Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giới thiệu chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.29 KB, 9 trang )

Nguyễn Hải Châu (Chủ biên)
Phần một
Giới thiệu chung về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa trung học phổ thông
I. Nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1. Quán triệt mục tiêu giáo dục
Chương trình và SGK của giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu
giáo dục qui định trong Luật giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình thành
và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng chắc chắn với mức độ phù hợp với đối
tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm được như vậy thì chương trình và SGK mới đóng
góp một cách hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những
thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và SGK
phải quan tâm đúng mức đến “dạy chữ” và “dạy người”, định hướng nghề nghiệp cho
người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.
2. Đảm bảo tính khoa học và sư phạm
Chương trình và SGK giáo dục phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm,
trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ
của khoa học, công nghệ, của kinh tế - xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của
đất nước, tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất
lượng hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh. Chương
trình mới sẽ tích hợp nội dung để tiến đến giảm số môn học, đặc biệt ở các cấp học dưới,
tinh giản nội dung và tăng cường mối liên hệ giữa các nội dung, chuyển một số nội dung
thành hoạt động giáo dục để góp phần giảm nhẹ gánh nặng học tập ở các cấp học mà
không giảm trình độ của chương trình.
3. Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là
tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích
cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm
phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học,
bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các


ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạy
học mới.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục
tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức
tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy
học ở trong phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn
với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới
1
nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá
truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực
mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh.
4. Đảm bảo tính thống nhất
Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục
tiêu, nội dung, định hướng phương pháp ... từ bậc tiểu học qua trung học cơ sở đến trung
học phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa phải áp dụng thống nhất trong cả nước,
đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong giáo dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các
cấp, bậc học phổ cập giáo dục. Tính thống nhất của chương trình và sách giáo khoa thể
hiện ở:
- Mục tiêu giáo dục.
- Quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học, các cấp học.
- Trình độ chuẩn của chương trình trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.
5. Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh
Chương trình và sách giáo khoa phải giúp cho mỗi học sinh với sự cố gắng đúng
mức của mình để có thể đạt được kết quả trong học tập, phát triển năng lực và sở trường
của bản thân. Chương trình và sách giáo khoa tạo cơ sở quan trọng để:
- Phát triển trình độ giáo dục cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đủ khả năng hợp tác, cạnh tranh quốc tế.
- Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tài
năng tương lai của đất nước bằng phương thức dạy học cá nhân hoá, thực hiện dạy học
các nội dung tự chọn không bắt buộc ngay từ tiểu học và phân hoá theo năng lực, sở

trường ngày càng đậm nét qua các hình thức thích hợp.
6. Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn chương trình và sách giáo khoa
Chương trình và sách giáo khoa được thể chế hoá theo Luật Giáo dục và được quản
lý, chỉ đạo đánh giá theo yêu cầu cụ thể của giai đoạn phát triển mới của đất nước, cố
gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học.
- Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế
hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và
phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của
học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên
thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp.
- Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là
tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận
dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo.
7. Đảm bảo tính khả thi
Chương trình và sách giáo khoa không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng
và khả năng của số đông giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, tính khả
thi của chương trình và sách giáo khoa phải đặt trong mối tương quan giữa trình độ giáo
2
dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, giữa giai
đoạn trước mắt và khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tới.
II. Đổi mới giáo dục trung học phổ thông
Đổi mới giáo dục trung học phổ thông (THPT) đã quán triệt các định hướng, các
nguyên tắc chung như đối với các cấp học khác trong giáo dục phổ thông đồng thời chú
trọng những đặc điểm riêng của cấp học này. Dưới đây sẽ trình bày các vấn đề liên quan
đến đổi mới cấp trung học phổ thông.
1. Thực hiện phân ban ở Trung học Phổ thông
a) Cơ sở khoa học và thực tiễn của chủ trương phân ban
- Phân hoá trong dạy học là một nguyên tắc sư phạm, trước hết dựa trên những khác
biệt của học sinh về đặc điểm tâm - sinh lý, năng lực, sở trường, nguyện vọng, hứng thú,

