Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận (dược sĩ) những ứng dụng của ngành dược trong việc điều chế thuốc cao huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.7 KB, 24 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Tiểu luận Bệnh Huyết Áp được biên soạn dựa trên những thơng tin có cơ sở
,những bài luận án của các trường Đại Học đã được các giảng viên phê duyệt ; cùng
các bạn dược sinh giàu tâm huyết cùng biên soạn với phương châm: Kiến thức cơ bản
,hệ thống ;thơng tin chính xác , khoa học cung cấp những kiến thức cần thiết và bổ ích
để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Xin chân thành cảm ơn các dược sinh Đoàn Thị Quỳnh Như , Nguyễn Thanh Trí,
Huỳnh Thị Thanh Hà, Văn Thị Thanh Thủy, Hà Văn Phương, Nguyễn Thị Mỹ Linh
,Nguyễn Tấn Thiện đã dành nhiều cơng sức hồn thành cuốn tiểu luận này.
Lần đầu xuất bản, chúng tơi mong nhận được ý kiến đống góp của thầy Nghĩa
và các bạn dược sinh để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn .

MỤC LỤC

Phần mở đầu................................................................................2
Đặt vấn đề..............................................................................4
Các loại thuốc.....................................................................................6




Nhóm thuốc lợi tiểu....................................................................9



Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương...................14



Nhóm thuốc chẹn alpha.............................................................17




Nhóm thuốc chẹn bet.................................................................21



Nhóm thuốc đối kháng Calci.....................................................23



Nhóm thuốc ức chế men chuyển................................................29



Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể............................................34



Đơng Y......................................................................................37

Lời khun khi sử dụng thuốc...........................................................40

LỜI NÓI ĐẦU
Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo ước tính của các nhà
khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972
triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào
năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ
người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [62]. Các số liệu điều
tra thống kê tăng huyết áp Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp năm 1960 chiếm
1,6% dân số, 1982 là 1,9%, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số, 2002 ở Miền Bắc là

16,3%, riêng thành phố Hà Nội có tỷ lệ 23,2%, cịn năm 2004 Thành phố Hồ Chí Minh


là 20,5% [1] và năm 2007 tại Thừa thiên Huế là 22,77% [11].
Bên cạnh đó, tăng huyết áp cịn là yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. Khi
quần thể dân số biến đổi già hơn, cùng theo đó số người tăng huyết áp có bệnh động
mạch vành càng phổ biến. Hơn nữa, hai bệnh này có quan hệ đặc biệt riêng trong
bệnh sinh và điều trị. Tuy nhiên, những ứng dụng của ngành dược trong việc điều chế
và điều trị bệnh huyết áp là như thế nào? Đây là vấn đề cần thiết do yêu cầu thực tiễn
đặt ra.
Cuốn tiểu luận này được biên soạn hiểu rõ hơn về ứng dụng ngành dược trong
điều trị căn bệnh huyết áp. Nội dung của tiểu luận gồm bảy phần chính: (1) Nhóm lợi
tiểu;(2) Nhóm thuốc tác động kên
hệ

thần kinh trung ương; (3) Nhóm thuốc chẹn

alpha, một số lời khuyên khi sử dụng thuốc;(4) Nhóm thuốc chẹn beta, một số lời
khuyên khi sử dụng thuốc; (5) Nhóm thuốc đối kháng calci; (6)nhóm thuốc ức chế men
chuyển ;(7) nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin. Cả bảy phần được đánh số
từ 1 đến 7. Phần cuối của của tiểu luận là các phụ lục.
Với nội dung như vậy , ngoài đối tượng chính là các dược sinh , cuốm tiểu
luận này cũng có ích cho nhiều đối tượng khác như sinh viên đang học môn Dược liệu,
Dược học cổ truyền và các dược sĩ đang công tác trong lĩnh vực điều chế thuốc huyết
áp .
Để cuốn tiểu luận này phể phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên
cứu khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp ý kiến
để có thể sửa chữa, bổ sung cuốn tiểu luận này ngày càng hoàn thiện hơn .
Đà Nẵng, tháng 03 2016


CÁC LOẠI THUỐC
Theo phân loại bệnh tăng huyết áp mới (the JNC 7 report) ta cần lưu ý đến giai
đoạn tiền tăng huyết áp (prehypertension), thể hiện huyết áp trên 120139 và huyết áp
dưới 8090, giai đoạn này cần phải thay đổi lối sống (ăn nhạt, vận động thể lực).
Có nhiều thuốc trị cao huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều
nhóm với một số đặc tính như sau:
1. Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid,
Spironolacton, Amilorid, Triamteren... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong
cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn
độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm.
Cần lựa chọn loại phù hợp do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng acid uric


trong máu, tăng cholesterol máu.
2. Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: Gồm có Reserpin,
Methyldopa, Clonidin... Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ
huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột
sẽ làm tăng vọt huyết áp.
3. Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin...
Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh (là chất sinh
học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp. Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi
đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên.
4. Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol,
Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol... Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta
giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng
tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối
với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.
5. Nhóm thuốc đối kháng calci: Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin,
Isradipin, Verapamil, Diltiazem... Cơ chế của thuốc là chặn dịng ion calci khơng cho đi
vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp.

Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi,
không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.
6. Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril,
Lisinopril, Perindopril, Quinepril, Tradolapril... Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym
có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzym, viết tắt ACE). Nhờ
men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin
II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu men chuyển ACE bị
thuốc ức chế (làm cho không hoạt động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây ra hiện
tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Thuốc hữu hiệu trong 60% trường hợp khi dùng
đơn độc (tức không kết hợp với thuốc khác). Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị
kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta).
Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan.
7. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin: Những thuốc dùng trị huyết áp
thuộc các nhóm kể trên vẫn cịn nhiều nhược điểm về mặt hiệu quả cũng như các tác
dụng phụ, vì vậy việc nghiên cứu tìm những thuốc mới vẫn tiếp tục được đặt ra. Ðặc
biệt, nhóm thuốc ức chế men chuyển xuất hiện từ đầu những năm 1980 (được công
nhận là thuốc không thể thiếu trong điều trị cao huyết áp) đã thúc đẩy các nhà khoa
học tìm ra những thuốc mới tác động đến men chuyển ACE. Các nghiên cứu gần đây
nhận thấy nếu tác dụng chính vào men chuyển ACE, làm cho men này bất hoạt thì
thuốc sẽ gây nhiều tác động phụ như ho khan (là tác dụng phụ khiến nhiều người
bệnh bỏ thuốc không tiếp tục dùng). Nguyên do là vì men chuyển ACE khơng chỉ xúc
tác biến angiotensin I thành angiotensin II gây tăng huyết áp mà cịn có vai trị trong sự
phân hủy một chất sinh học khác có tên là bradykinin. Nếu ức chế men ACE,
bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết, sẽ thừa và gây nhiều tác dụng,
trong đó có ho khan. Thay vì ức chế men ACE, hướng nghiên cứu mới là tìm ra các
thuốc có tác dụng ngăn khơng cho angiotensin II gắn vào thụ thể của nó (angiotensin II
receptors, type 1) nằm ở mạch máu, tim, thận, do đó sẽ làm hạ huyết áp. Vì thế, hiện
nay có nhóm thuốc mới trị cao huyết áp là nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
(Angiotensin II receptors antagonists). Thuốc đầu tiên được dùng là Losartan, sau đó là
Irbesartan, Candesardan, Valsartan... Nhóm thuốc mới này có tác dụng hạ huyết áp, đưa

huyết áp về trị số bình thường, tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci,
chẹn beta, ức chế men chuyển. Ðặc biệt, tác dụng hạ áp của chúng tốt hơn nếu phối
hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid. Lợi điểm của nhóm thuốc này là do khơng trực tiếp ức
chế men chuyển nên gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc
khơng gây phù như thuốc đối kháng calci. Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, hoặc
rất hiếm là gây tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là khơng dùng cho phụ nữ có thai
hoặc người bị dị ứng với thuốc.


