Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MOT SO DE THI HOC SINH GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.99 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN</b>


<b>ĐỀ 1:</b>


<b>Câu 1: (8 điểm)</b>


Sự đảo ngược thời gian trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"( Thạch Lam).
<b>Câu 2: (12 điểm)</b>


"Đàn ghi ta của Lor-ca"- sự đồng điệu giữa Thanh Thảo và Gac-xi-a Lorca.
<b>ĐỀ 2:</b>


<b>Câu 1: (8điểm)</b>


Gương mặt Đất nước trong tác phẩm "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi) và chương "Đất nước" trích trường ca "Mặt
đường khát vọng"( Nguyễn Khoa Điềm).


<b>Câu 2: (12 điểm)</b>


Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề
nhân sinh.


Từ truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao, hãy làm rõ quan niệm của mình về ý kiến trên.
<b>ĐỀ 3:</b>


<b>Câu 1 (6 điểm):</b>


<i>"Sống đẹp đâu phải những từ trống rỗng</i>
<i>chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động</i>
<i>Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời</i>


<i>Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi</i>


<i>(Gi.Bê-se)</i>


Những vần thơ trên của Gi.Bê-se (thi hào Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu
trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?


<b>Câu 2(6 điểm):</b>


<i>"Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên </i>
<i>tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan </i>
<i>Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình u khơng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn </i>
<i>bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận."</i>(Hoài Thanh – Một thời đại trong thi ca - sách Ngữ văn 11,
tập 2, tr 101)Anh (chị) hãy trình bày những nét đặc sắc của đoạn văn trên.


<b>Câu 3 (8 điểm):</b>


Vẻ đẹp của chất trữ tình – chính luận qua đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn
Khoa Điềm.


<b>ĐỀ 4:</b>


Câu 1: (8 điểm)


Trong tác phẩm " Tiến dưới lá cờ vẻ vang của Tổ quốc" , đồng chí Lê Duẩn viết " Dân tộc ta chủ yếu sống bằng
tình yêu thương" . Anh ( Chị) hiểu và suy nghĩ gì?


Câu 2: ( 12 điểm).


Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao qua tác phẩm " Chí Phèo".
<b>ĐỀ 5:</b>



Câu 1: Khát vọng sâu xa của mỗi người là được khen ngợi, tôn trọng và được quan tâm. Hãy nêu ý kiến của em về
nhận định trên.


Câu 2: "Nếu ai đó gõ cửa nhà bạn."
ÁNH TRĂNG


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phịng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng trịn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sơng là rừng
Trăng cứ trịn vành vạnh
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy)


Anh /Chị hãy phân tích bài thơ trên để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng
mang tính triết lí của tác phẩm.


<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2003</b>


MÔN NGỮ VĂN LỚP 12


<b>Bảng A</b>


Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:


<i>"Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao"</i> (Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm
văn học dân gian, NXB Giáo dục , Hà Nội, 1995, trang 111)


Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
<b>Bảng B</b>


Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:


"Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng(...)Và trong lửa của thơ anh, có
biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước quê hương và những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc
sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc." (Báo Văn nghệ, số 50 (2239),
ra ngày 14/12/2002)


Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?


Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.
<b>ĐỀ 6:</b>


<b>Câu 1 (8đ) Trong việc nhận thức,F.Ăng-ghen có phương châm:"Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm cịn hơn nghi </b>
ngờ nó suốt đời",C.Mác thì thích câu châm ngơn:"Hồi nghi tất cả".


Anh /chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?


<b>Câu2 (6đ) Có ý kiến cho rằng khi tác phẩm kết thúc,ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.</b>


Anh/Chị hãy bình luận ý kiến đó.


