Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GA Dia 6 201020110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.84 KB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 5:</b>


Ngày soạn: 1/10
Ngày dạy:



Bài 4

:

<b>PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. </b>



<b> KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ, TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Nhớ và biết được cách xác định phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu được như thế nào là kinh độ và vĩ độ của một điểm


- Rèn kỹ năng xác định phương hướng, xác định kinh độ và vĩ độ của một điểm
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề.


- Thảo luận nhóm…
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Bản đồ các nước Đông Nam Á có kinh tuyến và vĩ tuyến.
-Bảng phụ


<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK


<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>
? Tỉ lệ bản đồ là gì?


? Nêu ý nghĩa của tử số, mẩu số trong số tỉ lệ?
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) Khi cần xác định bất kì một điểm nào trên bản đồ ( Tâm một cơn
bão, chiếc tàu gặp nan... ) Ta cần phải biết được phương hướng, tọa độ địa lí của điểm
đó. Vậy, muốn xác định phương hướng trên bản đồ và tọa độ địa lí của một điểm ta
phải làm như thế nào? Các em sẽ trả lời câu hỏi đó sau bài học này.


2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (10p)</b>


Bước 1: HS đọc SGK và trả lời 1 số câu hỏi
- Muốn xác đinh phương hướng trên bản đồ ta
phải dựa vào yếu tố nào?


- Dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến thì cách xác
đinh phương hướng trên bản đồ như thế nào?
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng thì cách xác định
phương hướng trên bản đồ như thế nào?


Bước 2:



HS: Trả lời, nhận xét và thực hành trên lớp.
GV: Chuẩn xác


HS: Thực hành:


- Xác định phương hương trên bản đồ


- Xác định phương hướn dựa vào mũi tên chỉ hướng


<b>1. </b><i><b>Phương hướng trên bản đồ</b></i>


a/ Xác định dựa vào hệ thống kinh
vĩ tuyến.


* Kinh tuyến:


- Đầu trên: Hướng bắc
- Đầu dưới: Hướng Nam
* Vĩ Tuyến:


- Bên phải: Hướng đông
- Bên trái: Hướng tây


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>





<i>B</i>



a




<i>B</i>
b


<b>Hoạt động 2: (10p)</b>


Bước 1: HS dựa vào H11 và SGK trả lời các câu
hỏi sau:


- Điểm C trên H11 là điểm tiếp xúc của kinh
tuyến và vĩ tuyến nào?


- Xác định khoảng cách từ C đến KTG
- Xác đinh khoảng cách từ C đến VTG
? Thế nào là kinh độ của một điểm ?
? Thế nào là vĩ độ của một điểm?
- Tọa độ địa lí của một điểm là gì?
- Cách viết?


Một HS viết tọa độ địa lí của một điểm như sau,
em hãy nhận xét: (Gv ra bài tập yêu cầu HS xác
định)


Bước 2: HS xác định, trả lời và nhận xét bổ sung


<b>Hoạt động 3: (12p)</b>



Bước 1: GV phân nhóm làm việc
- Nhóm 1: làm bài tập phần a
+ HN – VC


+ HN – Gia-cac-ta
+ HN – Man-ni-la


- Nhóm 2: làm bài tập phần b
- Nhóm 3: làm bài tập phần c
- Nhóm 4: làm bài tập phần d


Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả và
nhận xét bổ sung


GV Chuẩn xác


<i><b>2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của</b></i>
<i><b>một điểm</b></i>


- Kinh độ của một điểm là khoảng
cách được tính bằng số độ từ kinh
tuyến đi qua điểm đó đến kinh
tuyến góc


- Vĩ độ của một điểm là khoảng
cách được tính bằng số độ từ vĩ
tuyến đị qua điểm đó đến vĩ tuyến
góc


- Tọa độ địa lí của một điểm là


kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
+ Cách viết: Kinh độ viết trên, vĩ
độ viết dưới


3. <i><b>Bài tập</b></i>


a/


+ HN – Viêng Chăn: Hướng Tây
Nam


+ HN – Gia-cac-ta: Hướng Nam
+ HN – Man-ni-la: Hướng Đông
Nam


b/ Tọa độ địa lí các điểm A, B,C :


1300<sub>Đ 110</sub>0<sub>Đ</sub>


1300<sub>Đ </sub>


A B C
100<sub>B 10</sub>0 <sub>0</sub>0


c.Toạ độ các điểm trên bản đồ
1400<sub>Đ 120</sub>0<sub>Đ</sub>


E Đ



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

d/ .Hướng từ điểm O đến các điểm
-Từ O đến A Hướng Bắc


-Từ O đến B hướng Đông
-Từ O đến C hướng Nam


-Từ O đến D hướngTây


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


Giáo viên chốt lại bài học và hướng dẫn HS làm những bài tập còn lại
<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Học bài .


- Làm tiếp những bài tập chưa làm ở câu a.
<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>...</b>


<b>Tiết 6:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài 5:

<b>KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN </b>


<b> ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>
- Hiểu rõ kí hiệu bản đồ là gì?



- Biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu được sử dụng trong bản đồ.
- Biết sử dụng bản chú giải để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng địa lí.
- Rèn kĩ nặng nhận biết được các loại kí hiệu bản đồ


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề.


- Thảo luận nhóm…
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


? Phương hướng trên bản đồ được xác định như thế nào? Hãy vẽ hình thể hiện
các hướng chính


Hãy xác định tọa độ của một điểm trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) HS phát biểu cách vẽ bản đồ. Từ đó GV dẫn dắt kí hiệu bản đồ là


gì? Có những loại kí hiệu nào được biểu hiện trên bản đồ. Cách thức biểu hiện địa hình
trên bản đồ như thế nào?


2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (15p)</b>


Bước 1: GV giới thiệu bản đồ tự nhiên VN, nhấn
mạnh những dấu hiệu màu sắc, hình vẽ...


? Kí hiệu bản đồ là gì?


? Người ta dùng những loại kí hiệu nào để biểu
hiện trên bản đồ


? Quan sát H14, em hãy kể tên một số đối tượng
địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường, kí hiệu
điểm, kí hiệu diện tích.


? Trong kí hiệu điểm có những dạng kí hiệu nào?
Bước 2: HS trả lời và nhận xét, bổ sung


Nhận biết một số loại kí hiệu trên bản đồ VN
GV: Chuẩn xác


Lưu ý: Kí hiệu điểm thường là kí hiệu phi tỉ lệ
theo vị trí các đối tượng địa lí có diện tích nhỏ.
Trong kí hiệu điểm người ta có thể sử dụng dạng
hình học, tượng hình, chữ...



<b>1. </b><i><b>Các loại kí hiệu bản đồ</b></i>


*Khái niệm: là những dấu hiệu quy
ước ( màu sắc, hình vẽ…) thể hiện
đặc trưng các đối tượng địa lí
* Có 3 loại kí hiệu:


- Kí hiệu điểm: Sân bay, cảng
biển…


- Kí hiệu đường: Đường giao
thong, ranh giới quốc gia


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Hoạt động 2: (17p)</b>
HS đọc SGK


? Có mấy cách biểu hiệ địa hình trên bản đồ:
? Dựa vào thang màu địa hình VN hãy cho biết
độ cao địa hình biểu hiện bằng thang màu như
thế nào?


HS: Tả lời và nhận xét, bổ sung


? Đường đồng mức là gì


? quan sát vào vào H16 cho biết:
- Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m


- Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở


hai sườn phía Đ và phía T hãy cho biết sườn nào
dóc hơn?


<i><b>2. Cách biểu hiện địa hình trên</b></i>
<i><b>bản đồ</b></i>


a/ Dùng thang màu:
Theo quy ước nước ta:
- Màu xanh: 0 – 200m
- Màu vàng: 200 – 500m
- Màu da cam: 500 – 1500m
- Nàu đỏ > 1000m.


b/ Dùng đường đẳng cao.
- Đường đồng mức là những
đường nối những điểm có cùng
một trị số độ cao.


- Trị số các đường đồng mức cách
đều nhau


- Các đường đồng mức càng dày
thi địa hình ở đó càng dốc, càng xa
nhau thì địa hình ở đó càng thoải
<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


1.Các đối tượng địa lí sau đây được biểu hiện trên bản đồ bằng những loại kí hiệu
nào?


Khu vực phân bố đất feralit, sơng ngịi, trụ sở ngân hàng, nhà hát, ranh giới


huyện, hải cảng


2. Tổ chức trò chơi đối đáp: Giáo viên yêu cầu 4 tổ chon 4 HS xuất sắc nhất. GV
hô các đối tượng địa lí, HS phải trả lời đó thuộc loại kí hiệu gì?


<b>V. Dặn dị: (2p)</b>


- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1,2,3


- Chuẩn bi thước kẻ, giấy, bút chì, tẩy để tiết sau học bài thực hành
- Xem lại các bước vẽ một bản đồ


<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>...</b>


<b>Tiết 7:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bài 6:

<b>THỰC HÀNH:</b>



<b> TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ </b>


<b> SƠ ĐỒ LỚP HỌC</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết cách dùng địa bàn để xác định phương hướng các đối tượng địa lí


- Biết cách đo khoảng cách trên thực tế và chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ được sơ đồ lớp


học


- Bước đầu biết sử dụng thước đo để vẽ sơ đồ
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề.


- Thảo luận nhóm…
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên:</b>


- Thước đo và địa bàn
<b>2. Học sinh:</b>


- Giấy, thước kẽ, bút chì, tẩy
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>
1. Nêu các bước khi vẽ bản đồ
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) Chúng ta đã biết vẽ bản đồ phải tiến hành qua nhiều bước rất
phức tạp, để có một sơ đồ, lược đồ đẹp và đúng ta không thể vẽ một cách tùy tiện. Vậy
để vẽ một sơ đồ, bản đồ vừa đơn giản, vừa chính xác thì ta phải làm thế nào? Hơm nay
các em sẽ được thực hành về vấn đề đó.


<i><b>2/ Triển khai:</b></i>



<b> Hoạt động 1: (5p) Chia nhóm hoạt động</b>


GV chia lớp thành 4 nhóm và phân cơng cơng việc cho 4 nhóm như sau
- Cử 1 nhóm trưởng điều hành chung: phân công, đôn đốc, kiểm tra nhóm
- 1 thư kí ghi chép số liệu


- 2 HS đo đạc


- 1 người tính tốn để rút tỉ lệ


- Số còn lại vẽ sơ đồ lớp học. Sau khi vẽ xong chọn một bản đẹp nhất để thi giữa các
nhóm


Hoạt đơng 2: (12p) Cách sử dụng địa bàn, thước đo, rút tỉ lệ
a/ Cách sử dụng địa bàn:


GV: Hướng dẫn cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng
- Kim nam châm: Hướng bắc – màu xanh, hướng nam – màu đỏ


- Vòng chia độ: Hướng bắc – 0 hoặc 360o<sub>, Nam – 180</sub>0<sub>, Hướng Đông – 90</sub>0<sub>, Hướng </sub>


Tây - 2700


- Cách sử dung: Xoay hộp đầu xanh trùng với vạch số 0. đúng hướng đường 0-1800<sub> là </sub>


đường Bắc Nam
b/ Đo:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đo chiều dài, chiều rộng lớp học, độ dài cửa sổ, độ dài cửa ra vào, độ dài bục giảng...


( nhớ ghi số liệu cụ thể vào bảng tập hợp)


c/ Tỷ lệ: Rút nhỏ tỉ lệ là 1/ 50


TT ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐO KHOẢNG CÁCH GHI CHÚ


Thực tế Trên lược đồ
1


2
3


4
5
6


Độ dài lớp học AB
Độ rộng lớp học BC
Bục giảng:


- Cạnh AE
- Cạnh EM
- Cạnh MN
- Cạnh NH
Độ rộng cửa sổ
Độ rộng cửa ra vào
Độ rộng bục giảng
7 Hướng lớp học


<b> Hoạt động 3: (15p) Thi vẽ giữa các tổ</b>



HS: Tiến hành vẽ sơ đồ lớp học sau khi xác định phương hước lớp học, đo đạc và rút tỉ
lệ


Các nhóm chọn bài đẹp nhất trình bày lên bảng
Nhận xét, bài làm các tổ


GV: Chuẩn xác và nhận xét
<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


GV: tóm tắt lại các bước vẽ sơ đồ lớp học, chốt lại những nội dung cần thiết
<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Về nhà mỗi cá nhân phải tự vẽ vào vở minh trên cơ sở số liệu đã có
<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>...</b>
<b>Tiết 8:</b>


Ngày soạn: 18/10
Ngày dạy:


<b>KIỂM TRA VIẾT MỘT TIẾT</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Thông qua bài đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh từ bài 1 đến bài 5 từ
đó đưa ra phương pháp giảng dạy hợp lí, hiệu quả hơn



- Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng nội dung câu hỏi.


