Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng trong công tác quản lý chất lượng giáo dục tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia tp hồ chí minh trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------****----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VĂN HOÁ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Tham gia thực hiện
TT
Học hàm, học vị,
Chịu trách
Họ và tên
nhiệm
1
Chủ
nhiệm
ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà
2
Thư ký
CN. Bạch Thị Ngọc Dung
3
Tham
gia
PGS.TS. Tô Minh Thanh
4


Tham gia
ThS. Bùi Ngọc Quang
5
Tham gia
ThS. Trần Thị Nga
6
Tham gia
ThS. Kiều Ngọc Quý

Điện thoại

Email

0919694811
0972154097
0908688903
0985966956
0996001776
0902880277









ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------****----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VĂN HOÁ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Ngày 10 tháng 10 năm 2013
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu

Ngày 10 tháng 10 năm 2013
Chủ nhiệm

PGS.TS. Lê Khắc Cường

ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà

Ngày 10 tháng 10 năm 2013
Hiệu trưởng

Ngày 10 tháng 10 năm 2013
Phòng QLKH-DA


LỜI CẢM ƠN
Thay mặt nhóm nghiên cứu, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Khoa học và Cơng

nghệ, ĐHQG-HCM, Phịng QLKH&DA, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Thầy/Cơ và
các em sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô trong Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài nghiên cứu
khoa học đã tận tình nhận xét, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ chúng tơi trong thời gian thực hiện
đề tài.
Trong quá trình thực đề tài nghiên cứu khoa học khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của Q thầy/cơ và bạn đọc để chúng tôi khắc phục những hạn chế và hồn
chỉnh đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 10 năm 2013

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT

Các từ ngữ viết tắt

Ý nghĩa của từ viết tắt

1

AUN-QA


ASEAN University Network-Quality Assurance

2

BGH

Ban Giám Hiệu

3

CTĐT

Chương trình đào tạo

4

CBQL-NV

Cán bộ quản lý-Nhân viên

5

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

6

ĐHKHXH&NV, ĐHQG-


Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

HCM

gia TP. Hồ Chí Minh

7

GV

Giảng viên

8

GDĐH

Giáo dục đại học

9

HVCH

Học viên cao học

10

NCKH

Nghiên cứu khoa học


11

NCS

Nghiên cứu sinh

12

PKS

Phiếu khảo sát

13

SV

Sinh viên

14

TQM

Total Quality Management

15

VHCL

Văn hóa chất lượng



MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐÀO TẠO ...................................1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 5
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 6
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 6
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................7
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...................................................................................................... 7
6. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 7
6.1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................................... 7
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 8
7.1. Phương pháp định tính........................................................................................................ 8
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................................. 8
7.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân ........................................................................... 8
7.1.3. Phương pháp tọa đàm ....................................................................................................9
7.2. Phương pháp định lượng .....................................................................................................9
7.3. Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................................. 10
8. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................... 11
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................... 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .................................................................................. 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................. 12
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 15
1.2.1. Chất lượng và văn hóa chất lượng ................................................................................. 15
1.2.1.1. Khái niệm chất lượng và một số khái niệm có liên quan .......................................... 15
1.2.1.2. Khái niệm văn hóa và văn hóa chất lượng................................................................ 17
1.2.2 Các mơ hình văn hóa chất lượng ..................................................................................... 20
1.2.2.1 Văn hóa chất lượng hồi đáp (Responsive quality culture) ......................................... 20

1.2.2.2 Văn hóa chất lượng tác động qua lại (Reactive quality culture) ................................ 20
1.2.2.3 Văn hóa chất lượng tái sinh (Regenerative quality culture) ...................................... 21
1.2.2.4 Văn hóa chất lượng tái hiện (Reproductive quality culture ) ..................................... 21
1.2.3 Biểu hiện của VHCL và đo lường VHCL ....................................................................... 22
1.2.3.1 Biểu hiện của VHCL .................................................................................................. 22
1.2.3.2 Đo lường VHCL ......................................................................................................... 23
1.2.4 Vai trò và yêu cầu của việc xây dựng VHCL trong quản lý chất lượng giáo dục ......... 24
1.2.4.1 Vai trò của việc xây dựng VHCL trong quản lý chất lượng giáo dục ........................ 24
1.2.4.2 Yêu cầu của việc xây dựng văn hóa chất lượng ......................................................... 24
1.2.5 Đúc kết về VHCL trong giáo dục đại học ...................................................................... 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ........................................................... 28
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VHCL TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHXH & NV, ĐHQG-HCM............................................................................................................ 28
2.1 VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV, ĐHQG-HCM ....................................... 28
2.1.1 Tổng quan về trường ĐH KHXH& NV, ĐHQG-HCM.................................................. 28
2.1.2 Sơ lược về giảng dạy, học tập và NCKH tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM... 29
2.1.3 Sơ lược về hoạt động ĐBCL tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM ...................... 29


2.2 HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VHCL TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV, ĐHQG-HCM .................................................................... 30
2.2.1 Nhận thức chung của GV, CBQL-NV và SV về tầm quan trọng của VHCL ................ 30
2.2.2 Nhận thức của GV, CBQL-NV, SV về tầm quan trọng của các hoạt động ĐBCL........ 32
2.2.3 Hiểu biết của GV, CBQL-NV và SV về các yêu cầu chất lượng .................................... 36
2.2.4 Mức độ tham gia của GV, CB-NV và SV vào các hoạt động ĐBCL .............................. 41
2.2.5 Khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào các hoạt động ĐBCL .......................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 52
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 52
1.1. Về mặt lý luận .................................................................................................................... 52
1.2. Về thực trạng xây dựng VHCL và các yếu tố tác động đến việc xây dựng VHCL ......... 52

