Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bình thuận hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.02 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 60 22 85

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN CHÍ MỸ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Chí Mỹ.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khoa
học, khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Phương


1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
VIỆT NAM..................................................................................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM DÂN TỘC, DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ............................................................11
1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số ............................................ 11
1.1.2. Dân tộc Việt Nam và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam .................. 17
1.2. VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.............................................................29

1.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế ....................................................................... 30
1.2.2. Trên lĩnh vực chính trị ..................................................................... 32
1.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội .......................................................... 34
1.2.4. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng ................................................. 40
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................................................42
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 42
1.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................. 44
1.3.3. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế .................................................................. 47
1.3.4. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam ................... 50
1.3.5. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước........... 54


2

Chương 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY
......................................................................................................................... 56
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN..........................................................................................56
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Thuận ......................................................................................................... 56
2.1.2. Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận .......................... 62
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH
THUẬN, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY...71
2.2.1. Những thành tựu chủ yếu của việc phát huy vai trò của các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua và nguyên nhân .......... 71

2.2.2. Một số hạn chế trong việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số
ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua và nguyên nhân ........................ 92
2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trị của các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Thuận hiện nay ....................................................... 102
2.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY ...........................106
2.3.1. Phương hướng phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình
Thuận hiện nay ........................................................................................ 106
2.3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh
Bình Thuận hiện nay ............................................................................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................. 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 135


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay có
54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh được coi là đa số, 53 dân tộc còn lại
là dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề lớn
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là vấn đề có ảnh hưởng lâu
dài và rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối chính trị và
chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nguyên tắc
cơ bản là các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển và tiến bộ đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc
thiểu số ở nước ta phát huy cao độ vai trị của mình trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc cũng như trong cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan, vai trò của các dân tộc thiểu số ở nước

ta cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn
ráo riết tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh quốc
phịng, đang tác động tiêu cực đối với vai trò của các dân tộc thiểu số trong
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như của cả
nước.
Bình Thuận là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số anh em cùng sinh sống.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có trình độ phát triển kinh tế xã hội không đều nhau, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo,
tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật, v..v...


4

Trong những năm qua, nhất là từ khi tỉnh Bình Thuận được tái lập
(1992) đến nay, các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận đã ln cùng với nhân
dân trong tỉnh đồn kết, gắn bó, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, góp phần quan
trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của cả
nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vai trị của các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua cũng còn bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình, tốc độ và kết quả của công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu vai trị của các dân tộc thiểu số, phân
tích, làm rõ thực trạng vai trị của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh
tế - xã hội ở Bình Thuận trong những năm qua; xác định phương hướng và
giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế xã hội ở Bình Thuận hiện nay là rất quan trọng và rất cần thiết, có ý nghĩa
vừa cơ bản, vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn, khơng chỉ đối với tỉnh
Bình Thuận mà cịn đối với những địa phương có điều kiện tương tự trên đất
nước ta.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Khó có thể kể hết những cơng trình khoa học nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề dân tộc, chính sách
dân tộc, các dân tộc thiểu số ở từng vùng miền, địa phương đã được cơng bố,
vì vậy, chúng tơi chỉ nêu một số cơng trình tiêu biểu trong số đó như sau:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa – luận cứ và giải pháp” của tập thể tác
giả Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên thực trạng của việc
xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đưa ra một số nhóm giải


5

pháp thúc đẩy đổi mới công tác cán bộ của các vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên, công trình chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở đội ngũ cán bộ là
người dân tộc thiểu số và vai trò của đội ngũ đó.
“Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” do
Phan Xuân Sơn và Lưu Văn Quảng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2006, đề cập đến nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng,
đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc
ở nước ta hiện nay. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm thực
hiện tốt chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay.
“Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa” do GS,TS. Trần Văn Bính chủ biên, Nxb. Lý luận chính
trị, Hà Nội, 2006, đã trình bày một cách khái qt văn hóa các dân tộc thiểu
số trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa
ra những giải pháp phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta trong tình
hình hiện nay.
“Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số”, của

