng lực tinh thần
đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm
của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó
cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật không thể thiếu
cái nhìn" [37,tr.130].
Nói về cái nhìn nghệ thuật, M.B Khrapchencô nhận xét: "Chân lý cuộc
sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có

tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ". Đối với nghệ
thuật dân gian, tính cá nhân có đổi thay nhất định thì cái nhìn cũng là một
điều kiện quyết định. Nhà văn Pháp M.Proust đã nói: "Đối với nhà văn cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
như đối với nhà hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn
đề cái nhìn " [37,tr.1301 ]. Do vậy, cái nhìn là một biểu hiện của tác giả.
Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó nó có thể phát
hiện cái xấu, cái đẹp, cái hài, cái bi. Cái nhìn có khi lại xuất phát từ một cá
thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét. Có khi cái nhìn gắn với liên tưởng,
tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ, đối sánh. Cái
nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt cạnh nhau, hoặc đem tách rời khỏi
sự vật một cách trừu tượng. "Cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi
chi tiết là điểm rơi của cái nhìn" [37,tr.106]. Chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn. Nghiên cứu các chi
tiết nghệ thuật, ta có thể khám phá được cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Khi
nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng nhìn thấy thì ta đã tiếp thu cái
nhìn của họ, tức là đã bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý.
Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là
ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả.
Chẳng hạn, cùng viết về miếng ăn nhưng cái nhìn của Nam Cao khác
với cái nhìn của Nguyên Hồng, của Nguyễn Tuân và cái nhìn của Thạch
Lam... Ví như Nguyên Hồng cũng là một cây bút viết rất hay về miếng ăn,
ông tiếp cận miếng ăn từ khẩu vị của những người nghèo khổ. Miếng ăn trong
văn Thạch Lam, Vũ Bằng thì lại được tiếp cận từ khẩu vị của lớp thị dân Hà
Nội. Còn Nguyễn Tuân lại có một cách tiếp cận riêng không giống ai. Ấy là vì
Nguyễn Tuân không nhấm nháp miếng ăn bằng vị giác, nghĩa là tiếp cận nó
chỉ như một của ngon. Ông đánh giá chén trà buổi sớm, hạt cốm mùa thu, bát
phở mùa đông, miếng giò ngày Tết... ở bình diện văn hoá - lịch sử, và thưởng

thức những món vị ấy một cách đầy tự hào như những công trình nghệ thuật
tuyệt vời mà ông gọi là "đỉnh cao của một dạng văn hoá dân tộc". Nam Cao
trong một loạt truyện: Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Quên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
điều độ, Sống mòn... viết về miếng ăn với tất cả tâm huyết của mình. Nhưng
ông không bàn luận về miếng ăn như là một thứ thực phẩm. Ông đau đớn đề
cập đến cái phương diện: miếng ăn là miếng nhục. Nhân vật của Nam Cao
thường bị cái đói, cái nghèo đẩy tới chỗ phải vứt bỏ nhân cách, phải chịu bị
lăng nhục vì miếng ăn.
Việc sử dụng từ ngữ trong truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du cũng thể hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Chúng ta thấy cái cách mà
Nguyễn Du để cho các nhân vật tự xưng với nhau: "Trách lòng hờ hững với
lòng...", "Lấy lòng gọi chút sang đây gọi lòng". Đó là cách xưng hô kiểu nhân
vật của Nguyễn Du. Ông cũng nhìn thấy qua chữ "ai" những con người cá thể
bình thường đầy nhân tính: "Đêm xuân ai dễ cầm lòng cho đang ", "Tấm lòng
ân ái ai ai cũng lòng ". Ông nhìn con người như những giá trị mong manh dễ
hư nát qua từ "chút ": "Thưa rằng chút phận ngây thơ ", "Được rày nhờ chút
thơm rơi", "Rằng tôi bèo bọt chút thân...". Có thể nói Nguyễn Du hiện diện
qua những từ ngữ độc đáo chỉ riêng ông sử dụng một cách có hệ thống. Như
vậy, thông qua cái nhìn nghệ thuật, người đọc sẽ nhận ra con người nghệ sĩ
của tác giả. Mỗi một nhà văn lại có một cái nhìn riêng độc đáo thể hiện một
phong cách riêng. Đi tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật của nhà văn biểu hiện trong
thế giới nghệ thuật cũng tức là nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả ấy.
* Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là một trong những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả
trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống có khi ta chỉ nghe giọng nói mà nhận
ra con người, thì trong văn học cũng vậy, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả.
Theo Từ điển văn học thì giọng điệu là "Thái độ, tình cảm, lập trường

tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong
lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm
thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm (...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ
của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác
dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn
chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ
thống nhân vật [5,tr.111- 112].
Giọng điệu không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù
để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ,
ứng xử trước các hiện tượng đời sống. "Hệ số tình cảm của lời văn... được
biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu cơ bản " [37,tr.132]. Giọng điệu trong
văn học không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vựng, mà còn bằng
cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm.
Khrapchencô khẳng định: "Giọng điệu không phải là sự trang sức,
không phải là yếu tố thứ yếu mà là đặc tính hữu cơ của cấu tạo tác phẩm, của
những khái quát hình tượng trong tác phẩm" [11,tr.188].
Giọng điệu có cấu trúc của nó. Xét lời văn trong quan hệ với các chủ đề
thì ta có giọng điệu cơ bản. Xét lời văn trong quan hệ với người đọc ngoài văn
bản thì ta có ngữ điệu. Sự thống nhất của hai yếu tố này tạo ra giọng điệu.
Nền tảng của giọng điệu trần thuật là cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
V.Biêlinxki đã từng nói: "Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu. Trong cảm
hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể,
đắm đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tính,
không phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng
tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình, và do đó tư tưởng xuất hiện
trong tác phẩm không phải là những suy nghĩ trừu tượng, không phải là hình

thức chết cứng, mà là một sáng tạo sống động" [37,tr.108].
Cảm hứng có mối liên quan mật thiết với giọng điệu. Nếu cảm hứng là
cao cả thì giọng điệu là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, những từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
ngữ cổ kính có âm hưởng biểu hiện thống thiết... Nếu nhà văn có cảm hứng
chính luận, phê phán, thì tác phẩm sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo và nhà văn
sẽ sử dụng các biện pháp châm biếm, mỉa mai. Yếu tố tình thái, biểu hiện sự
đánh giá của tác giả đối với phát ngôn của mình cũng là yếu tố quan trọng của
hình tượng tác giả. Như vậy giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng
chủ đạo như: anh hùng, bi kịch, cảm thương, lãng mạn. Chẳng hạn, trong
Vang bóng một thời nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo được giọng điệu riêng đầy
hấp dẫn. Giọng điệu chủ đạo là giọng điệu trang trọng, cổ kính, thiêng liêng.
Giọng điệu ấy được bắt nguồn từ chính con người cũng như cái nhìn của nhà
văn đối với cuộc đời cho nên lắng sâu. Ẩn sâu bên trong là một tình cảm nồng
ấm, là niềm hoài niệm, tiếc nhớ về một thời xa xưa nay chỉ còn vang bóng.
Chính nhờ giọng điệu này mà Vang bóng một thời có một sức sống vĩnh
viễn với thời gian. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học, tác giả M.B.khrapchencô khẳng định: "Những đặc tính cơ bản của
lĩnh vực giọng điệu trong những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên
của phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng
tác của nhà văn" [10,tr.172].
Như vậy, giọng điệu là một phương diện rất quan trọng của tác phẩm
nghệ thuật. Cùng với những yếu tố nghệ thuật khác, giọng điệu là chìa khoá
để mở cánh cửa văn học đích thực. Nhiều nhà văn thường xây dựng cho mình
một hệ thống giọng điệu độc đáo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình.
Các nhà nghiên cứu đã nói đến giọng điệu của Tônxtôi trong Chiến tranh và
hoà bình "một giọng điệu mềm mại, tỉnh táo, đôn hậu của một người vững tin
vào đạo đức và chân lý. Giọng điệu của L.Tônxtôi vang lên khắp nơi trong tác

phẩm của ông từ Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, đến Phục sinh và các tác
phẩm sau đó. Người ta nhận ra giọng của ông trong cậu Nicôlenca, trong
Anđrây, trong Lêvin, trong Nêkhliuđôp. Ngôn ngữ giản dị, mặn mà, dễ thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
của đại uý Tusin, giọng điệu vui vẻ, âm vang của Natasa đều thể hiện những
tình cảm trong sáng, chân thành, là những tình cảm mà tác giả yêu mến, bảo
vệ" [37,tr.134].
Có thể nói giọng điệu là một trong những thước đo chuẩn mực đánh giá
tài năng nghệ thuật của nhà văn. Nếu chưa tạo được cho mình một giọng điệu
riêng thì nhà văn chưa được coi là một nghệ sĩ chân chính, có tài năng đích
thực. Tạo ra trong tác phẩm của mình một hệ thống giọng điệu vừa độc đáo
vừa phong phú, chính là cách nhà văn khẳng định vị trí của mình trên
văn đàn.
* Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng
Bên cạnh các yếu tố như cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu trần thuật thì sự
tự thể hiện của tác giả thành hình tượng đã mang đến cho người tiếp nhận
nhiều hứng thú trong quá trình cảm thụ văn học. Trong tác phẩm, có nhiều
trường hợp tác giả tự hình dung hình tượng của mình. Các tác giả tuỳ bút, bút
ký, ký sự hoặc tiểu thuyết cũng không ít trường hợp miêu tả mình trong tác
phẩm. Chẳng hạn, M.Gorki trong bộ ba tự thuật: Thời thơ ấu, Kiếm sống,
Những trường đại học của tôi. Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu.
Nam Cao trong Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt. Ví dụ, khi Nguyễn Tuân viết:
"Tôi muốn mỗi ngày cho tôi cái say của rượu tối tân hôn", "Rồi tôi vẫn vênh
váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách không có quê hương nhất định".
Khi Thế Lữ viết:
Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Hoặc khi Xuân Diệu viết:

Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi...

×