- Rèn luyện đức tính thật thà, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>
- Đề và đáp án
<b>2. Học sinh:</b>


- Ôn tập những bài đã học
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>
<b>II. GV phát đề: </b>
<b>III. Học Sinh làm bài.</b>
<b>Đề:</b>


Câu 1: Kinh tuyến là gì? Đặc điểm của đường kinh tuyến? (2điểm)
Câu 2: Nêu các bước khi vẽ bản đồ? (2điểm)


Câu 3: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng những loại
kí hiệu nào? Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên ta phải xem bảng chú giải.(2điểm)


Câu 4: Xác đinh tọa độ địa lí của điểm A, B, C, Đ theo hình dưới đây (2điểm)
(Hình 12 SGK)


Câu 5: Đoạn đường từ Gio Linh đến Đông Hà trên bản đồ là 4 cm, Vậy trên thực tế
đoạn đường đó dài bao nhiêu km biết bản đồ đó có tỷ lệ 1: 500.000 (2 điểm)



<b>IV. Củng cố: (5p)</b>


GV:Đánh giá nhận xét giờ kiểm tra
<b>V. Dặn dò: (1p)</b>


Chuẩn bị bài 7: “Sự vận động của Trái Đất xung quanh mặt trời”
<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>
<b>...</b>


============


<b>Đáp án</b>

:
Câu 1: (2 điểm):


- Kinh tuyến là những đường nối cực Bắc và cực Nam
* Đặc điểm:


- Trái đất gồm 360 đường kinh tuyến
- Có độ dài bằng nhau


Câu 2: (2 điểm)


B1: Thu thập thông tin về đối tượng đại lí


B2: Tính tỷ lệ, lựa chọn kí hiệu để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu 3: (2 điểm)



- Kí hiệu đường, Kí hiệu điểm, kí hiệu diện tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1300<sub>Đ 110</sub>0<sub>Đ 130 </sub>


A B C


100<sub>B 10</sub>0 <sub>0</sub>0


1200<sub>Đ</sub>


Đ


100<sub>N</sub>


Câu 5: (2điểm)


Đoạn đường từ Gio Linh đến Đông hà trên thực tế dài là:
4 x 500.000 = 2000.000 cm = 20 km


Đáp số: 20km


Tiết 9:


Ngày soạn: 20/10


Bài 7:

<b>SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC </b>


<b> CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>



- Học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh trục tương ứng của trái đất.
Hướng chuyển động của trái đất từ Tây sang Đơng. Thời gian tự quay của một vịng
quanh trục của trái đất là 24 giờ .


- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái đất quanh trục.


- Biết dùng quả địa cầu, chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái
đất.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Quả địa cầu, lược đồ các múi giờ
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ. (lòng gép)</b>
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) Trái Đất có những vận động khác nhau, trong đó vận động tự
quay quanh trục là một vận động chính của TĐ. Vận động đó diễn ra như thế nào và
gây nên những hệ quả gì? Bài học hơm nay sẽ giải đáp.



2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (20p)</b>


Bước 1:


GV giới thiệu khái qt quả địa cầu là mơ hình
thu nhỏ của TĐ


HS: Dựa vào H19 cho biết:


<i>- Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?</i>
<i>- Thời gian TĐ tự quay một vòng quanh trục</i>
<i>trong bao lâu.</i>


Bước 2:


HS: Trả lời và nhận xét
GV: Chuẩn xác


+ Cho HS thấy vị trí của VN trên quả Địa cầu.
+ Xoay quả địa cầu theo hướng tự quay quanh
trục


+ Giải thích khi chúng ta thấy VN xuất hiện –
khuất đi rồi xuất hiện ta nói TĐ đã quay được
một vịng hay 1 chu kì.


Bước 3:



Đại diện một vài HS lên quay quả địa cầu theo
hướng tự quay quanh trục của TĐ, Cả lớp cùng
quan sát và nhận xét.


GV: Chu kì quay của TĐ là 24h nên người ta chia
TĐ thành 24 khu vực giờ trong đó khu vực giờ cơ
đường kinh tuyến góc đi qua là khu vực giờ
góc(số 0)


HS: Dựa vào H20 hãy xác định:
<i>- VN ở khu vực giờ số mấy?</i>


<i>- Khi ở khuc vực góc 0h thì VN mấy giời?</i>


<i>- Khi ở khu vực giờ góc 12h thì ở nước ta mấy</i>
<i>giờ? Bắc Kinh, Mat-xcơ-va mấy giờ?</i>


HS: Xác định , trả lời
GV: Chuẩn xác
<b>Hoạt động 2: (17p)</b>


GV: Dùng quả địa cầu và ngọn đèn để minh họa


<b>1. </b><i><b>Sự vận động tự quanh quanh</b></i>
<i><b>trục</b></i>


- Hướng tự quay: Tây sang đông
- Thời gian: 24h/1 vòng quay



- Người ta chia bề mặt TĐ thành
24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ
có một giờ riêng. VN ở múi giờ số
7


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hiện tượng ngày đêm


<i> - Phần được chiếu sáng gọi là gì?</i>
<i>- Phần khơng được chiếu sáng gọi là gì?</i>
Đẩy quả Địa cầu quay theo hướng tự quay
<i> - Hiện tượng ngày đêm diên ra như thế nào?</i>
<i>- Giả sử TĐ không quay thì hiện tượng gì sẽ xãy </i>
<i>ra?</i>


HS: Trình bày, nhận xét
GV: Chuẩn xác.


<i>Tại sao hàng ngày, Khi quan sát lên bầu trời ta </i>
<i>thấy mặt trời, mặt trăng, các vì sao chuyển động </i>
<i>từ Đơng sang Tây.</i>


HS: Trình bày, nhận xét
GV: Chuẩn xác


HS: Quan sát H cho biết:


<i> Các vật chuyể động từ P-N; O-S bị lệch về </i>
<i>hướng tay nào khi nhìn theo chiều chuyển động</i>
HS: Trình bày, nhận xét



GV: Chuẩn xác


GV: Giải thích cụ thể lực coorriolit và sự lệch
hướng chuyển động của các vật thể.


VD: Hướng chuyển động của dịng biển, hướng
gió...


- Khắp mọi nơi trên TĐ đều lần
lượt có ngày và đêm.


- Các vật thể chuyển động trên TĐ
đều bị lệch hướng:


+ BBC: lệch phải
+ NBC: lệch trái


<b>IV. Củng cố: (5p)</b>


1. Gọi một HS lên quay của ĐC theo hướng tự quay của TĐ
2. Nhắc lại những hệ quả của vận động tự quay quanh trục của TĐ
<b>V. Dặn dò: (1p)</b>


- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới


<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>



<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 10:


Ngày soạn: 29/10/09


Bài 8:

<b>SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT </b>



<b>TRỜI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của TĐ xung quanh mặt trời(quỷ đạo) thời
gian chuyển động và tính chất chuyển động.


- Nhớ vị trí của TĐ vào các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đơng chí.


- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của TĐ trên
quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở
- Trực quan



<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>
- Quả địa cầu,
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


1. Vận động tự quay của TĐ quanh trục sinh ra hệ quả gì? Nếu Trái đất khơng có
vận động tự quay thì hiện tượng ngày đêm trên TĐ sẽ ra sao?


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) Ngồi vận động tự quay, TĐ cịn có vận động xung quanh mặt
trời. Vận động này diễn ra như thế nào? Sinh ra những hệ quả gì?


2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (20p)</b>


- GV: Treo H23 phóng to, hướng dẫn hs quan
sát. Ngoài sự vậnn động của Trái Đất xung
quanh trục, Trái Đất còn chuyển động xung
quanh Mặt Trời...



<i>? Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời</i>
<i>trên quĩ đạo có hình gì?</i>


- HS: Hình e líp gần trịn.


<i>? Nhắc lại hướng vận động tự quay quanh trục</i>
<i>của Trái Đất?</i>


- HS: Hướng từ tây sang đông.


<i>? Quan sát mũi tên chỉ hướng tự quay quanh</i>
<i>trục của Trái Đất từ đó rút ra nhận xét về</i>
<i>hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt</i>
<i>Trời?</i>


- HS: Trùng với hướng vận động của Trái Đất
Xung quanh trục là hướng từ tây sang đông.
- GV: Dùng mơ hình mơ tả hướng chuyển động
của Trái Đất quanh Mặt Trời


<i>? Yêu cầu hs thực hiện?</i>
- HS: Thực hiện trên mơ hình.


<i>? Thời gian Trái Đất Chuuyển động quanh Mặt</i>
<i>Trời một vòng hết bao nhiêu thời gian? Đựoc</i>


<b>1. </b><i><b>Sự chuyển động của TĐ xung</b></i>
<i><b>quanh Mặt trời</b></i>


- Trái Đất chuyển động quanh mặt


trời theo hướng từ tây sang đơng
trên qũy đạo có hình E Líp gần tròn


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>qui ước như thế nào?</i>


- HS: 365 ngày và 6 giờ và được qui ước là một
năm


- GV: Một năm là 365 ngày vậy còn dư 6 giờ
cần tính như thế nào


- HS: Cứ sau 4 năm lại có một năm có 366 ngày
tức năm nhuận


- GV: Hướng hs quan sát H 23 SGK


<i>? Chỉ các vị trí xn phân, hạ chí, thu phân,</i>
<i>đơng chí trên H23. Rút ra nhận xét về độ</i>
<i>nghiêng hưỡng nghiêng của trục Trái Đất ở các</i>
<i>vị trí trên?</i>


- HS: Chỉ trên tranh vẽ, hưỡng nghiêng và trục
nghiêng không đổi ở tất cả các vị trí.


? Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
là chuyển động gì?


<b>Hoạt động 2: (17p)</b>


G: Thuyết trình nguyên nhân tao ra các mùa


GV: Hướng dẫn hs quan sát H24 phóng to
<i>? Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả nhiều về phía</i>
<i>Mặt trời, điều đó dẫn đến hiện tượng gì?</i>


<i>? Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả nhiều về phía</i>
<i>mặt trời, có hiện tượng gì?</i>


<i>? Khi nửa cầu bắc là mùa hạ thì nửa cầu nam</i>
<i>là mùa gì?</i>


- HS: Nửa cầu nam khi đó là mùa đơng (Mùa ở
hai nửa cầu trái ngược nhau).


<i>? Quan sát H23 cho biết vào hai ngày 21/3 và</i>
<i>23/9 Mặt Trời chiếu vng góc vào vị trí nào</i>
<i>trên Trái Đất. Lượng nhiệt nhận được trên hai</i>
<i>nửa cầu khi đó như thế nào?</i>


- HS: Vào ngày 21/3 và 23/9 ánh sáng Mặt Trời
chiếu vng góc với đường xích đạo lượng
nhiệt nhận đước ở hai nửa cầu bằng nhau.


- GV: Đó là hai mùa mát mẻ trong năm, mùa
xuân và mùa thu


- GV: Người ta còn chia một năm ra bốn mùa.
Ở nửa cầu Bắc, các nước theo dương lịch tính
thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa có khác
một số nước quen dùng âm lịch ở ChâuÁ.
Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, quanh


năm nóng, sự phân hố ra bốn mùa khơng rõ rệt.
Ở miền Bắc, tuy cũng có bốn mùa, nhưng hai
mùa xuân và thu chỉ là những thời kì chuyển
tiếp ngắn. Ở miền Nam, hầu như nóng quanh


(Một năm)


- Trong lúc TĐ chuyển động trên
quỹ đạo hướng nghiêng của trục
không đổi


=> chuyển đọng tịnh tiến


<i><b>2. Hiện tượng các mùa</b></i>


* NN:


- Hướng nghiêng của trục TĐ không
đổi trong khi chuyển động trên quỹ
đạo


- Sự phân chia ánh sáng, nhiệt độ
không đều


=> sinh ra các mùa
* Biểu hiện:


- Ngày 22/6 (hạ chí) BBC nghiêng
về phía MT => BBC là mùa nóng,
NBC là mùa lạnh



- Ngày 22/12 (đơng chí), NBC
nghiêng về phía MT => NBC mùa
nóng, NBC mùa lạnh.


- Ngày 21/3 (xuân phân), ngày 23/9
(hạ chí) BBC và NBC nhận được
một lượng a/s và nhiệt độ như nhau
=> là thời điểm bắt đầu và kết thúc
các mùa nóng lạnh trên TĐ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

năm, chỉ có hai mùa: một mùa khơ và một mùa
m


<b>IV. Củng cố: (5p)</b>


1. Trình bày sự vận động của TĐ quanh MT?


2. Tại sao TĐ chuyển đơng quanh MT lại sinh ra các mùa nóng lạnh trong năm
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 3.SGK


<b>V. Dặn dò: (1p)</b>


- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới


<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>



<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 11:


Ngày soạn: 5/11/09


Bài 9

<b>HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO </b>



<b>MÙA</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận
động của Trái Đất quanh mặt trời.