Ủy ban dân tộc, Viện dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Đây là
cuốn sách sưu tầm khá nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau nói về xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các dân tộc thiểu số.
“Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung và Tây Nguyên”
của PGS,TS. Trương Minh Dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, đã
nêu nội dung chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, kiến nghị một số giải pháp xây dựng và đổi
mới hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới. Đồng thời


6

rút ra một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở
Tây Ngun.
“Hỏi đáp về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”
do TS. Dương Văn Lượng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010
dưới hình thức hỏi và đáp ngắn gọn, rõ ràng, các tác giả đã nêu bật những nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về dân tộc từ khi Đảng ta được thành lập đến nay, những thành
tựu cơ bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1945 đến 2010, đặc
biệt là trong thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó cịn có những cơng trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở
một số tỉnh thành cụ thể như:
“Tín ngưỡng, tơn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận,
Bình Thuận”, TS. Hồng Minh Đơ chủ biên, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,
2006. Cuốn sách đã trình bày khá rõ về đặc điểm dân tộc, tín ngưỡng và tơn
giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, chỉ ra thực trạng tơn giáo
của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay; từ đó, dự

báo xu hướng biến động và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính
sách tơn giáo trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Cuối
cùng, tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị về chính sách tơn giáo đối với
đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
“Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của
dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” của Ngơ Thị Chính – Tạ Long,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Các tác giả của cuốn sách này đã khái
quát về điều kiện sinh thái và đặc trưng dân cư ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, chỉ ra những yếu tố tộc người ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng
như tác động của các yếu tố tộc người tới sự vận động và biến đổi của xã hội
Chăm, sự biến đổi của các tôn giáo do ảnh hưởng của các nhân tố xã hội,


7

những nhân tố chi phối quan hệ cộng đồng tộc người, từ đó tác giả đã có
những nhận xét, đánh giá và đưa ra những kiến nghị của mình đối với vấn đề
phát huy vai trò của các tộc người trên địa bàn Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngồi ra có một số đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề dân
tộc, chính sách dân tộc, dân tộc thiểu số ở các vùng, các tỉnh, thành phố.
Trong đó có thể kể một số cơng trình nghiên cứu như: “Nhận thức và niềm tin
đối với đạo tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai” của Vương
Thị Kim Oanh, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, 2006; “Phát huy vai trò của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước
ta hiện nay” của Lê Quang Trung, Luận án Tiến sĩ triết học, 2008; “Đổi mới
hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay” của
Nguyễn Đức Ngọc, Luận án Tiến sĩ triết học, 2008; “Vấn đề đoàn kết các dân
tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay” của Đinh
Thị Hoàng Phương, luận văn Thạc sỹ chủ nghĩa xã hội khoa học, 2009;
“Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân

tộc thiểu số (1996-2006)”của Võ Thị Ái, luận văn Thạc sỹ lịch sử, 2009;
“Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ
2000 – 2010” của Nguyễn Thị Mỹ Diệu, luận văn Thạc sỹ lịch sử, 2010;...
Đồng thời, còn có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có những cơng
trình, những bài viết liên quan đến vấn đề dân tộc, các dân tộc thiểu số được
đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, tạp chí Lý luận chính trị,
Sinh hoạt lý luận, tạp chí Dân Vận,v...v...
Như vậy, có thể thấy cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu về dân tộc thiểu số và vai trò của các dân tộc thiểu số,
nhưng chưa có một cơng trình khoa học độc lập nào nghiên cứu chúng
riêng biệt, trực tiếp và có hệ thống về vai trị của các dân tộc thiểu số đối
với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận. Xuất phát từ thực tiễn


8

phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp phát triển đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ những nguyên lý lý
luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và quan điểm của Đảng ta về vai trò
của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, đối chiếu với tình hình nghiên cứu như đã nêu trên,
tơi chọn vấn đề: “Vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và
viết cơng trình luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc thiểu số
và vai trò của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; thực trạng phát huy vai trò của
các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình thuận
trong những năm qua, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp

phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc thiểu số và vai trò
của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Thứ hai, phân tích thực trạng phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số
đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua,
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai
trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình
Thuận hiện nay.