2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 54
2.1. Về phía nhà trường............................................................................................................ 54
2.2. Về phía lãnh đạo khoa/bộ mơn và các phịng/ban ............................................................ 55
2.3. Về phía GV, CB-NV .......................................................................................................... 56
2.4. Về phía SV, HV, NCS ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1a: Đánh giá của GV, CBQL-NV và SV về tầm quan trọng của VHCL
Bảng 2.2.1b: Đánh giá của GV, NV về mức độ cần thiết của các giá trị VHCL
Bảng 2.2.2a: Nhận thức của GV, NV về tầm quan trọng của các hoạt động ĐBCL
Bảng 2.2.2b: Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các hoạt động ĐBCL
Bảng 2.2.3a: Hiểu biết của GV về yêu cầu chất lượng đối với công việc
Bảng 2.2.3b: Hiểu biết của CB-NV về yêu cầu chất lượng đối với công việc
Bảng 2.2.3c: Hiểu biết của SV về yêu cầu chất lượng khi tham gia hoạt động ĐBCL
Bảng 2.2.3d: Nhu cầu hiểu biết của SV về các thông tin ĐBCL từ nhà trường
Bảng 2.2.4: Mức độ tham gia vào các hoạt động ĐBCL của GV và NV
Bảng 2.2.5a: Những khó khăn khi tham gia vào các hoạt động ĐBCL
Bảng 2.2.5b: Những thuận lợi khi tham gia vào các hoạt động ĐBCL


1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Tên đề tài: TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VĂN HỐ CHẤT LƯỢNG TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI
HỌC QUỐC GIA-HỒ CHÍ MINH

Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà
Email:

Mobile: 0919694811

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013
Là kết quả của cơng trình nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xây
dựng văn hóa chất lượng (VHCL) tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, báo cáo nghiệm
thu đề tài này (1) trình bày hiện trạng xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM, (2) phân tích một số yếu tố cơ bản, điển hình có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến
việc xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, (3) đề xuất một số phương
hướng, giải pháp nhằm phát triển VHCL qua việc khai thác và phát huy những yếu tố có tác
động tích cực, đồng thời tìm cách khắc phục những yếu tố trở ngại đến quá trình này.
Kết quả khảo sát cho thấy tuy nhận thức khá cao về tầm quan trọng của VHCL, đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên chưa có hiểu biết đủ sâu rộng về các yêu cầu chất
lượng đối với các công việc liên quan đến dạy-học, NCKH đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời
đại hội nhập, phục vụ người học-đồng nghiệp và phối hợp trong các công tác này; đồng thời
chưa chủ động thường xuyên tham gia vào các hoạt động đánh giá, cải tiến và nâng cao chất
lượng. Bên cạnh các yếu tố tích cực là các tác động tiêu cực đến việc xây dựng VHCL gồm 5
yếu tố chủ quan từ phía khách thể khảo sát: (1) Chưa hình thành thói quen chia sẻ và phối hợp
tốt trong cơng việc, (2) Chưa hình thành thói quen tiếp thu ý kiến phản hồi, (3) Chưa hiểu rõ
quan điểm và yêu cầu chất lượng, hoạt động ĐBCL, (4) Chưa thấy rõ lợi ích lâu dài của cơng
tác ĐBCL và (5) Tư duy đối phó và bệnh thành tích; 6 yếu tố khách quan hạn chế hiệu quả của
việc xây dựng VHCL là (1) Hạn chế về nguồn kinh phí và điều kiện môi trường, cở sở vật
chất, (2) Hạn chế về nhân lực chuyên trách/tư vấn ĐBCL và kiến thức, kinh nghiệm về ĐBCL,
(3) Thiếu thời gian, tập huấn và chia sẻ thông tin về ĐBCL, (4) Hạn chế về chế độ đãi ngộ



2

khen thưởng, (5) Hạn chế về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và (6) Thiếu chính sách, quy
định, tài liệu hướng dẫn về ĐBCL. Việc xây dựng VHCL chỉ có thể hiệu quả khi (1) mọi người
có ý thức cao về tầm quan trọng của VHCL với quan điểm liên tục cải tiến (2) mọi người có
hiểu biết về các yệu cầu chất lượng và (3) các đơn vị và nhà trường tích cực hỗ trợ tạo mơi
trường và điều kiện để phát triển VHCL qua các cơ chế chính sách phù hợp với sự đồng lịng
của mọi người hướng về mục tiêu chung và quyết tâm, cam kết của lãnh đạo.


3

SUMMARY
Project Title: SOME FACTORS INFLUENCING QUALITY CULTURE IN QUALITY
MANAGEMENT AT THE UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND
HUMANITIES, VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY-HCM
Code number:
Coordinator: Nguyen Duy Mong Ha, MA. & MSc.
Email:

Mobile: 0919694811

Implementing Institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National
University-Ho Chi Minh City
Duration: from April 2012 to April 2013
As the result of the research work on the factors influencing the process of building quality
culture at the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Ho
Chi Minh City, this research report has firstly presented the process of building quality culture
at USSH, VNU-HCM, secondly analyzed some factors influencing this process positively and
negatively and finally raised some suggestions to the teaching and management staff, the

university and its units in order to develop the quality culture by taking advantage of the
positive factors and trying to overcome the negative ones.
The result indicates that despite their growing awareness of how significant quality culture is,
the staff and students have not acquired adequate knowledge and understanding on quality
requirements and standards related to teaching-learning, doing research, student and colleague
support nor actively taken part in the activities of quality assurance and improvement.
Negatively affecting the process of developing quality culture are their five subjective factors:
(1) lack of the habit of sharing and coordinating in all assignments and activities, (2) lack of
the habit of getting feedback, (3) lack of knowledge on quality, quality standards and quality
assurance in higher education, (4) unawareness of the long-term benefits of quality assurance
and continuous improvement, and (5) responsive thinking and virtual achievements; the six
objective factors hindering this process are (1) lack of supporting factors such as budget,
environment and facilities for quality culture; (2) lack of staff/experts qualified in quality
assurance, (3) lack of time, training and sharing information on quality assurance, (4) lack of
recognition and reward system, (5) lack of autonomy, accountability and (6) lack of policies,
regulations and guidelines on quality assurance. It has been highlighted that only if (1)
everyone on the institution is fully aware of the importance of quality culture and continuous
improvement, (2) everyone understands the quality requirements related to their jobs, and (3)


4

the departments as well as the university actively support the quality culture, cooperate in
facilitating the process of developing quality culture towards the mutual aims as well as the
leaders make strong commitment can this process become fruitful.