- Biết được các khái niệm về đường chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vịng cực Bắc,
vịng cực Nam.


- Biết sử dụng quả địa cầu và nguồn sáng để giải thích hiện tượng ngày đêm dài
ngắn khác nhau.


- Yêu thiên nhiên cuộc sống trên TĐ
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>



- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>1. Giáo viên:</b>


- Quả địa cầu., Tranh về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên TĐ.
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


1. Trái Đất chuyển động xung quanh MT theo hướng nào? Trong quá trình chuyển
động hướng trục TĐ có thay đổi khơng


2. Vào những ngày nào thì trên TĐ sẽ nhận được một lượng ánh sáng và lượng
nhiệt như nhau


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b>1/ Vào bài</b></i>: (1p) Ngoài hiện tượng sinh ra các mùa, sự chuyển động của TĐ xung
quanh MT còn sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau và hiện
tượng có ngày, đêm dài suốt 24h ở các miền cực thay dổi theo mùa. Hiện tượng này
biểu hiện như thế nào


<i><b>2/ Triển khai:</b></i>



Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (20p)</b>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H24 SGK phóng
to. Trong khi quay xung quanh Mạt Trời Trái
Đất ln chỉ được chiếu sáng một nửa


<i>? Vì sao trục Trái Đất và đường phân chia sáng</i>
<i>tối không trùng với nhau?</i>


- HS: Vì khi chuyển động trên quĩ đạo trục Trái
Đất luôn nghiêng theo một hướng.


<i>? Ở vị trí ngày 22/6 nửa cầu nào ngả nhiều về</i>
<i>phía Mặt Trời hơn?</i>


- HS: Nửa cầu bắc.


<i>? Ánh sáng Mặt Trời chiếu vng góc với vĩ</i>
<i>tuyến bao nhiêu độ, đó là đường gì?</i>


- HS: Vĩ tuyến 23o<sub>27’đó là đường chí tuyến bắc.</sub>


- GV: Hướng dẫn hs nhận xét khoảng được
chiếu sáng và khoảng nằm trong bóng tối ở nửa
cầu bắc.


<i>? So sánh và rút ra nhận xét?</i>


- HS: Khoảng được chiếu sáng rộng hơn khoảng


nằm trong bóng tối. Ngày dài hơn đêm.


<i>? Ở vị trí ngày 22/12 ánh sáng Mặt Trời chiếu</i>
<i>vng góc với mặt đất ở vĩ tuyến nào, đố là</i>
<i>đường gì?</i>


- HS: Ở vĩ tuyến 23o<sub>27’ nam đó là đường chí</sub>


tuyến nam.


<i>? So sánh khoảng được chiếu sáng và khoảng</i>
<i>nằm trong bóng tối ở nửa cầu nam?</i>


- HS: Khoảng được chiếu sáng rộng hơn, ngày
dài hơn.


<b>1. </b><i><b>Sự chuyển động của TĐ xung</b></i>
<i><b>quanh Mặt trời</b></i>


- Trong khi chuyển động quanh Mặt
Trời trục Trái Đất vẫn giữ nguyên
hướng nghiêng và góc nghiêng =>
Trục TĐ và đường phân chia sáng
tối không trùng với nhau


- Các địa điểm ở nửa cầu Bắc và
Nam có hiện tượng ngày đêm dài
ngắn khác nhau theo vĩ độ.


+ Ngày 22/6 MT chiếu vng góc


chí tuyến Bắc => BBC ngày dài
đêm ngắn, NBC ngày ngắn đêm dài


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H25 SGK


<i>? Nhậnn xét độ dài ngày và đêm ở các vị trí</i>
<i>A,B,C. A’,B’,C’?</i>


- HS: Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày
và đêm càng biểu hiện rõ rệt.


<i>? Dựa vào H24 SGK cho biết độ dài của ngày</i>
<i>và đêm trên đường xích đạo ở vị trí 22/6 và</i>
<i>22/12?</i>


- HS: Độ dài ngày và đêm ở xích đạo bằng
nhau.


<b>Hoạt động 2: (10p) </b>


<i>? Dựa vào H25 SGK hãy cho biết điểm D và D’</i>
<i>nằm trên đường vĩ tuyến bao nhiêu độ, đó là</i>
<i>đường gì?</i>


- HS: Vĩ tuyến 66o<sub>33’ đó là vịng cực bắc và</sub>


vịng cực nam.


<i>? Nhận xét độ dài của ngày và đêm ở hai địa</i>
<i>điểm D và D’ ở vị trí ngày 22/6?</i>



- HS: Ở điểm D có ngày dài 24 giờ. Ở điểm D’
có đêm dài 24 giờ.


<i>? Nhận xét độ dài của ngày và đêm ở hai địa</i>
<i>điểm D và D’ ở vị trí ngày 22/12?</i>


- HS: Ở điểm D có đêm dài 24 giờ. Ở điểm D’
có ngày dài 24 giờ.


- Ở các vĩ tuyến 66o<sub>33’ (Vòng cực) là những </sub>


đường giới hạn rộng nhất của những vùng có
hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ và thay đổi từ
một ngày đến 6 tháng.


- Các địa điểm nằm trên đường xích
đạo quanh năm lúc nào cũng có
ngày đêm dài ngắn như nhau.


<i><b>2. Ở hai miền cực có ngày, đêm</b></i>
<i><b>dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa</b></i>


- Các địa điểm nằm từ vĩ độ 66o<sub>33’ </sub>


Bắc và Nam đến cực có số ngày có
ngày và đêm dài 24 giờ dao động
theo mùa từ một ngày đến 6 tháng.


<b>IV. Củng cố: (5p)</b>



1. Nguyên nhân nào dẫn đến có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên TĐ
theo mùa? Nếu trục TĐ trùng với đường phân chia sáng tối thì hiện tượng ngày đêm
trên TĐ sẽ ntn?


2. Tại sao TĐ chuyển đông quanh MT lại sinh ra các mùa nóng lạnh trong năm
3. Hướng dẫn HS làm bài tập 3.SGK


<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 2,3 SGK.


- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


- Chuẩn bị trước bài mới, bài 10 “ Cấu tạo bên trong của Trái Đất ”.
<b>VI. Rút kinh nghiệm:</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 12:


Ngày soạn: 5/11/09



Bài 10

<b>CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: Vỏ Trái Đất, lớp trung gian
và lõi Trái Đất (Nhân). Mỗi lớp đều có những đặc tính riêng về độ dày và trạng thái
vật chất và về nhiệt độ.


- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi bẩy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ,
các địa mảng ln dịch chuyển có thể tách xa nhau hoăc sô chờm lên nhau tạo nên các
dãy núi ngầm dưới đáy đại dương hoặc các dãy núi ven bờ lục địa, sinh ra các hiện
tượng núi lửa và động đất.


- Dựa vào tranh vẽ trình bầy được cấu tạo trong của Trái Đất.


- Dựa vào lược đồ các địa mảng chỉ ra hướng dịch chuyển của các địa mảng và các
hiện tượng đi kèm theo.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất.
- Quả địa cầu.


<b>2. Học sinh:</b>



- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK, TBĐ
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (15p)</b>


1. Vào ngày hạ chí 22/6 Bán cầu nào có ngày dài đêm ngắn. Ở nơi nào có ngày dài
12h, nơi nào có ngày dài 24h. Nhận xét hiện tượng ngày đêm khi đi từ xđ về 2 cực


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) Trái Đất được cấu tạo ra sao và bên trong nó gồm những gì? Đó là
vấn đề mà từ xưa con người vẫn muốn tìm hiểu. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, con người đã biết bên trong Trái Đất gồm có mấy lớp, đặc điểm của
chúng ra sao và sự phân bố các lục địa cũng như đại dương trên vỏ Trái Đất như thế
nào?


2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (10p)</b>


- GV: Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất
là một vấn đề rất khó khăn. Với trình độ kĩ thuật
hiện tại, con người chỉ mới khoan sâu vào lịng
đất được 15.000 m. Vì vậy, để nghiên cứu được
các lớp đất sâu hơn, người ta phải dùng các
phương pháp nghiên cứu gián tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- GV: Treo H 26 phóng to hướng dẫn hs quan


sát.


<i>? Quan sát trên hình vẽ cho biết cấu tạo trong</i>
<i>của Trái Đất gồm mấy lớp. Đó là những lớp</i>
<i>nào? </i>


- GV: Hướng dẫn hs nghiên cứu bảng các đặc
điểm của các lớp vật chất trong lịng Trái đất
<i>? Sử dụng H26 phóng to chỉ và nêu đặc điểm</i>
<i>của từng của Trái Đất?</i>


- HS: Thực hiện trên hình vẽ.


- GV: Quan sát và củng cố kiến thức.
<b>Hoạt động 2: (12p) </b>


<i>? Quan sát trên hình vẽ em có nhận xét gì về độ</i>
<i>dày của lớp vỏ Trái Đất so với các lớp ở bên</i>
<i>trong?</i>


- HS: Mỏng hơn rất nhiều chỉ bằng 1% thể tích
và 5% khối lượng của các lớp bên trong.


<i>? Vậy lớp vỏ Trái Đất có vai trị như thế nào</i>
<i>đối với đời sống sinh hoạt của con người?</i>
- GV: Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số
địa mảng nằm kề nhau...


Mỗi địa mảng là một khối riêng phần cao là
lục địa, phần thấp là đáy đại dương chúng luôn


ở trạng thái dịch chuyển...


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H27 SGK
<i>? Hãy đọc tên các địa mảng?</i>


- HS: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, mảng Phi ...
<i>? Các mảng luôn dịch chuyển vậy chhúng dịch</i>
<i>chuyển theo những hướng nào?</i>


- HS: Chúng dịch chuyển theo hai chiều có thể
tách xa nhau hoặc xơ vào nhau.


<i>? Q trình dịch chuyển đó gây ra hậu quả gì?</i>
- HS: Tách xa nhau vật chất ở dưới sâu trào lên
tạo thành các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương,
xô vào nhau nén ép tạo thành các dãy núi trên
đất liền, đi kèm theo các hiện tượng đó là động
đất và núi lửa.


- Cấu tạo trong của Trái Đất gồm ba
lớp. Ngoài cùng là lớp vỏ, ở giữa là
lớp trung gian, trong cùng là lớp lõi.


<b>2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.</b>


- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất
nhưng lại hết sức quan trọng vì đó
là nơi tồn tại các thành phần tự
nhiên của Trái Đất như khơng khí,
nước, các sinh vật và cả xã hội loài


người.


- Các địa mảng ln dịch chuyển rất
chậm, các địa mảng có thể xô vào
nhau hoạc tách xa nhau.


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


1.Lớp võ TĐ được chia làm mấy lớp
2. Lớp võ ngoài cùng có đặc điểm gì?
<b>V. Dặn dị: (2p)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Làm bài tập 3 SGK.


- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


- Chuẩn bị trước bài 11 “ Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề
mặt Trái Đất ” vào vở bài tập.


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============



Tiết 13:


Ngày soạn: 17/11/09


Bài 11

<b>THỰC HÀNH</b>



<b> SỰ PHÂN BỐ LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN TRÁI </b>


<b>ĐẤT</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết được sự phân bố các lục địa và các đại dương trên Trái Đất, cũng như ở hai
nửa cầu bắc và nam.


- Biết tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên bản đò thế giới.


- Rèn kĩ năng xác định vị trí của các lục địa, đại dương trên bản đồ.
- Rèn kĩ năng đọc phân tích bảng số liệu.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Bản đồ các châu lục và lục địa trên thế giới.
- Quả địa cầu.


<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK, TBĐ


<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (lòng ghép)</b>
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại
duơng phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam. Chính vì vậy nên người ta thường gọi nửa
cầu Bắc là "lục bán cầu" và nửa cầu Nam là " thủy bán cầu".


- GV: Dùng bản đồ tự nhiên thế giới chỉ vị trí các lục địa và các đại dương trên thế
giới.


<i><b>2/ Triển khai:</b></i>


<b>* Bài tập 1.</b>


? Cho biết diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu bắc?
- HS: Diện tích lục địa là 39,4 %. Diện tích đại dương là 60,6%.
? Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu nam?


- Diện tích lục địa là 19%. Đại dương là 81%.
* Bài tập 2.


- Hãy quan sát trên bản đồ thế giới và cho biết.


? Trên thế giới gồm có những lục địa nào. Hãy chỉ trên bản đồ treo tường?
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.


Lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực và


lục địa


Ơ-trây-lia


<i> ? Lục địa nào có diện tích lớn nhất nằm ở nửa cầu nào? lục địa nào nhỏ nhất nằm</i>
<i>ở nửa cầu nào?</i>


- Lục địa Á-Âu có diện tích rộng lớn nhất rên thế giới diện tích bằng 50,7tr km2<sub> nằm</sub>


ở nửa cầu bắc.


- Lục địa Ơ-trây-lia có diện tích nhỏ nhất 7,6 triệu km2<sub> nằm ở nửa cầu Nam.</sub>


? Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc, nửa cầu nam?


- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc là lục địa Á-Âu và lục địa bắc mĩ. Nàm hoàn toàn ở
nửa cầu nam là lục địa Ô-trây-lia và lục địa nam cực.


<b> * Bài tập 3. </b>


- Hãy quan sát H29 và cho biết.


? Rìa lục địa gồm những bộ phận nào. cho biết độ sâu của từng bộ phận?
- HS: Rìa lục địa gồm thềm lục địa có độ sâu 0 – 200 m.


Sườn lục địa có độ sâu từ 200 – 2500 m.


- GV: Ở những độ sâu lớn hơn người ta gọi là đáy đại dương.
<b> * Bài tập 4. </b>



- Dựa vào bảng số liệu SGK trang 35 hãy cho biết.


? Nếu tổng diện tích Trái Đất là 510 triệu km<i>2<sub> thì diện tích các đại dương chiếm</sub></i>
<i>bao nhiêu %?</i>


- HS: 179,6 + 93,4 + 74,9 + 13,1 = 361.000.000 km2


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Diện tích đại dương chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất.


<i> ? Tên của bốn đại dương lớn. Đại dương có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất băng bao</i>
<i>nhiêu km2<sub>?</sub></i>


- HS: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương có diện tích lớn nhất là Thái Bình Dương 179,6 triệu km2<sub>.</sub>


- Đại dương có diện tích nhỏ nhất là Bắc Băng Dương 13,1 triệu km2<sub>.</sub>


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


- Trong các câu hỏi dưới đây hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất.
1. Lục địa nằm hoàn toàn ở Bắc Bán Cầu là:


a) Lục địa Phi; b) Lục địa Nam Mĩ.
c) Lục địa Á – Âu; d) Lục địa Ơxtrâylia.
2.Lục địa có đường xích đạo đi qua gần chính giữa là:
a) Lục địa Ôxtrâylia; b) Lục địa Nam Mỹ.
c) Lục địa Phi; d) Cả ba lục địa trên.
3.Đặc điểm lục địa Âu - Á là:


a) Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu.


b) Có diện tích lớn nhất.


c) Có đường xích đạo đi qua gần chính giữa.
d) Tiếp giáp với lục địa Phi và lục địa Ôxtrâylia.


<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Về chuẩn bị trước chương II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.


Bài 12. “Tác động của nội lực và ngoại lửctong việc hình thành địa hình bề mặt
Trái Đất”


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


<b> </b>

<b>Chương II</b>

<b>: CÁC THÀNH PHẦN TỰ HIÊN CỦA TRÁI</b>



<b>ĐẤT</b>


Tiết 14:


Ngày soạn: 25/11



Bài 12:

<b>TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC </b>



<b>TRONG </b>



<b> VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI </b>


<b>ĐẤT</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Hiểu sơ lược nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa và động
đất


- Dựa vào kiến thức đã học và tranh ảnh để trình bày lại được nguyên nhân hình
thành bề mặt Trái Đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Bản đồ tự nhiên VN hoặc thế giới
- Quả địa cầu.


<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK, TBĐ
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>



<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (lòng ghép)</b>
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài: (1p- Địa hình trên bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự</b></i>
<i><b>tác động lâu dài và liên tục của hai lực đối nghịch nhau : nội lực và ngoại lực. Tác</b></i>
<i><b>động của nội lực thường làm cho bề mặt của Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động</b></i>
<i><b>của ngoại lực lại thiên về san bằng hạ thấp địa hình 2/ Triển khai:</b></i>


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (17p)</b>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ tự nhiên thế
giới. Chú ý đọc bảng chú giải về độ cao và độ sâu
của địa hình và chỉ các khu vực có địa hình đồi
núi, đồng bằng, đáy đại dương.


<i>? Qua bản đồ em có nhận xét gì về địa hình bề</i>
<i>mặt Trái Đất?</i>


- HS: Rất đa dạng có nơi là núi cao, có nơi là
đồng bằng, có nơi thấp hơn mực nước biển...
<i>? Vậy nguuyên nhân nào làm cho bề mặt địa hình</i>
<i>có đặc điểm đó?</i>


- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Nội lực .... núi lửa
hoặc động đất”


<i>? Nội lực là những lực như thế nào?</i>



- HS: Là những lực sinh ra bên trong lòng Trái
Đất.


<i>? Khi nội lực tác động sảy ra hiện tượng gì?</i>
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H30 SGK.
<i>? Miêu tả bức ảnh trong H30? </i>


- HS: Ảnh chụp những khối bị gió mài mịn …
- GV: Đó chính là tác động của ngoại lực
<i>? Em hiểu thế nào là ngoại lực? </i>


<i>? Ngoại lực gồm mấy quá trình. Đố là những quá</i>


<b>1. Tác động của nội lực và</b>
<b>ngoại lực.</b>


* Nôi lực:


- Là những lực sinh ra trong lòng
Trái Đất.


- Khi nội lực tác động bề mặt
Trái Đất sẽ trở nên gồ gề


* Ngoại lực.


- Là những lực sinh ra bên trên,
bên ngồi Trái Đất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>trình nào?</i>


- HS: Phong hoá, xâm thực.


<i>? Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất có đặc</i>
<i>điểm gì?</i>


- HS: Bị bào mòn dần và trở nên bằng phẳng.
<i>? Nêu một số ví dụ thực tế về tác động của của</i>
<i>ngoại lực?</i>


- HS: Nước chảy, gió thổi, tác động của nhiệt độ
và sinh vật….


- GV: Núi lửa và động đất đều do những tác động
của nội lực sinh ra vậy núi lửa và động đất là
những hiện tượng như thế nào


<b>Hoạt động 2: (14p)</b>


<i>? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà e hiểu thế nào là</i>
<i>hiện tượng núi lửa?</i>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H31 SGK


<i>? Trình bày cấu tạo bên trong của núi lửa trên</i>
<i>tranh phóng to?</i>


- HS: Thực hiện trên tranh vẽ.



- GV: Hướng dẫn hs quan sát H32 SGK
<i>? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?</i>


- HS: Ngọn núi phun ra khói bụi và dung nham.
- GV: Đó là núi lửa đang phun trào dung nham
(Núi lửa đang hoạt động).


<i>? Vậy núi lửa ngừng phun trào mắc ma trong</i>
<i>thời gian dài là gì?</i>


- HS: Núi lửa tắt.


- GV: Trên thế giới có rất nhiều núi lửa đang hoạt
động.


( Chỉ vành đai lửa Thái bình dương trên bản đồ
thế giới)


<i>? Nêu những tác hại của núi lửa đang hoạt</i>
<i>động?</i>


- HS: Tro bụi dung nham có thể vùi lấp các làng
mạc thành thị, làng mạc ….


<i>? Tại sao các núi lửa đã tắt lâu ngày lại có sức</i>
<i>thu hút lớn đối với dân cư trong vùng?</i>


- HS: Dung nham phân huỷ thành đất đỏ ba gian
rất mầu mỡ…..



- GV: Đó là hiện tượng núi lửa vậy động đất diễn
ra như thế nào


<i>? Hiện tượng động đất sảy ra như thế nào?</i>
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H33 SGK
<i>? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?</i>
- HS: Nhà cửa bị đổ xập


<i>? Vậy động đất có tác hại như thế nào?</i>


Đất bị bào mòn và dần trở nên
bằng phẳng.


<b>2. Núi lửa và động đất.</b>
* Núi lửa.


- Là hình thức phun trào mắc ma
từ dưới sâu lên mặt đất.


- Núi lửa gồm núi lửa đang hoạt
động và núi lửa tắt.


* Động đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- HS: Nhà cửa cầu cống bị đổ xập, cầu cống,
đường giao thông bị phá huỷ…..


- GV: Động đất có nhiều cấp độ khác nhau và
được chia thành 9 cấp độ (Đơn vị tính cấp độ
động đất Rích te).



<i>? Để hạn chế tác hại của động đất người ta cần</i>
<i>làm gì?</i>


- HS: Xây nhà chịu được những trận động đất
lớn, sơ tán dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm
- GV: Hướng dẫn hs đọc bài đọc thêm..


mặt đất bị rung chuyển


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


1.Nội lực là gì? Tác động của nội lực sẽ lam bề mặt địa hình như thế nào?


2. Ngoại lực là gì? Gồm những quá trình nào? Tác động của ngoại lực sẽ làm bề
mặt địa hình như thế nào?


<b>V. Dặn dị: (2p)</b>


- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


- Chuẩn bị trước bài mới bài 13 “Địa hình bề mặt Trái Đất ”.
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>



<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 15:


Ngày soạn: 5/12/


Bài 13:

<b>ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Phân biệt được độ cao tuyệt đối, và độ cao tương đối của địa hình.


- Biết được khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao sự khác nhau giữa núi già
và núi trẻ.


- Hiểu được thế nào là địa hình Cacxtơ.


- HS: Chỉ và xác định được một số vùng núi già, vùng núi trẻ trên bản đồ thế giới.
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi.
- Bảng phân loại núi theo độ cao.


- Tranh ảnh về núi trẻ, núi già, núi đá vôi hang động.


- Bản đồ tự nhiên thế giới.


<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK, TBĐ
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


? Thế nào là nội lực, ngoại lực. Khi nội lực, ngoại lực tác động, địa hình bề mặt Trái
Đất có đặc điểm gì. Sinh ra hiện tượng gì?


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Trên bề mặt Trái Đất có nhiều loại địa hình khác nhau. Một trong
các loại địa hình rất phổ biến là núi. Núi cũng có nhiều loại. Người ta phân biệt: núi
cao, núi thấp; núi trẻ, núi già; núi đá vôi...


2/ Triển khai:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (12p)</b>


- GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều núi
<i>? Qua thực tế em hãy cho biết thế nào là núi, độ</i>
<i>cao của núi?</i>


<i>? Quan sát trên thực tế hãy cho biết núi gồn</i>
<i>những bộ phận nào?</i>



- GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng phân loại núi.
<i>? Núi được chia thành mấy loại, độ cao của từng</i>
<i>loại?</i>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H34 SGK.
THẢO LUẬN NHÓM


<i>? Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối?</i>


GV: Chuyển ý: Ngoài cách phân loại núi theo độ
cao người ta còn phân chia thành núi già và núi
trẻ


<b>Hoạt động 2: (10p)</b>


- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Ngoài sự phân chia núi
theo độ cao … tốc độ rất chậm ”


<i>? Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thành núi</i>
<i>già, núi trẻ?</i>


<b>1. Núi và độ cao của núi.</b>


- Núi là một dạng địa hình nhơ
cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao của
núi thường trên 500m so với mực
nước biển.


- Núi có ba bộ phận: đỉnh núi,


sườn núi và chân núi.


- Núi được chia thành: núi thấp,
núi trung bình, núi cao.


- Độ cao tuuyệt đối là khoảng
cách đo theo chiều thẳng đứng từ
một điểm ở trên cao so với mực
nước biển.


- Độ cao tương đối là khoảng
cách đo theo chiều thẳng đứng từ
trên cao so với một điểm khác ở
dưới thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- HS: Căn cứ vào thời gian hình thành.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H35 SGK.


? Hãy lập bảng so sánh núi già và núi trẻ?


Núi già Núi trẻ


- Hình thành cách đây
hàng trăm triệu năm.
- Đỉnh tròn


- Sườn thoải


- Thung lũng nơng và
rộng



- Hình thành cách đây
vài chục triệu năm.
- Đỉnh nhọn


- Sườn dốc.


- Thung lũng sâu và
hẹp.


<i>? Quan sát H36 SGK dãy núi Hy-ma-laya là núi</i>
<i>già hay núi trẻ?</i>


- HS: Núi trẻ


<i>? Xác định trên bản đồ thế giới các dãy núi già,</i>
<i>các dãy núi trẻ?</i>


- HS: Thực hiện trên bản đồ tự nhiên thế giới.
<b>Hoạt động 3: (10p)</b>


- GV: Địa hình cacxtơ là địa hình đặc biệt của
vùng núi đá vôi.


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H37 SGK


<i>? Em có nhận xét đỉnh, sườn và hình dạng của</i>
<i>khối núi trong ảnh?</i>


- HS: Đỉnh núi sắc nhọn lởm chởm, sườn núi dốc


đứng….