9

Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu về vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình
Thuận hiện nay, gồm từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và hồn thành nhiệm vụ nêu trên, luận văn được
thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cở sở thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của mình. Đồng thời, tác giả còn sử dụng
hệ thống các phương pháp khác như: phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp logic - lịch sử, thống kê,...

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về dân tộc
thiểu số, thực trạng các dân tộc thiểu số, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
hiện nay trong việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển
kinh tế - xã hội, từ đó đề ra một số giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Thuận.
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của luận văn có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy, học tập lý luận về dân tộc thiểu
số, về xây dựng và phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo các
cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành của tỉnh Bình Thuận trong việc
hoạch định các chủ trương, chính sách liên quan đến việc xây dựng và phát
huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nhà.


10

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.


11

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM DÂN TỘC, DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM


1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số
Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình
thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người. Trong
quá trình phát triển của lịch sử xã hội lồi người đã tồn tại nhiều hình thức
cộng đồng người khác nhau. Hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch
sử loài người là thị tộc bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết
thống và có ràng buộc về kinh tế, các thành viên trong thị tộc cùng lao động,
sử dụng các công cụ lao động, những đồng cỏ, cánh rừng chung và cùng
hưởng thụ sản phẩm làm ra theo lối bình quân.
Sự phát triển tiếp theo của xã hội lồi người là bộ lạc, đó là hình thái
cộng đồng bao gồm một số thị tộc hay bào tộc thân thuộc có chung một tên
gọi và có vùng cư trú riêng. Bộ tộc là hình thái cộng đồng tộc người hình
thành trong giai đoạn cuối của chế độ bộ lạc nguyên thủy, có vùng cư trú,
trạng thái kinh tế, văn hóa và tên gọi riêng. Từ hình thái cộng đồng bộ tộc
phát triển thành hình thái cộng đồng dân tộc.
Nhưng dân tộc là gì thì cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu và cách
định nghĩa khác nhau về khái niệm này, tùy theo hướng tiếp cận của từng
người, từng ngành khoa học. Trong chủ nghĩa xã hội khoa học, khái niệm dân
tộc phổ biến được hiểu theo hai nghĩa:


12

Thứ nhất, theo nghĩa là một cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie). Theo
nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người được hình thành và
duy trì trên cơ sở có chung ngơn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và ý thức tự
giác dân tộc, thể hiện ở tên tự gọi. Theo nghĩa này, ta có dân tộc Kinh, dân tộc
Êđê, dân tộc Chăm, dân tộc Hán, dân tộc Nga, v..v...

Như vậy, khái niệm “dân tộc” theo nghĩa cộng đồng tộc người (ethnic,
ethnie) khơng phân biệt trình độ phát triển, đa số hay thiểu số, sống ở phạm vi
quốc gia nào, đều có ba điểm chung cơ bản nhất: ngơn ngữ, đặc điểm sinh
hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người thể hiện ở tên tự gọi.
Với tính cách là cộng đồng tộc người, có dân tộc có cả tiếng nói và chữ
viết riêng; nhưng có dân tộc chỉ có tiếng nói, khơng có chữ viết riêng. Trên
thực tế, các tộc người, nhất là tộc người thiểu số thường sử dụng song ngữ, đa
ngữ trong giao tiếp; tiếng mẹ đẻ giao tiếp trong nội bộ tộc người, tiếng tộc
người đa số trong vùng dùng để giao tiếp trong vùng, quốc ngữ dùng để giao
tiếp trong toàn quốc.
Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung đặc điểm sinh
hoạt văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, phân biệt với văn hóa các
dân tộc khác. Trong xem xét, so sánh văn hóa dân tộc – tộc người, người ta
thường phân chia một cách tương đối thành các thành tố văn hóa như văn hóa
sản xuất, văn hóa bảo đảm đời sống, văn hóa nhận thức và văn hóa xã hội.
Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung một ý thức tự giác
dân tộc, tức là ý thức tự nhận mình là dân tộc đó, đều tự hào về ngơn ngữ, văn
hóa của dân tộc mình, ln có ý thức bảo lưu, gìn giữ ngơn ngữ, văn hóa, lợi
ích của dân tộc mình mà biểu hiện cao nhất là việc tự nhận tên dân tộc của
bản thân mình.
Thứ hai, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc
(nation). Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng người ổn định làm thành


