Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Cấu trúc chương trình Sách Giáo Khoa Vật lí 8 và phương pháp dạy học môn Vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.69 KB, 30 trang )

Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................2
A.PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................3
1.Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:....................................................................................................3
1.1. Mục đích:......................................................................................................................................................... 3
1.2. Ý nghĩa............................................................................................................................................................. 3

2.Đối tượng, nội dung và phạm vi nghên cứu:............................................................................................4
2.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................................................... 4
2.2. Nội dung nghiên cứu:...................................................................................................................................... 4
2.3. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................................ 4

3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................................4

B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................6
1. Chương trình và SGK vật lí.....................................................................................................................6
1.1. Tìm hiểu một số vấn đề về chương trình vật lí............................................................................................... 6
1.2. Một số vấn đề về sách giáo khoa Vật lý 6:..................................................................................................... 9
1.3. Nhận xét về chương trình, SGK Vật lí 6:...................................................................................................... 15

2. Phương pháp dạy học:............................................................................................................................17
2.1. Những điểm mới về nội dung dạy học vật lí 6.............................................................................................. 18
2.2. Biện pháp dạy học vật lí 6:............................................................................................................................ 19
2.3. Qui trình dạy học:......................................................................................................................................... 20
2.4. Soạn giáo án:.................................................................................................................................................. 20
2.5. Thực nghiệm dạy hoc:................................................................................................................................... 26
2.6. Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí 6:.............................................................................27


C.KẾT LUẬN.......................................................................................................................................29
1.Đánh giá khái qt về chương trình và SGK Vật lí 6............................................................................29
2.Đánh giá chung về đổi mới PPDH trong chương trình vật lí 6.............................................................29

Các từ viết tắt.......................................................................................................................................30
D . CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................31

Trang 1


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập 6 tuần cũng đã trôi qua và em cũng đã hoàn thành tốt đợt thực tập
năm thứ 3 của mình và đạt được những kết quả bước đầu. Để đạt được những thành quả như
ngày hôm nay đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình, hết lịng của các thầy cơ trường CĐSP Sóc
Trăng đã truyền đạt cho em những kiến thức về chuyên môn, nghiêp vụ sư phạm, các thầy cô
thực tập ở trường Trung học cơ sở Phường 1 đã hết lòng hướng dẫn, cùng với sự hợp tác nhiệt
tình của các em học sinh trường THCS Phường 1 đã tạo điện kiện thuận lợi cho em hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao và điều đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Lý Văn
Thương đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
Tuy đây đã là lần thứ 2 làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều
thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy, cơ, đặc biệt là thầy Lý
Văn Thương và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Cuối lời em xin chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khoẻ để tiếp tục cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục và luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Em xin chúc các thầy cơ
trường THCS Phường 1 ln hồn thành tốt cơng việc giảng dạy của mình, chúc các em học

sinh ln học giỏi và xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Em xin chân thành cảm ơn
Sóc Trăng, Ngày 28 Tháng04 năm 2010

Trang 2


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu:
1.1. Mục đích:
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong
giai đoạn mới, giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập vối cộng đồng
quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất
lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vì thế địi hỏi con người khơng ngừng
vươn lên học hỏi, tìm tịi, như câu nói của Lê Nin: “ Học, học nữa, học mãi”, học để tiếp thu
và lĩnh hội thêm nhiều kiến thức hơn nữa mới có thể sánh vai cùng với các cường quốc
Năm Châu. Do đó khi bước vào nghành sư phạm em đã chọn cho mình nghành sư phạm Tin
– Lí. Một nghành mà sau này em sẽ giảng dạy cho các em học sinh một tình yêu khoa học
một cái nhìn sâu rộng về nền khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với những phát minh tuyệt vời
phục vụ cho đời sống con người mà trong đó Vật lí chính là một mơn khoa học có nhiều ứng
dụng trong thực tế.
Cũng như những mơn học khác, bộ mơn Vật lí cũng có những nét đặc thù riêng về
phương pháp giảng dạy, vị trí, nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng được
thể hiện qua nội dung môn học. Môn Vật lí là một mơn học có liên quan nhiều đến việc giải

thích các hiện tượng trong đời sống thực tế và có ứng dụng thiết thực. Chính vì thế nó đã trở
thành môn học đầy hấp dẫn và hứng thú nhưng cũng thật sự gây khơng ít khó khăn đối với
HS.
Để giúp các em thốt khỏi những khó khăn trong quá trình học cũng như ngày càng
hứng thú hơn với việc học mơn Vật lí. Đồng thời giúp cho HS tiếp thu bài tốt hơn, biết được
kiến thức Vật lí một cách vững chắc, vận dụng được các kiến thức trong thực tế có hiệu quả
hơn, rèn luyện được các kỹ năng thực hành thành thạo. Nên em đã đi vào tìm hiểu cấu trúc
chương trình, SGK Vật lí 8 và PPDH Vật lí 8”.

Trang 3


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

1.2. Ý nghĩa
Như chúng ta đã biết Vật lí học là cơ sở của nhiều nghành kỹ thuật quan trọng. Sự phát
triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Vì vậy những hiểu biết và nhận thức Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống
và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Mơn vật lí ở THCS có vị trí cầu nối quan trọng, một mặt nó phát triển, hệ thống hố các
kiến thức, kĩ năng và thái độ mà HS đã lĩnh hội và hình thành ở tiểu học, mặt khác, nó góp
phần chuẩn bị cho HS những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên
THPT và trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào lao động sản xuất đòi hỏi những
hiểu biết nhất định về Vật lí.
Là một GV sẽ giảng dạy mơn Vật lí trong tương lai nên việc tìm hiểu nội dung chương
trình SGK Vật lí sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy sau này. Khi đã biết rõ về cấu
trúc, nội dung chương trình SGK Vật lí 8 cũng như phương pháp dạy sẽ giúp chúng ta có
những bước đi vững vàng hơn trên bục giảng tự tin truyền đạt kiến thức cho HS với những

phương pháp dạy học tích cực mà mình đã tìm hiểu được.
2.Đối tượng, nội dung và phạm vi nghên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cấu trúc chương trình, SGK Vật lí 8 và phương pháp dạy học Vật lí 8.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
Cấu trúc chương trình vật lí 8: mục tiêu chung của mơn vật lí 8, yêu cầu về kiến
thức và kỹ năng.
SGK vật lí 8: quan điểm biên soạn sách, cấu trúc của sách, đặc điểm của từng chủ đề
kiến thức.
PPDH môn vật lí 8: Những quan điểm mới về PPDH mơn vật lí 8, cách thực hiện
các phương pháp đó, những ưu điểm khi sử dụng các phương pháp mới, khuyết điểm còn
mắc phải và phát sinh khi sử dụng phương pháp mới.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
Cấu trúc chương trình, Sách Giáo Khoa Vật lí 8 và phương pháp dạy học mơn Vật lí
8.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trang 4