5

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thời đại hội nhập, tồn cầu hóa đã mở ra cho giáo dục đại học Việt Nam nhiều cơ hội
giao lưu, học hỏi để phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới trong bối
cảnh cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động đối với chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực. Trước các xu hướng đại chúng hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa trong giáo dục
đại học, các trường đại học Việt Nam muốn tồn tại, phát triển bền vững và hội nhập thì khơng
có con đường nào khác là phải liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong
những mục tiêu của Chương trình Cải cách Giáo dục Đại học Việt Nam theo nghị định số 141
của Chính phủ ban hành là tạo cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường đại học.
Các phong trào đảm bảo chất lượng (viết tắt là ĐBCL) giáo dục đã diễn ra sôi nổi trong
khắp cả nước khoảng một thập niên vừa qua dưới nhiều hình thức như tự đánh giá (tức đánh
giá trong) và đánh giá ngoài như một biện pháp ĐBCL ở mức độ tối thiểu và nâng cao dần
chất lượng tổ chức dạy và học tại cơ sở đào tạo. Mặc dù còn nhiều tranh luận về các khái niệm
liên quan đến chất lượng giáo dục đại học nhưng xu hướng chung là hướng về người học và
nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng theo quan điểm này trước tiên cần có sự
cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo và sự đồng tâm hiệp lực của tập thể đội ngũ CBQL, giảng viên,
NV và người học trong toàn trường, tức là tất cả mọi người đều cần phải thấm nhuần văn hóa
chất lượng (viết tắt là VHCL).
Việc xây dựng VHCL trong nhà trường đại học địi hỏi một q trình phấn đấu lâu dài
nhưng đều đặn, liên tục và bền bỉ. Quá trình này bao gồm các chặng đường đi từ việc nâng cao
dần nhận thức của cá nhân và tập thể về lợi ích của VHCL đến việc hướng dẫn cụ thể các hoạt
động ĐBCL đế mọi người cùng vượt khó mà thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ của mình cho
đến khi các hoạt động này trở thành thói quen, thơng lệ thường ngày ở từng cá nhân, đơn vị.
Nhiều trường đại học trong cả nước hiện nay mới bắt đầu xây dựng hệ thống ĐBCL bên
trong trường đại học với các phòng/ban hoặc trung tâm chuyên trách về các hoạt động ĐBCL
trong toàn trường. Để phong trào chất lượng lan rộng và để vận hành hiệu quả hệ thống ĐBCL
bên trong, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng thành cơng VHCL. Muốn vậy, việc tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCL cần được quan tâm để có thể phát huy
1


Higher Education Reform Agenda, còn gọi tắt là HERA


6

những yếu tố tích cực và khắc phục những yếu tố trở ngại trong việc ĐBCL dạy và học tại cơ
sở đào tạo.
Đây là vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà quản lý chất lượng giáo dục Đại học. Liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (viết tắt là ĐH KHXH&NV), Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là ĐHQG-HCM) đã nhận ra được những ích lợi thực tế mà
VHCL đem lại cho việc nâng cao chất lượng mọi hoạt động của nhà trường không? Liệu thầy
cô đang tham gia công tác quản lý có nắm bắt được những yếu tố nào ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến việc xây dựng VHCL chưa? Ở trong nước, chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể
và toàn diện nào về lãnh vực này. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của việc xây dựng và vận
hành hiệu quả hệ thống ĐBCL bên trong tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, chúng tôi
đã nỗ lực triển khai đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
văn hoá chất lượng trong hoạt động quản lý chất lượng giáo dục tại Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM thời đại hội nhập.”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai nhằm mục đích:
(1) Tìm hiểu thực trạng của quá trình xây dựng VHCL trong công tác quản lý chất lượng
giáo dục tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;
(2) Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản, điển hình có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc
xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;
(3) Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao VHCL qua việc
khai thác và/hoặc phát huy những yếu tố có tác động tích cực và đồng thời tìm cách
khắc phục những yếu tố trở ngại đến quá trình này.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(1) Nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận về VHCL, đặc điểm bản chất và vai trò của
VHCL trong việc vận hành hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học;
(2) Khảo sát cụ thể thực trạng xây dựng VHCL trong công tác quản lý chất lượng giáo dục
tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;
(3) Phân tích các yếu tố về nhận thức, năng lực và mức độ, hiệu quả tham gia vào các hoạt
động ĐBCL của cán bộ quản lý (viết tắt là CBQL), giảng viên (viết tắt là GV), nhân


7

viên (viết tắt là NV), và sinh viên (viết tắt là SV) Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM cũng như ý kiến và nguyện vọng của các đối tượng này về việc xây dựng và nâng
cao dần VHCL trong nhà trường;
(4) Đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng VHCL hiệu
quả và bền vững tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
(1) Các yếu tố tác động tích cực đến việc xây dựng VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM.
(2) Các yếu tố gây trở ngại cho việc xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM.

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Đề tài được triển khai dựa trên các giả thuyết sau đây:
(1) Việc xây dựng VHCL tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM cịn mới mẻ nhưng có
xu hướng nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của CBQL, GV, NV và người học
ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức về lợi ích của VHCL, năng lực
và mức độ tham gia vào các hoạt động ĐBCL tại trường cịn chưa cao và khơng đều ở
các đơn vị;
(2) Những yếu tố về mặt nhận thức, năng lực, động cơ (trong và ngồi) và cơ chế chính

sách của nhà trường có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng VHCL tại trường
ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.

6. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên 642 khách thể bao gồm 437 SV ở 9 khoa và 111 GV ở 15 khoa / bộ
môn và 94 CBQL-NV ở 11 các đơn vị thuộc khối hành chánh (phòng/ban/trung tâm) tiêu biểu
tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM. (Xem Phụ lục 1.)
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện nên đề tài


8

- Chỉ nghiên cứu trên đối tượng SV chính qui văn bằng 1 tại 9 khoa tiêu biểu của Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, chủ yếu là những SV đang học ở giai đoạn chuyên
ngành.
- Chỉ khảo sát được 111 GV cơ hữu được lựa chọn ngẫu nhiên ở 15 khoa/ bộ mơn tiêu biểu
cho các nhóm ngành và 94 CBQL-NV tại 11 phòng/ban của Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM; tuy nhiên, số lượng GV đại diện cho các khoa/ bộ môn và số lượng
CBQL-NV đại diện các phịng/ban khơng đồng đều do quy mô đơn vị và do điều kiện
khảo sát.
- Chỉ khảo sát các yếu tố tác động tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng
VHCL tại trường trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong quá trình triển khai thực hiện
kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 của trường.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp định tính
Bao gồm nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu và tọa đàm.

7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sưu tầm, nghiên cứu và phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước và các kết quả
nghiên cứu thực tiễn (sách, báo, luận án, tạp chí, trang Web, tài liệu hội thảo, hội nghị
chuyên đề có các cơng trình nghiên cứu…) về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả
nghiên cứu, phân tích được hệ thống hóa và trình bày trong Chương I (Cơ sở lý luận) của
đề tài nghiên cứu, sau đó các nguồn tham khảo được sắp xếp trong thư mục tham khảo.
7.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Phỏng vấn Hiệu trưởng, 5 GV, 5 CB-NV và 5 SV được lựa chọn ngẫu nhiên ở Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Nội dung phỏng vấn bao gồm ý kiến đánh giá, nhận định
của CBQL, GV, NV và SV về:
- Lợi ích của VHCL trong hoạt động ĐBCL tại đơn vị và trong trường, mức độ cần thiết
của việc tham gia vào các hoạt động ĐBCL cụ thể tại đơn vị và trong trường;
- Mức độ hiểu biết và khả năng đóng góp vào các các hoạt động ĐBCL cụ thể tại đơn vị và
trong trường;


9

- Mức độ tham gia và hiệu quả đóng góp vào các các hoạt động ĐBCL cụ thể tại đơn vị và
trong trường cũng như những yếu tố ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn);
- Đề xuất hướng khắc phục, nguyện vọng nâng cao VHCL tại đơn vị và trong nhà trường.
Cuộc phỏng vấn được ghi âm hoặc ghi chép thành biên bản (Phụ lục 3). Thông tin
phỏng vấn được thu thập, phân tích theo các chủ đề: nhận thức, thái độ, năng lực, thực trạng
tham gia, khó khăn, thuận lợi và phương hướng, nguyện vọng. Sau đó thơng tin được sử dụng
kết hợp với các dữ liệu thu được từ 3 bảng hỏi, nhằm phân tích thực trạng xây dựng VHCL,
những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra kiến nghị về các giải pháp nâng cao VHCL cụ thể tại trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
7.1.3. Phương pháp tọa đàm
Tổ chức tọa đàm thông qua các cuộc họp giao ban Tổ ĐBCL khối chuyên và khối hành
chính của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (Phụ lục 4), để xác định rõ hơn tinh

thần, thái độ và hiểu biết về công tác ĐBCL; đặc biệt là những khó khăn, thuận lợi cụ thể
mà các đơn vị đang trải nghiệm trong các hoạt động ĐBCL tại từng đơn vị. Các thông tin
này bổ sung cho kết quả thu được từ phiếu khảo sát và qua phỏng vấn cá nhân.
7.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV, NV và SV một số khoa
tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Phiếu khảo sát bao gồm 2 phần: phần thông tin cá nhân và phần nội dung, được thiết kế để thu
thập số liệu trên 3 đối tượng (Xem Phụ lục 2):
+ Bảng hỏi dành cho CBQL và NV các phòng/ban gồm 15 câu hỏi;
+ Bảng hỏi dành cho GV gồm 15 câu hỏi;
+ Bảng hỏi dành cho SV gồm 8 câu hỏi.
Kết quả của 3 loại phiếu khảo sát được so sánh để bổ sung cho nhau. Nội dung cơ bản
của 3 phiếu khảo sát với 2 loại câu hỏi đóng và mở được sử dụng, bao gồm:
- Tầm quan trọng của VHCL, các giá trị văn hóa cần được xác lập khi xây dựng và vận
hành hệ thống ĐBCL trong nhà trường cũng như mức độ cần thiết của việc tham gia một
số hoạt động ĐBCL cụ thể trong nhà trường và tại đơn vị;
- Mức độ hiểu biết của GV/CB-NV và SV về các yêu cầu chất lượng đối với những cơng
việc có liên quan cụ thể đến từng đối tượng;


10

- Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác ĐBCL và các yếu tố ảnh hưởng, tích cực hoặc tiêu
cực, đến việc xây dựng VHCL trong nhà trường nói chung và tại đơn vị nói riêng.
7.3. Phương pháp xử lý thơng tin
Các thơng tin định tính được sắp xếp theo các chủ đề, dưới dạng trích dẫn báo cáo, tọa
đàm, viết biên bản họp/ phỏng vấn; kết quả được xử lý bằng tay theo phương pháp phân tích
nội dung. Các thông tin này được sử dụng kết hợp với các số liệu mang tính định lượng đã
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS (Phụ lục 5), bao gồm:
- Thống kế mơ tả, tính tần số và phần trăm cũng như tương quan chéo giữa biến độc lập và

biến phụ thuộc khi dữ liệu cho phép;
- Tính trung bình để thấy ý nghĩa của sự khác biệt giữa các trung bình điểm số khi cần
thiết.

8. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài có một số đóng góp sau đây:
- Làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch chiến lược về ĐBCL tại Phịng
KT&ĐBCL nói riêng, tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nói chung;
- Giúp lãnh đạo trường và các đơn vị được chọn khảo sát hiểu rõ thực trạng của việc xây
dựng VHCL tại trường và các đơn vị để từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ, biện pháp
thúc đẩy, động viên và/hoặc áp dụng cơ chế quản lý phù hợp hơn nhằm tăng hiệu quả của
việc xây dựng VHCL, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và các mặt hoạt động khác
của trường;
- Xây dựng thêm phần cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực hành cho môn học Đánh giá và
quản lý chất lượng giáo dục đại học, cung cấp tài liệu tham khảo cho các môn học thuộc
chuyên ngành Quản lý Giáo dục tại khoa Giáo dục;
- Làm tài liệu tham khảo cho CBQL, GV, NV và SV nâng cao kiến thức hiểu biết về các
yêu cầu/chuẩn mực chất lượng trong nước, trong khu vực và quốc tế;
- Làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, học viên cao học và SV trong lĩnh vực quản
lý chất lượng giáo dục đại học và định hướng cho việc tìm đề tài NCKH hoặc xác định đề
tài cho luận án, luận văn và khóa luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài.