NHĨM THUỐC LỢI TIỂU
1.Thuốc lợi tiểu là gì?
Thuốc lợi tiểu là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách
tăng số lượng nước tiểu. Tất cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận, nơi giữ vai trò
quan trọng trong việc điều hòa lượng nước trong cơ thể.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hồn cũng
như trong khơng gian bào. Thuốc lợi tiểu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị
một số bệnh tim mạch. Cụ thể loại thuốc này giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ
thể để tim bơm máu hiệu quả hơn và kiểm sốt huyết áp.
2.Phân loại
Nóm Thiazide: Bendroflumethiazide, Chlorthalodone, Hydrochlorothiazide.
Nhóm tác dụng lên quai thận: Ethacrynic acid, Furosemide.
Nhóm giữ K+ : Amiloride, Spironolactone, Triamterene.
Là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng
nước tiểu. Tát cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận, nơi giữ vai trị quan trọng trong
việc điều hồ lượng nước cơ thể.
Các loại thuốc lợi tiểu khác nhau khác biệt nhau một cách rõ ràng về dược động
vật học và kiểu tác dụng.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: những thuốc này gây lợi tiểu vừa (tăng sản xuất
nước tiểu) và thích hợp cho việc dùng thời gian dài.
Thuốc lợi tiểu quai thận: tác dụng lên vùng thận được gọi là quai Henle. Đây là

những thuốc tác dụng nhanh – mạnh, đặc biệt khi được dùng bằng đường tiêm. Thuốc
lợi tiều quai thận đặc biệt hữu dụng đối với trường hợp cấp cứu như suy tim.
Thuốc lợi tiểu chứa K+ : thuốc này được dùng kèm với nhóm thiazide và nhóm
lợi tiểu quai thận, vì cả hai làm thiếu K+.
Thuốc ức chế men carbonic hydrase: thuốc này gây chẹn tác dụng của
carbohydrase
( một loại men tác dụng lên số lượng ion bicarbonate HCO3 trong
máu); thuốc này gây lợi tiểu vừa phải nhưng chỉ tác dụng trong thời gian ngắn.


Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: có tác dụng lợi tiểu mạnh được dùng để duy trì sự
sản xuất nước tiểu sau chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.
3. Cơ chế tác dụng của thuốc lợi tiểu
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu nếu ở trong trường hợp
sau:
– Bị phù nề: thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm sưng phù (ở chân).
– Tăng huyết áp: thuốc lợi tiểu thiazid giúp hạn chế tăng huyết áp, làm giảm nguy
cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
– Suy tim: thuốc lợi tiểu làm giảm sưng phù và tình trạng tích tụ chất dịch (trong
phổi) do ảnh hưởng của suy tim.
– Một số bệnh về gan, thận và bệnh tăng nhãn áp.
3.1.Cơ chế tác dụng thuốc lợi tiểu
n Quá trình lọc bình thư ờng củ a thận (được thực hiện trong các tiểu quản) loại bỏ
ước, muối (chủ yếu K +và Na )+ và các chất thải khỏi máu. Hầu hết nước và muối
được hấp thụ trở lại máu, nhưng vẫn có một lượng muối và nước được bài tiết trong
nước tiêu.
+
lợi Thuốc lợi tiểu can thiệp vào hoạt động bình thường này của thận. Các loại thuốc o
tiểu thuộc nhóm thẩm tháu, quai thận và thiazide làm giảm lượng Na và nước và
trở lại máu, do ddos làm tăng lượng nước tiểu. Các loại thuốc lợi tiểu khác làm tăng

vận tốc máu qua thận và do đó tăng lượng nước lọc và thải vào nước tiểu.
a.Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Tác dụng lên phần đầu tiên của tiểu thận để giảm tải
hấp thụ nước vào máu
b.Thuốc lợi tiểu quai thận: Tác dụng lên phần giữa của tiểu thận ngăn không cho
+
Na và Cl được tái hấp thụ
c.Thuốc lợi tiểu Thiazide: Tác dụng phần cuối của tiểu thận làm giảm tái hấp thu
Na vào máu
+ 3.2. Cơ chế hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu:
Làm tăng đào thải nước và natri dẫn đến giảm thể tích dịch lưu hành, giảm cung
lượng tim nhưng dùng lâu dài các chỉ số trở lại bình thường tuy HA vẫn giảm. Và lúc
này thì tác dụng giảm HA liên quan đến giảm ion natri trong các sợi cơ trơn thành
mạch dẫn đến giảm ion calci trong các tế bào đó và làm giãn mạch.
Thuốc lợi tiểu cịn duy trì tác dụng các thuốc chữa bệnh THA khác nhất là loại hoạt
động theo cơ chế liệt giao cảm dễ gây ứ đọng nước và natri nếu dùng thuốc lâu dài,
hiện tượng này sẽ làm cho các thuốc đó mất hiệu lực dần.
Một số có tác dụng giãn mạch nhẹ : Indapamid do ức chế dòng Na+ vào tế bào cơ
trơn thành mạch dẫn đến giảm ion calci nội bào. Hơn nữa Indapamid còn làm giảm phì
đại thất trái
4.Ứng dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp
Việc lựa chọn liệu pháp điều trị chống cao huyết áp ban đầu thường dựa trên tuổi
và sắc tộc của bệnh nhân. Liệu pháp lợi tiểu hoặc CCB nói chung hiệu quả trong cao
huyết áp khơng do renin, phụ thuộc thể tích. Cao huyết áp khơng do renin, phụ thuộc
thể tích thường gặp nhất ở bệnh nhân già và bệnh nhân người Mỹ gốc Phi. Các chất
chẹn beta và chất ức chế ACE nói chung hiệu quả ở thể cao huyết áp phụ thuộc renin
thường gặp ở những bệnh nhân trẻ và da trắng.
Thuốc lợi tiểu thường được dùng trong cao huyết áp thứ phát sau bệnh thận vì
huyết áp tăng có thể là do tăng thể tích. Nhìn chung, các thiazid khơng có hiệu quả ở
những bệnh nhân có CrCl<30ml/phút. Các thuốc lợi tiểu quai Henle, indapamid và
metolazon có thể dùng cho nhóm bệnh nhân này. Vì bệnh nhân suy thận có thể bị tăng

kali huyết, tránh dùng chất ức chế ACE và các thuốc lợi tiểu giữ kali. Chất ức chế
ACE và CCB (đặc biệt là diltiazem và nicardipin) làm giảm protein niệu trong bệnh
thận do đái đường và có thể có tác dụng bảo vệ thận. Các chất ức chế ACE có thể


thúc đẩy suy thận ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 1 bên hoặc 2 bên và ở
những bệnh nhân bị bệnh thận từ trước.
Các thuốc lợi tiểu có thể xử trí các triệu chứng liên quan tới phù phổi hoặc suy
tim trong thời kỳ thai nghén nhưng sử dụng dài ngày các thuốc lợi tiểu có thể gây mất
nước, rối loạn điện giải, hoặc những tác dụng phụ nguy hiểm khác đối với thai nhi.
Các chất ức chế men chuyển angiotensin làm chết thai và những rối loạn khác ở bào
thai.
5.Những điều cần lưu ý
Bị bệnh tăng huyết áp: Thuốc làm tăng đào thải nước tiểu, làm giảm khối lượng
nước trong cơ thể nên gián tiếp làm hạ huyết áp. Trong một số trường hợp, thuốc lợi
tiểu có thể dùng duy nhất nhưng thường được kết hợp làm tăng thêm tác dụng của các
thuốc hạ huyết áp.
Có nhiều thuốc lợi tiểu mà việc chọn lựa sẽ tuỳ theo vào sự chỉ định điều trị, vào
nồng độ thải natri mong muốn, vào thời gian tác dụng của thuốc, vào tác dụng phụ
đặc hiệu của mỗi loại thuốc và vào tình trạng chức năng thận của người bệnh. Chỉ có
thầy thuốc là người am hiểu cơ chế tác động của từng nhóm thuốc mới chọn thuốc
thích hợp.
Trong điều trị tăng huyết áp thường chọn thuốc có tác dụng thải natri vừa phải và
kéo dài (như nhóm thiazid). Cịn điều trị phù, sự lựa chọn thuốc sẽ tuỳ thuộc vào mức
độ cần thải muối. Muốn có tác dụng nhanh, đặc biệt trong phù phổi các nhà điều trị
thường dùng thuốc có tác động ở quai Henlé uống và cả tiêm tĩnh mạch. Trong suy
thận, người ta chỉ có thể dùng thuốc tác động ở quai chứ khơng dùng các nhóm thuốc
khác.
Khi đã dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng liệu trình dùng
thuốc do bác sĩ chỉ định, không được tự ý ngưng, bỏ thuốc nửa chừng dù cảm thấy

