Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án Tiết 19 Công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.78 KB, 4 trang )

Giáo án công nghệ lớp 12 Trường THPT Cam Lộ
Tiết thứ: 18 Ngày soạn: 08/12/2009
Ngày giảng: 14/12/2009
CHƯƠNG 4.
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
§18. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
VÀ VIỄN THÔNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông.
- Biết được các khối cơ bản, nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông.
2. Kỷ năng: Nhận biết được mạch điện tử điều khiển.
3. Thái độ: Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu các hệ thống thông tin và viễn thông.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại, lấy HS làm chủ
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Nghiên cứu kĩ trước bài 17, tham khảo các tài liệu liên quan.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài 17.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu chức năng của mạch khuếch đại và mạch tạo xung?
- Nêu nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Trong thực tế ta biết rất nhiều các hệ thống thông tin và viễn thông.
Vậy, khái niệm, các khối cơ bản và nguyên lí làm việc của nó ra sao. Bài hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu.
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về
hệ thông thông tin và viễn thông.
I. Khái niệm về hệ thống thông tin


và viễn thông.
Giáo viên: Lê Thị Thành Năm học: 2009 - 2010
Giáo án công nghệ lớp 12 Trường THPT Cam Lộ
GV: Yêu cầu HS kể một số hệ thống
thông tin và viễn thông mà em biết.
HS: Trả lời
GV: Vậy, hệ thống thông tin là gì? Hệ
thống viễn thông là gì?
HS: Trả lời
GV: Kết luận, ghi bảng.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Giới thiệu một mô hình hệ thống
thông tin và viễn thông
HS: Quan sát, lắng nghe.
GV: Thông tin và viễn thông có gì giống
và khác nhau?
HS: Trả lời.
GV: Đài phát thanh của trường ta có phải
là hệ thống thông tin và viễn thông
không? Tại sao?
HS: Trả lời.
GV: Thông tin được truyền đi như thế
nào?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy kể một số cách truyền sơ
khai mà con người đã sử dụng?
HS: Trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối,
nguyên lí làm việc của hệ thống thông
tin và viễn thông.

GV: Một hệ thống thông tin và viễn
thông bao gồm những bộ phận nào?
- Hệ thống thông tin: dùng các biện
pháp để thông báo cho nhau những
thông tin cần thiết.
- Hệ thông viễn thông: truyền những
thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến
điện.
- Mô hình hệ thống thông tin và
viễn thông.

- Phương pháp truyền thông tin:
+ Truyền trực tiếp
+ Truyền qua không gian
II. Sơ đồ khối, nguyên lí làm việc
của hệ thống thông tin và viễn
thông.
Gồm: phần phát và phần thu
Giáo viên: Lê Thị Thành Năm học: 2009 - 2010
Giáo án công nghệ lớp 12 Trường THPT Cam Lộ
HS: Trả lời
GV: Dùng sơ đồ khối hình 17-2 mô tả sơ
đồ khối tổng quát của phần phát thông
tin?
HS: Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và giải
thích chức năng của từng khối.
HS: Suy nghỉ trả lời.
GV: Kết luận, ghi bảng
GV: Phần thu có nhiệm vụ gì?

HS: Trả lời
GV: Giới thiệu sơ đồ khối của phần thu
thông tin.
HS: lắng nghe và ghi chép bài.
1. Phần phát thông tin
- Nhiệm vụ: Đưa nguồn thông tin cần
phát tới nơi càn thu thông tin ấy.
- Sơ đồ khối:
* Nguồn thông tin: nguồn tín hiệu
cần phát đi xa (âm thanh, hình ảnh,
chữ và số…..).
* Xử lí tin: Nguồn tín hiệu cần được
gia công và khuếch đại.
* Điều chế, mã hoá: Những tín hiệu
đa được xử lí có biện độ đủ lớn
muốn truyền đi xa cần được mã hoá.
* Đường truyền: Tín hiệu sau mã
hoá gửi vào các phương tiện truyền
đa dẫn (cáp quang, dây dẫn….) để
truyền đi xa.
2. Phần thu thông tin
- Nhiệm vụ: Thu, nhận tín hiệu đã
điều chế, mã hoá truyền đi từ phần
phát, biến đổi ngược lại để đưa tới
thiết bị đầu cuối.
- Sơ đồ:
Giáo viên: Lê Thị Thành Năm học: 2009 - 2010
Nguồn
TT
Xử

lí tin
Điều
chế, mã
hoá
Đường
truyền
Nhận
TT
Xử
lí tin
Giải
điều
chế,
giải

Thiết
bị đầu
cuối
Giáo án công nghệ lớp 12 Trường THPT Cam Lộ
* Nhận thông tin: tín hiệu đã phát
được thu, nhận bằng 1 thiết bị hay 1
mạch nào đó.
* Xử lí tin: gia công và khuếch đại
tín hiệu nhận được.
* Giải điều chế, giãi mã: Biến đổi
tín hiệu trở về tín hiệu ban đầu.
* Thiết bị đầu cuối: khâu cuối cùng
của hệ thống.
4. Củng cố:
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

- Điều khiển tự động các máy móc có ưu điểm gì so với điều khiển bằng tay?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Nghiên cứu trước bài số 14.
Giáo viên: Lê Thị Thành Năm học: 2009 - 2010

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×