Câu3 (6đ) Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau đây trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:


<i>"Chuyến tàu đêm nay không đơng như mọi khi,thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.Nhưng họ ở Hà Nội về! </i>
<i>Liên lặng theo mơ tưởng.Hà Nội xa xăm ,Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.Con tàu như đã đem một chút thế </i>
<i>giới khác đi qua .Môt thế giới khác hẳn,đối với Liên,khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của </i>
<i>bác Siêu.Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh,đêm của đất quê,và ngoài kia,đồng ruộng mênh mang và yên lặng."</i>


(Sách văn học 11,tập một,NXB Giáo dục Hà Nội,2002,Tr.160)
<b>ĐỀ 7:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Quan niệm trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về lẽ sống của thanh niên chúng ta trong giai đoạn cách mạng
hiên nay?


<b>Câu 2 (6điểm): Bình giảng khổ thơ sau trong bài "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu:</b>
" Ơi! Hơm nay sao nhựa sống tràn trề


Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá


Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm lồi
Tơi mơ hồ nghe tất cả bên ngồi


Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời sây hoa trái
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày..."


(Trích SGK Văn học 12 tập 1-NXB Giáo dục 2005)



<b>Câu 3 (6điểm): Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng"(Nguyễn </b>
Minh Châu).


<b>ĐỀ 8:</b>


<b>Câu 1 (8 điểm): "Trên đời khơng gì vĩ đại bằng con người, trong con người khơng gì vĩ đại bằng trí tuệ." </b>
(A.Hamilton)


Câu nó trên gợi cho em những suy nghĩ gì về vai trị của trí tuệ đối với việc xây dựng đất nước ta trong xu thế hội
nhập quốc tế hiện nay?


<b>Câu 2 (6 điểm): Tâm trạng trữ tình trong hai bài thơ:"Vội vàng"(Xuân Diệu) và "Mùa xuân nho nhỏ"(Thanh Hải).</b>
<b>Câu 3 (6điểm):"Sách làm cho khắp trái đất,khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách</b>
dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ, những dấu hiệu và những từ ấy
lập tức trở nên sống động ,hễ mắt tơi,trí tuệ tơi tiếp xúc với chúng."


(Trích"Tơi đã học tập như thế nào"-M.Gorgi-SGK Văn học 12-Tập 1-NXB Giáo dục 2005).


Câu nói trên bàn về vấn đề lí luận văn học nào đã học? Phân tích một vài tác phẩm mà em cho là thể hiện một cách
đặc sắc vấn đề đó.


<b>ĐỀ 9:</b>


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Kì thi chọn HSG Quốc gia
Lớp 12 THPT năm 2009


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Mơn: Văn


Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/02/2009



(Đề thi có 2 trang, gồm 02 câu)
Câu 1 (8,0 điểm)


Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm)


Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.


Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình ( bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung
và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.



---Văn bản hai bài thơ
TỰ TÌNH


(Bài II)


Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

SĨNG


Dữ dội và dịu êm


Ồn ào và lặng lẽ


Sơng khơng hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể


Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta u nhau
Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ


Ngày đêm khơng ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó


Con nào chẳng tới bờ
Dù mn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


Biển Diêm Điền, 29-12-1967


(Theo sách Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.122-124)
I.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)


Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn
Hai đứa trẻ.


Câu II (3,0 điểm)


Viết một văn bản ngắn( khơng q 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau của Nguyễn Hiến Lê:
“ Tự học là một nhu cầu của thời đại”


PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)


Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)


Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)


Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau :
“…Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc


Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất


Sông Mã gầm lên khúc độc hành …”


(Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2008).
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)


Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta


Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi


Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng


Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng


Nhớ cô em gái hái măng một mình.


Rừng thu trăng rọi hịa bình


Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.


( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình nâng cao, NXB Giáo dục, trang 111)
--- Hết ---


<b>ĐỀ 10</b>


Câu 1: (6,0 điểm)


Trong một truyện ngắn, nhà văn A.P. Shê-Khốp đã xây dựng hình tượng nhân vật Bê-li-cốp để thể hiện một lọai
người trong xã hội mà ông gọi là "người trong bao". Quan sát trong đời sống thực tế, phải chăng cũng có hiện
tượng "người trong bao"? Ý kiến của anh/ chị đối với hiện tượng này như thế nào?