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H38 SGK
<i>? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?</i>


- HS: Hang động núi đá vôi với nhiều khối thạch
nhũ.


<i>? Nguyên nhân hình thành các hang động?</i>


- HS: Nước mưa thấm vào các kẽ đá khoét mòn đá
tạo thành các hang động.


- Căn cứ vào thời gian hình thành
người ta phân chia thành núi già,
núi trẻ.


<b>3. Địa hình CacXtơ</b>


- Địa hình núi đá vơi được gọi là
địa hình cacxtơ.


- Trong vùng núi đá vơi thường
có nhiều hang động đẹp hấp dẫn
khách du lịch.


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


<b>PHIẾU HỌC TẬP</b>



- Trong các câu hỏi dưới đây em hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất.
1. Núi là:


a) Một dạng địa hình nhơ cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất.


b) Dạng địa hình gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.


c) Một dạng địa hình nhơ cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên
500m so với mực nước biển.


d) Một dạng địa hình nhơ cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên
500m so với mực nước biển, gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.


2. Độ cao tuyệt đối là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

b) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước
biển trung bình.


c) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước
biển thấp nhất.


d) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước
biển cao nhất.


3. Núi già là:


a) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.


b) Núi hình thành cách đây khoảng mấy chục triệu năm.



c) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường thấp, đỉnh tròn, sườn
thoải, thung lũng rộng.


d) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường cao, đỉnh nhọn, sườn
dốc, thung lũng hẹp và sâu.


<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Chuẩn bị tiếp bài: Địa hình bề mặt trái đất


Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 16:


Ngày soạn: 15/12/


Bài 13:

<b>ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (</b>

<i><b>tiếp theo</b></i>

<b>)</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Nắm được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình. Đồng bằng,cao nguyên và đồi
trên cơ sở quan sát tranh ảnh mô hình.


- Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt Nam.
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước nội dung bài học và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK, TBĐ
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


Thế nào là núi, Độ cao tương đối, tuyệt đối của địa hình được xác định như thế
<i>nào?III. Bài mới:</i>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Trên bề mặt Trái Đất cịn có các dạng địa hình khác nhau như:
bình ngun, cao ngun, đồi... Nếu miền núi có nguồn tài ngun phong phú về lâm,
khống sản,thì bình ngun lại là nơi thích hợp cho việc phát triển nơng nghiệp.



<i><b> 2/ Triển khai:</b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


<b>Hoạt động 1: (12p)</b>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H39 SGK.
<i>? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?</i>
- HS: Quang cảnh cánh đồng bằng phẳng, rộng
lớn ….


- GV: Đó chính là đồng bằng (Bình nguyên)
<i>? Vậy em hiểu thế nào là dạng địa hình bình</i>
<i>nguyên (Đồng bằng)?</i>


- GV: Dựa vào nguyên nhân hình thành người ta
chia thành hai dạng chính.


<i>? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết</i>
<i>người ta chia thành những loại nào nguyên</i>
<i>nhân?</i>


<i>? Tại sao ở những vùng bình nguyên bồi tụ dân</i>
<i>cư thường sống rất đơng đúc?</i>


- HS: Thường có địa hình bằng phẳng, đất đai
mầu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- GV: Treo bản đồ hướng dẫn hs quan sát bảng
chú giải về mầu sắc biểu thhị độ cao của địa hình.
<i>? Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao của địa hình</i>


<i>hãy chỉ các đồng bằng châu thổ Sơng Nin, sơng</i>
<i>Hồng Hà, Sơng Cửu Long…?</i>


- HS: Thực hiện trên bản đồ…..
<b>Hoạt động 2: (10p)</b>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát mơ hình cao
nguyên, bình nguyên.


<i>? Tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình</i>
<i>nguyên và cao nguyên?</i>


- HS: Bình nguyên thấp, Cao nguyên cao. Bề mạt
tương đối bằgn phẳng….


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H41 SGK.


<i>? Bề mặt cao ngun có đặc điểm gì khác so với</i>
<i>bề mặt so với bình nguyên?</i>


<b>1. Bình nguyên (Đồng bằng).</b>
- Bình nguyên (Đồng bằng) là
dạng địa hình thấp, bề mặt tương
đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối
thường khơng q 200m.


- Bình nguyên được phân chia
thành hai loại bình ngun bào
mịn và bình ngun bồi tụ
( Châu thổ)



<b>2. Cao nguyên.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- HS: Bề mặt cao nguuyên có sườn dốc, bị cắt sẻ,
tạo thành vách dựng đứng.


<i>? Vậy dạng địa hình cao ngun có đặc điểm như</i>
<i>thế nào?</i>


<b>Hoạt động 3: (7p)</b>


<i>? Dạng địa hình cao nguyên thuận lợi cho phát</i>
<i>triển kinh tế như thế nào?</i>


- HS: Thuận lợi cho phát triển trồng cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn


- GV: Hướng dẫn hs quan sát vùng đồi trên mơ
hình bình ngun và cao nguuyên.


<i>? Thế nào là dạng địa hình đồi?</i>


- HS: Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình
nguyên và đồng bằng ( Trung du)


<i>? Ở nước ta khu vực nào có nhiều đồi nhất?</i>
- HS: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ…..


<b>3. Đồi.</b>



- Đồi là dạng địa hình nhơ cao,
đỉnh trịn, sườn thoải, độ cao
tương đối thường không quá
200m. Đồi thường tập trung thành
từng vùng.


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


<i> 1. Thế nào là bình nguyên, cao ngun ? Các dạng địa hình này có gì giống và khác</i>
<i>nhau?</i>


<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Học thuộc phân ghi nhớ cuối bài.


- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


- Chuẩn bị trước bài mới, bài 15 “ Các mỏ khoáng sản”
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>



============


Tiết 17:


Ngày soạn: 18/12/


<b> ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Hệ thống hoá kiến thức phần sự vận động tự quay của Trái Đất quanh trục và
quanh Mặt Trời và các hệ quả của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Nắm chắc được cấu tạo bên trong của vỏ Trái Đất , thấy được vai trò to lớn của
lớp vỏ Trái Đất .


- Giải thích được tác động của ngoại lực và nội lực trong việc hình thành địa
hình bề mặt Trái Đất .


- Rèn kỹ năng tính tốn tỉ lệ bản đồ
- Giáo dục ý thức học tập tốt .
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Trực quan


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Đề cương ôn tập .
- Quả địa cầu ,



- Bản đồ thế giới . Bản đồ địa hình Việt Nam .
<b>2. Học sinh:</b>


- Soạn trước đề cương cần ôn tập
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) – GV nêu mục tiêu tiết ôn tập


<i><b>2/ Triển khai:</b></i>


1. Thế nào là kinh tuyến và vĩ tuyến?
2. Nêu các bước khi vẽ bản đồ?


3. Cách xác định phương hướng trên bản đồ


5. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và
đời sống


6. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất ?


7. Tại sao Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kỳ nóng và lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa bán cầu trong năm ?



8. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một
lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ?


9. Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của mỗi lớp ?
10. Núi là gì? Cách xác định độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối/


11. Phân biệt núi già và núi trẻ
Phương pháp ôn tập :


- Trên cơ sở học sinh làm đề cương ở nhà :


- Gọi học sinh lên bảng trình bày lần lượt từng câu .
- Cho các học sinh khác bổ xung kiến thức .


- Giáo viên chữa hoàn chỉnh câu hỏi, rèn luyện lai một số bài tập về tỷ lệ bản đồ và
cách tính giờ trên trái đất


<b> IV. Củng cố: (4p)</b>


- Cho học sinh ôn tập lại các câu hỏi trọng tâm
- Hoàn thành đề cương ôn tập .


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Làm xong đề cương ôn tập .
- Học thuộc bai


- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>



<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 18:


Ngày soạn: 27/12/


<b> KIỂM TRA HỌC KỲ I</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Hệ thống được những kiến thức đã học về Trái Đất và Bản đồ


- Đánh giá được khả năng nhậ thức của HS từ đó có biện pháp giảng dạy cần thiết
- Rèn khả năng tự lập, khả năng tư duy độc lập sáng tạo


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Tự luận


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Đề và đáp án (theo đề phịng)
<b>2. Học sinh:</b>



- Ơn tập kỹ những vấn đề đã học
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Phát baid. (2p)</b>


<b> III. Làm bài: (45p)</b>
<b> IV. Thu bài: (2p)</b>


- Cho học sinh ôn tập lại các câu hỏi trọng tâm
- Hoàn thành đề cương ơn tập .


<b> V. Dặn dị: (2p)</b>


Chuẩn bị bài học cho tiết sau “Các mỏ khoáng sản”
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Tiết 19:


Ngày soạn: 5/1/2010



Bài 15:

<b>CÁC MỎ KHOÁNG SẢN</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Khái niệm các mỏ khoáng sản, biết các loại khóang sản, các mỏ nội sinh và
ngoại sinh của khống sản.


- Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế.


- Bảo vệ nguồn tài ngun khống sản, chống ơ nhiểm mơi trường, bảo vệ các
nguồn khống sản có nguy cơ cạn kiệt.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan.
<b>2. Học sinh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>
<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (lòng ghép)</b>
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Trong lòng trái đất có những nguồn tài ngun vơ cùng q giá,
xung quanh chúng ta cũng vậy, có những nguồn tài nguyên hữu hạn, con người đang
tìm cách khai thác và sử dụng vào những mục đích phát triển kinh tế xã hội, đó chính


là tài ngun khống sản. Khống sản là gì và nằm ở đâu? Tiết học hơm nay chúng ta
cùng tìm hiêu vấn đề này.


<i><b> 2/ Triển khai:</b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


<i><b>Hoạt động 1</b></i>


? Khống sản là gì? Em hiểu gì về các loại khống
sản trong tự nhiên? Khống sản là gì?


HS trả lời, giáo viên liên hệ thực tế
Thảo luận nhóm


Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm


Nhóm 1: Trình bày các loại khoáng sản năng
lượng và cơng dụng của chúng?


Nhóm 2: Trình bày các loại khống sản phi kim
loại và cơng dụng của chúng?


Nhóm 3: Trình bày các loại khống sản kim loại
và cơng dụng của chúng?


Các nhóm thảo luận và trình bày


? Ở địa phương em có các loại khống sản nào?
GV tổng kết thảo luận



<i><b>Hoạt động 2</b></i>


? Thế nào gọi là các mỏ khoáng sản? mỏ khống
sản được hình thành như thế nào?


? Thế nào gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
? Con người cần phải làm gì để khai thác và bảo
vệ các nguồn tài nguyên một cách hợp lí? Cho ví
dụ?


Học sinh trả lời
GV chuẩn xác


<b>1. Các loại khống sản</b>


Khống sản là những tích tụ tự
nhiên các khống vật và đá có ích
được con người khai thác và sử
dụng có mục đích.


<b>2. Các mỏ khống sản nội sinh </b>
<b>và ngoại sinh</b>


- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung
các khoáng sản.


- Mỏ nội sinh là những mỏ hình
thành do nội lực (Quá trình mắc
ma)



- Mỏ ngoại sinh là những mỏ hình
thành do các quá trình ngoại lực
(phong hóa, tích tụ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

1. Thế nào là các mỏ khống sản? Cho ví dụ về các mỏ khống sản ở Việt Nam
mà em biết?


2. Vì sao phải chúng ta cần phải bảo vệ tài nguyên khống sản?
<b>V. Dặn dị: (2p)</b>


1. Học bài củ, làm bài tập


2. Chuẩn bị bài Thực hành: Đọc bản đồ tỉ lệ lớn
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 20:


Ngày soạn: 15/1/2010



Bài 16:

<b>THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ </b>

<i><b>(LƯỢC ĐỒ)</b></i>



<b> ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Nắm được các khái niệm như đường đồng mức, sự chênh lệch giữa các đường
đồng mức.


- Rèn kỹ năng đo đạc độ cao và khoảng cách trên lược đồ, vận dụng thực tế.
- Yêu thiên nhiên và u thích mơn học.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan.
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5’)</b>


? Hãy kể tên các nhóm khống sản chính và nêu cơng dụng của chúng?


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Học địa lí, chúng ta ln được tìm hiểu các loại bản đồ hay lược
đồ, trong số đó có nhiều loại bản đồ, lược đồ địa hình tỉ lệ lớn. Để đọc có hiệu quả các
loại bản đồ hay lược đồ này, chúng ta cần tìm hiểu cách đọc Để hiệu quả hơn chúng ta
cùng tìm hiểu tiết học hơm nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


<i><b>Hoạt động 1</b></i>


Tổ chức thảo luận nhóm


Giáo viên treo lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.


? Đường đồng mức là những đường như thế nào?
Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ,
chúng ta có thể biết được đặc điểm của các dạng
địa hình?


