Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gián án de luyen thi TNNT 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.23 KB, 3 trang )

Thứ ......... ngày …… tháng ….. năm...……..
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2 010 – 2 011
MÔN KIỂM TRA: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 5
Thời gian làm bài: 30 phút.
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những
mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi
thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu
cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được,
nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân
hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực
ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi
vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh
hương nhu, nhánh bạc hà…hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ
trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
Theo Băng Sơn

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do:
a mọi nhà trồng hoa
b cây lá trong làng
c các loài nước hoa
2. Ngày mùa, “mùi thơm từ đồng thơm vào” là mùi thơm của hương lúa, hương rơm rạ và:
a hương bưởi.


b hương chanh.
c hương cốm.
1
Trường tiểu học.........................................
Lớp:................
Họ tên học sinh:.........................................
3. Nơi làng quê tác giả “…là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” vì đó là những làn
hương quen thuộc của:
a đất quê.
b nước hoa.
c viên trứng
4. Làn hương trong bài được tạo nên là do hương thơm:
a tự nhiên
b nhân tạo
c chế biến
5. Trong câu: “ Hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi
thoáng cái lại bay đi.” các dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách:
a các vế câu ghép.
b các bộ phận vị ngữ.
c trạng ngữ với bộ phận chính.
6. Trạng ngữ trong câu: “Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của
đất quê.” chỉ:
a nơi chốn
b thời gian
c nguyên nhân
7. Trong câu: “ Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo,
ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:
a nhân hoá.
b so sánh.
c ẩn dụ.

8. Cặp quan hệ từ: “Vì…nên…” trong câu “Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê
hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.” biểu thị quan hệ:
a nguyên nhân – kết quả.
b tương phản.
c điều kiện – kết quả.
giữa các bộ phận của câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
2
UBND TỈNH Vĩnh Phúc CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2 008 – 2 009
MÔN : Tiếng Việt (Viết) - Lớp 5
Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút;
- Tập làm văn: 35 phút.
(Không kể thời gian đọc và chép đề)
I. Chính tả ( 5 điểm)
Bài viết: Mùa thảo quả
…Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại
ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng,
qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm
thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng
già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
Theo Ma Văn Kháng
- Đản Khao: Tên vùng đất thuộc tỉnh Lào Cai.
* Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
- Đọc cả bài viết cho học sinh nghe;
- Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần);
- Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết.
II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Em hãy tả ngôi trường em đang học.

* Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
- Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp;
- Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài.
3
BẢN CHÁNH

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×