Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng CĐ tổ chức trò chơi trong tiết dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.07 KB, 3 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỌC KỲ II
CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC TRÒ CHƠI KIẾN
THỨC TRONG TIẾT DẠY

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực hoá tư duy trong giờ học
tập, đồng thời nâng cao vai trò toán học gây hứng thú tự học sáng tạo cho học
sinh trong giờ học toán. Cách thức thực hiện các hình thức trò chơi kiến thức
trong tiết dạy toán là hết sức cần thiết, giúp cho học sinh phấn khởi, ham
thích hoạt động, có điều kiện thử sức năng lực của mình, có tính tập thể cao,
tạo khí thế thi đua sôi nổi, kích thích tư duy sáng tạo và đặc biệt giúp học
sinh khắc sâu kiến thức bài học tại lớp.
- Vì thế khi tổ chức các hình thức trò chơi toán học trên lớp người giáo
viên cần phải chuẩn bò kỹ lưỡng nội dung cũng như hình thứctổ chức trò chơi,
đặc biệt là cách tổ chức sắp xếp thế nào cho hợp lý, phù hợp đối tượng, phù
hợp khả năng kiến thức học sinh.
II/ NỘI DUNG:
1/ Lựa chọn chủ đề:
1.1/ Lật ô số (dạng trúc xanh): lật 2 ô có hình giớng nhau (hoặc màu
giống nhau) mở được bài toán giải đúng đáp số 1 đ - sai : 0 điểm.
(Lật hết ô số đội nào nhiều điểm hơn thò thắng cuộc).
1.2/ Lật ô số toán học: dưới mỗi số là một bài toán giải đúng
được mở một từ (ghép thành câu văn) đội nào ghép được trước thì thắng (mỗi
đội một câu khác nhau, số từ ngang nhau).
1.3/ Giải toán tiếp sức: cho một số bài toán chung (2,3 bài): Đội 3 – 5
em tiếp sức lên giải, theo thứ tự lần lượt, đội nào giải xong trước thì thắng
(y/c đúng), có tính thời gian.
1.4/ Chiếc nón kì diệu: quay trúng bài số nào giải bài tập số đó
(đúng) được mở ô chữ đoán câu trả lời (sai không đựoc đoán)
1.5/ Điền khuyết nội dung lý thuyết : đònh nghóa, đònh lý, hệ quả, kiến
thức toán học…. Tiếp sức (3-5 em) qui đònh thời gian.


1.6/ Điền khuyết bài toán : dấu (*) : tiếp sức như trên.
1.7/ Ai nhanh hơn: cho đề toán (2,3 bài ) thi giữa các nhóm, giải bảng
phụ, qui đònh thời gian – tính điểm thời gian và kết quả.
1.8/ Xếp hình hình học:
Cắt nhiều miếng nhỏ tuỳ thích, ghép được một hình là một bài toán
giải đúng có điểm. Đội nào nhiều điểm thắng.
1.9/ Đố vui toán học: các bài toán cổ đố vui thông minh (vừa gà vừa
chó, trăm trâu trăm cỏ, vừa cam vừa quýt….)
II/ CÁCH THỨC TỔ CHỨC:
1/ Giới thiệu trò chơi cả nội dung lẫn hình thức chơi
- Nội dung giúp các em khắc sâu kiến thức nào, rèn luyện kỹ năng gì ?
- Hình thức chơi từng đội , nhóm hay cả lớp, cá nhân…
2/ Hướng dẫn cách thức chơi:
- Hướng dẫn từng bước rõ ràng , tất cả các HS trong lớp phải nắm bắt
tró chơi cụ thể
- Có thể cho thực hiện mẫu (nháp)
3/ chọn vò trí thực hiện trò chơi, đội chơi:
- GV qui đònh vò trí càc đội chơi, số lượng thành viên trong đội, hình
thức chọn các thành viên đó (ngẫu nhiên hay chỉ đònh)
4/ Qui đònh luật chơi:
- Các đội thi phải tuân thủ luật chơi chung , không gian lận.
- Trò chơi thi đua chứ không phải ganh đua.
- chơi hết mình, lần lượt từng người, không tập trung vào một số HS
5/ Qui đònh Thời gian:
-Thời gian đưa ra phải hợp lý với kiến thức bài thi, không đưa thời gian
quá ngắn đối với kiến thúc lớn.
- Qui đònh điềm chấm thời gian rõ ràng
6/ Chấm thi:
- Công bằng, rõ ràng đúng luật, không thiên vò hoặc chấm đại khái
qua loa

- Tuyên bố kết quả phải nêu bật nội dung đề ra, chỉ ra sai sót cần
khắc phục, đội thắng phải đïc tuyên bố long trọng khích lệ thi đua.
7/ Khen thưởng: (có thể tặng quà bằng hiện vật: kẹo, giấy khen)
- Sau mỗi kết qủa thi, GV phải có lời khen đội thắng trước lớp một
cách thận trọng không kết thúc nhanh gọn, tuyên bố đơn giản ,phải
nêu được điểm mạnh của đội thắng về sự kiên trì hay nhanh nhẹn,
cố gắng, thông minh… tràng pháo tay
- Tuyệt đối không chê bai đội thua, mà có lời khích lệ” chúc may
mắn lần sau”.
3/ Bài học kinh nghiệm:
Thường chúng ta tổ chức trò chơi vào bướccũng cố là hợp lý nhất.
- Đối với tiết luyện tập ta cóù thể tổ chức vào phần luyện tập bài mới,
phần củng cố ta rút kinh nghiệm cho tiết đó.
- Tổ chức trò chơi trong tiết dạy toán tạo rất nhiều hứng thu cho học
sinh. Giúp các em gần gũi toán học hơn, phấn đấu hơn, kích hoạt tư
duy nhiều hơn và đặc biệt tự khẳng đònh đước mình, không còn rụt
rè nhút nhát về bản thân mình.
- Trò chơi toán học giúp các em học sinh vừa làm bài độc lập vừa suy
nghó độc lập còn gắn kết được ý chí đồng đội tập thể, thúc đẩy nhau
vừa suy nghó giải toán, cùng vận dụng rèn luyện.
- Tuy nhiên cũng co vài mặt hạn chế:
. Giáo viên chuẩn bò mất nhiều thời gian.
. Một số học sinh chưa ý thức trong việc thi đua, còn hơn thua.
-------------------------------------------------------------------------------


×