Câu 2: (6,0 điểm)


Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:


<i>"Đóng bài thơ như cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi</i>


<i>Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống</i>
<i>Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến</i>


<i>Anh phải là gió đưa hương, nhưng chính ra anh lại là hương"</i>


(Trích Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ in trong tập thơ "Đối thoại mới")


Qua những câu thơ trên anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trị của văn học và nhà văn đối với cuộc sống?
Câu 3: (8,0 điểm)



Trong phần "tiểu dẫn" giới thiệu tác phẩm Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, sách Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2 có nhận
định:


<i>"Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về tư tưởng, tài năng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh </i>
<i>trong Nhật kí trong tù"</i> (Trang 79).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Giải đi sớm (Tảo giải)
Hồ Chí Minh


Phiên âm:
I


Nhất thứ kê đề dạ vị lan,


Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
II


Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất khơng;


Nỗn khí bao la tồn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch thơ:


I


Gà gáy một lần đêm chửa tan,



Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
II


Phương đơng màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn qt sạch khơng;


Hơi ấm bao la toàn vũ trụ,


Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
(Nam Trân dịch)


<b>ĐỀ 11:</b>


Câu 1 (8 điểm):


Hình ảnh bầu trời trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
Câu 2 (12 điểm):


Về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 đã giúp anh (Chị) tin tưởng sâu sắc một điều: Con người
có những lúc cơ độc ghê gớm nhưng sự cô đơn không thể giết chết nổi một con người.


<b>ĐỀ 12:</b>
Câu 1:


Hãy cảm nhận cách khắc họa nhân vật ĐÀO trong tryện ngắn MÙA LẠC của NGYỄN KHẢI nhìn từ góc độ mẫu
đàn bà phiêu dạt.



Câu 2:


Ở bài viết “Niềm vui sáng tạo” trong “Một mình với mùa thu”, khi bàn về những tình cảm mãnh liệt nung nấu
trong tâm hồn của những con người gắn cuộc đời mình với sáng tạo văn chương, nhà văn đồng thời là nhà phê
bình văn học Nga K. Pauxtôpxki đã cho rằng:


“Lo âu và mừng vui – hai tình cảm mạnh mẽ nhất ấy đã đi theo nhà văn trên suốt chặng đường”.
Hãy bình luận ý kiến trên.


ĐỀ 13:


Câu 1: (8,0 điểm)


“Nghệ thuật làm cho mọi người thích mình bắt đầu bằng nghệ thuật khen người khác. Lời khen không đúng vẫn
thú vị hơn lời phê bình đúng.”


(Vơn-te, triết gia Pháp thế kỉ XVII)


Cho biết ý kiến của anh/chị về nhận xét trên.
Câu 2: (6,0 điểm)


Dựa vào những hiểu biết về thơ Tố Hữu, anh/chị hãy làm rõ tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của tác giả
này.


Câu 3: (6,0 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?



(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007, trang 39).
ĐỀ 14:


Câu 1: (2 điểm)


Nhà văn Tô Hồi cho rằng: Truyện Đơi Mắt của Nam Cao là một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn “ tiền
chiến” đi theo cách mạng. ý kiến của anh (chị) ?


Câu 2: (3 điểm)


Bình giảng đoạng thơ sau:
Ta muốn ôm:


Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng,


Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Câu 3 ( 5 điểm)


Phân tích tính sử thi thể hiện trong truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
<b>ĐỀ 14:</b>


Câu 1: (6,0 điểm)



Anh (chị) hãy viết một bài luận với tiêu đề: Lợi ích của việc tự học.
Câu 2: (6,0 điểm)


Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Tràng sau khi "nhặt" được vợ, trên đường cùng vợ về
nhà:


<i>"Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:</i>
<i>- Dầu tối thắp đây này.</i>


<i>- Sang nhỉ.</i>


<i>- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt q, cơ mà thơi chả cần.</i>
<i>- Hoang nó vừa vừa chứ."</i>


(Văn học 12, Tập một, Phần Văn học Việt Nam, sách chỉnh lí năm 2000, trang 108)


Anh (chị) hãy phân tích chi tiết "Hai hào dầu" kể trên để thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.
Câu 3: (8,0 điểm)


Anh (chị) hãy phân tích cái tơi trữ tình trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ đó nêu lên một số đặc
điểm cơ bản cái tơi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.