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Cùng với các phong trào về chất lượng giáo dục đại học trên thế giới, có nhiều mơ hình
quản lý chất lượng giáo dục được đề xuất áp dụng và được nghiên cứu như mơ hình ISO; mơ

hình TQM2; mơ hình các yếu tố tổ chức, mơ hình kiểm sốt chất lượng, mơ hình kiểm tốn
chất lượng, mơ hình ĐBCL theo EFQM, theo HEQM, các mơ hình ĐBCL của mạng lưới
AUN,… Điểm chung là nhiều quan điểm cho rằng điều kiện tiên quyết cho việc vận hành hiệu
quả các mơ hình này là làm cho giá trị VHCL được thấm nhuần trong tồn đơn vị. Mơ hình
xây dựng VHCL trong quản lý chất lượng tổng thể của Nhật Bản đã được vận dụng khá thành
công ở Hoa kỳ cũng như ở nhiều nước khác trong nhiều lĩnh vực trong đó có lãnh vực quản lý
chất lượng giáo dục. Khái niệm VHCL được đưa vào giáo dục đại học (viết tắt là GDĐH) từ
đầu thế kỷ XX tại một số trường ĐH Hoa Kỳ và phát triển nhanh thành các nghiên cứu, dự án,
bài giảng về VHCL.
Lấy kinh nghiệm ở châu Âu, bài viết của chuyên gia Richard Lewis trong một buổi tập
huấn về “Văn hóa chất lượng, xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong” do Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Vinh vào tháng 2 năm 2012
nhấn mạnh vai trò tất yếu của VHCL trong việc xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL bên
trong trường đại học. Việc xây dựng VHCL là một quá trình lâu dài. VHCL bao gồm thái độ
cùng chia sẻ giá trị chất lượng trong toàn đơn vị, cơ chế hợp tác đi từ dưới lên3 kết hợp với cơ
chế giám sát bên ngồi, chủ yếu bằng hình thức đánh giá đồng cấp4. Ngoài ra, các biện pháp
hướng dẫn cụ thể cũng như khuyến khích khen thưởng nhằm phát huy nội lực của đơn vị cũng
được coi là sẽ đem lại hiệu quả trong công tác ĐBCL.
Trong Hội thảo khoa học quốc tế mang tên “Các ngành KHXH&NV tại trường ĐH Việt
Nam và Đài Loan: giảng dạy, học tập và nghiên cứu”5, Thái Kim Điền (2008) của Trường ĐH

2

có tên tiếng Anh là Total Quality Management nghĩa là Quản lý chất lượng tổng thể
bottom-up
4
peer review
5
được tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM vào hai ngày 15 và 16 tháng 1 năm 2008
3



12

Chinan, Đài Loan, có bài viết về mơ hình TQE – Total Quality Education6 cũng nêu vai trị của
VHCL vì mục đích của TQE là (i) học hỏi những ưu điểm thông qua sự hợp tác của đội ngũ
GV, (ii) khuyến khích mọi người tham gia vào việc nâng cao chất lượng về giáo dục, (iii) đề
xuất cải tiến và giải quyết những vấn đề của giáo dục, (vi) tìm hiểu những kỳ vọng trong tương
lai của người học, và (v) cải tiến liên tục.
Ở châu Âu, Hiệp hội các trường đại học Châu Âu7 có các dự án nghiên cứu về VHCL
“Examining Quality Culture” trong các cơ sở giáo dục đại học từ năm 2009 đến năm 2012.
Các kết quả nghiên cứu của tổ chức này8 cho thấy VHCL và ĐBCL có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau: ĐBCL là một phần khơng thể thiếu của VHCL, có tác động quan trọng đến VHCL.
Hiện nay tiến trình Bologna của Châu Âu nhấn mạnh đến cơ chế tự chịu trách nhiệm nội bộ9
và tự giám sát sự tiến bộ10 trong nội dung của VHCL.
Đặc biệt, cơng trình nghiên cứu đồ sộ của EUA mang tên “Embedding quality culture in
higher education” (2007) gồm nhiều bài viết từ Diễn đàn ĐBCL châu Âu được tổ chức lần đầu
tiên vào năm 2006 phân tích ảnh hưởng của VHCL đối với chất lượng đào tạo và các kinh
nghiệm sử dụng các công cụ, phương pháp nhằm nâng cao VHCL ở từng cơ sở giáo dục đại
học trong nhiều lãnh vực, kể cả vai trò tham gia của SV trong các hoạt động ĐBCL trong thời
đại hội nhập.
Như vậy, trên thế giới, vấn đề VHCL đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan, Hoa
Kỳ và nhiều nước châu Á, châu Âu khác. Nhìn chung nghiên cứu về vai trò của VHCL, các
phương thức xây dựng VHCL trong giáo dục đại học đã và đang diễn ra sơi nổi ở khắp các
châu lục.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học và VHCL ở nước ta đã bắt đầu
phổ biến trong những năm gần đây. Nhiều bài viết đã được đăng trên các loại tạp chí giáo dục
trong cả nước. Một số nhà giáo dục đã có nhiều bài viết, bài giảng, bài nghiên cứu về quản lý
chất lượng giáo dục đại học, trong đó có nhấn mạnh đến vai trò của VHCL như các tài liệu,


6

có nghĩa là “giáo dục chất lượng tổng thể”
có tên tiếng Anh là European University Association và được viết tắt là EUA
8
dưới tên gọi Part I và Part II của EUA publications 2010 (Tia Loukkola & Therese Zhang. EUA
publications 2010: Examining Quality Culture, EUA 2010)
9
internal accountability mechanism
10
monitor progress
7