điều kiện sống, ... để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân; Tiếp đó là những yêu cầu hết
sức đa dạng về nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Phân hoá được
thể hiện ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Phân hoá ở cấp độ vi mô là tìm kiếm các phương pháp,
kĩ thuật dạy học sao cho mỗi cá thể hoặc mỗi nhóm, với nhịp độ học tập khác nhau trong
giờ học đều đạt được kết quả mong muốn. Phân hoá ở cấp độ vĩ mô thể hiện ở các hình
thức tổ chức dạy học với những nội dung khác nhau cho từng lớp đối tượng khác nhau
cũng nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt nhất về năng lực và thiên hướng.
Những hình thức tổ chức nói trên thường là: phân thành các ban với những chương trình
khác nhau; phân loại các giáo trình để học tập theo kiểu bắt buộc và tự chọn, xây dựng
các loại trường chuyên biệt hoặc kết hợp các hình thức đã nêu.
- Phân hoá dạy học cũng góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động
xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với việc đã chọn
hoặc được giao trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường. Đây thực
chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực hiện.
- Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lý thì từ
những lớp cuối của cấp trung học cơ sở, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và
hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số có khả năng và ham
thích toán học, các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú văn chương và các môn
khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra, còn có những học sinh thể hiện năng khiếu
trong các lĩnh vực đặc biệt (nghệ thuật, thể dục thể thao, ...). Giáo dục theo kiểu đồng loạt
hiểu theo nghĩa là chỉ với một chương trình duy nhất, cách tổ chức dạy học duy nhất... sẽ
làm hạn chế đến sự phát triển nói trên của người học.
- Phân hoá dạy học ở cấp độ vĩ mô đối với cấp trung học phổ thông là một xu thế của
thế giới và được thể hiện cụ thể trong thực tiễn giáo dục từ rất lâu. Mặt khác sự phát triển
mạnh của xã hội và nền sản xuất đương đại đòi hỏi một thị trường lao động đa dạng,
chuyên sâu ở các mức độ khác nhau và luôn thay đổi. Để phát triển và hoà hợp với xã hội,
với nền sản xuất như trên, mỗi con người nói chung và mỗi học sinh nói riêng phải tìm
cách học tập những gì phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng của mình sao cho có
được một chỗ đứng thoả đáng trong xã hội này. Tất cả những điều này đòi hỏi nền giáo
dục, với một trong các chức năng rất quan trọng là đào tạo nhân lực, phải đa dạng và có

3
thể chuyển đổi linh hoạt, mềm dẻo sao cho đáp ứng được tối đa năng lực, hứng thú, sở
thích, nguyện vọng và nhiều điều kiện cá nhân khác của mỗi học sinh. Mô hình thích hợp
đối với nền giáo dục như vậy là mô hình phân hoá, trong đó càng ở các lớp trên thì sự
phân hoá được thực hiện với nhiều ban hoặc nhiều luồng và phân hoá sâu. Tuy nhiên việc
thực hiện phân hoá trong giáo dục bằng cách phân ban, phân luồng kết hợp với dạy học tự
chọn hoặc hoàn toàn bằng tự chọn đòi hỏi một số điều kiện nhất định về trình độ, năng
lực của người cán bộ quản lý từ cấp trung ương tới địa phương (để tổ chức, quản lý, theo
dõi tiến trình dạy học chung và dạy học tự chọn), của giáo viên (để giảng dạy được các
loại giáo trình được biên soạn ở trình độ khác nhau cho các đối tượng học sinh có nhu cầu
và khả năng nhận thức khác nhau) cũng như về cơ sở vật chất để có thể quản lý và phục
vụ việc học đa dạng của học sinh. Theo kết quả của các công trình nghiên cứu về hệ
thống giáo dục và các hình thức tổ chức học tập trong nhà trường trên thế giới thì hiện
nay hầu như không còn nước nào dạy học theo một chương trình và kế hoạch duy nhất
cho mọi học sinh ở trường THPT.
Đa số các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thực hiện phân hoá dạy học
ở cấp trung học phổ thông bằng cách phân nhiều ban hoặc nhiều luồng kết hợp với môn
học và giáo trình tự chọn hoặc hoàn toàn bằng tự chọn. Chỉ có những nước cũng đang
phát triển ở trình độ thấp hoặc chậm phát triển là chưa thực hiện phân hoá trong giáo dục
hoặc thực hiện phân hoá bằng hình thức phân ban không có môn học tự chọn.
b) Phương án phân ban
+ Về kế hoạch dạy học: Kế hoạch dạy học được thực hiện trong thí điểm phân ban đã
được thiết kế lại theo hướng cân đối lại thời lượng giữa các nhóm môn học thuộc KHTN
và KHXH NV, dành thời gian cho một số nội dung dạy học mới như tin học, dạy học chủ
đề tự chọn. Trong kế hoạch dạy học điều chỉnh phục vụ triển khai đại trà trung học phổ
thông, môn ngoại ngữ ở ban KHXH NV được bố trí thêm thời lượng để trở thành môn
học nâng cao của ban này. Ngoài ra thời lượng dạy học của một số môn học khác cũng
được điều chỉnh cho hợp lí hơn.
+ Về chương trình và sách giáo khoa: Chương trình trung học phổ thông gồm
chương trình chuẩn cho tất cả các môn học; trên cơ sở chương trình chuẩn xây dựng