13

nhân dân một nước, có chung một lãnh thổ nhất định, một nền kinh tế thống
nhất, có quốc ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện trong nền văn hóa. Ở
phương diện ý nghĩa này, “dân tộc” có khi cịn được gọi là “nhân dân”. Ví dụ
dân tộc Việt Nam – nhân dân Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộc Pháp – nhân

dân Pháp, v...v...
Khái niệm “Dân tộc” được hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc có các đặc
trưng cơ bản như sau:
Có chung một lãnh thổ nhất định, được phân định bằng đường biên giới
giữa các quốc gia dân tộc, mà ở đó có một hay nhiều cộng đồng tộc người
cùng sinh sống. Khơng có biên giới lãnh thổ riêng thì khơng có dân tộc quốc
gia riêng. Lãnh thổ là tiêu chí, đặc trưng cơ bản của quốc gia dân tộc.
Có nền kinh tế thống nhất với một thị trường, một đồng tiền chung
thống nhất... làm nền tảng, điều kiện vật chất cơ bản bảo đảm sự cố kết bền
chặt của cộng đồng quốc gia dân tộc.
Có quốc ngữ chung hay có một ngơn ngữ giao tiếp chung của cả quốc
gia dân tộc. Trong quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người vừa có ngơn ngữ tộc
người riêng để giao tiếp trong nội bộ tộc người, vừa có một ngôn ngữ chung
để giao tiếp trong quốc gia dân tộc. Ngôn ngữ của dân tộc đa số thường được
chọn làm quốc ngữ chung của quốc gia dân tộc đó. Chẳng hạn, quốc ngữ của
dân tộc Việt Nam là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), quốc ngữ của dân tộc
Trung Hoa là ngơn ngữ của dân tộc Hán,...
Có một số trường hợp, ngôn ngữ của một dân tộc ở quốc gia khác được
chọn làm quốc ngữ, như một số nước vốn là thuộc địa của Anh trước đây lấy
tiếng Anh làm quốc ngữ; một số nước thuộc địa ở châu Mỹ Latinh lấy tiếng
Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha làm quốc ngữ của quốc gia mình.
Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của
quốc gia dân tộc. Đây là yếu tố rất cơ bản tạo nên “quốc hồn” của mỗi quốc


14

gia dân tộc để phân biệt quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác. Vì
vậy, bảo vệ văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa sống còn đối với các
quốc gia dân tộc. Và đối với nước ta, đó là một trong những nội dung quan