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu như SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, sách
bồi dưỡng sinh viên Cao đẳng Sư phạm và giáo viên trung học cơ sở về đổi mới chương
trình và sách giáo khoa mơn Vật lí,… để nắm vững cấu trúc chương trình, SGK Vật lí 8 và
PPDH Vật lí 8.
+ Khảo sát thống kê: Nhằm tìm hiểu cấu trúc chương trình, SGK Vật lí 8 và PPDH Vật
lí 8 thực hiên như thế nào?
+ Quan sát: Nhằm xem xét HS học tập có phù hợp với chương trình, SGK Vật lí 8 và

PPDH Vật lí 8.
+ Trao đổi trị chuyện: Phương pháp này đựơc sử dụng trong thời gian đi thực tập ở
trường THCS Phường 1, được dùng để khảo sát kết quả học tập mơn Vật lí của HS lớp 6/3
và qua đó có thể thu nhận từ GV giảng dạy và HS những ý kiến về chương trình, SGK Vật lí
8 và PPDH Vật lí 8.
+ Qua thực nghiệm dạy học: Thông qua thực nghiệm dạy học của bản thân trong thời
gian đi thực tập và qua các tiết dự giờ của GV bộ môn, các bạn đồng nghiệp để rút ra những
kinh nghiệm và bài học cho bản thân.

Trang 5


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cấu trúc chương trình và SGK Vật lí 8.
1.1. Tìm hiểu một số vấn đề về chương trình Vật lí 8
1.1.1. Mục tiêu

Chương trình vật lí trung học cơ sở được cấu thành từ hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: lớp 6 và lớp 7
+ Giai đoạn 2: lớp 8 và lớp 9.
Ở giai đoạn 2 vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một
số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lí ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt
động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập vật lí, vốn kiến thức tốn học cũng
đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập mơn vật lí ở giai đoạn này phải
có những mục tiêu cao hơn ở giai đoạn 1.


 Mục tiêu cụ thể của từng chương trong chương trình Vật lí 8:

Mục tiêu của chương Cơ học:
1. Mơ tả chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động.
Nêu thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, dao động.
2. Biết vận tốc là đại lượng biểu diễn sự nhanh chậm của chuyển động.
Biết cách tính vận tốc của chuyển động đều và vận tốc trung bình của chuyển động
khơng đều.
3. Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biết cách
biểu diễn lực bằng vectơ.
4. Mô tả sự xuất hiện lực ma sát. Nêu được một số cách làm tăng và giảm lực
ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật.
5. Mô tả sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của lực cân bằng lên một vật
đang chuyển động. Nhận biết được hiện tượng quán tính và giải thích được một số hiện
tượng trong đời sống và trong kĩ thuật bằng khái niệm quán tính.
Trang 6


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

6. Biết áp suất là gì và mối quan hệ giữa áp suất, diện tích tác dụng và lực tác
dụng.
Giải thích được một số hiện tượng tăng và giảm áp suất trong đời sống hằng
ngày.
7. Mơ tả thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và áp
suất khí quyển.
Tính áp suất chất lỏng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng.
Giải thích ngun tắc bình thơng nhau.

8. Nhận biết lực đẩy Acsimet và biết cách tính độ lớn của lực này theo trọng
lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần ngập trong chất lỏng.
Giải thích sự nổi, điều kiện để vật chìm, vật nổi.
9. Phân biệt khái niệm công cơ học và khái niệm cơng dùng trong đời sống .
Tính cơng theo lực và qng đường dịch chuyển.
Nhận biết sự bảo tồn cơng trong một loại máy cơ đơn giản, từ đó suy ra
định luật về công áp dụng cho các máy cơ đơn giản.
10. Biết ý nghĩa của công suất.
Biết sử dụng công thức tính cơng suất để tính cơng suất, cơng và thời gian.
11. Nêu thí dụ chứng tỏ một vật chuyển động có động năng, một vật trên cao
có thế năng, một vật đàn hồi (lò xo,…) bị giãn hay nén cũng có thế năng.
Mơ tả sự chuyển hóa giữa thế năng, động năng và sự bảo toàn năng lượng.
Mục tiêu của chương nhiệt học:
1. Nêu được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
2. Mơ tả được thí nghiệm chứng tỏ giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng
cách.
3. Mơt tả được thí nghiệm về chuyển động Brao và lập luận được để chứng tỏ
rằng các nguyên tử, phân tử chuyển động khơng ngừng.
4. Mơ tả được thí nghiệm chứng tỏ ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển
động càng nhanh.
Trang 7


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

5. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có
khoảng cách hoặc do chúng chuyển động khơng ngừng.
6. Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

7. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được quan hệ giữa nhiệt năng và
nhiệt độ.
8. Nêu được hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho
mỗi cách.
9. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nhận biết được đơn vị đo nhiệt
lượng.
10. Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi trao đổi phụ thuộc vào khối
lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
11. Chỉ ra được nhiệt lượng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt
dộ thấp.
12. Nêu được năng suất tỏa nhiệt là gì và nhận biết được đơn vị đo đại lượng
này.
13. Vận dụng được công thức Q=mc∆t.
14. Vận dụng được kiến thức về cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện
tượng đơn giản.
15. Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
16. Nghiệm lại được phương trình cân bằng nhiệt bằng thí nghiệm đối với
trường hợp trộn hai lượng nước có khối lượng khác nhau và nhiệt độ khác nhau.
1.1.2.