chương trình nâng cao cho tám môn phân hoá (Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa,
Tiếng nước ngoài). Bộ sách giáo khoa gồm hai loại được biên soạn trên cơ sở của hai
chương trình nêu trên. Sách giáo khoa được biên soạn theo chương trình chuẩn cho tất cả
các môn học và sách giáo khoa biên soạn theo chương trình nâng cao của tám môn (Toán,
Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài).
+ Về tổ chức dạy học: Trường trung học phổ thông được phân thành ba ban. Ngay từ
lớp 10 học sinh được chọn để học một trong ba ban KHTN, KHXH NV và ban Cơ bản.
Chọn ban KHTN học sinh sẽ học sách giáo khoa nâng cao của môn Toán, Lí, Hoá, Sinh
và sách giáo khoa theo chương trình chuẩn của các môn còn lại. Chọn ban KHXH NV
học sinh sẽ học sách giáo khoa nâng cao của môn Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài và
sách giáo khoa theo chương trình chuẩn của các môn còn lại. Đối với ban Cơ bản dạy và
học theo chương trình chuẩn thì địa phương, nhà trường có thể tổ chức dạy học một số
môn học tự chọn trong số 8 môn học có nội dung nâng cao hoặc tổ chức cho học sinh học
bổ sung thêm những phần nội dung nâng cao của chương trình tự chọn nâng cao từ
4
chương trình chuẩn theo yêu cầu, nguyện vọng của học sinh, khi nhà trường có điều kiện
về giáo viên và cơ sở vật chất. Các tiết tự chọn trong kế hoạch dạy học được bố trí cho
học sinh học theo nguyện vọng và theo điều kiện của nhà trường.
2. Hoàn thiện Chương trình giáo dục trung học phổ thông
a) Chương trình cấp trung học phổ thông quy định mục tiêu, kế hoạch giáo dục của
cấp học với các giải thích cần thiết; các định hướng về phương pháp tổ chức giáo dục,
đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung kiến thức ở từng môn học,
lớp học. Chương trình cấp trung học phổ thông còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về
kiến thức, kỹ năng và thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần và có thể đạt được
sau khi hoàn thành cấp học. Đó là chuẩn kiến thức, kỹ năng của cấp học trên các lĩnh vực:
Ngôn ngữ và Văn học; Toán - Tin; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội; Giáo dục công
dân; Công nghệ; Thể chất và Giáo dục quốc phòng và an ninh. Chuẩn theo lĩnh vực học
tập của cấp học thể hiện sự gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu
giáo dục của cấp học.
Về mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông

Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông đã trình bày mục tiêu cấp
học theo Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ
thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa
chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Căn cứ vào mục tiêu chung được luật định, mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xây
dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấp THPT phải đạt được ở các mặt giáo
dục: tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng
nghiệp; kĩ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ.
Những yêu cầu này đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là “đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện”. Song để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục toàn tiện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương
và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn
trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp ngoài những giá trị
truyền thống cần được kế thừa và phát triển như lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
lòng nhân ái, thái độ quí trọng và nhiệt tình lao động, ý thức trách nhiệm, các kĩ năng
cơ bản, còn có những giá trị mới xuất hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung, bao cấp sang nền kinh tế có sự chi phối của cơ chế thị trường, từ nền kinh tế
nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức, như: tư duy phê phán và khả
năng sáng tạo; năng lực tổng hợp, chuyển đổi và ứng dụng thông tin vào hoàn cảnh mới
để giải quyết các vấn đề đặt ra, để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống, năng
lực hợp tác và giao tiếp có hiệu quả; năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới
của sản xuất và thị trường lao động; năng lực quản lí ... do đó trong nội dung của mục
tiêu cụ thể của giáo dục THPT có một số điểm mới cần được lưu ý như sau:
+ Sống lành mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp, không cam chịu nghèo
hèn;
5

×