khỏe hơn. Có người cho rằng dùng thuốc lợi tiểu đi tiểu nhiều là "thoát dương", giảm
kỷ, yếu thận và liệt dương nên đã không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc nửa chừng. Điều
này khơng nên, chỉ có spironolacton dùng liều cao và lâu ngày có thể gây tình trạng
"yếu sinh lý" nhưng ngưng thuốc sẽ hồi phục. Vì vậy, người bệnh nên báo cho thầy
thuốc biết tác dụng ngoại ý để thầy thuốc xử trí bằng cách thay thuốc khác chứ không
nên tự ý bỏ thuốc.
Giống như mọi trường hợp cần điều trị kéo dài, khi đang dùng thuốc lợi tiểu cần
tránh dùng các thuốc có tương tác bất lợi. Tức là khi đang dùng thuốc lợi tiểu không
nên tự ý dùng đồng thời các thuốc khác mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Hoặc
phải kể cho bác sĩ rõ các thuốc đang dùng khi được chỉ định thuốc lợi tiểu để bác sĩ chỉ
định thuốc thích hợp. Ví dụ: thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé nếu dùng đồng thời
với kháng sinh cephalosporin sẽ làm tăng độc tính của cephlosporin và bác sĩ sẽ tránh
cho dùng thuốc kiểu phối hợp này.
Khi bác sĩ chỉ định kết hợp thuốc lợi tiểu "bài tiết" kali và thuốc lợi tiểu "tiết kiệm"
kali vẫn phải theo dõi tình trạng kali máu của người bệnh vì cân bằng của cơ thể vẫn
có thể nghiêng về hoặc tăng hoặc giảm kali quá mức.
Trong cơ thể, chất điện giải natri và kali đồng hành khăng khít với nhau. Các thuốc
lợi tiểu thơng dụng (nhóm thiazid và tác động ở quai Henlé) có tác dụng thải natri đồng
thời làm mất kali. Trong khi đó kali lại đóng vai trị rất quan trọng trong co bóp tim và
duy trì thể trạng tốt. Vì vậy, người dùng thuốc lợi tiểu nên ăn nhiều chuối, uống
nhiều nước cam để được bổ sung kali. Hoặc dùng thuốc lợi tiểu mà lại có triệu chứng
vọp bẻ (chuột rút), yếu cơ, mệt mỏi, khát nhiều, bất an, mạch nhanh phải đến bác sĩ
khám ngay. Có khi bác sĩ cho dùng thêm thuốc bù kali mới giải quyết được tình trạng
mất kali do dùng thuốc lợi tiểu.


Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương
Gồm có reserpin, methyldopa, clonidin… Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào
thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng
thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

RESERPIN
+Reserpin làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh
giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ
quan
khác.
+Trên người tăng huyết áp, huyết áp giảm ở mức độ vừa phải, huyết áp tâm thu giảm
nhiều hơn huyết áp tâm trương, ở tư thế đứng giảm nhiều hơn so với tư thế nằm. Tác
dụng giảm huyết áp xuất hiện chậm vì cần có thời gian để làm giảm norepinephrin dự
trữ; sau khi ngừng thuốc cũng cần một thời gian đủ để phục hồi dự trữ norepinephrin,
lúc đó tác dụng của thuốc mới hết.
+Reserpin cũng làm chậm nhịp tim, không làm thay đổi hoặc chỉ làm giảm nhẹ cung
lượng tim, không làm thay đổi cung lượng thận và độ lọc cầu thận.

METHYLDOPA
+ Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc khơng có
ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì;
khơng
thấy
tăng
tần
số
tim.
+ Methyldopa là một thuốc hạ huyết áp có cấu trúc liên quan đến các catecholamin và
tiền chất của chúng. Tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa có thể do thuốc
được chuyển hóa ở hệ thống thần kinh trung ương thành alpha methyl norepinephrin,
chất này kích thích các thụ thể alpha adrenergic dẫn đến giảm trương lực giao cảm và
giảm huyết áp. Vì vậy methyldopa được coi là thuốc liệt giao cảm có tác động trung
ương.
+Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc khơng có ảnh
hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì;

khơng thấy tăng tần số tim.


CLONIDIN
+ Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 adrenergic. Khác với hoạt hóa thụ thể
alpha1 adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ thể alpha2
adrenergic
do
clonidin
gây
tác
dụng
hạ
huyết
áp.
+Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 adrenergic. Khác với hoạt hóa thụ thể
alpha1 adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ
thể alpha2
adrenergic do clonidin gây tác dụng hạ huyết áp.
+Tác dụng dược lý chủ yếu của clonidin bao gồm những thay đổi về huyết áp và nhịp
tim, mặc dù thuốc cịn có những tác dụng quan trọng khác. Khoảng 2 giờ sau khi dùng
thuốc đã thấy tác dụng chống tăng huyết áp tối đa, và thời gian tác dụng kéo dài phụ
thuộc vào liều. Khoảng 10 giờ sau một liều duy nhất 75 microgam, tác dụng chống
tăng huyết áp tối đa vẫn còn 70 75%. Khoảng 24 đến 48 giờ sau đó, thường huyết áp
khơng bị ảnh hưởng.
+Tác dụng hạ huyết áp là do hoạt hóa thụ thể alpha2 adrenergic ở những trung tâm
kiểm sốt tim mạch của hệ thần kinh trung ương; sự hoạt hóa này làm giảm luồng
hoạt động của thần kinh giao cảm từ não, do đó giảm tiết noradrenalin ở các dây thần
kinh giao cảm.
+Mặt khác, những thụ thể noradrenergic gắn với imidazolin có ở não và ở những mơ

ngoại biên cũng có thể làm trung gian cho tác dụng hạ huyết áp của clonidin.
+Clonidin làm giảm tiết ở những sợi giao cảm trước hạch trong dây thần kinh tạng
cũng như ở những sợi giao cảm sau hạch của những dây thần kinh tim.
+Ngoài ra, tác dụng chống tăng huyết áp của clonidin cịn có thể được trung gian hóa
nhờ hoạt hóa những thụ thể alpha2 trước si náp, làm giảm tiết noradrenalin từ những
đầu tận dây thần kinh ngoại biên. Clonidin làm giảm nồng độ noradrenalin trong huyết
tương và cũng làm giảm nồng độ renin và aldosteron ở một số người bệnh tăng huyết
áp.
+Có thể phối hợp clonidin với phần lớn những thuốc chống tăng huyết áp và với
thuốc lợi tiểu.