13

sách hoặc bài viết của các tác giả Phạm Thành Nghị, Nguyễn Đức Chính, Lê Đức Ngọc,
Nguyễn Tiến Đạt …
Trong hai bài viết mang tên “Về mơ hình VHCL giáo dục đại học”11, Lê Đức Ngọc và
các đồng tác giả (2012) cho rằng VHCL là giải pháp đầy đủ nhất đối với mơ hình quản lý chất
lượng tổng thể. Các tác giả cũng nhấn mạnh do văn hóa phải gắn liền với mơi trường, nên
trường đại học cần có mơi trường phù hợp cho VHCL, gồm: môi trường học thuật (giảng dạy
và nghiên cứu), môi trường xã hội (tổ chức và các luật lệ, thể chế, quy định,…), môi trường
nhân văn (cơ chế, chế độ chính sách, biện pháp,…), mơi trường văn hóa (chuẩn mực, giá trị
văn hóa, niềm tin,…) và môi trường tự nhiên (cảnh quan và cơ sở vật chất).
Bài viết của Nguyễn Khánh Sơn (2012)“Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ ĐBCl tại các
đơn vị trường ĐH Cần Thơ” tại Hội thảo ĐBCL Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
tháng 6/2012 trình bày việc xây dựng VHCL với 3 giai đoạn cơ bản: (i) tiếp cận công tác
ĐBCL và KĐCL, (ii) hình thành và phát triển VHCL, và (iii) củng cố và phát triển VHCL. Hệ

thống ĐBCL được thường xuyên kiểm tra, rà soát và điểu chỉnh. Phương châm hoạt động của
hệ thống này là “đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả được nhận biết rõ ràng và các thành viên tự
nguyện tham gia” để hình thành và phát triển VHCL — khâu quan yếu nhất quyết định sự
thành công hay thất bại của hệ thống ĐBCL bên trong cũng như và các hoạt động tổ chức
KĐCL.
Với bài viết “Sự gắn kết giữa ĐBCL với xây dựng VHCL trong trường đại học”12,
Nguyễn Phương Nga (2011) đã phân tích 6 giá trị cốt lõi của VHCL được chia sẻ tại Đại học
Quốc gia Hà Nội, bao gồm: chất lượng cao, sáng tạo, tiên phong, thống nhất trong đa dạng,
trách nhiệm, và phát triển bền vững. Tác giả cũng phân tích vai trò, nhiệm vụ của từng đối
tượng trong việc xây dựng VHCL như lãnh đạo cần lập kế hoạch, phân cấp, điều phối, có hệ
thống thơng tin; CBQL cần triển khai đúng lộ trình, tuyên truyền, huy động nguồn lực,…; GV,
chuyên viên, NV phải được phân cấp trách nhiệm rõ ràng, được đào tạo, bồi dưỡng, khen
thưởng,…; người học được tham gia vào lộ trình xây dựng VHCL, đóng góp ý kiến khảo sát (ở
mức độ tối thiểu); và đối tác ngoài như nhà tuyển dụng, doanh nghiệp,… cũng tham gia đóng
góp bằng cách góp ý phản hồi cho nhà trường về sản phẩm đào tạo.
11

Lê Đức Ngọc, Trịnh Thị Vũ Lê, Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2012) trong Tạp chí Quản lý Giáo dục
ISSN 1859-2910, số 34 tháng 3-2012, trang 13-15
12
tại Hội thảo-tập huấn về Hệ thống ĐBCL bên trong do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo
dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Cần thơ vào tháng 10 năm 2011


14

Cũng trong hội thảo này, tác giả Tạ Thị Thu Hiền (2011) có bài viết “Xây dựng và phát
triển VHCL tại ĐHQG Hà Nội”, phân tích các bước triển khai xây dựng VHCL bao gồm (i)
tuyên truyền phổ biến giá trị, (ii) ban hành quy chế ĐBCL, (iii) hướng dẫn tập huấn, (iv) xây
dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược, (v) triển khai, (vi) giám sát, (vii) tổng kết, sơ kết với

các lộ trình nhằm tăng cường nhận thức, tạo thói quen mới sao cho chất lượng trở thành giá trị
thường trực.
Hai tác giả Nguyễn Chí Hịa và Vũ Minh Hiền (2011) với bài viết “Phát triển VHCL
hướng tới xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế”13, sau khi nêu lên tính tất yếu của việc
phát triển VHCL do sức ép của thị trường giáo dục đại học, khu vực hóa và tồn cầu hóa, đã đề
xuất các bước phát triển VHCL từ xác định giá trị cốt lõi và tạo ra sự đồng thuận đối với các
giá trị cốt lõi đến truyền đạt giá trị cốt lõi bằng cả khái niệm có tính lý luận lẫn các hoạt động
trong thực tiễn, làm lan toả khái niệm chất lượng và những tác dụng của nó để tác động vào
việc thực hành của các tập thể, các cá nhân. Các tác giả cũng nêu cách xem xét, đo lường sự
phát triển của VHCL từ hai cấp độ: bề nổi (quan sát được, tính tốn được) và bề sâu (sự thay
đổi trong cách ứng xử của cá nhân hay tổ chức đối với vấn đề chất lượng), ở cấp độ cá nhân và
cấp độ tập thể.
Nguyễn Tiến Đạt (2010) trong bài viết “Phát triển VHCL trong giáo dục và đào
tạo”14 cho thấy VHCL đã phát triển, mang lại thành công trong sản xuất và dịch vụ trên thế
giới hơn nửa thế kỉ qua, mở rộng phạm vi phát triển sang nhiều nước, nhiều loại hình doanh
nghiệp, cơ sở, ngành nghề, nhiều lĩnh vực nên không thể không phát triển ở lĩnh vực giáo dục
và đào tạo. Tác giả bài viết đề xuất một số ý kiến về việc xây dựng VHCL làm cơ sở vững
chắc cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo qua các ấn phẩm, các cuộc tập
huấn và các phương tiện thông tin đại chúng từ trong phạm vi hẹp của từng cấp bậc học cho tới
rộng tới toàn bộ hệ thống giáo dục; chuyển từ cơ cấu tổ chức từ thông tin và mệnh lệnh truyền
từ cấp trên xuống cấp dưới, sang cơ cấu khách hàng hay đối tượng phục vụ và thơng tin nằm ở
trung tâm.
Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể chuyên sâu nào tìm hiểu thực
trạng xây dựng VHCL cũng như một số yếu tố điển hình có ảnh hưởng, tích cực hoặc tiêu cực,
13

trong Kỷ yếu của Hội thảo khoa học Văn hóa chất lượng trong trường đại học ngày 20/10/2011 tại
ĐHQG Hà Nội ( />14
trong Tạp chí Khoa học giáo dục, số 52/Tháng 1 năm 2010, bài số 5