Yêu cầu về kiến thức , kĩ năng, thái độ và phương tiện:

a/ Về kiến thức
Cung cấp cho HS:
- Những kiến thức về các hiện tượng và các q trình Vật lí quan trọng nhất
thường gặp trong đời sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong kỹ thuật thuộc các lĩnh vực Cơ
học, Âm học, Nhiệt học, Điện học và Quang học.
- Các khái niệm và các mơ hình Vật lí đơn giản, là cơ sở để có thể mơ tả đúng
đắn các hiện tượng và các q trình Vật lí cần nghiên cứu; giải thích một số mhiện tượng và
Trang 8



Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

q trình Vật lí phổ biến.
- Các qui luật định tính và một số định luật Vật lí quan trọng.
- Những hiểu biết ban đầu về các phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí
học, trong đó trước hết là phương pháp thực nghiệm, phương pháp mơ hình.
b/ Về kỹ năng
- Kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lí trong đời sống hàng ngày
để thu thập các thông tin và dữ kiện cần thiết.
- Kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành
các thí nghiệm Vật lí đơn giản.
- Kĩ năng phân tích, xử lí thơng tin và các dữ liệu thu được từ quan sát hoặc thí
nghiệm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lí đơn giản, để
giải các bài tập và bài tốn Vật lí chỉ địi hỏi những suy luận lơgic và những phép tính cơ
bản; cũng như để giải quyết một số vấn đề thực tế của cuộc sống.
- Khả năng đề xuất dự đoán hoặc giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ hay
về bản chất của các hiện tượng, các sự vật hoặc các quá trình Vật lí
- Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc
giả thuyết đã đề ra.
- Kĩ năng diện đạt rõ ràng, chính xác bằng ngơn ngữ Vật lí.
c/ Về tình cảm, thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, dần dần có hứng thú trong việc học tập mơn
Vật lí cũng như trong việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong
cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu nhận thơng tin,

trong quan sát và trong thực hành thí nghiệm.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy
nghĩ và việc làm đúng đắn.
- Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và
nhà trường nhằm cải thiện điều kiện đời sống, bảo vệ gìn giữ mơi trường.

d/ Phương tiện
- Các thiết bị dạy học như thí nghiệm, mơ hình, tranh vẽ, biểu bảng, băng
Trang 9


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

hình, sách giáo khoa…được sử dụng không chỉ minh họa kiến thức, lời giảng giải của
giáo viên mà chủ yếu là nguồn tri thức, là phương tiện để học sinh khai thác, tìm tịi,
phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức: tạo điều kiện để học sinh tự làm thí nghiệm, tự quan
sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận, tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu cấu tạo, cách
sử dụng một dụng cụ đo, khai thác hình vẽ với vai trị là nguồn cung cấp thơng tin.
- Tạo điều kiện cho đa số học sinh được sử dụng thiết bị thí nghiệm để
hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên nên sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại như băng
hình, đĩa CD, máy chiếu,… trong tiết học nếu có điều kiện.
1.2. Một số vấn đề về sách giáo khoa Vật lý 8

1.2.1. Quan điểm biên soạn:
Sách giáo khoa phải thể hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục, cụ thể hóa
nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc
học, cấp học, lớp học.

Việc lựa chọn nội dung của sách giáo khoa vật lí 8 được thực hiện theo
đúng yêu cầu về lựa chọn nội dung chương trình của chương trình vật lí trung học cơ
sở: phát triển những nội dung học sinh đã học, những nội dung đó phải có liên quan
với vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tổ chức các hoạt động học tập đa dạng của học sinh…
Chương trình không chỉ tập trung vào nội dung và phân phối thời lượng
dạy học như các chương trình dạy học truyền thống mà thực sự phải là một kế hoạch
hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương
pháp giáo dục, cách thức đánh giá kết quả của học sinh, đảm bảo tính liên tục giữa các
cấp, bậc học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên
nghiệp.
Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn
mà phải là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm
lĩnh và vận dụng tri thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo.
Trang 10


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

Việc soạn thảo chương trình và biên soạn sách giáo khoa chia làm ba
bước:
- Bước 1: Căn cứ vào Luật giáo dục để cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của
từng cấp, bậc học và kế hoạch giáo dục để xác định số môn học, tên môn học hoặc
hoạt động giáo dục và thời lượng tối thiểu cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục
trong mỗi năm học, mỗi tuần lễ.
- Bước 2: Soạn thảo chương trình khung, chuẩn chương trình của từng
môn học, từng hoạt động giáo dục rồi trưng cầu ý kiến, tổ chức thẩm định để ban hành
tạm thời, phục vụ biên soạn các tài liệu thử nghiệm.

- Bước 3: Biên soạn sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy của giáo
viên, bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh rồi tổ chức thử nghiệm, sau đó
điều chỉnh và tổ chức thẩm định ở cấp quốc gia để ban hành chính thức chương trình
giáo dục phổ thơng và bộ sách giáo khoa mới.
Chương trình cần tính tốn để đảm bảo tỷ lệ phần trăm đối với các loại tiết
học như dưới đây:
+ Số tiết học có tiến hành thí nghiệm (do GV hoặc HS tiến hành) chiếm
40% - 60%.
+ Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 10% - 15%.
+ Số tiết giải bài tập, ôn tập, tổng kết chiếm từ 10% - 20%.
1.2.2. Cấu trúc của sách giáo khoa Vật lí 8:

Sách giáo khoa Vật lí 8 có 2 chương gồm:
+ Chương I: Cơ học.
 Bài 1: Chuyển động cơ học.
 Bài 2: Vận tốc.
 Bài 3: Chuyển động đều. Chuyển động không đều.
 Bài 4: Biễu diễn lực.
 Bài 5: Sự cân bằng lực. Quán tính.
Trang 11


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

 Bài 6: Lực ma sát.
 Bài 7: Áp suất.
 Bài 8: Áp suất chất lỏng. Bình thơng nhau.
 Bài 9: Áp suất khí quyển.

 Bài 10: Lực đẩy Ascimet.
 Bài 11: Thực hành. Nghiệm lại lực đẩy Ascimet.
 Bài 12: Sự nổi.
 Bài 13: Công cơ học.
 Bài 14: Định luật về công.
 Bài 15: Công suất.
 Bài 16: Cơ năng.
 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo tồn cơ năng.
 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học.
+ Chương II: Nhiệt học:


Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?



Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng
yên?



Bài 21: Nhiệt năng.



Bài 22: Dẫn nhiệt.



Bài 23: Đối lưu. Bức xạ nhiệt




Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng.



Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.



Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.


Bài 28: Động cơ nhiệt.
Trang 12


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

 Bài 29: Các câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học.
1.2.3. Đặc điểm của từng chương:
Sách giáo khoa vật lí 8 gồm 2 chương, mỗi chương có 3 phần:
+ Chương I: gồm 18 bài, từ bài 1 đến bài 18, trong đó có 1 bài thực hành
và 1 bài tổng kết chương.
+ Chương II: gồm 11 bài, từ bài 19 đến 29, trong đó có 1 bài tổng kết

chương.
 Trang mở đầu ghi tên chương, hình vẽ minh họa giới thiệu nội dung
chính của chương và các câu hỏi nêu các yêu cầu cơ bản về kiến thức cũng như
kĩ năng của việc học tập chương này.
 Phần chính của chương là phần dành cho các bài học. Mỗi bài đều được
viết để dạy trong một tiết.
 Phần cuối chương là câu hỏi và bài tập tổng kết chương. Phần này có ba
nội dung chính:
+ A. Ơn tập: nội dung này gồm các câu hỏi giúp học sinh ôn tập, hệ
thống hóa những kiến thức và những kĩ năng cơ bản nhất của chương.
+ B. Vận dụng: nội dung này gồm các câu hỏi và các bài tập mang tính
tổng hợp, yêu cầu phải vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều bài hoặc của cả
chương. Các câu hỏi và bài tập này được viết dưới dạng trắc nghiệm khách quan và tự
luận bao gồm cả câu hỏi và bài tập định tính lẫn định lượng.
+ C. Giải trí: nội dung này được trình bày dưới hình thức trị chơi, ơ chữ.
1.2.4. Cấu trúc của từng bài học:
Sách giáo khoa vật lí 8 gồm 29 bài, mỗi bài đều được viết để dạy trong
một tiết và có cấu trúc chung sau đây:
+ Phần vào bài: Cung cấp thơng tin để giáo viên tổ chức tình huống học tập. Có
thể là một hình vẽ, một câu đố, một mẫu chuyện vui,…
+ Phần chính của bài: Có từ một đến vài đơn vị kiến thức. Mỗi đơn vị kiến thức
được trình bày dưới dạng các định hướng hoạt động theo trình tự logic:
Trang 13


Trường CĐSP Sóc Trăng


Đề tài nghiên cứu khoa học


Thu thập thơng tin:
- Học sinh tự làm thí nghiệm nếu đó là thí nghiệm khơng nguy hiểm.

Ví dụ: các thí nghiệm về đo vận tốc, đo lực, đo áp suất chất lưu, xác định điều kiện
nổi, tìm ra định luật về cơng, phát hiện thế năng và động năng, các hình thức truyền
nhiệt,…
- Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm nếu đó là những thí nghiệm
khó thực hiện và nguy hiểm hoặc đòi hỏi những thiết bị đắt tiền, khó tìm. Ví dụ như
tạo ra chuyển động thẳng đều, xác định nhiệt lượng.
- Học sinh quan sát các hiện tượng trong tự nhiên: các dạng chuyển động
thường gặp, tác dụng của lực, lực ma sát, lực đẩy Acsimet,…
- Giáo viên thông báo, hướng dẫn ôn lại những kiến thức và các kĩ năng
đã học ở lớp dưới, đọc các biểu bảng, hình vẽ, tranh ảnh.


Xử lí thơng tin:
Học sinh được hướng dẫn xử lí thơng tin thu thập được thông qua một

hệ thống các câu hỏi, bài tập để tự lập luận và rút ra những kết luận cần thiết.
 Vận dụng:
Học sinh vận dụng những kết luận đã rút ra để giải quyết những vấn đề
của bài học hoặc của thực tiễn, vừa giúp các em tự kiểm tra kiến thức và kĩ năng của
mình. Sách giáo khoa hướng dẫn các hoạt động này thông qua một hệ thống các câu
hỏi và bài tập.
o Ghi nhớ:
Những nội dung học sinh phải ghi nhớ được in bằng chữ đậm và đóng
khung. Trong mỗi bài học sinh chỉ phải ghi nhớ từ 1 đến 3 câu. Hoạt động này học sinh
có thể thực hiện ngay trong giờ học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Phần mở rộng: Cung cấp thêm những kiến thức thực tế, những nội dung sâu
hơn hoặc rộng hơn những nội dung đã trình bày ở phần chính của bài. Phần này khơng

u cầu học sinh phải ghi nhớ.
1.3. Nhận xét về chương trình, SGK Vật lí 8:
Trang 14


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

1.3.1. Về chương trình:

Chương trình vật lí 8 là chương trình có nội dung nặng nhất trong các chương trình
của các lớp ở cấp trung học cơ sở. Với thời lượng 35 tiết chương trình này chứa đựng
khối lượng nội dung mà chương trình vật lí trung học cơ sở cũ phải dành một số tiết
nhiều gần gấp đơi. Chương trình vật lí 8 thể hiện được việc đổi mới phương pháp giáo
dục, phát huy được tính tích cực của học sinh. Chương trình vật lí 8 là phần mở đầu
của giai đoạn 2 nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như
yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và đinh luật vật lí đều
cao hơn ở các lớp của giai đoạn 1.
Chương trình Vật lí THCS chia thành hai vòng: Vòng 1 gồm lớp 6, lớp 7; vòng 2
gồm lớp 8, lớp 9. Ở vòng 2 này, lớp 8 là lớp đầu tiên mà chương trình Vật lí có phần
khó hơn ở lớp 6. Chương trình Vật lí 8 mở rộng và đi sâu hơn vào các kiến thức và kĩ
năng về Cơ học và Nhiệt học. Mức độ định lượng cũng tăng dần đáng kể (tính vận tốc,
tính áp suất, áp suất của cột chất lỏng, tính lực đẩy Ac-si-met, tính cơng cơ học, cơng
suất, cơng thức tính nhiệt, hiệu suất của động cơ,…). Bên cạnh đó mức độ định tính
cũng tăng lên so với trước, HS phải giải quyết các vấn đề có liên quan nhiều đến các
kiến thức hàn lâm mà GV không thể nào làm thí nghiệm trực tiếp chỉ có thể dùng các
thí nghiệm mơ hình. Con đường hình thành kiến thức chủ yếu là con đường thực
nghiệm, xuất phát từ kinh nghiệm sống của HS hoặc từ quan sát trực tiếp, giảm nhẹ
những suy luận lí thuyết phức tạp.

