Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng Tản mạn về Mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.66 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TÁNH LINH
TRƯỜNG THCS GIA HUYNH
--  --
CHUYÊN ĐỀ
MĨ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON
NGƯỜI
Nguyễn Ngọc Quân
--  --
NĂM HỌC :2010 – 2011
MĨ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
1.Mĩ thuật là gì?
Có nhiều cách hiểu về mỹ thuật:
- Mĩ thuật là lĩnh vực tạo ra cái đẹp về hình thể, về màu sắc (Mĩ là đẹp; Thuật là
cách thức, phương pháp).
-Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt hay nghệ thuật của thị giác – nhìn nhận ra
cái đẹp.
-Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp trên mặt phẳng hay trong không
gian...
Mỗi cách hiểu đều nêu đặc trưng của mĩ thuật là tạo ra cái đẹp.
Mĩ thuật phản ánh cuộc sống xung quanh ta nhưng không rập khuôn, không sao
chép nguyên bản mà lựa chọn, chắt lọc, bỏ đi những gì vụn vặt, rườm rà, thêm vào
những gì cần thiết, biến đổi, sắp xếp lại theo ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, tạo ra
một “cuộc sống thứ hai” vừa giống lại vừa không giống với cuộc sống thực, nhưng
nhằm thoả mãn tư tưởng, tình cảm của con người.
Phong cảnh thiên nhiên vốn đã đẹp nhưng tranh phong cảnh còn “đẹp hơn”, vì
đã qua sự nhào nặn lại của người nghệ sĩ.
2.Các ngành cơ bản của mĩ thuật :
a) Hội hoạ
Tác phẩm hội hoạ được diễn tả trên mặt phẳng (giấy, vải, gỗ, tường...) bằng
đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt...với nhiều chất liệu khác nhau như: chì,
2


than, sáp màu, bút dạ, phấn màu, màu nước, màu bột, sơn dầu...Mỗi chất liệu có cách
thể hiện riêng.
Tác phẩm hội hoạ gọi là tranh. Có một cách phân loại tranh:
+Theo thể loại: tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật...
+Theo chất liệu: tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh phấn màu, tranh màu bột..
+Theo kĩ thuật chế tác: tranh sơn mài, tranh khắc gỗ...
+Theo khuynh hướng (trường phái): tranh Phục hưng, tranh Ấn tượng, tranh Lập
thể, tranh Trừu tượng....
b) Đồ hoạ
Nghệ thuật đồ hoạ là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, là phương tiện thông tin đầu
tiên của con người trước khi chữ viết xuất hiện. Ngôn ngữ đặc trưng của đồ hoạ là
đường nét, nét chấm, mảng diễn tả và xây dựng các hình tượng trong tranh. Đồ hoạ
thường sử dụng màu sắc đa dạng và phong phú.
Có các thể loại đồ hoạ như: đồ hoạ tạo hình, đồ hoạ sách báo, đồ hoạ trang trí
ứng dụng, đồ hoạ tranh tuyên truyền quảng cáo...
c) Điêu khắc
Tác phẩm điêu khắc (tượng và phù điêu) tạo nên hình khối bằng nhiều chất liệu
khác nhau như: thạch cao, gỗ, đá, xi măng, gang, đồng, đất nung....
+Tượng tròn có không gian ba chiều. Tượng tròn có thể chỉ thể hiện một phần
của đối tượng hoặc toàn bộ một đối tượng, cũng có thể thể hiện một nhóm đối tượng.
Ví dụ: với đối tượng con người, có thể chỉ là tượng đầu người(tượng chân dung)
hoặc tượng bán thân, tượng toàn thân hay tượng cả một nhóm người. Tượng tròn
được bày ở nhà riêng, công sở hoặc gắn với công trình kiến trúc; cũng có thể được
dựng ở quảng trường, công viên, danh lam thắng cảnh hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch
sử (tượng đài)...
3

Tượng chân dung Tượng Thần Vệ nữ Mi-lo
+Phù điêu là đắp, chạm nổi trên một diện tích bề mặt giới hạn bởi hai chiều để
tạo ảo giác về hình khối ba chiều. Với phù điêu, ta chỉ nhìn thấy hình khối của đối

tượng ở một phía. Phù điêu giống tranh ở chổ có thể tạo thêm một hoặc nhiều lớp
cảnh để thể hiện chiều sâu của không gian. Bề nổi của phù điêu tuỳ thuộc vào đề tài,
vào ý đồ của nhà điêu khắc. Phù điêu có thể tác phẩm độc lập hoặc là một bộ phận
của tượng đài hay các công trình kiến trúc lớn.
d) Mĩ thuật ứng dụng
Ngành Mĩ thuật ứng dụng là ứng dụng Mĩ thuật vào việc sản xuất ra các mặt
hàng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Các mặt hàng cần phải đẹp về hình dáng, màu
sắc và luôn thay đổi về mẫu mã. Mĩ thuật ứng dụng có nhiều ngành chuyên sâu như:
+Trang trí nội, ngoại thất: Trang trí trong và ngoài căn nhà ở, công sở, nhà hát,
khách sạn...
+Trang trí ấn loát (sách báo)
+Trang trí sân khấu - điện ảnh ( thường gọi là thiết kế mĩ thuật).
+Trang trí gốm, sứ...
+Trang trí bao bì hàng hoá...
+Trang trí các mặt hàng mĩ nghệ (hàng mây, tre).
+Trang trí các mặt hàng công nghiệp - thiết kế tạo dáng công nghiệp.
+Thời trang, tạo các mốt trang phục.
4

Trang trí công nghiệp Trang trí trang phục Trang trí tranh cổ động
3.Ngôn ngữ của mĩ thuật:
Mỗi ngành nghệ thuật đều có một phương tiện riêng để biểu đạt (diễn tả) như
văn học dùng ngôn từ, âm nhạc dùng âm thanh....Các phương tiện đó chính là ngôn
ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ của mĩ thuật là đường nét, mảng khối, hình, màu sắc, đậm
nhạt...
a) Nét vẽ
Nét vẽ gồm có: nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, nét uốn lượng...
Nét vẽ trong học tập ở môn Mỹ thuật không đòi hỏi phải thật thẳng, thật cong,
không dùng thước hay com pa để vẽ(có thể dùng một số bài trang trí), mà thường vẽ
bằng tay. Nét thẳng nét cong chỉ là tương đối nhưng cần có đậm, nhạt chuyển biến

mềm mại tự nhiên, không đều đều tẻ nhạt hoặc cứng nhắc. Nét vẽ có thể diễn tả trạng
thái động hoặc tĩnh của đối tượng.
b) Hình vẽ
Hình vẽ là hình ảnh thị giác trong tranh, giúp người xem nhận biết hoặc phân
biệt được các đối tượng. Hình vẽ được tạo nên bằng các yếu tố đường nét, màu sắc,
đậm nhạt... Tuỳ theo hình dáng đối tượng mà có các hình vẽ khác nhau: hình tròn,
tam giác, tứ giác,đa giác, e-líp.....Hay những hình phức tạp đa dạng.
c) Mảng
Mảng là hình chiếm chổ trên mặt phẳng, có dạng là các hình cơ bản hay các
hình dạng khác nhau.
d) Hình khối
5

×