Thuốc chẹn alpha
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp đó là do tuyến tủy thượng
thận bài tiết quá nhiều noradrenalinmột loại hormone có tác dụng làm co mạch toàn
thân,nên làm tăng cả huyết áp tối đa lẫn tối thiểu.Việc noradrenalin được bài tiết quá
nhiều sẽ dẫn đến huyết áp tăng rất cao và theo từng cơn (có thể lên tới 200mmHg).
Dựa vào điều này,ngành dược đã điều chế ra "Nhóm thuốc chẹn alpha" để ức chế
giải phóng ra noradrenalin dùng để hạ huyết áp.
Tổng quan:
Các chất chẹn alpha toàn thân bao gồm doxazosin, phenoxybenzamin,
phentolamin, prazosin, terazosin và tolazolin. Trên lâm sàng, doxazosin, terazosin.
Phenoxybenzamin và tolazolin ít khi được sử dụng. Phentolamin được dùng để chẩn
đoán u tế bào ưa crôm, để điều trị cao huyết áp do u tế bào ưa crôm, và để ngǎn ngừa
hoại tử mơ sau khi noradrenalin hoặc dopamin thốt mạch. Phentolamin cũng được
dùng điều trị cơn cao huyết áp do liệu pháp ức chế monoamin oxidase (MAOI).
Hình ảnh:

Phentolamine



Doxazosin

Cơ chế tác dụng:
Noradrenalin khi được giải phóng ra sẽ tác dụng lên các receptor của hệ
adregenic.Các receptor này được chia thành 2 loại alpha và beta,trong đó α có tính chất
kích thích, làm co thắt các cơ trơn.Các receptor alpha được chia thành hai loại:


Loại receptor alpha 1: là receptor sau xinap, làm co mạch tăng huyết áp,giải
phóng noradrenalin.
• Loại receptor alpha 2: là receptor trước xinap, có tác dụng điều hịa, khi kích
thích sẽ làm giảm giải phóng norad renalin ra khe xinap, đồng thời làm giảm
tiết renin, gây hạ huyết áp.
Một số loại thuốc chẹn α không đặc hiệu như : phentolamin và
phenoxybenzamin,.. tuy phong bế các receptor alpha,giúp hạ huyết áp nhưng
những loại thuốc này gây ức chế trên cả receptor alpha 1 và αlpha 2.Các
receptor alpha 2 với chức năng điều hòa ngược sẽ hạn chế giải phóng noradrenalin.
Các thuốc này cũng có tác dụng gây ức chế những receptor alpha 2 và do đó gây giải
phóng noradrenalin liên tục quá thừa, gây nên nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và tăng
hoạt tính của renin trong huyết tương từ phức hợp cạnh cầu thận,làm giảm hiệu quả
hạ huyết áp.
Không như Phentolamin hay phenoxybenzamin,các thuốc như dosazoxin,
prazosin và terazosin không làm ức chế các receptor alpha 2 mà chúng gây ức chế
chọn lọc các receptor alpha 1 ở động mạch nhỏ và tĩnh mạch, dẫn đến giảm sức cản
thành mạch ngoại vi và giảm lượng máu từ tĩnh mạch về tim.. Các thuốc phong bế
đặc hiệu receptor alpha 1 thì tránh được hiện tượng quá thừa chất dẫn truyền thần
kinh trên, do đó gây phản xạ kích thích tim ít hơn và ít làm tăng hơn hoạt tính renin
trong huyết tương, so với các thuốc phong bế α không đặc hiệu.Doxazosin cũng tác
động lên hệ thần kinh trung ương, giảm bớt dòng giao cảm.

Các đặc điểm phân biệt:
Phentolamin tác động tương tự phenoxybenzamin, nhưng phentolamin thường
được dùng ngồi đường tiêu hóa và có thời gian tác dụng ngắn hơn. phentolamin và
phenoxybenzamin chống cao huyết áp kém do gây nhịp tim nhanh, giải phóng renin và
giảm hiệu lực phong bế thụ thể.
Trong prazosin, terazosin và doxazosin thì doxazosin có tác dụng kéo dài nhất.
Có thể dùng doxazosin với liều 1 lần/ngày, khiến thuốc hữu dụng trong điều trị một
bệnh mạn tính như cao huyết áp. Vì tác dụng có lợi trên phì đại tuyến tiền liệt lành
tính (BPH), đây là những thuốc lý tưởng dùng cho nam giới bị cả cao huyết áp và BPH.
Số liệu sơ bộ từ nghiên cứu đối chứng đầu tiên so sánh terazosin với finasterid (một
chất ức chế 5alphareductase) đã cho thấy terazosin là ưu việt trong điều trị BPH.
Finasterid có lẽ tốt hơn ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc thực sự làm
tuyến tiền liệt co nhỏ lại, hoặc ở người không thể dung nạp được các chất chẹn
alpha.
Một số chú ý khi sử dụng thuốc Liều
lượng:
• Doxazosin: viên 2mg; liều 116mg.
• Prazosin: viên 1/5mg; liều 120mg.


• Alfuzosine: viên 2,5mg/5mg; liều 10mg/ngày.
Tác dụng phụ:
Chóng mặt,chống váng,mệt mỏi khi đứng lên đột ngột hoặc đứng dậy vào
buổi sáng (do hạ huyết áp thế đứng),nhịp tim nhanh.

NHÓM THUỐC CHẸN BETA
GIỚI THIỆU
Ức chế beta là chọn lựa hàng đầu để kiểm sốt triệu chứng ở bệnh nhân có bệnh
mạch vành ổn định mạn tính, được khuyên dùng của các hiệp hội Tim mạch Mỹ và
Châu Âu. Thông qua bài viết này, em xin trình bày về vấn đề sử dụng thuốc ức chế

beta trong điều trị huyết áp cao
CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Tác dụng sinh lý của catecholamine thông qua hoạt hóa thụ thể alpha và beta giao
cảm đặc hiệu. Có ít nhất là 3 loại thụ thể beta giao cảm khác nhau
Thụ thể beta 1: chủ yếu ở cơ tim. Hoạt hóa thụ thể này làm tăng tần số tim, sức
co bóp cơ tim, dẫn truyền nhĩ thất và giảm thời kỳ trơ của nút nhĩ thất.
Thụ thể beta 2: cũng có ở cơ tim nhưng chủ yếu hiện diện ở phế quản và cơ trơn
mạch máu ngoại biên. Hoạt hóa thụ thể này gây nên giãn mạch và giãn phế quản.
Thụ thể beta 3: tìm thấy ở mơ mỡ và tim. Hoạt hóa những thụ thể này có thể gây
ra sự sinh nhiệt do catecholamine và có thể giảm sức cơ bóp cơ tim
Thuốc ức chế beta hoạt động bằng cách ức chế cạnh tranh với catecholamine do
gắn vào các thụ thể này. Một vài thuốc có tính chọn lọc hơn trên thụ thể beta 1.
Những tác dụng lên tim mạch của ức chế beta: tác dụng điều trị của thuốc ức chế
beta ở bệnh nhân có Cơn đau thắt ngực ổn định qua trung gian giảm nhu cầu oxy cơ
tim. Nhu cầu oxy cơ tim liên quan trực tiếp với tần số tim, sức co bóp cơ tim và sức


căng thành thất trái, thuốc ức chế beta làm giảm các yếu tố này.
Giảm tần số tim được quyết định bởi mức độ hoạt hóa hệ giao cảm (chẳng hạn
như gắng sức hoặc stress) và những đặc tính của thuốc ức chế beta. Những thuốc có
hoạt tính giao cảm nội tại có thể tăng đáng kể tần số tim lúc nghĩ. Tuy nhiên nó vẫn
có hiệu quả trong điều trị cơn đau thắt ngựcbởi làm giảm tần số tim khi gắng sức.
Tác dụng ức chế co bóp cơ tim của thuốc ức chế beta có ảnh hưởng đến tiêu thụ
oxy cơ tim ở bệnh nhân đau thắt ngực. Trước đây thuốc ức chế beta không dùng cho
bệnh nhân suy chức năng thất trái do quan ngại tác dụng làm giảm co bóp cơ tim sẽ
làm xấu hơn tình trạng suy tim(ST). Tuy nhiên, nhiều những thử nghiệm lâm sàng lớn
cho thấy kéo dài thời gian sống cho những bệnh nhân ST. Thuốc ức chế beta phải khởi
trị ở liều thấp và tình trạng quá tải dịch phải được điều chỉnh trước khi khởi trị.
Thuốc ức chế beta cũng ảnh hưởng tưới máu mạch vành dù có những tác dụng đối
nghịch nhau. Thuốc ức chế beta ức chế khả năng giãn mạch vành qua trung gian giao