trọng của bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, khái niệm dân tộc hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc được
đặc trưng bởi tổng hòa các yếu tố chung: lãnh thổ, chế độ kinh tế, ngôn
ngữ, tâm lý (biểu hiện trong nền văn hóa).
Trong một quốc gia đa tộc người thường có một đến hai dân tộc có
dân số đơng được gọi là dân tộc đa số, ví như dân tộc Kinh ở Việt Nam,
dân tộc Hán ở Trung Quốc, dân tộc Nga ở Liên bang Nga,...cịn các dân tộc
khác có số dân ít hơn được gọi là dân tộc thiểu số. Việc được gọi là dân tộc
đa số hay thiểu số chủ yếu căn cứ vào số lượng người của dân tộc này ít
hơn trong quan hệ so sánh với dân tộc khác trong một quốc gia dân tộc,
chứ không căn cứ vào trình độ phát triển của các dân tộc. Ở nhiều quốc gia
đa dân tộc, có dân tộc thiểu số có trình độ phát triển khơng thua kém so với
dân tộc đa số, thậm chí, trong một thời gian dài là lực lượng thống trị như
dân tộc Tutxi ở Ruanđa, bộ tộc Nguyên – Mông lập nên nhà Nguyên, bộ
tộc Mãn Thanh lập nên nhà Thanh ở Trung Quốc. Dân tộc đa số trong một
quốc gia thường là lực lượng nòng cốt, là dân tộc đại diện cho quốc gia đó.
Cịn trong một số quốc gia khơng có dân tộc chiếm đa số, thì dân tộc nào
giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia là dân tộc nòng cốt,
đại diện.
Như vậy, khái niệm dân tộc có hai nghĩa: dân tộc là cộng đồng tộc
người và dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc tức cư dân của
một nước.


15

Khái niệm dân tộc thiểu số
Trong một quốc gia đa dân tộc thường có một dân tộc có số dân đơng
nhất, gọi là dân tộc đa số và có một hay nhiều dân tộc có số dân ít hơn số dân
của dân tộc đa số, gọi là dân tộc thiểu số.

Cũng như khái niệm dân tộc, khái niệm dân tộc thiểu số (ethnic
minority) được hiểu và sử dụng không giống nhau trên thế giới.
Ở Mỹ, năm 1945, GS. Louis Whirth, Đại học Chicago đã đề xuất một
cách hiểu khái niệm dân tộc thiểu số đó là: dân tộc thiểu số là một nhóm
người có một số nét đặc thù về ngoại hình, thể chất hay văn hóa, bị đối xử
khác biệt, bất bình đẳng so với các thành viên khác của xã hội và do đó tự coi
mình là đối tượng của sự kỳ thị tập thể [34, 69].
Trong Bách khoa từ điển các dân tộc Mỹ xuất bản 1962 đã định nghĩa:
dân tộc thiểu số là nhóm người có đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã
hội và kinh tế khác biệt với nhóm chủ yếu trong xã hội.
Qua các định nghĩa vừa dẫn, có thể thấy nổi lên tư tưởng kỳ thị và phân
biệt đối xử đối với dân tộc thiểu số. Để khắc phục những nhược điểm kỳ thị,
phân biệt đối xử giữa các dân tộc, trong những thập niên gần đây, nhiều tổ
chức quốc tế đã đưa ra những định nghĩa mới cho khái niệm dân tộc.
Năm 1982, Tiểu ban đặc biệt về chống nạn phân biệt chủng tộc và bảo
vệ các dân tộc của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số
như sau: dân tộc thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo văn
hóa riêng; tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các
vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các xã hội từ bên ngoài.
Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của
sự phát triển (UNDP, 1999) [34, 69].
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): dân tộc thiểu số là nhóm
người có đặc điểm xã hội, văn hóa khác biệt với các dân tộc đa số khác. Các


16

đặc điểm này làm cho họ bất lợi trong quá trình phát triển của mình (ADB,
1999). Cịn Ngân hàng thế giới (WB) đã đề cập tới khái niệm dân tộc thiểu số
trong rất nhiều tài liệu của mình. Theo đó, dân tộc thiểu số là các cộng đồng