HS thảo luận và trình bày
GV chuẩn xác


<i><b>Hoạt động 2</b></i>


? Hãy xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ A1
 A2? Sự chênh lệch của các đường đồng mức
trên lược đồ là bao nhiêu đơn vị?


? Dựa vào các đường đồng mức, hãy tìm độ cao


tuyệt đối của các đỉnh A1, A2, B1, B2, B3?


? Dựa vào tỉ lệ bản đồ, hãy tính khoảng cách
đường chim bay từ A1 đến A2?


? Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía
đơng và phía tây của A1, hãy cho biết hướng
sườn?


GV chuẩn xác và tổng kết bài học.


<b>1. Đường đồng mức là gì?</b>
- Đường đồng mức là những
đường nối những điểm có cùng
một độ cao trên lược đồ.


- Dựa vào các đường đồng mức,
ta có thể biết được độ cao tuyệt
đối của các địa điểm trên lược đồ
và cả đặc điểm hình dạng của các
địa hình.


<b>2. Bài tập</b>


- Hướng Tây - Đơng


- Chênh lệch: 100m


- Từ A1  A2 khoảng 7500m



- Sườn phía Tây dốc hơn sườn
Đông.


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.
<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


1. Học bài củ, làm bài tập
2. Chuẩn bị bài Lớp vỏ khí
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 21:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b> Bài 17 LỚP VỎ KHÍ</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết được thành phần của lớp vỏ khí.



- Trình bày được vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vị trí vai trị
của lớp ơ zơn trong tầng bình lưu.


- Giải thích được ngun nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng,
lạnh, lục địa, đại dương.


- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí.
- Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của khơng khí.
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>
<b>1. Giáo viên:</b>


- Tranh vẽ tầng của các lớp vỏ khí.
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (lòng ghép)</b>
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí
hay khí quyển. Thiếu khơng khí sẽ khơng có sự sống trên Trái Đất Chính vì thế chúng
ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao và nó có vai
trị gì trên Trái Đất.



<i><b> 2/ Triển khai:</b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


<i><b>Hoạt động 1</b></i>


GV treo hình 45 đã phóng to lên bảng


? Trên trái đất có bao nhiêu thành phần của khơng
khí?


? Mỗi thành phần của khơng khí chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?


Học sinh thảo luận
GV chuẩn xác


<i><b>Hoạt động 2</b></i>


? Quan sát hình 46 và cho biết: Chiều dày lớp vỏ
khí là bao nhiêu?


? Vì sao có tới 90% khơng khí tập trung ở dưới độ
cao 16km?


HS thảo luận và trả lời
GV chuẩn xác


Thảo luận nhóm



<b>1. Thành phần của khơng khí</b>
- Ơxi: 21%


- Nitơ: 78%


- Hơi nước và các khí khác: 1%


<b>2. Cấu tạo của lớp vỏ khí</b>
- Dày khoảng 60 000km


- Càng lên cao khơng khí càng
lỗng


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

GV chia lớp thành 03 nhóm


Nêu đặc điểm của các tầng cao khí quyển.
Hs thảo luận và trả lời


GV chuẩn xác


? Lớp vỏ khí có vai trị gì đối với sự sống trên trái
đất?


HS thảo luận và trả lời
GV chuẩn xác


<i><b>Hoạt động 3</b></i>


Vì sao có các khối khí trên trái đất? Nêu ngun


nhân hình thành của các khối khí?


Hs trả lời
GV chuẩn xác
GV tổng kết bài


các hiện tượng khí tượng.
+ Tầng bình lưu: Từ 16 - 80 km
+ Các tầng cao khác


 Lớp vỏ khí cung cấp cho sự
tồn tại và phát triển của sinh giới.
<b>3. Các khối khí</b>


GV yêu cầu học sinh kẻ bảng như
ở SGK


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


1. Kể tên các khối khí? Nêu ngun nhân hình thành các khối khí?
2. Tầng đối lưu có đặc điểm gì?


<b>V. Dặn dị: (2p)</b>


1. Học bài củ, làm bài tập


2. Chuẩn bị bài Thời tiết khí hậu và nhiệt độ khơng khí?
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>


<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 22:


Ngày soạn: 26/1/2010


<b> Bài 18 THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHƠNG </b>


<b>KHÍ</b>



<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Phân biệt và trình bày được hai khái niệm: Thời tiết và khí hậu.


- Hiểu nhiệt độ khơng khí là gì? Ngun nhân làm cho khơng khí có nhiệt độ.
Biết cách đo tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.


- Hiểu được sự thay đổi của nhiệt độ khơng khí theo mặt đệm, độ cao và vĩ độ.
- Làm quen với các dự báo thời tiết hàng ngày. Bước đầu tập làm quen quan sát
và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Thảo luận
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên:</b>


- Các bảng thống kê về thưịi tiết.
- Hình vẽ 48 và 49 SGK phóng to.
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


? Trình bày cấu tạo của lớp vỏ khí hay khí quyển?
<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày
của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu
thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu,
chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt độ, gió và mưa.


<i><b> 2/ Triển khai:</b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


- GV: Hướng dẫn hs đọc mục 1 SGK


Một ngày có thể có rất nhiều hiện tượng khí


tượng xảy ra như: Sáng mưa, chiều nắng
nóng...Đó chính là thời tiết của một ngày.
? Vậy em hãy định nghĩa một cách chính xác thế
nào là thời tiết?


- GV: Khí hậu khác với thời tiết đó là các hiện
tượng thời tiết lặp đi lặp lại theo một qui luật nhất
định trong nhiều năm.


VD: Ở miền Bắc nước ta năm nào cũng vậy cứ
khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau thì có gió
mùa đơng bắc hoạt động làm cho nhiệt độ giảm
xuống dưới 200<sub>C, lượng mưa giảm.</sub>


? Em hãy cho biết thế nào là khí hậu?
Khí hậu khác với thời tiết như thế nào?


- GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Mặt Trời là nguồn
cung cấp chính .... gọi là nhiệt độ khơng khí” và
quan sát mơ hình để nhận biết được khái niệm
nhieetj độ khơng khí


? Dùng dụng cụ gì để biết được nhiệt độ khơng


<b>1. Thời tiết và khí hậu.</b>


- Thời tiết là sự biểu hiện của các
hiện tượng khí tượng của một địa
phương trong một thời gian
ngắn.



- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình
hình thời tiết của một địa phương
trong nhiều năm.


<b>2. Nhiệt độ khơng khí và cách</b>
<b>đo nhiệt độ khơng khí.</b>


a/ nhiệt độ khơng khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

khí


- GV: Hướng dẫn hs cách đo nhiệt độ bằng nhiệt
kế. Người ta thường đo nhiệt độ khơng khí mỗi
ngày ba lần và lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ. Trong
khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế trong bóng râm
và cách mặt đất 2m.


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H47 SGK.


? Tại sao khi đo nhiệt độ cần để nhiệt kế trong
bóng râm và cách mặt đất 2m?


- HS: Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, tránh sự
bức xạ nhiệt trực tiếp của mặt đất.


- GV: Hướng dẫn hs cách tính nhiệt độ trung bình
ngày, tháng, năm.


VD: (20 + 24 + 21) : 3 = 21,7o<sub>C</sub>



- GV: Có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay
đổi của nhiệt độ khơng khí.


? Vậy đó là ngun nhân nào?


- HS: Nhiệt độ khơng khí thay đổi giữa biển và
đất liền, Thay đổi theo độ cao, thay đổi theo vĩ
độ.


- GV: Do đặc tính về lí hố khác nhau nên sự
tăng giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước khác
nhau.


? Sự tăng giảm nhiệt độ khơng khí trên biển và
trên bề mặt đất khác nhau như thế nào?


- HS: Ttrên biển khơng khí nóng lâu và lâu giảm
nhiệt độ, trên đất lền khơng khí nóng nhanh
nhưng nhanh giảm nhiệt độ


? Tại sao khơng khí trên biển lại mát mẻ về mùa
hạ và ấm về mùa đơng?


- HS: Do đặc tính hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt của
nước chậm hơn đất.


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H48 SGK


? Dựa vào hình vẽ nhận xét so sánh về độ cao và


nhiệt độ giữa hai địa điểm?


- HS: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
- HS: Khơng khí nở ra bốc lên cao giảm nhiệt độ,
lớp khơng khí ở dưới thấp chứa nhiều bụi và hơi
nước nên hấp thhụ được nhiều nhiệt hơn.


? Nhắc lại cứ lên cao 100m nhiệt độ khơng khí
giảm di như thế nào?


- HS: Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6o<sub>C.</sub>


? Tính sự trênh lệch độ cao giữa hai địa điểm?


b/ Cách đo


- Dụng cụ: nhiệt kế


-NĐTBN = Tổng nhiệt độ các
lần đo


Số lần đo


<b>3. Sự thay đổi nhiệt độ của</b>
<b>khơng khí.</b>


a. vùng gần biển nhiệt độ điều
hòa hơn so với những vùng sâu
trong đất liền.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- HS: 25 - 19 = 6o<sub>C → 1000m. </sub>


- GV: Hướng dẫn hs quan sát H49 SGK


? Em có nhận xét gì về sự thay đổi nhiệt độ từ
xích đạo lên cực?


- HS: Càng lên đến gần cực nhiệt độ khơng khí
càng giảm


? Ngun nhân dẫn đến hiện tượng này?


- HS: Góc chiếu và thời gian chiếu sáng của mặt
trời giảm.


- GV: hướng dẫn hs đọc phần ghi nhớ cuối bài


c. Nhiệt độ khơng khí thay đổi
theo vĩ độ.


- Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ
khơngkhí càng giảm.


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>


1. Thời tiết là gì? Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?


2. Nhiệt độ khơng khí là gì? Nhiệt độ khơng khí thay đổi như thế nào?
<b>V. Dặn dị: (2p)</b>



- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bai tập 1,2 SGK.


- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.


- Chuẩn bị trước bài mới bài 19 “Khí áp và gió trên Trái Đất”
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


Tiết 21:


Ngày soạn: 21/1/2010


<b> Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIĨ TRÊN TRÁI ĐẤT</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Nêu được khái niệm về khí áp.


- Hiểu vầ trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.



- Nắm được hệ thống các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là
gió tín phong, gió tây ơn đới và các vịng hồn lưu khí quyển.


- Biết sử dụng hình vẽ để mơ tả hệ thống gió trên Trái Đất và giả thích các hồn
lưu khí quyển.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>1. Giáo viên:</b>
- Bản đồ thế giới.


- Hình vẽ SGK phóng to.
<b>2. Học sinh:</b>


- Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn định: (1p) Kiểm tra sĩ số</b>
<b>II. Kiểm tra bài củ. (5p)</b>


? Thế nào là thời tiết, khí hậu? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng,
năm?


<b>III. Bài mới:</b>


<i><b> 1/ Vào bài</b></i>: (1p) - - Mặc dù con người khơng cảm thấy sức ép của khơng khí trên


mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Khơng khí
bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề
mặt Trái Đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như gió
Tín phong, gió Tây ơn đới ...


<i><b> 2/ Triển khai:</b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Kiến thức trọng tâm</b>


? Nhắc lạ độ dày của khí quyển?
- HS: Trên 60.000 km.


? Khơng khí có trọng lượng không?


- HS: Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng
lượng


- GV: Vì lớp vỏ khí rất dày nên đã tạo ra sức nén
lớn lên bề mặt đất, đó là khí áp.


? Hãy định nghĩa một cách chính xác khí áp là
gì?


- HS: Khí áp là sức nén của khơng khí lên mọi
vật trên bề mặt Trái Đất.


? Mức khí áp ở ngang mặt biển là bao nhiêu mm
thuỷ ngân?


- HS: 760 mm thuỷ ngân.



- GV: Đó là mức khí áp trung bình chuẩn, cao
hơn 760 mm là khí áp cao, thấp hơn 760 mm là
khí áp thấp. Càng lên cao khí áp càng giảm.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H50 SGK
? Các đai khí áp thấp nằm ở những vĩ độ nào?
- HS: 0o<sub> và 60</sub>o<sub> bắc và nam</sub>


? Các đai khí áp cao nằm ở những vĩ độ nào?
- HS: 30o <sub>B - N và cực B - N</sub>


? Nhận xét sự phân bố của các đai khí áp?
- HS: Nằm xen kẽ với nhau.


- GV: Giải thích sự hình thành các đai khí áp cao
và thấp trên Trái Đất là do sự trênh lệch nhiệt độ


<b>1. Khí áp. Các đai khí áp trên</b>
<b>Trái Đất.</b>


a. Khí áp.


- Khí áp là sức nén của khơng khí
lên mọi vật trên bề mặt Trái Đất.


- Mức khí áp trung bình chuẩn là
760 mm thuỷ ngân, càng lên cao
khí áp càng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

gữa các khu vực.