15

đến việc xây dựng VHCL trong công tác quản lý chất lượng giáo dục tại trường đại học trong
cả nước nói chung và tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nói riêng.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Chất lượng và văn hóa chất lượng
1.2.1.1. Khái niệm chất lượng và một số khái niệm có liên quan
Khái niệm “chất lượng” trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay trên thế giới rất đa
dạng. Chất lượng trong giáo dục là khái niệm “đa chiều” và bao hàm nhiều yếu tố, được nhìn từ
quan điểm của nhiều người hưởng lợi khác nhau, bao gồm: chính phủ, phụ huynh, người học,
nhà tuyển dụng, các cơ sở truyền thông đại chúng, cộng đồng xã hội,...
Theo định nghĩa chung nhất tương đối phổ biến hiện nay, chất lượng là đạt được hoặc
vượt qua những mong đợi của khách hàng (bên trong và bên ngồi); chất lượng chỉ có được
khi một sản phẩm hay dịch vụ nào đó đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Harvey và
Green (1993)15 tổng hợp và đưa ra các định nghĩa về chất lượng được hiểu như “sự xuất sắc,”
“tính nhất quán,” “sự phù hợp với mục tiêu,” “đáng giá với đồng tiền bỏ ra,” hay “sự chuyển
đổi giá trị gia tăng.” Quan niệm chất lượng là “sự xuất sắc” không được chấp nhận rộng rãi
trong giáo dục phương Tây. Cũng theo hai tác giả này, khái niệm chất lượng là sự xuất sắc có
hai ý nghĩa: truyền thống (cung cấp hạn chế) và chuẩn kiểm sốt (thơng qua một loạt các kiểm
tra chất lượng). Theo EUA, chất lượng cũng có thể là phù hợp mục tiêu, sự hài lòng/thỏa mãn
khách hàng, giá trị đồng tiền, sự biến đổi, sự tuyệt hảo,… Chất lượng được xem là một đích tới
ln thay đổi, phụ thuộc vào các mục tiêu của một hệ thống giáo dục cụ thể nào đó. Do đó,
chất lượng được xác định như “một khái niệm có tính tương đối và có ý nghĩa chỉ đối với
những ai đánh giá nó ở thời điểm nào đó và theo chuẩn mực, mục đích nào đó” (Hội đồng
Giáo dục Đại học Australia, 1992). Nghĩa là chất lượng ln có tính lịch sử cụ thể.
Ở Việt Nam, các tác giả như Nguyễn Đức Chính (2000 và 2002), Lâm Quang Thiệp
(2000) và Vũ Văn Tảo (2002) đều cho rằng chất lượng được xem như việc đáp ứng mục tiêu,
sự phù hợp với mục tiêu16. Nguyễn Kim Dung và đồng tác giả17 (2009) đưa ra quan niệm như

sau : “Chất lượng là một khái niệm có ý nghĩa đối với một người hưởng lợi tùy thuộc vào quan
15

Dẫn theo Nguyễn Kim Dung, ( )
16
dựa vào định nghĩa của Hiệp hội Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học
17
Nguyễn Kim Dung, Huỳnh Xuân Nhật. Các khái niệm chất lượng, văn hóa chất lượng, đánh giá, đảm bảo và
kiểm định chất lượng trong giáo dục. Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM 2009


16

niệm của người đó ở một thời điểm nhất định nào đó và theo các mục đích và mục tiêu đã
được đề ra từ trước nào đó.” Nói cách khác, “chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu, và mục tiêu
đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”. Do đó, chất lượng giáo dục trường đại học
ở Việt Nam được xem là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về
mục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Chúng tơi cũng đồng tình với
định nghĩa này trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Ở nhiều nước, các khái niệm liên quan đến chất lượng như “đánh giá chất lượng”, “đảm
bảo chất lượng” hay “kiểm định/kiểm toán chất lượng” đã trở thành những từ ngữ quen thuộc.
Nguyễn Kim Dung (2009)18 đã đúc kết cô đọng như sau:
Đánh giá chất lượng (Quality Assessment) là một xem xét có tính chuẩn đốn và đánh giá việc
giảng dạy, học tập và các kết quả dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và
hiệu quả của một cơ sở hoặc một chương trình đào tạo (CTĐT). Đánh giá chất lượng được thiết
kế nhằm quyết định xem một cơ sở hoặc một CTĐT có đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất sắc
đã được chấp nhận chung hay không.
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) trong GDĐH được xác định như các hệ thống, chính
sách, thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì,

giám sát và củng cố chất lượng. ISO định nghĩa ĐBCL là “tất cả các hoạt động có hoạch định
hay có hệ thống cần thiết nhằm cung cấp sự đủ tự tin rằng một sản phẩm hay một dịch vụ là
đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.” Trong GDĐH, ĐBCL được xem là “tổng số các cơ
chế và qui trình được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến
chất lượng liên tục – bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm
sốt chất lượng.” Khơng giống như kiểm soát chất lượng, ĐBCL phải diễn ra trước và trong
tiến trình sự kiện nhằm tránh lỗi và dựa rất nhiều vào việc trình bày cơng khai. Một hệ thống
ĐBCL hiệu quả có thể học cách tránh, tìm ra và sửa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình, được
thiết kế nhằm hỗ trợ một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra, không chỉ chấp nhận hay loại bỏ
sản phẩm.
Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation) là qui trình sử dụng những người bên ngồi đến
xem xét và đánh giá chất lượng của các trường cao đẳng/đại học hoặc các CTĐT nhằm đảm

18

/>

17

bảo và cải tiến chất lượng đại học. Ở một số nước, kiểm định chất lượng được sử dụng để cấp
giấy phép cho một trường cao đẳng hoặc đại học được cung cấp các CTĐT cụ thể nào đó.