1.3.2. Về sách giáo khoa:
- Nội dung: các hiện, tượng thuộc tính, q trình vật lí trình bày trong SGK Vật lí 6,
hầu hết chỉ mơ tả ở mức độ định tính và rất gần gủi với những hiểu biết và kinh nghiệm sẵn
có của HS.
- Sách giáo khoa vật lí 6 khơng đưa ra những kiến thức và kĩ năng hoàn toàn mới mẻ
và xa lạ với HS mà chủ yếu nhằm chính xác hoá, phát triển các kiến thức và kĩ năng của HS
về những nội dung cần được học tập.
- Các kiến thức vật lí 6 chỉ được đề cập chủ yếu ở mức độ định tính hoặc bán định
Trang 15


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

lượng, rất ít cơng thức, phần nhiều dừng ở mức hình thành biểu tượng, đặc tính vật lí của sự
vật hay tính quy luật của hiện tượng chứ chưa hình thành đầy đủ khái niệm vật lí, đại lượng
vật lí hay định luật vật lí. Thí dụ:
+ Chỉ khai thác các máy cơ đơn giản ở khía cạnh được lợi về lực và dừng lại ở mức
độ bán định lượng( thí dụ như: độ nghiêng càng lớn thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng
càng lớn,...) chứ không đi đến những công thức chính xác như trong SGK vật lí cũ.
+ Sự chuyển thể( nóng chảy, đơng đặc, bay hơi, ngưng tụ, sự sôi) được nghiêng cứu
theo quan điểm hiện tượng luận, dừng lại ở việc tìm hiểu các đặc điểm định tính của q
trình này chứ khơng u cầu hình thành và tính tốn nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra khi vật
chuyển thể.
- Con đường hình thành kiến thức ở SGK vật lí 6 chủ yếu là con đường thực nghiệm, xuất
phát từ kinh nghiệm sống của HS hoặc từ những quan sát trực tiếp. Chẳng hạn như: SGK
trình bày nhiều kiến thức theo tinh thần của phương pháp thực nghiệm, đặc biệt kĩ năng dự
đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra được thường xuyên chú ý rèn luyện hơn, tạo
thành thói quen hễ cứ đưa ra dự đoán là phải nghĩ ngay đến việc kiểm tra dự đốn xem có

phù hợp với thực tế khơng chứ khơng phải cứ dự đốn bừa rồi bỏ đấy. Thí dụ như yêu cầu
HS dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào, thiết kế phương án thí nghiệm
kiểm tra dự đốn và tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán.
- Khối lượng nội dung kiến thức tạo điều kiện cho HS có thể thu thập thơng tin, xử lí
thơng tin, giải quyết đươc vấn đề đặt ra qua hình thức thảo luận nhóm. Qua mỗi bài học HS
có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được vào thực tế cuộc sống.
- Hình thức trình bày: SGK Vật lí 6 là SGK “mở”. Nhiều nội dung của các bài viết trong
sách này không được trình bày một cách “trọn vẹn” như trong SGK Vật lí hiện hành, mà để
“trống” để chờ sự tham gia bổ sung trực tiếp của HS thông qua các hoạt động học tập đa
dạng dưới sự hướng dẫn của GV. Điều này không những buộc HS phải suy nghĩ sáng tạo
trong giờ học, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các PPDH mới.
2. Phương pháp dạy học:
Do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kho tang kiến thức của nhân loại
tăng lên nhanh chống. Mặt khác quá trình dạy học ngày nay lấy hoạt động của HS làm trung
tâm. Bên cạnh đó, đặc trưng của mơn lí là hướng tới việc tạo điều kiện cho HS tự chiếm lĩnh
Trang 16


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

kiến thức thong qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho HS tập dượt giải quyết một
số vấn đề vật lí trong thực tế. do đó cần phải có phương pháp dạy học vật lí phù hợp để đạt
được những mục tiêu đề ra.
2.1. Những điểm mới về nội dung dạy học vật lí 6.
Nội dung dạy học kích thích được óc tị mị khoa học, ham hiểu biết ở các em chẳng
hạn như tạo ra tình huống có vấn đề ở đầu mỗi bài học, phát huy được tính đọc lập suy nghĩ
và tư duy sáng tạo của HS.
Dựa trên những vốn hiểu biết có sẵn của HS để hình thành nên kiến thức ở mức

định tính hoặc bán định lượng đơn giản.
PPDH chủ yếu là nêu vấn đề, thảo luận, HS tìm hiểu và thực hành dưới sự hương
dẫn của GV. GV hoặc HS làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết, HS quan sát và rút ra kết luận.
Kiến thức lớp 6 còn được mở rộng nâng cao trong q trình truyền đạt một lượng
kiến thức nào đó. Chẳng hạn như khi đề cập đến sự bay hơi và ngưng tụ:
+ Dựa vào hiện tượng bay hơi xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày như
phơi quần áo…, HS có thể xác định đến yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi(nhiệt độ, gió, diện
tích mặt thống). Từ đó có thể đặt vấn đề, thí dụ như thế nào làm thế nào để khẳng định gió,
nhiệt độ cao và diện tích mặt thống lớn làm nước bay hơi nhanh? HS có thể nêu ra các
phương án thí nghiệm kiểm chứng, thơng qua đó hình thành kĩ năng thay đổi một biến số,
trong khi giữ các biến số khác khơng thay đổi. có thể u cầu HS chọn một phương án tùy ý
để thử nghiệm ở nhà.
+ Hiện tượng hơi nước sôi ngưng tụ khi gặp lạnh không xa lạ với HS nhưng q trình
ngưng tụ khó hiểu hơn q trình bay hơi. Vì vậy, nên làm thí nghiệm chứng tỏ hơi nước trong
khơng khí ngưng tụ khi gặp lạnh và thí nghiệm minh họa sự tạo thành sương mù có màu
trắng đục nhằm giúp HS dễ hiểu và giải thích một số hiện tượng ngưng tụ trong tự nhiên, như
sự tạo thành sương mù dày đặc lúc sáng sớm trong những ngày trời lạnh, sự tạo thành những
đám mây màu đen, xám hay sự tạo thành mưa…
+ Phân biệt sự bay hơi, sự sôi của nước từ thí nghiệm và quan sát hằng ngày.
Ngồi ra có thể sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản với các thiết bị dễ kiếm, dễ
làm, để rèn luyện phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề và kĩ năng quan sát, đề ra giả
thuyết tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận… trong quá trình hình thành những kiến thức này
Trang 17