Hãy giải thích và chứng minh nhận định sau của đồng chí PHẠM VĂN ĐỒNG:
"Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết,để khám phá,để sáng tạo thực tại xã hội".
Bảng A


Đề bài:THƠ CA


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện,
Thơ đã sinh ra, tình yêu cũng đến cùng.


Khi tôi nhỏ,thơ giống như bà mẹ,
Tôi lớn lên thơ lại giống người yêu,
Chăm sóc tuổi già, thơ sẽ làm con gái,
Lúc từ giã cõi đời,kỉ niệm hóa thơ lưu.
Có lúc thơ như trái núi cao khơng thể tới,
Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống làng tay.
Thơ như đôi cánh nâng tơi bay


Thơ là vũ khí trong trận đánh


Là tất cả, thơ ơi,chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!
Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ....
Là công việc tận cùng? Là rảnh rỗi bắt đầu?
Là cuộc hành trình ư? Hay chỉ là chỗ nghỉ?
Tôi chỉ biết với tôi,thơ vẫn là hai vế:


Rảnh rỗi và việc làm;chỗ nghỉ với hành trình...
Bình luận quan niệm thơ nêu tên.


<b>ĐỀ 15:</b>


Câu 1: (8 điểm)


Nói và làm trong cuộc sống.
Câu 2: (6 điểm)


“ Do ý nghĩa của văn bản thơ thường không được thông báo trực tiếp qua lời thơ, cho nên người đọc thơ phải biết
cảm nhận, suy đoán, phân tích để tìm đến cái ý ngồi lời.”


(Sách Ngữ văn 11 Nâng cao - Tập 2, trang 19)


Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?


Bình giảng đoạn thơ sau để làm rõ cách hiểu đó:
“ Tây Tiến người đi không hẹn ước


Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”


(Tây Tiến-Quang Dũng, sách Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập 1, trang 70)
Câu 3: (6 điểm)


3.1 Thế nào là phong cách nghệ thuật của nhà văn ?


3.2 Anh/chị hãy viết bài giới thiệu về một biểu hiện của phong cách nghệ thuật ở nhà văn Nam Cao.
HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu 1: (8 điểm)


A. Yêu cầu về kỹ năng:


- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.


- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.


B. Yêu cầu về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:


1. Giải thích:


- “Nói”: Sự phát ngơn thành tiếng những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm...của con người.
- “Làm”: Hoạt động của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2. Bình luận:


- Con người trong cuộc sống vốn được biểu hiện qua nhiều yếu tố, trong đó “nói” và “làm” là hai yếu tố đặc biệt
quan trọng, thường được xem xét theo những tiêu chuẩn riêng biệt.


- “Nói” thường và phải nên đi đơi với “làm”, góp phần thể hiện đúng đặc điểm, bản chất của mỗi con người.


- Khi “nói” khơng đi đơi với “làm”, hoặc do hồn cảnh khách quan tác động, hoặc do yếu tố chủ quan chi phối, đều
cho phép nhận rõ tính cách của con người ( ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể).


- Ý nghĩa:


+ Đây vừa là phương diện quan trọng để con người tự bộc lộ mình, vừa là điều kiện để con người có thể xét đốn
người khác. Vì thế, cần phải ln cẩn trọng trong cả “nói” và “làm”, tránh khơng để người khác hiểu sai về mình,
và cũng khơng xét đốn sai người khác .


+ Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi “nói” và “làm” theo các chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy
sự tiến bộ của con người và toàn xã hội.


C. Cho điểm:


- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên.


- Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu, sai sót về nội dung và kĩ năng khơng nhiều; phần giải thích rõ ràng, phần
bình có thể cịn chưa thật sâu.



- Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên.
- Điểm 2: Bài làm sơ sài, chưa hiểu vấn đề.


- Điểm 0: Bài lạc đề.
Câu 2: (6 điểm)


A. Yêu cầu về kỹ năng:


- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ, kết hợp kiến thức lí luận văn học.
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.


- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả; chữ rõ, bài sạch.
B. Yêu cầu về kiến thức:


Học sinh có thể giải quyết theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý:
1.Giải thích:


- “Ý ngồi lời” : Những điều mà lời thơ khơng trực tiếp nói đến nhưng chính là hàm ý trong ngơn từ, hình ảnh, kết
cấu...


2. Bình giảng:


- Về nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, cách nói hàm ý khái quát...
- Về nội dung:


+ Sự gian khổ, hi sinh; cũng đồng thời là khí phách, tâm nguyện một thời.
+ Tình cảm, ấn tượng bền vững, sắt son với binh đoàn Tây Tiến.


C. Cho điểm:



- Điểm 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A, B.


- Điểm 4: Bài làm tỏ ra đã hiểu yêu cầu đề nhưng phần bình giảng chưa thật đạt.


- Điểm 2: Bài đã nêu được một số ý, tuy nhiên hiểu chưa đúng vấn đề, bình giảng sơ sài.
- Điểm 0: Bài lạc đề.


Câu 3: (6 điểm)


3.1 Trình bày khái niệm: (1 điểm)


- Phong cách nghệ thuật của nhà văn: là sự biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho
người đọc một cái nhìn mới mẻ, chưa từng có về cuộc sống, thơng qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và
những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù, in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo.


3.2 Viết bài giới thiệu về một biểu hiện phong cách nghệ thuật ở Nam Cao:
(5 điểm)


A. Yêu cầu về kỹ năng:


- Nắm phương pháp làm bài văn giới thiệu một chân dung văn học gắn liền với vấn đề lý luận.
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.


- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời;
+ Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác;



+ Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lí đề tài; xác định chủ đề; xác định đối tượng miêu tả;
+ Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.
2. Giới thiệu về phong cách của Nam Cao theo hướng vấn đề đã chọn :


* Có thể kết hợp nhiều yếu tố biểu cảm, tự sự...nhưng nghị luận là cơ bản;
* Có lí lẽ, dẫn chứng minh họa và có sự phân tích dẫn chứng sát hợp vấn đề.
C. Cho điểm: (Phần giới thiệu)


- Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A,B.


- Điểm 3: Bài làm tỏ ra hiểu định hướng, tuy nhiên chưa nêu ý đầy đủ và phân tích dẫn chứng chưa thật sát hợp.
- Điểm 1: Chưa thật nắm chắc định hướng, có sự lệch ý, sa đà vào phân tích phong cách tràn lan.


- Điểm 0: Bài lạc đề.


HẾT
---Câu 3 (10 điểm)


Suy nghĩ của anh (chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt ra trong câu văn sau:


“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này khơng có con
đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...” (Mùa
lạc - Nguyễn Khải)


BÀI LÀM


Câu 3: Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển
kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tơi khơng hồn tồn tin vào nó, tơi cảm nhận được
nó dưới một khía cạnh khác. Đọc “Mùa lạc” của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: “Sự sống nảy sinh từ
trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này khơng có con đường cùng, chỉ có


những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”


Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim mng. Đó cũng có
thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những
khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy
sinh, gian khổ”. Tại sao lại như thế? Theo tơi, trước hết là bởi khơng có gì trường tồn mãi với thời gian, khơng có
cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải ln song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ
mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiều. Nó có mn màu, mn vẻ thiên hình và vạn trạng.
Ơng cha ta đã từng khẳng định: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên.
Khơng ai cấm, trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xn
trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”. Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định.
Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể
chung sống, phát triển trong mơi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không
ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng
để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa
xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kệ của một bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi.


Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch thơ


Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Sau lưng già đến rồi



Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hố. Đó là vịng quay của thời gian. Thế nhưng, trong cái giá rét của đêm
đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như hoa đã “lạc tận” – rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của “nhất chi mai”.
Cái hình ảnh cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất
cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một
vịng trịn của số phận, của tạo hố; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh – hiện hình. Với “Mùa lạc”, Nguyễn
Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ đâu trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom
thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sư sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có
cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc.


Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói:
“Nếu khơng có cảnh đơng tàn


Thì sao có cảnh huy hồng ngày xn”


Con người từ khi sinh ra, khơng ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi
sinh nào. Cũng như, khơng có ai là suốt đời đau khổ mà khơng tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh
phúc vẫn có thể hiện hình. Một người đã “quá lứa lỡ thì” như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ
tối đến đặt lưng ở đâu là nhà – một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được
một bến đỗ bình n nơi nơng trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng. Vâng, phải
chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “Vợ nhặt” của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói
khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái khơng khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết mà Kim Lân đã
dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bắt gặp hạnh phúc – dẫu mới chớm nở và đang ngập
chìm trong nỗi lo toan của Tràng của “Thị” và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với cái chết
hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên với họ. Khơng trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi
được có hạnh phúc. Hạnh phúc – sự sống cứ như được gieo mầm từ trong cái chết – trong gian khổ hy sinh. Đó
chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin đó.


Đó là bởi “ở đời này khơng có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước


qua những ranh giới ấy”…Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn luôn chiến
đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này
khơng có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến chỗ tận
diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người phải vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó
mới là vai trị, sứ mệnh của con người.


Vậy, “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. Giữa sự sống – cái chết, hạnh phúc – khổ
đau ln có những ranh giới. Và chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị trong “vợ
chồng A Phủ” là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người.


Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, bị bắt về “cúng trình ma” nhà A Sử, sau khi muốn tự tử
mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. Bị
hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vơ hồn. Nhưng
khơng, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt khơng gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở
Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà) Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng
ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cơ cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là
hành động giải thốt cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như, sau biết bao hy sinh đau khổ,
sư sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng khơng, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô
vượt qua cái ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiềng Sa, tìm được ánh sáng của
cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa). Một con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới “bước đường
cùng” nhưng vẫn đủ sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này khơng có bước đường cùng mà
đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi. Vậy tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước !
Hay như nhân vật Đào của “Mùa lạc”, cảnh ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào
mặc cảm khơng dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc. Vậy mà sau đó cơ cũng nhận thức được, cũng khao khát
được hạnh phúc, đón nhận nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cơ, một gia đình hạnh phúc với người u cơ
trên cái nơng trường Điện Biên thân u. Đó chính là ranh giới và sự vượt qua ranh giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta
cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hồn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn
vươn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần


máu thịt cho Tổ quốc, những người khơng cịn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm
ta khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy,
đó chỉ là những ranh giới và thực tế bằng ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy!.
Vâng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thơi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự
sống nảy sinh hiện hình từ trong gian khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao!


Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong “Mùa lạc” là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm. Kết thúc bài
viết, tôi lại nhớ đến một bài thơ (cũng của một nhà sư) mà tất cả mọi người trong lớp tôi đều yêu mến. Dường như
giữa Nguyễn Khải và Khng Việt có gì gặp nhau chăng ?


Mộc trung ngun hữu hoả
Ngun hoả phục hồn sinh
Nhược vị mộc vơ hoả
Tồn toại hà do minh
Tạm dịch:


Lửa sẵn có trong cây
Vơi đi chốc lại đầy
Ví cây khơng có lửa
Xát lửa sao bùng ngay.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×