Do các đaịi dương và lục địa nằm xen kẽ nhau
nên các đai khí áp này khơng liên tục mà được
chia thành các khu khí áp riêng biệt


- GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên hướng dẫn học
sinh quan sát


- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H51 phóng
to.


? Thế nào là gió? Gió thường chuyển động như
thế nào trên Trái Đất?


- HS: Khơng khí chuyển động từ nơi có khí áp
cao về nơi có khí áp thấp sinh ra gió


- GV: Chỉ các hồn lưu khí quyển trên tranh vẽ
? Em hiểu thế nào là hoàn lưu khí quyển?
- HS: Là hệ thống gió thổi vịng trịn


? Dựa vào H51 SGK cho biết gió thổi từ vĩ độ
30o<sub>B-N về xích đạo là gió gì?</sub>


- HS: Gió tín phong


? Dựa vào H51 SGK cho biết gió thổi từ vĩ độ
30o<sub>B-N về 60</sub>o<sub>B-N là gió gì?</sub>


- HS: Gió tây ôn đới.



? Nhắc lại hệ quả của sự vận động tự quay xung
quanh trục của Trái Đất?


- HS: Hiện tượng ngày và đêm nối tiếp nhau ở
khắp mọi nơi trên Trái Đất, các vật chuyển động
theo phương kinh tuyến bị lệch hướng


? Giải thích tại sao gió khơng thoỏi theo phương
kinh tuyến mà bị lệch hướng.


- HS: Do tác động của vận động tự quay quanh
trục của Trái Đất


? Giải thích tại sao gió tín phong lại thổi từ vĩ độ
30o<sub>B-N về xích đạo, Gió tây ơn đới lại thổi từ vĩ</sub>


độ 30o<sub>B-N về vĩ độ 60</sub>o<sub>B-N?</sub>


- HS: Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí
áp thấp


<b>2. Gió và các hồn lưu khí</b>
<b>quyển.</b>


- Khơng khí chuyển động từ nơi
có khí áp cao về nơi có khí áp
thấp sinh ra gió


<b>IV. Củng cố: (4p)</b>



1. Khí áp là gì? Điền vào hình trịn tượng trưng cho TĐ các vành đai áp thấp và
áp cao


2. Gió là gì? Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
<b>V. Dặn dò: (2p)</b>


- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bai tập 1,2 SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Chuẩn bị trước bài mới bài 19 “Khí áp và gió trên Trái Đất”
Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


<i>Tiết 24: Ngày soạn: 15/2/2009</i>



Bài 20: HƠI NƯỚC TRONG KHƠNG KHÍ -


<b>MƯA</b>




<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Nắm vững khái niệm : Độ ẩm của không khí, độ bão hồ của hơi nước trong
khơng khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.


- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng,năm và lượng mưa trung bình năm.
- Đọc được bản đồ phân bố lượng mưa, phân tích biểu đồ lượng mưa.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề
- Thảo luận


- Đàm thoại gợi mở
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên:


- Bản đồ lượng mưa trên thế giới
- Hình vẽ 53 phóng to


2. Học sinh:


- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn đinh: (1’)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ (5p)</b>


Học sinh 1: Vẽ một vịng trịn tượng trưng cho Trái Đất, trên đó hãy vẽ các đai : khí


áp cao, khí áp thấp, các loại gió tín phong, gió tây ơn đới.


Học sinh 2 : Giải thích tại sao gió tín phong lại thổi từ khoảng vĩ tuyến 300<sub>B và N về </sub>


xích đạo.


<b> III. Bài mới:</b>


1. Đặt vấn đề: (1p) (Theo SGK)
2. Triển khai bài:


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: (15’)


? Trong thành phần của khơng khí : hơi nước chiếm
bao nhiêu phần trăm ?


? Nguồn cung cấp chính hơi nước của khơng khí


1/Hơi nước và độ ẩm của khơng khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

? Ngồi biển và đại dương cịn có nguồn nào cung
cấp ?


? Tại sao trong khơng khí có độ ẩm ?


? Muốn biết độ ẩm khơng khí nhiều hay ít người ta
làm như thế nào ?


Thảo luận : Aåm kế.



? Quan sát bảng lượng hơi nước nhiệt độái đa, em có
nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi
nước có trong khơng khí.


Thảo luận : Tỉ lệ thuận.


? Vậy yếu tố nào quyết định khẳ năng chứa hơi nước
của khơng khí ?


? Khơng khí trong tầng đối lưu chứa nhiều hơi nước
nên sinh ra hiện tượng gì ?


Thảo luận : Mây, mưa, sương mù….


? Số hơi nước trong khơng khí ngưng tụ thành mây
phải có điều kiện gì ?


Thảo luận : Nhiệt độ thấp.


Hoạt động 2: (17)


? Mưa được H thành như thế nào ?


? Em hãy cho biết ngồi thực tế có mấy loại mưa,
mấy dạng mưa ?


Thảo luận : - 3 loại mưa : dầm, rào, phùn.
- 2 dạng : mưa nước, mưa rạng rắn( đá, tuyết..)
? Muốn tính lượng mưa trung bình ở một địa phương


người ta làm như thế nào ?


Thảo luận : Vũ kế.


 Học sinh đọc mục 2(a) . Cho biết cách tính lượng
mưa trung bình ngày, tháng, năm.


? Dựa vào hinh…3, cho biết :


- Tháng nào có lượng mưa lớn nhất, bao
nhiêu mm ?


- Ngược lại ?


 Quan sát H 54- chú ý bảng chú giải :


? Nơi nào trên thế giới có lượng mưa lớn ? Vì sao ?
( ngược lại)


- Nguồn cung cấp chính hơi nước trong
khơng khí là nước trong các biển và đại
dương.


- Do có nhiều hơi nước nên khơng khí có
độ ẩm


- t0 <sub>khơng khí càng cao càng chứa nhiều </sub>


hơi nước.



- Khi khơng khí bão hồ,nếu vẫn được
cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hố lạnh
thì lượng hơi nước thừa trong khơng khí
sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước
sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương
mù…


2/ Mưa và sự phân bố lượng mưa trên
Trái Đất


<b>a./ Khái niệm : Mưa được H thành khi </b>
hơi nước trong khơng khí ngưng tụ ở độ
cao 2 – 10km,tạo thành mây, gặp điều
kiện thuận lợi hạt nước nhiệt độ dần do
hơi nước tiếp tục ngưng tụ và rơi xuống
thành mưa.


<b>b./ Sự phân bố lượng mưa trên thế </b>
<b>giới.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

? Việt Nam có lượng mưa trung bình bao nhiêu ? - Ở haio bên xích đạo có lượng mưa lớn.
- Ở những vùng vĩ độ cao có lượng mưa
ít.


<b>IV. Củng cố (5p)</b>


- Độ bão hoà của hơi nước trong khơng khí phụ thuộc vào yếu tố nào ?Cho ví dụ.
- Những nơi có lượng mưa lớn thường có những điều kiện gì ?


<b>V. Dặn dị: (1p)</b>


- Làm bài tập 1,2,3 .


- Tìm hiểu mưa axít là gì ? Tác hại của nó ?
- Vì sao có thể làm mưa nhân tạo ?


Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


<i>Tiết 25: Ngày soạn: 25/2/2009</i>



Bài 21:

<b>THỰC HÀNH</b>



<b>PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA</b>


<b>A/ MỤC TIÊU: Sau bài học này HS cần:</b>


- Biết đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của
một địa phương ược thể hịên trên biểu đổ.


- Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của NCB và NCN.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>


- Nêu vấn đề
- Thảo luận


- Đàm thoại gợi mở
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


1. Giáo viên: Hình 55 – 56 – 57 .
2. Học sinh:


- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b>I. Ổn đinh: (1’)</b>


<b>II. Kiểm tra bài củ (5p)</b>


+ Học sinh 1 : Trong trường hợp nào hơi nước trong khơng khí sẽ ngưng tụ
thành mây và rơi xuống thành mưa.


+ Học sinh 2 : Lượng mưa trên Trái Đất được phân bố như thế nào ?Những nơi
có lượng mưa lớn thường có những điều kiện gì ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

1. Đặt vấn đề: (1p) Nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố quan trọng của khí hậu ở
một địa phương. Trong q trình học môn địa lý, (nhất là ở những lớp sau) các em sẽ
gặp rất nhiều trường hợp : Các yếu tố này không được mô tả bằng ngôn từ mà được
mơ tả bằng một hình vẽ – người ta gọi là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (hay biểu đồ
khí hậu). Vậy khi gặp những biểu đồ này đòi hỏi các em phải biết cách đọc, biết khai
thác thông tin và rút ra kết luận về nhiệt độ và lượng mưa ở một địa phương thể hiện


trên biểu đồ. Để làm được diều này, hơm nay cơ sẽ giúp các em phân tích một số biểu
đồ khí hậu ở một số địa phận.


2. Triển khai bài:


Hoạt động 1: (15’) 1/Cách đọc, phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
GV: Giới thiệu các yếu tố khí hậu được biểu hiên bằng nhiệt độ và lượng mưa.


* Đọc biểu đồ


Quan sát vào H55 cho biết:


+ Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?
+ Yếu tố nào được thể hiện bằng đường, Yếu tố nào được thể hiện bằng cột?
+ Trục dọc bên phải dùng để tính đại lượng của yếu tố nào?


+ Trục dọc bên trái dùng để tính các đại lượng của yếu tố nào?
+ Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?
HS: Đại diện trình bày và nhận xét bổ sung


GV: Chuẩn xác kiến thức
* Phân tích biểu đồ:
GV: Phân nhóm


N1+2 phân tích yếu tố nhiệt độ
N3+4 phân tích yếu tố lượng mưa:


HS: Đại diện trình bày và nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn xác:



* ./ Nhiệt độ.


Cao nhất Thấp nhất To <sub>giữa tháng cao nhất và tháng </sub>


thấp nhất


Trị số Tháng Trị số Tháng


300<sub>C</sub> <sub>6.7</sub> <sub>17</sub>0<sub>C</sub> <sub>1</sub> <sub>13</sub>0<sub>C</sub>


*./ Lượng mưa


Cao nhất Thấp nhất To <sub>giữa tháng cao nhất và tháng </sub>


thấp nhất


Trị số Tháng Trị số Tháng


300mm 8 20mmm 1;12 280mm


*. Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?


Kết luận : nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm. Sự
chênh lệch tương đối lớn.


Hoạt động 2: (12’) Bài tập 2
GV: Phát phiếu học tập theo nội dung SGK


HS: Làm theo phiếu



Đại diện trình bày và nhận xét
GV: Chuẩn xác theo bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

A B


Tháng có nhiệt độ cao nhất là 4 12 , 1


Tháng có nhiệt độ thấp nhất là 1 7


Những tháng có lượng mưa nhiều (mùa
mưa) bắt đầu từ tháng mấy đến tháng mấy
?


Tháng 5 <b> tháng </b>
10


Tháng 10  tháng 3


? Từ bảng thống kê trên hãy cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
của địa điểm ở nửa cầu Bắc ? Biểu đồ nào là biểu đồ của địa điểm ở nửa cầu Nam ? Vì
sao ?


Kết luận : Biểu đồ H 56 là biểu đồ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc.
Biểu đồ H 57 là biểu đồ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam.


<b>IV. Củng cố (5p)</b>


- Tóm tắt các bước đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa.



- Cách nhận biết dạng biểu đồ khí hậu.
<b>V. Dặn dị: (1p)</b>


- Ơn tập : các chí tuyến và vịng cực nằm ở những vĩ độ nào ?


- Tia sáng mặt tời chiếu vng góc với mặt đất ở các đường chí tuyến vào ngày
nào ?


- Các khu vực có gió tín phong và gió tây ôn đới ? (giới hạn vĩ độ, hướng gió
thổi).


Rút kinh nghiệm:


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


<b>...</b>
<b>...</b>


============


<i>Tiết 32: Ngày soạn: 18/4/2010:</i>


<b>Bài 28</b>


<b>ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT</b>


<b>A/ MỤC TÊU: Sau bài học HS cần:</b>


- HS biết được khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng).


- Biết được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.


- Hiểu tầm quan trọng của độ phì niêu của đất và ý thức vai trò của con người trong
việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên: Bản đồ đất Việt Nam</b>


<b>2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học</b>
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b> I. Ổn định: (1p)</b>


<b> II. Kiểm tra bài củ: (Lòng ghép)</b>
III. Bài mới:


1. Đặt vấn đề (1p) Trên bề mặt các lục địa có một lớp chất xốp gọi là thổ nhưỡng
hay là lớp đất. Do được sinh ra từ các sản phẩm phong hoa các lớp đá trên bề mặt TĐ
nên các loại đất đều có những đặc điểm riêng. Điểm mấu chốt phân biệt giữa đất và đá
là độ phì. Độ phì càng cao thì sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi


2. Triển khai



Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (5p)</b>


Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu SGK:
GV: Giải thích:


- Thổ: Đất.