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

cho HS.

2.2. Biện pháp dạy học vật lí 6:
Áp dụng phương pháp tích cực trong dạy học vật lí tức là phải tích cực hoạt động học
của HS nhằm phát huy tính chủ động học tập của HS. Với phương pháp này HS có thể tự
giác, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của GV nhằm tạo điều kiện để
HS “ suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Phương pháp này được thể
hiện dưới các hình thức:
- Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề: GV đưa HS vào tình huống có vấn đề u cầu HS
phải tích cực tìm hướng giải quyết. Áp dụng hình thức này sẽ kích thích được óc tò mò khoa
học, ham hiểu biết của HS.
- Tổ chức hình thức học tập theo nhóm: GV sẽ phân chia nhóm, đưa ra vấn đề cần giải
quyết, các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận với nhau để hồn thành nhiệm vụ được giao.
Hình thức này sẽ phát huy được tính chủ động tự giác tìm kiếm tài liệu.
- Hình thức tổ chức học tập cá nhân: hình thức này sẽ tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả
năng tự học của mình, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo của mình.
- Sử dụng các phương tiện thí nghiệm, hình ảnh trực quan trong q trình dạy học, giúp
HS liên hệ một cách sinh động dễ hiểu:
+ Đối với các thí nghiệm sử dụng nguồn nhiệt là đèn cồn thì GV làm thí nghiệm, cịn
HS quan sát để có thể mơ tả thí nghịêm, rút ra kết luận.
+ Đối với các thí nghiệm khơng sử dụng nguồn nhiệt hoặc sử dụng bếp nhỏ có cơng suất
khoảng 100w đến 150w, thì HS làm thí nghiệm.
+ Đối với nhiều thí nghiệm đơn giản khác thì có thể cho HS đề ra phương án thí nghiệm
và làm thí nghiệm ở nhà.
+ Đối với những việc cần đến bảng phụ (như bảng 24.1) thì giáo viên nên viết trên tấm
giấy phù hợp chẳng hạn như A0 và phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung, thẩm mĩ, khoa
hoc,bảo đảm cho HS quan sát thấy được cả lớp, sau đó cho HS hồn thành (cũng như các kết
luận, hình vẽ cần cho HS quan sát).
+ Có thể treo hình ảnh minh họa lên bảng để tiện cho việc quan sát và diễn giải giúp HS
dễ tiếp thu bài học. chẳng hạn như: hình 26.2 SGK vật lí 6 bài sự bay hơi và nhưng tụ.

Trang 18



Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

2.3. Qui trình dạy học:
Trước khi lên lớp thì GV cần nắm các mục tiêu bài dạy của mình, chuẩn bị đầy đủ các đồ
dùng, thiết bị cần thiết cho thí nghiệm. Khi vào lớp cần thực hiện đầy đủ các bước:
- Bước 1: Ổn định lớp. Khi bước vào lớp GV điểm danh sĩ số HS. Bước này giúp GV có
thể biết được những HS bỏ tiết, trốn tiết, nghỉ học nhiều lần ở bộ mơn mình dạy…Từ đó có
biện pháp xử lý hoặc kết hợp với GV chủ nhiệm nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ. Nhằm giúp GV đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của
HS trong tiết học vừa qua.
- Bước 3: Giới thiệu bài mới, tổ chức tình huống học tập tích cực cho HS:
+ Giới thiệu bài mới: GV dẫn dắt đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích óc tị
mị khoa học của các em, giúp các em hứng thú trong học tập.
+ Tổ chức tình huống học tập tích cực cho HS: tuỳ từng bài học cụ thể mà GV tổ chức
tình huống học tập cho hợp lí. Tuỳ vào câu hỏi khó hay dể mà GV yêu cầu HS làm việc cá
nhân hay làm việc theo nhóm. Tuỳ vào thí nghiệm và điều kiện mà GV tiến hành thí nghiệm
hay cho HS tự tiến hành, khuyến khích HS học tập tích cực bằng cách cho điểm khuyến
khích.
- Bước 4: Củng cố, dặn dị:
+ GV đặt câu hỏi củng cố lại kiến thức. Câu hỏi dạng câu trả lời ngắn hay câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
+ HS đọc lại ghi nhớ.
+ Nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sắp tới.
- Bước 5: Nhận xét tiết học. Đánh giá tình hình học tập về mặt mạnh mặt yếu trong tiết
học, khuyến khích các em hoạt động tích cực, động viên những em chưa tích cực để việc học
tập vào tiết sau tốt hơn.

