Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Đề KSCL Văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.56 KB, 3 trang )

Trờng THCS Hợp Tiến
đề Kiểm tra khảo sát chất lợng - năm học: 2010 2011
Môn: Ngữ văn 8 - Ngày kiểm tra: 21/8/2010
( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 3 điểm): Cho khổ thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thơng nhau tre chẳng ở riêng.
Luỹ thành từ đó mà lên hỡi ngời.
( Nguyễn Duy Tre Việt Nam)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ đã đợc sử dụng trong khổ thơ trên? Phân tích giá trị của những biện pháp tu từ đó.
Câu 2 ( 2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( 5- 10 câu) về chủ đề học tập trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép.
Gạch chân dới câu ghép và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.
Câu3( 5 điểm): Từ nội dung bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ
của mình về mối quan hệ giữa học và hành.
**************************************
đáp án - biểu điểm chấm
Câu 1( 2,5 điểm): Cho khổ thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thơng nhau tre chẳng ở riêng.
Luỹ thành từ đó mà lên hỡi ngời.
( Nguyễn Duy Tre Việt Nam)
Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ đã đợc sử dụng trong khổ thơ: Nhân hoá - 0,5 điểm.
Phân tích làm nổi bật ý cơ bản sau: Trong khổ thơ, tác giả đã nhân hoá cây tre. Miêu tả tre ngả nghiêng
trong gió bão mà lại dùng những hình ảnh thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu vừa đúng thực tế thân
tre, cành tre quấn quýt nhau trong gió bão và cũng gợi đến sự gắn bó chở che của con ngời. Khổ thơ
miêu tả những khóm tre trong gió bão mà lại gợi nghĩ đến tình thơng yêu đoàn kết giữa con ngời với
nhau. .. ( 2 điểm)
Câu 2 ( 3 điểm): Học sinh viết đợc một đoạn văn ngắn ( 5- 10 câu) đúng về chủ đề học tập trong đó có sử
dụng ít nhất một câu ghép (2đ). Gạch đúng dới chân câu ghép và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế


trong câu ghép đó (1 điểm).
Câu3( 4,5 điểm):
A. Nội dung : Bài làm đảm bảo đợc các ý cơ bản sau :
1. Mở bài: Giới thiệu về nội dung tác phẩm và tác giả, nêu khái quát tầm quan trọng của việc học và hành.
(dẫn dắt đa yêu cầu của đề vào bài làm)
2. Thân bài: - Nội dung của phép học
- Giải thích :
+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành theo quan điểm của Nguyễn Thiếp.
+ Thế nào là học và hành.
+ Tại sao học và hành phải đi đôi
- Khẳng định quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và
thực tiễn. Khẳng định cốt lõi trong phơng pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là học phải đi đôi
với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo soi sáng cho hành.
Hành giúp cho con ngời vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh để lí thuyết đã học đợc vào thực tế.
- Nêu lên suy nghĩ của mình và liên hệ với thực tế cuộc sống, đặc biệt là vấn đề học tập trong
thời kì đổi mới hiện nay.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề :
- Học với hành phải đi đôi. Không nên coi nhẹ mặt nào. Có nh vậy thì hiệu qủa học tập và lao động
sản xuất mới đợc nâng cao.
- ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đa ra cách đây mấy thế kỷ nhng vẫn đợc coi là kim chỉ
nam cho phơng pháp giảng dạy, học tập trong thời đại hiện nay.
B. Thang điểm:
- Điểm 4,25 - 4,5 : Viết đúng kiểu bài nghị luận kết hợp với biểu cảm. Sắp xếp theo trình tự hợp lí
các ý nh yêu cầu về nội dung. Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lô gíc. Biết cách liên hệ mở rộng. Diễn
đạt mạch lạc. Trình bày sach đẹp. Không mắc lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 3 - 4 : Viết đúng kiểu bài nghị luận kết hợp với biểu cảm. Đảm bảo tơng đối đầy đủ các ý
nh yêu cầu. Bố cục rõ ràng, Lập luận tơng đối chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc. Trình bày sạch đẹp. Mắc một
số rất ít lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 1,25 - 2,75 : Viết đúng kiểu bài nghị luận kết hợp với biểu cảm. Có một số ý cơ bản. Sắp
xếp các luận điểm cha thật hợp lí. Bố cục đầy đủ. Trình bày cha đợc sạch đẹp. Mắc một số lỗi câu, lỗi

chính tả.
- Điểm từ 1 trở xuống : Không đạt đợc các yêu cầu nh trên hoặc bài viết lạc đề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×