1.2.1.2. Khái niệm văn hóa và văn hóa chất lượng
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng. Có hàng trăm định nghĩa về văn hóa nhưng điểm
chung là các định nghĩa đều cho rằng thành tố của văn hóa là các giá trị, chuẩn mực, khuôn
mẫu, hành vi được cộng đồng chia sẻ: “Văn hóa là tập hợp những niềm tin, giá trị, thái độ,
định chế, qui tắc về hành vi giúp mô tả các thành viên của một cộng đồng hoặc tổ chức.”
(Woods, 1998)19. Hiện nay, người ta quan tâm về văn hóa như một cơng cụ nhằm cải tiến chất
lượng trong một tổ chức, ví dụ như mơ hình Quản lý dựa vào các giá trị (Value-based
management); theo quan điểm này, văn hóa có tính linh hoạt và mềm dẻo, tùy theo thể chế và

hoàn cảnh lịch sử nhất định của tổ chức mà hình thành và phát triển VHCL.
Văn hóa tổ chức là một tiểu văn hóa của văn hóa chung trong xã hội, mang bản sắc của
từng tổ chức, bao gồm: giá trị của tổ chức, sự cải tiến cơng việc, mơ hình chức năng, nhiệm vụ,
đạo đức, thói quen, phong cách làm việc, tuyên truyền. Khái niệm “văn hố chất lượng” được
hình thành trên cơ sở “văn hoá tổ chức” trong sản xuất và dịch vụ kinh doanh ở một nền kinh
tế thị trường. Trọng tâm của VHCL trong nền kinh tế thị trường là “quản lí chất lượng tổng
thể” nhấn mạnh sự cải tiến chất lượng liên tục và địi hỏi CB quản lí cấp cao nhất phải cam kết
tham gia liên tục và mọi người đều tham gia (Nguyễn Tiến Đạt, 2010).
Đi sâu vào khái niệm VHCL có thể dẫn một số định nghĩa tiêu biểu của các tác giả
trong và ngoài nước như sau:
Sau khi phân tích định nghĩa của S.M. Ahmed (2008) “VHCL là một hệ thống các giá
trị của tổ chức để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và liên tục cải tiến chất
lượng” và nhấn mạnh VHCL của cơ sở giáo dục đại học là văn hóa tổ chức với hệ giá trị được
hình thành từ hệ thống ĐBCL, Lê Đức Ngọc (2012: 13) đã đúc kết :
“VHCL của một cơ sở đào tạo được hiểu nôm na là mọi thành viên (từ người học đến CBQL),
mọi tổ chức (từ các phòng ban đến các tổ chức đồn thể) đều biết cơng việc của mình như thế
nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy”

19

/>

18

Trong bài viết “Hình thành văn hóa chất lượng ở nhà trường Việt Nam góp phần xây
dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến” – PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Viện nghiên cứu sư
phạm, ĐHSP Hà Nội20 trình bày quan niệm về VHCL như sau:
VHCL là tập hợp những thói quen, niềm tin và hành vi liên quan đến chất lượng mà các thành
viên trong nhà trường cùng chia sẻ, là các yếu tố “mềm” được hình thành trong các hoạt động
quản lý chất lượng hàng ngày cũng như trong triển khai các chương trình chất lượng dài hạn.


Trong bài viết “Văn hóa chất lượng” của Hồ Cơng Lam (2010:37-51), tác giả cho rằng
vì văn hóa là niềm tin, giá trị, thái độ hành vi được mọi người san sẻ trong một tổ chức, cộng
đồng và giá trị là những gì mà mọi thành viên của một nền văn hóa xác định là mong muốn
nên:
VHCL trong giáo dục là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình đào
tạo của một cơ sở giáo dục, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn
sâu vào hoạt động của cơ sở giáo dục và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi
thành viên của cơ sở giáo dục đó và các thành viên có liên quan trong việc theo đuổi và thực
hiện mục tiêu (chất lượng) đề ra phù hợp với sứ mệnh của mình.

Trong bài viết “Bước đầu xây dựng văn hoá chất lượng ở Trường ĐHKHXH&NV”, tác
giả Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo khoa học “Văn hoá chất lượng trong trường đại học” tại
ĐHQG Hà Nội, ngày 20/10/2011 trình bày:
Khái niệm VHCL trong giáo dục đại học hiểu một cách đơn giản là những suy nghĩ, quan
điểm và định hướng của một người, một tổ chức đến chất lượng dạy và học nhằm đạt đến
các mức chất lượng tốt hơn theo thời gian. Nó địi hỏi lãnh đạo, CB, GV, NV trong nhà
trường phải suy nghĩ thường xuyên về việc làm thế nào để việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu
khoa học và các mặt cơng tác khác ngày càng tốt hơn. Nói đến VHCL là nói đến đánh giá và
cải tiến. Đánh giá và cải tiến, cải tiến rồi lại đánh giá tạo thành một vòng tròn chất lượng.

Các định nghĩa trên của các tác giả trong nước đều nhấn mạnh VHCL như sự tham gia
rộng rãi của người học và người dạy, CB-NV trong các hoạt động có liên quan đến chất lượng.
Ở nước ngoài, VHCL làm nền tảng cho quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, chỉ sự
đồng lịng, cởi mở, đối thoại, chia sẻ. VHCL được Hiệp hội các trường đại học Châu Âu
(EUA) lựa chọn để truyền đạt một khái niệm về chất lượng như một giá trị được chia sẻ và
trách nhiệm giải trình tập thể của mọi thành viên trong trường đại học. VHCL yêu cầu đảm bảo
20

trong Kỷ yếu Xây dựng trường đại học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Hội khoa học Tâm lý-Giáo

dục năm 2010 (trang 57-61)


×