2.4. Soạn giáo án:
Bài 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
I/ MỤC TIÊU
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và
diện tích mặt thống. Tìm được ví dụ thực tế về nội dung trên.
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của nột yếu tố lên một hiên tượng khi có nhiều yếu
tố cùng tác động cùng một lúc.
Trang 19


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió
và mặt thống lên tốc độ bay hơi.
II/ CHUẨN BỊ
Bảng phụ C4, hình ảnh minh họa 26.2.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Hoạt Động 1: Ổn Định Lớp – Kiểm Tra Bài Cũ – Đặt Vấn Đề
1/ Ổn Định Lớp
-Lớp trưởng báo
2/ Kiểm Tra Bài Cũ
cáo sỉ số
? Nêu kết luận về sự đơng đặc
và sự nóng chảy?
- Skg tr79

- Gv nhận xét và cho điểm.
3/ Đặt Vấn Đề
Ở tiết trước các em đã đước
Hs lắng nghe
biết từ thể lỏng có thể chuyển
sang thể rắn nhờ sự đơng đặc.
Vậy, chất lỏng cịn có thể
chuyển sang thể khác hay
khơng?
Để biết được điều đó, hơm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Bài 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ Ghi tựa bài vào vở.
Bài 26: SỰ BAY HƠI VÀ
NGƯNG TỤ.
SỰ NGƯNG TỤ
Hoạt Động 2: Quan Sát Hiện
Bay Hơi
Cho hs đoc nội dung kế bên
hình 26.1.
? Yêu cầu HS mơ tả hình 26.1
Diễn giảng hình 26.1(quan
sát hình 26.1 ta thấy một hình
thể hiện trời đang mưa con
đường đầy nước, cịn hình kế
bên có ánh nắng mặt trời mặt
đường khơ. Vậy tại sao mặt
đường lại khơ sau khi có ánh
nắng mặt trời, nước trên mặt
đường đã biến đi đâu? Chúng
ta tìm hiểu I/ Sự bay hơi

Ở lớp 4 các em đã được biết
nước bay hơi chính là hiện
tượng nước biến thành hơi.
? Yêu cầu hs cho vd? Tự ghi
vào vở.
Nhận xét.

Tượng Bay Hơi Và Rút Ra Nhận Xét Về Tốc Độ
- Đọc nd SGK tr 80
- Mơ tả hình

- SGK tr 80

Trang 20

I/ Sự bay hơi
1/ Nhắc Lại Những Điều
Đã Học Từ Lớp 4 Về Sự
Bay Hơi
- Hiện tượng nước biến
thành hơi(nước bay hơi)
Vd:


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

? Có phải chỉ có nước mới
biến thành hơi, cịn các chất - Cho vd

lỏng khác thì như thế nào?
? Yêu cầu hs cho vd?

- SGK tr 80

Các chất lỏng khi để trong
từng điều kiện khác nhau sẽ - Cho vd
có tốc độ bay hơi khác
nhau.Vậy những yếu tố nào sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ bay
hơi? Ta tìm hiểu 2/ Sự Bay
Hơi Nhanh Hay Chậm Phụ
Thuộc Vào Những Yếu Tố
Nào?
Dán hình 26.2a và hướng
dẫn học sinh quan sát hình để
rút ra nhận xét.
? Yêu cầu HS so sánh 2 hình
A1 và A2.
Nhận xét.
Mơ tả cách phơi quần áo ở
hai hình (quần áo giống nhau,
cách phơi như nhau. Hình A1:
trời râm, hình A2: trời nắng).
Cho biết quần áo ở hình nào
sẽ khơ nhanh hơn?
? Câu hỏi C1?
Vậy có phải tốc độ bay hơi
chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhiệt
độ? Hay còn phụ thuộc vào

yếu tố khác?
Dán hình 26.2b
? Yêu cầu HS so sánh hình
B1 và B2.
Nhận xét
Mơ tả cách phơi quần áo ở
hai hình: quần áo giống nhau,
cách phơi như nhau, phơi
trong cùng một nhiệt độ(cùng
nắng hoặc cùng râm). Nhưng
hình B1 có gió, hình B2
khơng có gió.
So sánh 2 hình quần áo ở

- Khơng phải chỉ có nước
mới bay hơi, mọi chất lỏng
đều có thể bay hơi.
Vd: xăng, dầu, rượu…

2/ Sự Bay Hơi Nhanh
Hay Chậm Phụ Thuộc
Vào Những Yếu Tố Nào?
a/ Quan Sát Hiện Tượng
Xem sgk

- So sánh

- Hs trả lời

- So sánh


- Trả lời

Trang 21


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

hình nào khơ nhanh hơn?
? C2?
Ngồi yếu tố nhiệt độ và gió
thì còn yếu tố nào ảnh hưởng
đến tốc độ bay hơi của chất
lỏng nữa hay khơng? Xem
tiếp hình 26.2c.
Dán hình 26.2c lên bảng
? Cho HS so sánh hình C1 và
C2
Nhận xét
Mơ tả cách phơi quần áo ở
hai hình: quần áo giống nhau,
phơi trong cùng một nhiệt
độ,cùng đặt ở một nơi có gió
hoặc cùng đặt ở một nơi
khơng có gió nhưng cách phơi
khác nhau. Hình C1 quần áo
khơng được căng ra, hình C2
quần áo được căng ra.

So sánh 2 hình quần áo ở
hình nào khơ nhanh hơn?
? C3?
? u cầu hs rút ra nhận xét.

- Hs trả lời

- So sánh

- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Nhận xét

Dán bảng phụ C4 lên bảng.
hướng dẫn cho HS làm C4.
-Cho hs thảo luận nhóm hồn - Thảo luận
thành C4? (2 bàn 1 nhóm).
? Gọi 3 hs lên bảng hoàn - Trả lời
thành C4.
Gọi hs khác nhận xét.
- Nhận xét
Nhận xét
Yêu cầu hs ghi vào vở
- Ghi bảng C4 vào vở

b/ Rút Ra Nhận Xét
Tốc độ bay hơi của một
chất lỏng phụ thuộc vào
nhiệt độ, gió và diện tích
mặt thống của chất lỏng.


