Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoàn thiện quản trị dự trữ tại công ty TNHH ứng dụng khoa học kỹ thuật và dịch vụ minh quang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.77 KB, 6 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Cơng ty TNHH Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Dịch vụ Minh Quang được
thành lập vào tháng 10 năm 2010, được sự cho phép của Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội. Công ty có trụ sở là Tập thể Viện sốt rét – Ký sinh trùng –
Công trùng TƯ. Công ty là đại lý phân phối hóa chất diệt muỗi và cơn trùng gây
hại cho các cơng ty hố chất lớn trong nước và ngoài nước như: Sumitomo (Nhật
Bản), Map Pacific (Singapore), Syngenta (Bỉ), BASF (Đức), Công ty Cổ phần Anh
Quốc (Hà Nội), Cơng ty hóa chất Nam Việt (TP. HCM).
Là một doanh nghiệp thương mại có tỷ trọng hàng dự trữ trên tổng tài sản trên
80%, thì quản trị hàng dự trữ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong suốt q
trình nghiên cứu cơng tác quản trị dự trữ tại Công ty TNHH Ứng dụng KHKT và
Dịch vụ Minh Quang, tôi nhận ra rằng công tác dự trữ tại công ty về cơ bản được
thực hiện có quy trình khoa học, được chú trọng. Tuy nhiên, do trình độ cũng như
kinh nghiệm trong công tác quản trị dữ trữ chưa nhiều, nên vẫn còn tồn tại một số
vấn đề bất cập. Thứ nhất, Công ty chưa xây dựng được mô hình dự trữ hiệu quả,
phương pháp dự báo cầu sản phẩm chỉ dựa vào vốn kinh nghiệm hạn chế. Vì vậy,
vẫn cịn xảy ra tình trạng là có một số kỳ kinh doanh, một số sản phẩm nhóm hàng
nhập khẩu rơi vào tình trạng hết hàng hoặc tồn hàng ở mức cao gây ảnh hưởng tới
hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Do chi phí vốn cao, mua khơng được trả chậm
cùng với mức độ tin cậy của dự báo không cao, dẫn đến công ty chưa thực sự chủ
động nhập hàng, chỉ dựa trên kinh nghiệm lâu năm. Thứ hai, cơng tác bảo quản lưu
kho vẫn cịn xảy ra một số tình trạng như vỏ thùng bị ẩm mốc, hàng bị thất thoát
hoặc thất lạc trong kho. Tỷ lệ này ở mức cao chiếm khoảng 5% so với tổng giá trị
dự trữ trong năm. Tuy nhiên, Công ty lại chỉ xác định được tỷ lệ này vào cuối kỳ
kinh doanh của năm nhờ phương pháp kiểm kê định kỳ của bộ phận kế toán. Điều
này, làm ảnh hưởng tới một số đơn hàng như chậm thời gian giao hàng hoặc giao
hàng không đủ số lượng, không đảm bảo chất lượng theo đơn đặt hàng.


Thứ ba, việc lập kế hoạch dự trữ và thực hiện kế hoạch dự trữ ở các nhóm sản
phẩm trong nước chưa đồng bộ. Do ít có sự chú trọng nên công tác đặt hàng chưa


thực sự được thực hiện đúng kế hoạch. Có những đơn đặt hàng về chậm nhiều
ngày so với kế hoạch dự trữ đặt ra hoặc là do dự, chậm trễ dẫn đến không đặt đủ
hàng theo kế hoạch dự trữ do nhà cung ứng hết hàng.
Nhận thấy vấn đề dự trữ hàng hóa là rất quan trọng và cấp bách với cơng ty
Minh Quang. Vì vậy, Cơng ty cần phải tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản
trị dự trữ tại công ty hiện nay. Từ đó có thể phân tích, tìm ra các ưu điểm và hạn
chế, đánh giá mức độ tác động và đề xuất giải pháp khắc phục.
Mong muốn của luận văn này là đưa ra được các đề xuất nhằm hồn thiện
quản trị dự trữ tại Cơng ty TNHH Ứng dụng KHKT và Dịch vụ Minh Quang. Luận
văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng quản trị dự trữ tại công ty. Để tiến hành
nghiên cứu tác giả đã thực hiện phương pháp nghiên cứu theo quy trình sau:
Xác định cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài:
Từ các tài liệu, giáo trình, các bài giảng liên quan đến quản trị dự trữ. Cụ thể,
tác giả chủ yếu sử dụng các vấn đề lý thuyết như khái niệm về hàng dự trữ, khái
niệm về quản trị dự trữ, sự cần thiết của quản trị dự trữ, các nội dung của quản trị
dự trữ, các mơ hình quản trị dự trữ đang được áp dụng hiện nay.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn:
Dữ liệu thứ cấp: các số liệu lấy từ nội bộ công ty trong giai đoạn 2011 đến
2014 gồm có các bản báo cáo tài chính, bảng lương nhân viên, bảng nhật ký lưu
kho, bảng kế hoạch dự trữ, bảng nhật ký bán hàng. Các số liệu lấy từ ngồi cơng ty
bao gồm bảng đánh giá hoạt động dự trữ của các nhà cung ứng, bạn hàng trong
cùng lĩnh vực.
Phương pháp xử lý dữ liệu:


Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số các phương
pháp xử lý dữ liệu sau: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh và phương pháp tổng hợp, sử dụng bảng biểu.



Phân tích số liệu: Bằng phần mềm excel 2010.
Thơng qua phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả nhận thấy rằng công tác
quản trị dự trữ tại công ty được chú trọng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:
 Công tác kế hoạch dự trữ lại dựa vào kinh nghiệm trên cơ sở số liệu thống
kê từ các kỳ kinh doanh các năm trước, nên có những mặt hàng lại dự trữ ở mức
quá cao, tuy rằng đảm bảo được nguồn cung cho thị trường nhưng mặt trái nó cũng
gây ra lãng phí về vốn tồn đọng trong dự trữ. Hoặc có những mặt hàng dự trữ ở
mức thấp làm mất cơ hội kinh doanh của công ty.
 Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng nhưng công ty chưa thực sự
nắm bắt được rõ năng lực kinh doanh của nhà cung ứng như năng lực tài chính,
năng lực sản xuất, năng lực ứng dụng và nghiên cứu khoa học kỹ thuật,… dẫn đến
công ty chưa chủ động đưa ra được kế hoạch tốt trong việc tìm kiếm các nhà cung
ứng khác, các sản phẩm thay thế khác để phòng khi các nhà cung ứng hiện tại gặp
sự cố không thể cung ứng hàng cho công ty được làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh
doanh của cơng ty. Hơn nữa, việc khơng có nhiều nhà cung ứng thay thế, cũng làm
cho công ty giảm vị thế trong việc đàm phán giá, không thỏa hiệp được giá và các
chính sách về giá, phương thức thanh tốn.
 Nhà kho tuy rộng, có quạt thơng gió thống mát, nhưng vẫn có mùi hóa chất,
dẫn đến nhân viên bộ phận kho gặp khó khăn trong việc nhập kho, bốc xếp, xuất
kho và kiểm kê kho. Đồng thời mặt nền lại ẩm thấp dẫn đến hàng hóa lưu kho dễ bị
hư hỏng vỏ thùng, decal chai. Vì vậy, vẫn xảy ra tình trạng là hàng hóa trong kho
bị mất mát, thất lạc hoặc bị hư hỏng hay là quá hạn.
 Việc áp dụng CNTT vào quản trị dự trữ giải quyết được rất nhiều vấn đề
trong công tác quản trị dự trữ. Tuy nhiên chỉ đúng về số liệu vê mặt sổ sách cịn
thực tế thì vẫn chưa đảm bảo chính xác do cơng tác quản trị dự trữ hiện vật chưa
tốt, q trình lưu kho vẫn có tình trạng mất mát, thiếu hụt hay hàng không đảm
bảo yêu cầu. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết và tiêu thụ


sản phẩm. Việc không áp dụng mã vạch trong quản lý lơ hàng hóa dẫn đến khơng

đảm bảo chính tính xác của việc nhập trước xuất trước.
 Hoạt động quản trị dự trữ chưa áp dụng mơ hình quản trị dự trữ nào để tối
ưu hơn, mà chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống, dựa vào việc ghi chép và
kinh nghiệm thực tế.
Dựa trên việc xác định được nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản trị dự trữ,
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị dự trữ tại Công ty TNHH
Ứng dụng KHKT và Dịch vụ Minh Quang như sau:
 Áp dụng mơ hình ABC để phân loại hàng dự trữ.
 Áp dụng phương pháp dự báo nhu cầu dự trữ cho nhóm sản phẩm chiến lược.
 Áp dụng mơ hình khấu trừ theo số lượng với sản phẩm Permethrin 50EC
(Hockley) và Fendona 10SC (BASF).
 Tuân thủ thực hiện điểm đặt hàng lại với sản phẩm còn lại.
 Một số giải pháp hỗ trợ khác.




×