người có những đặc điểm riêng biệt liên quan tới tính gắn bó với đất đai tổ
tiên, với các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự cung tự cấp, có ngơn
ngữ, nhận dạng, bản sắc xã hội và văn hóa khác hẳn với những người đa số
[34, 69].
Những định nghĩa về dân tộc thiểu số của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) đã phần nào phản ánh
được những đặc điểm của dân tộc thiểu số. Đó là những đặc điểm: sản xuất tự
cung tự cấp, có ngơn ngữ, bản sắc xã hội và văn hóa riêng, dễ bị thiệt thịi
trong q trình phát triển về mặt đời sống và thu nhập,...
Tuy vậy, những định nghĩa của các tổ chức quốc tế như đã dẫn chủ yếu
vẫn chỉ là công cụ làm việc trong nghiên cứu về phát triển, chúng chưa nêu
bật được đặc trưng cốt lõi của khái niệm dân tộc thiểu số, đó là dân tộc có số
dân ít hơn so với dân tộc có số dân đơng nhất trong một quốc gia thống nhất
có nhiều dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm dân tộc thiểu số
dùng để chỉ sự tương quan về số dân giữa các dân tộc cư trú trong một quốc
gia thống nhất có nhiều dân tộc. Xuất phát từ ngun tắc bình đẳng dân tộc,
khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ
phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của mỗi dân tộc không
phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít mà nó bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, lịch sử của từng dân tộc.
Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: “Dân tộc thiểu số là dân tộc có
dân số ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một
dân tộc chiếm dân số đơng. Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi


17

dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức
về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác,

xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội cịn khó khăn, vì vậy Nhà nước tiến bộ thường thực
hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ sự chênh lệch trong sự phát
triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số”
[81, 781].
Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ năm 1998) định nghĩa: “dân tộc
thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông nhất
trong một nước nhiều dân tộc” [58, 239].
Trong luận văn của mình, chúng tôi tán thành và sử dụng khái niệm
trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nxb. Giáo dục, Hà Nội xuất
bản năm 1998, rằng: “Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân
tộc chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều dân tộc”. Theo đó, ở Việt
Nam dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.
1.1.2. Dân tộc Việt Nam và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Khái quát về dân tộc Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, được hình thành từ rất sớm
Việt Nam là một trong số những quốc gia có nhiều dân tộc. Trên lãnh
thổ Việt Nam thống nhất có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Dân tộc Việt Nam hình thành từ rất sớm trong lịch sử, chứ không phải
khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
Theo cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử mấy
ngàn năm, có ngơn ngữ riêng, phong tục tập quán riêng, cốt cách làm ăn
riêng, phong thái sinh hoạt riêng và có nền văn hóa lâu đời của mình. Tất cả
những cái đó tạo nên truyền thống, tình cảm riêng của dân tộc ta” [17, 167].


18

Thứ hai, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đồn kết, chung sức
chung lịng trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Lịch sử Việt Nam là lịch sử gắn bó, đồn kết giữa các tộc người, khơng
phân biệt đa số hay thiểu số trong việc chống thiên tai, đấu tranh chống ngoại
xâm. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, truyền thống đó tiếp tục được kế thừa
và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các tộc người ngày càng cao hơn nữa.
Sinh trưởng và tụ cư trên vùng đất nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi
nhưng cũng khắc nghiệt, nhân dân các dân tộc nước ta đã phải đoàn kết,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai, tạo ra
của cải vật chất để sinh tồn và phát triển.
Bên cạnh cuộc đấu tranh chống thiên tai, cộng đồng các dân tộc Việt
Nam luôn luôn sát cánh bên nhau, tiến hành các cuộc kháng chiến oanh liệt
chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược Hán, Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh trong thời kỳ chúng cường thịnh nhất, đánh thắng thực
dân Pháp, mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế
giới và đặc biệt là thắng Mỹ, đế quốc to nhất, hùng mạnh nhất trong thời đại
ngày nay, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
Truyền thống đồn kết, tương trợ chính là di sản lịch sử vơ giá của các
dân tộc nước ta, nó đã giúp cho các dân tộc anh em gắn bó máu thịt, đồng
cam cộng khổ, làm nên sức mạnh tinh thần không gì lay chuyển nổi. Nền
móng của truyền thống đó chủ yếu là các dân tộc nước ta đều cùng chung một
vận mệnh lịch sử. Vận mệnh ấy kêu gọi các dân tộc kề vai sát cánh đấu tranh
xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua mọi thăng trầm của lịch sử, các dân tộc
luôn luôn gắn chặt vận mệnh của mình với Tổ quốc Việt Nam, với quốc gia
dân tộc Việt Nam.