C4:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Hoạt Động 3: Thí Nghiệm Kiểm Tra
Ở phần trên chúng ta đã dự
đốn rằng tốc độ bay hơi phụ
Trang 22

cao hoặc thấp
lớn hoặc nhỏ
mạnh hoặc yếu
lớn hoặc nhỏ
lớn hoặc nhỏ
lớn hoặc nhỏ


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

thuộc vào nhiệt đơ, gió và
diện tích mặt thống. Để biết
được rằng dự đốn trên của
chúng ta có đúng hay sai ta
sang phần. c/ Thí nghiệm

kiểm tra
C/ Thí Nghiệm Kiểm Tra
Cho hs đọc thí dụ.
- Đọc thí dụ SGK tr 82
Để kiểm tra tác động của
nhiệt độ đối với sự bay hơi củ
Xem sgk
nước, ta làm cho nhiệt độ thay
đổi, giữ nguyên 2 yếu tố cịn
lại( gió và diện tích mặt
thống).
Cụ thể cách tiến hành thí
nghiệm:
Dùng 2 đĩa kim loại có diện
tích lòng đĩa như nhau và đổ
cùng một lượng nước.
? Đặt câu hỏi C5?
- Trả lời
Đặt 2 đĩa ở cùng một nơi gió
hoặc cùng nơi khơng có gió.
? Tại sao phải đặt 2 đĩa ở cùng
một nơi có gió hoặc nơi khơng Trả lời
có gió?
Hơ nóng một đĩa, đĩa cịn lại
khơng hơ nóng.
? Đặt câu hỏi C7?
- Trả lời
? Sau một thời gian nước ở
đĩa nào sẽ vơi nhiều hơn?
- Trả lời

Từ đó suy ra tốc độ bay hơi
phụ thuộc vào nhiệt độ.
Hoạt Động 4: Vạch Kế Hoạch Kiểm Tra Tác Động Của Gió Và Diện Tích Mặt
Thống
-Hướng dẫn hs vạch kế
hoach kiểm tra tác động của
gió và diện tích mặt thoáng
đối với sự bay hơi của chất
lỏng.
? Để kiểm tra tác động của
gió ảnh hưởng đến tốc độ bay - Trả lời
hơi ta làm như thế nào?
* Kiểm tra tác động của gió:
giữ ngun yếu tố nhiệt độ và
diện tích mặt thống, thay đổi
yếu tố gió.
Trang 23


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

? Để kiểm tra tác động của
diện tích mặt thống ảnh
hưởng đến tốc độ bay hơi ta - Trả lời
làm như thế nào?
* Kiểm tra tác động của diện
tích mặt thống: giữ nguyên
yếu tố nhiệt độ và yếu tố gió,

thay đổi diện tích mặt thống.
u cầu hs về nhà làm.
Về nhà làm
Hoạt Động 5: Vận Dụng
-Để biết được sự bay hơi của
chất lỏng được áp dụng như
thế nào trong đời sống thực tế
của chúng ta? Ta tìm hiều III/
vận dụng.
? Yêu cầu một hs đọc C9.
Đọc C9 sgk tr 82
? Gọi hs khác trả lời.
Trả lời
Nhận xét
? Đọc C10?
Đọc C10 sgk tr 82
? Gọi hs khác trả lời.
Trả lời
Nhận xét.
* Tích hợp mơi trường: trong
khơng khí của chúng ta có
một lượng hơi nước nhất định.
Nếu độ ẩm khơng khí cao
nước khơng thể bay hơi được Lắng nghe
làm cho qua trình bay hơi
chậm ảnh hưởng làm cho con
người mệt mỏi, khó chịu, quần
áo lâu khơ, dễ phát sinh ẩm
móc…Vì vậy cần phải có ý
thức bảo vệ môi trường tạo

điều kiện cho nước bay hơi
nhanh tạo ra nơi học tập, làm
việc thơng thống có ánh nắng
mặt trời. Nếu độ ẩm khơng
khí q thấp q trình bay hơi
nhanh dẫn đến khơ hạn, ảnh
hưởng đến sinh hoạt(da khơ,
cổ rát…). Vì vậy cần tăng
cường trồng cây xanh che phủ
đất, tích trữ nước vào mùa
khơ, trồng rừng…
Trang 24

d/ Vận Dụng
C9: Để giảm bớt sự bay
hơi, làm cho cây ít bị mất
nước.
C10: Thời tiết phải nắng
nóng và có gió.


Trường CĐSP Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu khoa học

Hoạt Động 6: Củng Cố
- Trả lời

? Thế nào là sự bay hơi?
? Tốc độ bay hơi phụ thuộc

những yếu tố nào?
- Trả lời
? Ngồi những yếu tố trên
thì tốc độ bay hơi còn phụ
thuộc vào yếu tố nào?(cho - Bản chất của chất
điểm hs nếu trả lời đúng).
lỏng
Đưa ra vd cụ thể về tốc độ
bay hơi phụ thuộc vào bản
chất của chất lỏng.(xăng bay
hơi nhanh hơn nước).
Hoạt Động 7: Dặn Dò
Học thuộc bài.
Làm bài tập trong SBT trang
31-32. từ bài 26-27.1, 26-27.2,
26-27.6, 26-27.8, 26-27.9.
(hướng dẫn đáp án cho hs.)
Xem trước bài 27. Sự bay hơi
và sự ngưng tụ(tt)
Nhận xét tiết dạy.
2.5. Thực nghiệm dạy hoc:

3/ Ghi nhớ
Sự chuyển từ thể lỏng
sang thể hơi gọi là sự bay
hơi.
Tốc độ bay hơi phụ
thuộc vào nhiệt độ, gió và
diện tích mặt thống của
chất lỏng.


Trong đợt đi thực tập tại trường THCS Phường 1 em đã thực hiện được hai tiết dạy:
Tin lớp 8/11 và Vật lí ở lớp 6/3.
+ Đối với tiết dạy mơn Vật lí: trong tiến trình dạy học thì em cũng thực hiện đầy đủ
năm bước lên lớp và cũng truyền đạt đủ kiến thức cho HS. Trong quá trình dạy học giữa thầy
và trị có sự phối hợp nhịp nhàng, thầy hỏi, trị trả lời, trị có thắc mắc thì thầy lắng nghe và
xử lí, sau đó thầy đưa ra kết luận chung. Cũng chính nhờ sự hợp tác học tập của các em HS
đã làm cho tiết dạy thành công tốt đẹp.
Một số nhận xét qua tiết dạy của bản thân:
- Ưu điểm:
+ Giọng nói rõ ràng, dùng từ chính xác, tác phong sư phạm chuẩn mực.
+ Truyền thụ đầy đủ, chính xác nội dung, kiến thức SGK.
+ Có phát huy tính tích cực cho HS.
+ Đưa các em vào tình huống có vấn đề.
+ Có áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy.
+ Đạt được mục tiêu của bài.
Trang 25


×