- Nhưỡng: Là loại đất mềm xốp.
? Đất là gì?


Bước 2:


- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.


<b>Hoạt động 2: (20p) </b>
Bước 1:


GV cho HS Quan sát bản đồ đất (thổ nhưỡng)
và Quan sát mẫu đất hình 66 nhận xét:


- Màu sắc và độ dày của các tầng đất khác
nhau ?


- Hãy cho biết các thành phần của đất ?
- Em hãy nêu thành phần khoáng của đất ?
- Tại sao chất hữu cơ chiếm một lượng nhỏ
nhưng có vai trò quan trọng đối với thực vật ?
- Tên nguồn gốc của chất hữu cơ ?



GV: Đưa ra các ví dụ để dẫn dắt HS đến định
nghĩa về độ phì nhiêu của đất.


? Trong sản xuất nông nghiệp con người đã
có một số biện pháp làm tăng độ niêu trong
đất. Hãy nêu một số biện pháp làm tăng độ
phì mà em biết ?


Bước 2:


- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.


<b>Hoạt động 3: (10p)</b>


GV: Nêu các nhân tố hình thành đất.


<b>1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.</b>
Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao
phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp
đất (thổ nhưỡng).


<b>2. Thành phần và đặc điểm của thổ</b>
<b>nhưỡng.</b>


- Gồm có 2 TP chính: Thành phần
khống và TP hữu cơ.


<i>a. Thành phần khoáng.</i>



Chiếm phần lớn trong lượng của đất,
gồm các hạt khoáng có kích thước
khác nhau.


<i>b. Thành phần của đất hữu cơ.</i>


- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trị
quan trọng đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác
động động, thực vật trong đất gọi là
chất mùn.


*- Độ phì nhiêu của đất:


Là khả năng cung cấp cho thực
vật nước chất dinh dưỡng và các yếu
tố khác để thực vật sinh trưởng và phát
triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.


- GV: Chuẩn xác kiến thức. - Sinh vật- Khí hậu


Ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng của địa
hình và thời gian hình thành đất.
<b> IV. Củng cố (5p)</b>


Đất là gì? Nêu các thành phần của đất? Có những nhân tố nào tham gia vào qt
hình thành đất



<b> V. Dặn dị (1p)</b>


- Làm các bài tập ở SGK và tập bản đồ


- Tìm hiểu trước bài: “Lớp võ sinh vật trên TĐ”
<b> </b>

<b>Rút kinh nghiệm:</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



======

======



<i>Tiết 33: Ngày soạn: 24/4/2010:</i>


<b>Bài 27</b>


<b>LỚP VÕ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỠNG TỚI</b>


<b>SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT</b>


<b>A/ MỤC TÊU: Sau bài học HS cần:</b>


- Biết khái niệm lớp võ sinh vật


- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, con người tới sự phân bố


thực, động vật trên TĐ, mối quan hệ giữa thực, động vật.


- Biết đối chiếu, so sánh các tranh ảnh, bản đồ để tìm kiến thức, xác lập mối quan
hệ giữa các yếu tố tự nhiên.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Nêu vấn đề


- Thảo luận, trực quan.
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên: Tranh ảnh, về các loại động thực vật của các miền khí hậu khác </b>
nhau., các loại cảnh quan điển hình trên trái đất.


<b>2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học</b>
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b> I. Ổn định: (1p)</b>


<b> II. Kiểm tra bài củ: (5p)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

1. Đặt vấn đề (1p) Thực động vật có ở khắp nơi trên Trái Đất, Tuy nhiên, sự phân
bố thực động vật khơng hồn tồn giống nhau? Vì sao? Bài học hơm nay sẽ giúp em
trả lời những câu hỏi này.


2. Triển khai


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (7p)</b>



HS:Dựa vào SGK, và hiểu biết của mình trả
lời các câu hỏi sau:


+ Sinh vật lần đầu tiên xuất hiện trên TĐ cách
đây bao nhiêu năm?


+ Kể tên một số sinh vật sống trên mặt đất,
trong khơng khí, nước, đất đá?


+ Nêu kết luận về phạm vi sinh sống của các
sinh vật?


+ Lớp võ sinh vật là gì?
HS: Trả lời


GV: Chuẩn xác
<b>Hoạt Động 2: </b>


HS: Quan sátH67,68 Nêu sự khác nhau về
thực vật hai miền trên?


? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó
HS: Trả lời


Ngồi nhân tố khí hậu thực vật cịn chiu ảnh
hưỡng bởi những nhân tố nào khác? Cho ví
dụ


HS: Trả lời và nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn



HS: Quan sát H69, 70 hãy cho biết ten các
loại động vật trong mỗi miền?


? Vì sao động vật giữa hai miền lại có sự khác
nhau?


HS: Trả lời
GV: Chuẩn


? Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật
như thế nào? Hãy nêu một số động vật sống ở
đới nóng, một số động vật sống ở đới lạnh?
HS: Trả lời


? Để tránh rét động vật có những cách thích
ứng nào? Kể tên một số lồi động vật ngủ
đông và di cư mà em biết?


HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác


Động vật và thực vật có mối quan hệ như thế
nào? Cho ví dụ?


HS: Trả lời


<i>Kết luận: Các yếu tố tự nhiên cá ảnh hưỡng</i>
<i>đến sự phân bố thực vật, nhất nhất là khí hậu,</i>



<b>1. Lớp võ sinh vật</b>


Sinh vật có mặt ở khắp nơi trên Trái
Đất tạo nên lớp võ sinh vật


<b>2. Các nhân tố ảnh hưỡng đến sự</b>
<b>phân bố thực động vật</b>


a/ Đối với thực vật:


- Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự
phong phú hay nghèo nàn của thực vật


b/ Đối với động vật:


- Các miền khí hậu khác nhau có các
loại động vật khác nhau


c/ Mối quan hệ giữa thực vật và động
vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>ứng với mỗi miền khí hậu có các loại thực vật</i>
<i>tương ứng.</i>


<b>Hoạt động 2: (20p) </b>


? Nêu những ảnh hưởng tích cực cũng như
tiêu cực của con người tới sự phân bố thực
động vật trên Trái Đất?



HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác


? Tại sao khi môi trường rừng bị phá
hoại thì các động vật quý hiếm, hoang
dã trong rừng bị diệt vong?


HS: Trả lời
GV: Chuẩn xác


<b>3. Ảnh hưởng của con người đối</b>
<b>với sự phân bố thực, động vật trên</b>
<b>Trái Đất.</b>


* Tích cực:


- Mở rộng sự phân bố các loài
thực vật.


- Lai tạo ra nhiều giống mới.
* Tiêu cực:


- Phá rừng làm thu hẹp địa bàn
cư trú sinh sống của các loài
động vật thực vật.


<b> IV. Củng cố (5p)</b>


<b>- Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?</b>



- Tại sao nói rằng sự phân bố các lồi thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố các loại
động vật?


<b>V. Dặn dò (1p)</b>


- Làm các bài tập ở SGK và tập bản đồ


- Ôn tập lại những bài đã học trong học kỳ II. (Từ bài 15)
<b> </b>

<b>Rút kinh nghiệm:</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



======

======



<i>Tiết 34: Ngày soạn: 28/4/2010:</i>


<b>ÔN TẬP HỌC KỲ II</b>


<b>A/ MỤC TÊU: Sau bài học HS cần:</b>


+ Nắm vững các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào bài thực hành.
<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>



- Nêu vấn đề
- Thảo luận.
<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên: SGK, Bản đồ tự nhiên VN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>
<b> I. Ổn định: (1p)</b>


<b> II. Kiểm tra bài củ: (Lòng ghép)</b>
III. Bài mới:


1. Đặt vấn đề (1p) Nhằm hệ thống lại những kiến thức và kỹ năng đã học
2. Triển khai


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm
<b>Hoạt động 1: (7p)</b>


Bước 1: GV: cho HS nghiên cứu đề cương
ôn tập:


<b>Câu 1: </b>


Hãy nêu cấu tạo của lớp vỏ khí ?
Thành phần của khơng khí ?


<b>Câu 2: </b>


Căn cứ vào đâu người ta chia ra thành
các khối khí nóng, lạnh lục địa, đại dương ?



Hãy nêu đặc điểm của khối khí ?


<b>Câu 3:</b>


Nếu cách tính lượng mưa trong ngày,
tháng, năm của một địa phương ?


<b>Câu 1:</b>


- Cấu tạo của lớp vỏ khí:
+ Tầng đối lưu.


+ Tầng bình lưu.


+ Các tầng cao của khí quyển.
- Gồm các khí:


+ Oxi 21%.
+ Nitơ 78%.


+ Hơi nước và khí khác 1%.
<b>Câu 2:</b>


- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên
TĐ có 5 đới khí hậu theo vĩ độ:


+ 1 đới nóng.
+ 2 đới ơn hồ.
+ 2 đới lạnh.



<i>a. Đới nóng (hay nhiệt đới).</i>


- Góc chiếu sáng lớn thời gian chiếu
sáng trong năm chênh lệch nhau ít.
- Nhiệt độ nóng quanh năm có gió tín
phong thổi vào.


- Lượng mưa từ 1000 – 2000mm.
<i>b. 2 đới ơn hồ ơn đới.</i>


- Thời gian chiếu sáng chênh nhau
nhiều.


- Nhiệt độ TB , gió tây ơn đới thổi vào
lượng mưa từ 500 – 1000mm.


<i>c. 2 đới lạnh (hạn đới).</i>
- Góc chiếu sáng nhỏ


- Thời gian chiếu sáng giao động lớn.
- t0<sub> quanh năm lạnh.</sub>


- Lượng mưa < 250 mm.
<b>Câu 3:</b>


- Lượng mưa của 1 ngày = tổng lượng
mưa các lần đo trong ngày.


- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng


mưa các ngày trong tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Câu 4: </b>


Trên trái đất có mấy vành đai nhiệt ?
có những đới khí hậu nào ? nêu đặc điểm của
các đới khí hậu trên Trái Đất ?


<b>Câu 5: </b>


Em hãy định nghĩa về sông? thế nào là
hệ thống sông ?


<b>Câu 6: </b>


Hãy nêu thành phần và đặc điểm của
lớp thổ nhưỡng?


Bước 2:


- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.


<b>Câu 4:</b>


Khí áp được phân bố trên bề
mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và
cao từ XĐ lên cực.


- Các đai khí áp cao: Ven vĩ tuyến 30O



ở hai bán cầu về ở hai cực.


- Các đai áp thấp: ven xích đạo và vĩ
tuyến 60 ở hai bán cầu.


<b>Câu 5:</b>


- Sơng là dịng chảy tự nhiên, thường
xuyên tương đối ổn định trên bề mặt
lục địa.


- Hệ thống sơng chính cùng với phụ
lưu chi lưu hợp thành hệ thống sông.
<b>Câu 6:</b>


- Gồm có 2 TP chính: Thành phần
khống và TP hữu cơ


a. Thành phần khoáng


- Chiếm phần lớn trong lượng của đất,
gồm các hạt khống có kích thước
khác nhau


b. Thành phần của đất hữu cơ.


- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trị
quan trọng đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác


động động, thực vật trong đất gọi là
chất mùn.


<b> IV. Củng cố (5p)</b>


- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.


- GV yêu cầu HS về nhà làm đề cương ơn tập.
<b>V. Dặn dị (1p)</b>


- Về nhà làm tiếp đề cương ôn tập.
- Giờ sau Kiểm tra Học kì.


<b>Rút kinh nghiệm:</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



======

======



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>KIỂM TRA HỌC KỲ II</b>


<b>A/ MỤC TÊU: Sau bài học HS cần:</b>


- Đánh giá kết quả học tập của mỗi HS.



- Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS cách dạy của GV và rút kinh
nghiệm về nội dung, chương trình mơn học.


<b>B/ PHƯƠNG PHÁP:</b>
- Tự luận


<b>C/ CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên: Đề + Đáp án</b>


<b>2. Học sinh: Ôn luyện lại những kiến thức đã học</b>
<b>D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:</b>


<b> I. Ổn định: (1p)</b>
<b> II. Kiểm tra (43p)</b>


<b> Đề + Đáp án: Do phòng ra</b>
<b> III. Dặn dò (1p)</b>


- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.


- Về nhà xem lại bài kiểm tra, đối chiếu với bài làm của mình.

<b>Rút kinh nghiệm:</b>



<b>...</b>


<b>...</b>



<b>...</b>


<b>...</b>




<b>...</b>


<b>...</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×