19

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền
thống yêu nước, đoàn kết và thống nhất được nâng lên tầm cao mới, tập hợp

các dân tộc trên đất nước ta phát huy cao độ tinh thần đoàn kết chặt chẽ, quyết
tâm xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” [47, 350]
Lời dạy đó của Người đã thấm vào xương máu của mỗi người dân Việt
Nam và là lẽ sống của toàn dân tộc. Nó khơng chỉ là sức mạnh tinh thần mà
cịn là sức mạnh vật chất, vơ địch của dân tộc ta, trong quá khứ, hiện tại và
trong tương lai nữa.
Ở Việt Nam khơng có vấn đề hận thù và xung đột dân tộc như thường
thấy ở một số quốc gia dân tộc trên thế giới.
Là một quốc gia có 54 dân tộc, dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm
của lịch sử và đủ loại các thế lực phản động trong và ngoài nước với những
âm mưu và hành động xảo quyệt hòng gây chia rẽ, hận thù, xung đột dân tộc,
nhưng Việt Nam luôn luôn là một đại gia đình đồn kết, gắn bó, chung sức
chung lịng với nhau, cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, toàn thể các dân
tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống đồn kết, gắn bó
với nhau, cùng nhau nổ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập,
thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, dân số và trình độ phát triển của các dân tộc ở Việt Nam
không đồng đều
Về dân số, theo số liệu điều tra dân số năm 1999, tổng dân số nước ta là
76.323.173 người, nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm


20

hơn 86,2% dân số cả nước; trong khi có một số dân tộc chỉ có số dân chưa

đến 1000 người. Đó là các dân tộc Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu, Pu Péo, SiLa [53,
28-29].
Về trình độ phát triển, có dân tộc có trình độ phát triển cao như dân tộc
Kinh, dân tộc Hoa, nhưng cũng cịn những dân tộc có trình độ phát triển thấp,
thậm chí cịn ở trình độ tan rã của xã hội nguyên thủy. Một số ít dân tộc thiểu
số đã có sự phân hóa giai cấp, sơ kỳ phong kiến như chế độ lang đạo ở người
Mường, chế độ phìa tạo ở người Thái, chế độ thổ ty của người Tày.
Trong khi đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nước ta mặc dù còn
tiến hành nền kinh tế chiếm đoạt nhưng đã chuyển sang một loại hình kinh tế
mới là trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa và các cây hoa màu thì vẫn cịn rất ít
các dân tộc cịn tiến hành các hoạt động lượm hái, săn bắt, đánh cá, loại hình
kinh tế của họ là chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẳn có của tự nhiên, họ chưa
chuyển sang được loại hình kinh tế sản xuất. Chẳng hạn, tiêu biểu cho loại
hình kinh tế chiếm đoạt nguyên thủy là người Rục, một bộ phận của dân tộc
Chứt ở miền núi Quảng Bình, sống nhờ ăn bột cây nhúc (cây báng) và thịt khỉ
rừng săn bắt được nhờ sử dụng cung tên rất thành thạo. Người Mảng, người
La Hủ trước đây còn gọi là Xá lá vàng ở Mường tè tỉnh Lai Châu cũng thuộc
loại hình kinh tế này.
Thứ tư, các thế lực phản động ln có mưu đồ chia rẽ, phá vỡ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam
Các thế lực thù địch trong và ngồi nước ln ln câu kết với nhau để
chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trọng yếu, trong đó có
vấn đề dân tộc. Nếu dưới chế độ thực dân đế quốc, chúng đã triệt để thực hiện
chính sách “chia để trị” đối với các dân tộc nước ta để dễ bề nô dịch thì ngày
nay, trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng vẫn không từ bỏ mọi