cảm, gia tăng kháng lực vành và giảm dòng chảy vành. Tuy nhiên, tác dụng này có thể
được che lấp bởi giảm tần số tim (khi giảm tần số tim sẽ gia tăng dòng chảy mạch
vành do kéo dài thời gian tâm trương) và giảm nhu cầu oxy cơ tim.Thuốc ức chế beta
không chọn lọc có làm dễ co thắt mạch vành ở bệnh nhân đau thắt ngực biến thể
(variant angina) hay còn gọi là cơn đau thắt ngựcPrinzmetal.
KẾT LUẬN
Ức chế beta có hiệu quả cao trong giảm những triệu chứng cơn đau thắt ngựcvà
giảm tiến triển thành NMCT ở bệnh nhân ổn định. Cần quan tâm các đặc điểm dược
động học của thuốc ức chế beta trong điều trị các rối loạn tim mạch. Các BS nội khoa
cần quen dùng với một hoặc hai thuốc trong mỗi nhóm (ví dụ atenolol hoặc
metoprolol, propranolol và pindolol) chú ý đặc tính chọn lọc tim hoặc hoạt tính giao
cảm nội tại. Lựa chọn thuốc dựa vào bối cảnh lâm sàng để chọn thuốc ức chế beta
phù hợp cho từng đối tượng. Khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân có Cơn đau thắt
ngựcnên điều trị với ức chế beta là liệu pháp chống đau thắt ngực đầu tiên dùng các
thuốc chọn lọc tim chẳng hạn như atenlol hoặc metoprolol

NHÓM THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

I.VERAPAMIL
Verapamil là một thuốc chẹn kênh calci, ngăn cản dòng Ca2+ đi qua kênh, chậm vào tế
bào thần kinh dẫn truyền và tế bào cơ tim (tác dụng chống loạn nhịp) và vào tế bào cơ
trơn thành mạch (tác dụng giãn mạch).


Trong suy mạch vành, verapamil làm giảm tiêu thụ oxygen của cơ tim trực tiếp bằng
can thiệp vào quá trình chuyển hóa tiêu thụ oxygen của cơ tim và gián tiếp bằng giảm
hậu gánh; verapamil làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn cản co thắt
động mạch vành.
Verapamil làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi
và như vậy làm giảm hậu gánh.

Verapamil có tác dụng chống loạn nhịp tim mạnh, đặc biệt đối với loạn nhịp tim trên
thất. Thuốc kéo dài dẫn truyền xung động trong nút nhĩ thất và do đó, tùy theo loại
loạn nhịp nhanh, phục hồi nhịp xoang và/hoặc làm chậm tần số thất (thuốc chống
loạn nhịp nhóm IV).
Chỉ định
Ðau thắt ngực các dạng: Cơn đau do gắng sức, cơn đau không
Prinzmetal.

ổn định, cơn đau

Chữa cơn tim nhanh kịch phát trên thất, và phòng tái diễn.
Nhịp thất nhanh trong cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ.
Tăng huyết áp vô căn.
Chống chỉ định
Rối loạn dẫn truyền nặng: blốc nhĩ thất độ 2 và 3 (trừ khi người bệnh có đặt máy tạo
nhịp); blốc xoang nhĩ; hội chứng suy nút xoang (hội chứng tim chậm tim nhanh).
Suy tim mất bù.
Nhịp nhanh thất.
Hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg).
Sốc do tim.
Rung hoặc cuồng động nhĩ kèm hội chứng Wolf Parkinson White (hội chứng tiền kích
thích): Nguy cơ gây nhịp nhanh thất.
Nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng: Tim chậm, hạ huyết áp nhiều, suy thất trái.
Dị ứng với verapamil.
Không dùng verapamil tiêm tĩnh mạch cùng với thuốc chẹn beta adrenergic. Thận
trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai.


II. DILTIAZEM:
Diltiazem ức chế dòng calci đi qua các kênh calci phụ thuộc điện áp ở màng tế bào cơ

tim và cơ trơn mạch máu. Do làm giảm nồng độ calci trong những tế bào này thuốc
làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi. Thuốc làm chậm nhịp tim, giảm co bóp
cơ tim và làm chậm dẫn truyền nút nhĩ thất. Thuốc được sử dụng trong điều trị đau
thắt ngực và tăng huyết áp.
Thuốc được hấp thu tốt. Khả dụng sinh học khoảng 40% khi chuyển hóa qua gan lần
đầu, có thể tăng khi dùng thuốc dài ngày và khi tăng liều. Khoảng 70 80% thuốc liên
kết với protein.
Phân bố: Diltiazem ưa mỡ và có thể tích phân bố cao khoảng từ 3 8 lít/kg. Diltiazem
chuyển hóa chủ yếu ở gan. Hai chất chuyển hóa chính là N monodesmethyl và
desacetyl diltiazem, đều có tác dụng dược lý khoảng 25 50% so với tác dụng của
diltiazem hydroclorid. Thuốc được chuyển hóa chậm ở những người bị suy gan, những
chất chuyển hóa thường ở dạng liên hợp glucuronid và sulfat.
Thải trừ: Diltiazem được thải trừ dưới dạng các sản phẩm chuyển hóa (khoảng 35%)
dạng khơng biến đổi qua thận khoảng 2 4%; số còn lại, khoảng 60% thải trừ qua phân.
Nửa đời thải trừ của diltiazem trung bình khoảng 6 8 giờ nhưng có thể dao động từ 2
11 giờ. Mặc dù nửa đời thải trừ của thuốc không thay đổi khi dùng nhắc lại, vẫn có
một lượng nhỏ diltiazem cũng như chất chuyển hóa desacetyl được tích lũy trong
huyết tương.
Ở người cao tuổi, nồng độ trong huyết tương cao hơn ở người trẻ, nhưng khơng có
những thay đổi lớn về mặt dược động học của diltiazem. Nồng độ trong huyết tương
có xu hướng cao hơn ở những người bệnh xơ gan do giảm chuyển hóa oxy hóa. Với
người bệnh suy thận, khơng cần phải điều chỉnh liều vì những chất ức chế dịng calci
thường có lợi cho người bệnh suy thận cấp.
Chỉ định
Ðiều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, kể cả đau thắt ngực Prinzmetal.
Ðiều trị tăng huyết áp nhẹ và vừa.
Chống chỉ định
Rối loạn hoạt động nút xoang, blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3.
Mẫn cảm với diltiazem.
Suy thất trái kèm theo sung huyết phổi.



Nhịp tim chậm dưới 50 phút.
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai.
III. NIFEDIPIN
Nifedipin là thuốc chẹn kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, có tác dụng chống cơn
đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và điều trị bệnh Raynaud.
Chỉ định
Dự phịng đau thắt ngực, đặc biệt khi có yếu tố co mạch như trong đau thắt ngực kiểu
Prinzmetal.
Tăng huyết áp.
Hội chứng Raynaud.
Chống chỉ định
Sốc do tim.
Hẹp động mạch chủ nặng.
Nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
Cơn đau cấp trong đau thắt ngực ổn định mạn, nhất là trong đau thắt ngực khơng ổn
định.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
IV. AMLODIPIN
Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci qua màng tế bào.
Amlodipin ngăn chặn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế, tác động trên các mạch
máu ở tim và cơ.
Amlodipin có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh
động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim. Vì vậy thuốc khơng
làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ.
Amlodipin cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm tăng lưu
lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận. Vì vậy thuốc cũng có thể dùng để
điều trị người bệnh suy tim cịn bù.
Amlodipin khơng có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc

chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipin để điều trị tăng huyết áp ở người


bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có những thử nghiệm lâm sàng dài ngày để
chứng tỏ răng amlodipin có tác dụng giảm tử vong. Ở nhiều nước, điều trị chuẩn để
bảo vệ người bệnh tăng huyết áp khỏi tai biến mạch máu não và tử vong vẫn là thuốc
chẹn beta và thuốc lợi tiểu, các thuốc này được chọn đầu tiên để điều trị. Tuy vậy,
amlodipin có thể dùng phối hợp với thuốc chẹn beta cùng với thiazid hoặc thuốc lợi
tiểu quai và cùng với thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin. Amlodipin có tác
dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng
chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ.
Tác dụng chống đau thắt ngực: Amlodipin làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do
đó làm giảm tồn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Vì tần số tim khơng
bị tác động, hậu gánh giảm làm công của tim giảm, cùng với giảm nhu cầu cung cấp
oxy và năng lượng cho cơ tim. Ðiều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực. Ngoài ra,
amlodipin cũng gây giãn động mạch vành cả trong khu vực thiếu máu cục bộ và khu
vực được cung cấp máu bình thường. Sự giãn mạch này làm tăng cung cấp oxy cho
người bệnh đau thắt ngực thể co thắt (đau thắt ngực kiểu Prinzmetal). Ðiều này làm
giảm nhu cầu nitroglycerin và bằng cách này, nguy cơ kháng nitroglycerin có thể giảm.
Thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. Người bệnh đau thắt ngực có
thể dùng amlodipin phối hợp với thuốc chẹn beta và bao giờ cũng dùng cùng với nitrat
(điều trị cơ bản đau thắt ngực).
Chỉ định
Ðiều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo
đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.
Chống chỉ định
Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định.
Quá mẫn với dihydropyridin.
Thận trọng
Với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

Thời kỳ mang thai
Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm.


Nhóm thuốc ức chế men chuyển
Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril, Quinepril,Tradolapril...
Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin(angiotensin
converting enzym, viết tắt là ACE)
6.1.Nhóm thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin
Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensinconverting (thuốc ƯCMC) lần đầu tiên
được sử dụng vào năm 1977 khơng chỉ là hịn đá tảng điều trị suy tim mà cịn nhanh
chóng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp và bảo vệ tim mạch.
6.1.1Cơ chế tác dụng của men chuyển là ức chế sự chuyển đổi từ angiotensin I sang
angiotensin II hoạt hoá (gây ra sự co mạch mạnh và làm tăng sản phẩm aldosterone giữ muối
và nước). Men chuyển dạng này không chỉ chuyển angiotensinI sang angiotensin II mà cịn
làm bất hoạt bradikinin. Vì thế, thuốc ƯCMC làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao
cảm gây giãn mạch làm giảm huyết áp. Ngoài hiệu quả giãn mạch, tác dụng hạ áp của
ƯCMC cịn thơng qua các hoạt tính sau:
Giảm tiết aldosterone, do đó tăng bài tiết natri.
Tăng hoạt 11bhydroxysteroid dehydrogenase, do đó bài tiết natri.
Giảm tăng hoạt tính giao cảm khi giãn mạch, do đó ƯCMC dù làm giãn mạch nhưng tần số
tim không tăng.
Giảm tiết endothelin (chất co mạch từ nội mạc).
Cải thiện chức năng nội mạc, chống tái cấu trúc và chết tế bào theo chương trình.


Các buồng tim ở bệnh nhân suy tim bị giãn rộng.
Các hoạt tính nêu trên giúp ƯCMC có hiệu quả giảm độ cứng của động mạch, đặc biệt là
động mạch chủ do đó tăng tính giãn (compliance) của động mạch... Nhờ đó giúp giảm phì đại
cơ tim và phì đại thành mạch. Ngồi hiệu quả trên mạch máu, ƯCMC cịn giảm sợi hố cơ

tim, giảm phì đại thất trái, tăng lưu lượng máu động mạch vành và có tác dụng bảo vệ thận
trên bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân có protein niệu do bệnh thận.
6.1.2. Chỉ định điều trị tăng huyết áp của nhóm thuốc ƯCMC theo khuyến cáo JNC7 cho
thấy, thuốc có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc khác như: lợi tiểu, chẹn
kênh canxi, chẹn alpha giao cảm... Thuốc ƯCMC được xem như thuốc lựa chọn đầu tiên
điều trị tăng huyết áp nguyên phát, đặc biệt tăng huyết áp có đái tháo đường. Ngồi ra ƯCMC
cịn là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong trường hợp tăng huyết áp có suy tim, sau nhồi
máu cơ tim, nguy cơ động mạch vành cao, đái tháo đường týp II, bệnh thận mạn và sau đột
qụy.
6.1.3. Các đặc tính khơng mong muốn của ƯCMC bao gồm:
Tăng kali máu qua đặc tính giảm tiết aldosterone của thuốc. Nguy cơ cao hơn ở bệnh nhân
có bệnh thận hoặc phối hợp ƯCMC với lợi tiểu giữ kali.
Giúp giảm đường huyết qua đặc tính tăng nhạy cảm với insulin của thuốc.
Tương tác với erythropoietin, ƯCMC có thể ngăn cản một phần hoạt tính của erythropoietin
gây thiếu máu.
Suy giảm chức năng thận: xảy ra ở bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động
mạch thận trên bệnh nhân có một thận độc nhất. Trên bệnh nhân suy thận chỉ khi creatinin
máu tăng trên 35% khi sử dụng ƯCMC điều trị tăng huyết áp mới cần ngừng ƯCMC.
Ho: Đặc điểm của nó là ho khan từng cơn thường vào buổi đêm kèm cảm giác ngứa ở cổ
họng. Đây là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của thuốc ƯCMC có tần suất thay
đổi từ 5 12,3%. Khi gặp trường hợp này, giảm liều ƯCMC hoặc thay bằng nhóm thuốc chẹn
thụ thể angiotensin (AT1) hoặc ngừng hẳn ƯCMC sẽ hết ho sau vài tuần lễ.
Dị ứng kiểu phù mạch hoặc số phản vệ rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra cần ngừng
thuốc và xử trí cấp cứu.
Rối loạn vị giác thường ít gây hậu quả và khơng cần ngừng ƯCMC.
Giảm bạch cầu chỉ xảy ra ở bệnh nhân suy thận sử dụng ƯCMC, đặc biệt thường gặp ở
bệnh nhân có giảm miễn dịch hoặc dùng kèm thuốc giảm miễn dịch.
Khơng được dùng ƯCMC trên phụ nữ có thai do nguy cơ tử vong, dị tật thai nhi.
6.2. Việc kết hợp giữa thuốc ức chế men chuyển với thuốc lợi tiểu hay
chẹn kênh Canxi

6.2.1. Thuốc ƯCMC kết hợp với thuốc Lợi tiểu
Bảng lợi ích của việc kết hợp thuốc ƯCMC và Lợi tiểu
Cải thiện kiểm soát huyết áp
♦ Đối trọng việc kích hoạt thứ cấp hệ thống reninangiotensin do lợi tiểu gây ra
♦ Giảm nguy cơ rối loạn điện giải (VD: siêu hạ hoặc hạ kali máu, hạ magie máu)
♦ Giảm tác dụng phụ trên chuyển hóa do lợi tiểu gây ra.
♦ Đáp ứng tốt hơn trên nhóm bệnh nhân Phi Mỹ.
♦ Hiệp đồng tác dụng chống protein niệu, đặc biệt là khi có sự hiện diện của lượng
Natri lớn
Kết quả trên tim mạch


Kết hợp thuốc giúp bảo vệ chống lại các biến cố mạch máu lớn, và việc giảm huyết
áp tốt hơn so với đơn trị liệu phần nào lý giải điều này. Theo nghiên cứu Advance, tác
dụng của thuốc kết hợp ƯCMC và lợi tiểu là tương tự nhau giữa biến cố mạch máu
lớn và biến cố mạch máu nhỏ, giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch, giảm tử vong do mọi
nguyên nhân so với placebo.
Kết quả trên thận
Enalapril+lợi tiểu giảm protenin niệu tốt hơn nifedipine trên cả nhóm có microalbumin
niệu hoặc macroalbumin niệu. Nghiên cứu Advance cho thấy ƯCMC+lợi tiểu giảm rõ
rệt sự xuất hiện microalbumin niệu, giảm tiến triển bệnh thận(2).
6.2.2. Thuốc ƯCMC kết hợp với Chẹn kênh canxi:
Bảng lợi ích của việc kết hợp thuốc ƯCMC và chẹn kênh canxi(2)
♦ Hiệp đồng kiểm soát huyết áp
♦ Ảnh hưởng thuận lợi về mặt chuyển hóa(có thể giúp làm giảm tỷ lệ đái
tháo đường mới mắc trong một số nghiên cứu)
♦ ƯCMChạn chế sự gia tăng phản xạ của hoạt tính giao cảm do chẹn kênh
canxi gây ra
♦ Giảm hiện tượng phù ngoại vi
♦ Tác dụng lợi tiểu và bài tiết natri khi kết hợp thuốc nhiều tương đương với

trị liệu bằng thuốc lợi tiểu do đó có thể kiểu sốt huyết áp mà khơng cần
dùng thêm lợi tiểu khi cần.
♦ Hiệp đồng trong việc giảm đạm niệu
♦ Tăng tổng hợp NO và giảm sinh cytokine
♦ Tăng tính đàn hồi động mạch giúp giảm xơ vữa động mạch
Kết quả trên tim mạch
Nghiên cứu Facet cho thấy kết hợp ƯCMC+chẹn kênh canxi làm giảm các biến cố
mạch máu chính (đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực phải nhập viện) tốt
hơn so với đơn trị liệu. Nghiên cứu Hot chứng tỏ kết hợp làm giảm tử vong tim
mạch, giảm đột quỵ ngay cả trên bệnh nhân có đái tháo đường. Một nghiên cứu trên
bệnh nhân châu Âu kết hợp enalapril+nitrendipine cho kết quả, dạng kết hợp làm giảm
tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch, biến cố tim mạch tốt hơn… và
nhiều nghiên cứu khác. Mới đây nhất là Accomplish cho thấy kết quả trên tim mạch
của dạng kết hợp ƯCMC+Chẹn kênh canxi tốt hơn ƯCMC+lợi tiểu.
Kết quả trên thận
Kết hợp ƯCMC+chẹn kênh canxi làm giảm protein niệu tốt hơn, giảm microalbumin
niệu, giảm sự xuất hiện microalbumin niệu đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu như Shield, Amandha, Benedict… Vấn đề bảo vệ thận do cả hai nhóm điều trị
hay chỉ do một nhóm vẫn còn đang tranh cãi, nhưng tác dụng chống protein niệu hiệu
quả nhất được giải thích do ƯCMC một mình nó hoặc kết hợp với sự bổ trợ của việc
hạ áp đạt được do dạng kết hợp. Dù trong trường hợp nào thì doạng kết hợp ƯCMC
và chẹn kênh canxi vẫn giúp làm giảm sự suy giảm độ lọc cầu thận.


Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin
Những thuốc dùng trị huyết áp thuộc các nhóm kể trên vẫn cịn nhiều nhược
điểm về mặt hiệu quả cũng như các tác dụng phụ, vì vậy việc nghiên cứu tìm những
thuốc mới vẫn tiếp tục được đặt ra. Ðặc biệt, nhóm thuốc ức chế men chuyển xuất
hiện từ đầu những năm 1980 (được công nhận là thuốc không thể thiếu trong điều trị
cao huyết áp) đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm ra những thuốc mới tác động đến men

chuyển ACE.
Các nghiên cứu gần đây nhận thấy nếu tác dụng chính vào men chuyển ACE,
làm cho men này bất hoạt thì thuốc sẽ gây nhiều tác động phụ như ho khan (là tác
dụng phụ khiến nhiều người bệnh bỏ thuốc không tiếp tục dùng). Ngun do là vì
men chuyển ACE khơng chỉ xúc tác biến angiotensin I thành angiotensin II gây tăng
huyết áp mà cịn có vai trị trong sự phân hủy một chất sinh học khác có tên là
bradykinin. Nếu ức chế men ACE, bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết,
sẽ thừa và gây nhiều tác dụng, trong đó có ho khan. Thay vì ức chế men ACE, hướng
nghiên cứu mới là tìm ra các thuốc có tác dụng ngăn không cho angiotensin II gắn vào
thụ thể của nó (angiotensin II receptors, type 1) nằm ở mạch máu, tim, thận, do đó sẽ
làm hạ huyết áp. Vì thế, hiện nay có nhóm thuốc mới trị cao huyết áp là nhóm thuốc
ức chế thụ thể angiotensin II (Angiotensin II receptors antagonists).
Thuốc đầu tiên được dùng là Losartan, sau đó là Irbesartan, Candesardan,
Valsartan...

Nhóm thuốc mới này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình
thường, tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men
chuyển. Ðặc biệt, tác dụng hạ áp của chúng tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu
Thiazid. Lợi điểm của nhóm thuốc này là do khơng trực tiếp ức chế men chuyển nên
gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc khơng gây phù như
thuốc đối kháng calci. Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, hoặc rất hiếm là gây
tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị
ứng với thuốc.
Cách chữa bệnh cao huyết áp của Đông y
Đông y cổ đại chia làm 13 khoa gồm Nội khoa, Nhi khoa, Tạp y khoa (tổng quát),
Phong khoa, Sản khoa, Nhãn khoa, Yết hầu khoa, Nha khoa, Chỉnh cốt khoa, Chấn
thương khoa, Án ma khoa, Châm cứu khoa, Chúc do khoa. Nhĩ khoa nằm trong nội
khoa, bao gồm các bệnh chuyên môn của lục phủ ngũ tạng mà không chia ra
chuyên khoa tim mạch, khoa thần kinh, khoa gan ruột, thận, phổi.



Riêng khoa châm cứu chuyên chữa và điều chỉnh mọi chức năng thần kinh bằng
châm cứu trên huyệt đạo kinh mạch. Nội khoa và Nhi khoa tên gọi thời Trung quốc cổ
đại là Đại phương khoa và Tiểu phương khoa, đều chuyên sử dụng dược thảo một
cách thấu đáo tường tận. Mỗi loại thuốc lấy từ cây cỏ phải biết đầy đủ các yếu
tố tínhkhívị để chữa trị như vị thuốc mặn, ngọt, chua, cay, đắng để dẫn tính
thuốc và khí thuốc vào tạng phủ nào, dẫn vào mạnh gọi là vị hậu , dẫn vào yếu chậm,
từ từ gọi là vị bạc.. Tính thuốc theo bát pháp như ơn, bổ, tả, tiết, hãn, xuất, liễm, thơng
hay hịa.. Cịn khí thuốc làm cho tăng hay giảm hàn hay nhiệt, thăng lên hay giáng
xuống, liễm vào hay xuất ra,làm cho thổ mửa ra hay làm cho hạ khiến đi cầu, hay có
tính giảm đau an thần, loại thuốc bổ hay tả khí hay huyết..
Nếu chữa bằng huyệt đạo châm cứu, căn bản có 365 huyệt, khi huyệt được kích
thích cũng có đầy đủ yếu tốtính , khí và vị hậu hay bạc như thuốc cây cỏ, cịn vị giác
để dẫn tính khí của thuốc vào tạng phủ như mặn vào thận, ngọt vào tỳ, chua vào gan,
cay vào phế, đắng vào tim thì khơng có như thuốc cây cỏ, mà phải dùng huyệt trên
đường kinh theo quy tắc riêng ‘’ con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con ‘’.Cho nên dùng thuốc
bên ngoài đưa vào cơ thể khi cơ thể gầy ốm, thiếu khí huyết khơng thể kích thích
bằng huyệt, người ta gọi là phương pháp dùng ngoại dược, trong trường hợp cơ thể
có da thịt, mập mạp khi bị bệnh, có thể khơng cần ngoại dược, chỉ cần kích thích
huyệt tạo ra chất thuốc tương đương như ngoại dược mà khơng sợ có phản ứng phụ,
người ta gọi là phương pháp dùng nội dược .
Do đó, bệnh cao huyết áp hoặc các biến chứng của bệnh cao huyết áp hay bất kỳ
một bệnh nào khác cũng chỉ có một thầy thuốc nội khoa hoặc châm cứu có thể chỉnh
lại mọi rối loạn bất thường của sự khí hóa của tổng thể ngũ hành tạng phủ để lập lại
quân bình và tái tạo lại hệ thần kinh giúp cho tinhkhíthần hịa hợp thì mọi bệnh tật sẽ
tự động hết.
Sử dụng ngoại dược (các vị thuốc cây cỏ) và sử dụng nội dược (các huyệt), nếu
phù hợp với nhu cầu cơ thể qua phương pháp Tứ chẩn, định ra được mạch bệnh
trong 28 bộ mạch, và lý luận tìm nguyên nhân gốc là bệnh có thể chữa hết. Bệnh tật
của mọi thời đại giống nhau, nên đơng y khơng có bệnh danh cao huyết áp, đông y chỉ