21

mưu đồ, nhất là “diễn biến hịa bình” để hịng phá hoại tình đồn kết giữa các

dân tộc anh em ở nước ta.
Âm mưu của các thế lực thù địch là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù
địch đã đẩy mạnh “diễn biến hịa bình”. Đây chính là “thủ đoạn hịa bình để
dành thắng lợi”, là phương pháp “chuyển hóa hịa bình”, “biến đổi hịa bình”,
“cách mạng nhung”, ...
Chúng lợi dụng các hoạt động dân tộc để can thiệp vào nội bộ ta, lợi
dụng các diễn đàn công khai (hội nghị, hội thảo), để tuyên truyền “tự do”,
“dân chủ”, “nhân quyền”, tuyên tuyền quan điểm cá nhân ích kỷ lối sống thực
dụng suy đồi, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền để tạo cớ can
thiệp vào nước ta.
Ở một số nơi, đồng bào bị các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, lơi
kéo vào các hoạt động kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Chẳng hạn, ở vùng các dân tộc thiểu số phía Bắc, chúng tuyên truyền cái gọi
là “Vương quốc Mơng tự trị”, kích động xưng vua, bạo loạn. Ở Tây Nguyên,
chúng tuyên truyền luận điệu coi “Tây Nguyên là khu vực riêng của người
Thượng”, tách Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam, đòi thành lập “Nhà nước
Đềga độc lập”. Hay ở vùng đồng bào Khơ Me Nam Bộ, chúng tăng cường các
hoạt động chống phá, kích động, gieo rắc thành kiến dân tộc trong một bộ
phận đồng bào và sư sãi Khơ Me Nam Bộ, âm mưu địi thành lập “Nhà nước
Khơ Me Campuchia Krom”,...
Chính vì vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo, nhảy bén, giải quyết kịp thời
những vấn đề dân tộc để tránh những diễn biến phức tạp.


22

Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là những thành phần,

những bộ phận hợp thành của dân tộc Việt Nam thống nhất, mang đặc điểm
chung của dân tộc Việt Nam; ngoài ra do điều kiện tự nhiên và lịch sử có tính
chất đặc thù của mình quy định, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nổi lên một
số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, cư dân các dân tộc thiểu số nước ta phân bố phân tán và
sống xen kẽ với nhau
Do điều kiện tự nhiên, lịch sử chi phối, nhiều dân tộc di cư vào Việt
Nam ở các thời điểm khác nhau tạo nên hình thái cư trú phân tán và xen kẽ.
Đây là một đặc điểm nổi bật của các dân tộc thiểu số nước ta. Có thể nói rằng
do tình hình nói trên nên ở nước ta khơng có lãnh thổ tộc người. Khơng có bất
kỳ một dân tộc nào trong số 53 dân tộc thiểu số mà cư trú tập trung và duy
nhất trong một địa bàn. Tính chất phân tán và xen kẽ này vừa ở phạm vi vĩ mơ
(tồn quốc) vừa ở phạm vi vi mô, dưới các cấp độ tỉnh, huyện, xã và cả các
ấp, bản, mường. Tình trạng sống xen kẽ không những tăng lên ở các tỉnh miền
núi mà còn quan sát thấy ở các thành phố lớn, nơi mà trước đây cư trú chủ
yếu là người Việt và người Hoa.
Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung
du; còn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi phía Bắc, vùng núi Thanh –
Nghệ - Tĩnh, Trường Sơn – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ; người Hoa
sống tập trung ở một số nơi thuận tiện cho làm ăn buôn bán, đặc biệt tập trung
ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, hầu như khơng có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú.
Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Lâm Đồng, ... riêng tỉnh Đắc Lắc có 44 dân tộc anh em. Phần


×