coi như là một chứng bệnh, như phong thấp là dấu hiệu của một chứng, tiểu đường là
dấu hiệu của một chứng, nhức đầu là dấu hiệu của một chứng… đối với tây y là một
bệnh danh. Chứng của đơng y phải nói lên được tính chất bệnh của tạng phủ hay khí
huyết như: can hàn, thận nhiệt, can hư hàn, thận thực nhiệt, can thực thận hư…
Đơng y cũng có bệnh danh như bệnh cao huyết áp đơn thuần, bệnh cao huyết áp
tiểu đường, bệnh cao huyết áp phong thấp, bệnh cao huyết áp phong đàm, hàn đàm,
nhiệt đàm, bệnh cao huyết áp suy hô hấp, cao huyết áp suy thận, cao huyết áp suy tim,
cao huyết áp xơ gan, cao huyết áp thai sản, cao huyết áp tâm lý thần kinh.. ..Tất cả các
loại cao huyết áp ấy đều phải tìm nguyên nhân quy về chứng do tạng phủ nào làm ra.
Biết được chứng bệnh ở tạng phủ nào thì mới có cách chữa là đối chứng trị liệu .
Bệnh cao huyết áp theo đông y định bệnh gồm các chứng như là Dương cang can
nhiệt chứng, âm hư dương can chứng, can thận âm hư chứng, âm dương lưỡng hư
chứng, can khí uất kết chứng, can uất tỳ hư chứng, can phong nộI động chứng, can
khí nghịch chứng, can hỏa thượng viêm chứng, can dương thượng kháng chứng.. mỗi
chứng và mỗi bệnh danh do chứng nào làm ra bệnh đều có trong danh mục bệnh của y
học đơng phương cổ đại, có chỉ dẫn những dấu hiệu lâm sàng khác nhau và phương
dược căn bản để chữa khác nhau bằng nội ngoại dược. Nếu thầy thuốc không muốn
áp dụng theo toa căn bản đã tích lũy kinh nghiệm nhiều đời vì hai lý do, một là chưa
hiểu cách phối hợp kỳ diệu của cổ nhân tại sao phải phối hợp như vậy, hai là khi dùng
toa căn bản để biết vị thuốc nào trong toa là chính dùng làm qn, thần, cịn tá, sứ có
thể phải thay đổi gia giảm cho phù hợp với điều kiện sức khỏe của bệnh nhân, cho nên
khi đối chứng trị liệu lâm sàng giỏi thì phải thay đổi thành phần thuốc luôn luôn cho
hợp từng giai đoạn tiến triển của bệnh, sau mỗi lần tái khám bằng tứ chẩn để gia
giảm phương dược cho đến khi khỏi bệnh.
Hiện nay bên Trung Quốc cũng như Việt Nam, một thầy thuốc được đào tạo ra


phải am tường cả đơng lẫn tây y, và ngồi thuốc bắc phải dùng thang mỗi khi bắt
mạch, đông y phải bào chế sẵn thuốc thành phẩm theo dạng tây y theo tiêu chuẩn của
tây dược để bác sĩ có thể sau khi khám xét một căn bệnh và viết toa cho thuốc được cả

hai loại đông tây dược.
Thay phần kết luận:
Nếu chỉ với mục đích phục vụ sức khỏe cho con người một cách ưu việt vẹn toàn,
cả hai ngành đơng tây y được liên kết trong chương trình đào tạo thầy thuốc tương lai
trong tinh thần cởi mở, hòa hợp trong cách khám, chữa và dùng thuốc được chọn lựa
tối ưu sẽ giảm thiểu được các phản ứng phụ cho bệnh nhân lại đỡ tốn kém khi xét
nghiệm về cả thời gian, tiền bạc, và kết qủa chữa bệnh lại nhanh chóng, sức khỏe
mau bình phục, đó là một may mắm cho bệnh nhân hơn là một phương pháp riêng lẻ
đối chọi nhau như hiện nay làm cho bệnh nhân phải chịu nhiều thiệt thòi oan uổng
trong những ca bệnh nan y.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ KHI DÙNG THUỐC ÐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP
Các thuốc thuộc những nhóm kể trên đều có ở nước ta. Ðể điều trị bằng thuốc, người
bệnh cần đi khám và được bác sĩ điều trị chỉ định, hướng dẫn sử dụng thuốc. Bởi vì
chỉ có bác sĩ mới nắm vững tính năng của thuốc, khám bệnh trực tiếp và sẽ lựa chọn
loại thuốc thích hợp, chỉ dẫn các nguyên tắc dùng thuốc. Sự lựa chọn thuốc trị cao
huyết áp sẽ tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các
cơ quan (như suy thận, suy tim, dây thất trái...), có kèm bệnh đái tháo đường... Ðặc
biệt, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trước hết, dùng thuốc với liều thấp ban đầu và tăng liều dần dần với chỉ một loại
thuốc. Khi mới bị tăng huyết áp, khuyến cáo mới khuyên nên dùng thuốc đầu tiên là
nhóm lợi tiểu, đặc biệt là nhóm Thiazid.
Nếu khơng hiệu quả mới kết hợp hai nhóm thuốc. Theo khuyến cáo mới (JNC 7), tuy
mới bị bệnh nhưng khi huyết áp của người bệnh cao hơn mức cần phải đạt khá nhiều
(huyết áp trên cao hơn 20mmHg, huyết áp dưới cao hơn 10mmHg), thì người bệnh
cần được điều trị ngay với 2 thuốc phối hợp, thông thường có thuốc lợi tiểu.
Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém và gây nhiều tác dụng phụ thì nên
đổi nhóm thuốc khác, chứ khơng cần tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc thứ hai.
Nên dùng loại thuốc cho tác dụng kéo dài, loại uống 1 lần trong ngày.

Xin lưu ý, các thuốc thuộc nhóm ức chế thụ thể angiotensin II hiện nay đã bắt đầu lưu
hành ở nước ta, tuy chưa được dùng rộng rãi. Một số bệnh nhân được người thân từ
nước ngoài gởi về thuốc loại này cứ tự tiện sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ đang
trực tiếp điều trị. Dùng như thế là khơng đúng, vì theo trình bày ở phần trên, thuốc trị
cao huyết áp có nhiều loại và vấn đề sử dụng khá phức tạp. Chỉ có bác sĩ điều trị mới
là người có thẩm quyền chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc thế nào cho an toàn và hiệu
quả. Ðặc biệt, bác sĩ có thể quyết định có nên thay thuốc điều trị lâu nay bằng một
thuốc mới hay không, chứ không nhất thiết luôn luôn phải dùng thuốc mới.


HẾT



×