Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Câu 1: Phẩm chất cần có của một phóng viên chuyên viết về lĩnh vực Văn hóa – Văn nghệ. (Không quá 1200 chữ) Câu 2: Sáng tạo một tác phẩm báo chí về lĩnh vực Văn hóa Văn nghệ với một trong các thể loại sau: bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự (khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.42 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI:
Câu 1: Phẩm chất cần có của một phóng viên chuyên viết về lĩnh vực Văn hóa
– Văn nghệ. (Không quá 1200 chữ)
Câu 2: Sáng tạo một tác phẩm báo chí về lĩnh vực Văn hóa - Văn nghệ với
một trong các thể loại sau: bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, phóng sự
(khơng q 1800 chữ, có ảnh kèm theo, ghi tên thể loại dưới nhan đề).

BÀI LÀM
PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT PHÓNG VIÊN CHUYÊN VIẾT LĨNH VỰC
VĂN HÓA – VĂN NGHỆ:

Cũng giống như các lĩnh vực khác, phóng viên chuyên viết về Văn hóa
– Văn nghệ cũng cần có những phẩm chất cần thiết của một nhà báo như là
bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đam mê với nghề,…
Nền báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng. Các cơ quan báo
chí đều nằm dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Chức năng, nhiệm
vụ của báo chí nước ta là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính
trị – xó hội và là diễn đàn của nhân dân”. Làm báo là một nghề, nhưng là
một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị - xã hội. Mỗi tác
phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã
hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Chính vì vậy, nếu khơng có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nhà báo khó có thể hồn thành nhiệm vụ
tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; đấu tranh chống lại những quan điểm thù địch, sai trái trong
bối cảnh kẻ thù đang tiến hành “diễn biến hồ bình” với nhiều phương
cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.

1


Ngồi ra, người làm báo cần có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và phải


tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức nói chung, đạo đức nghề
báo nói riêng. Nhà báo phải có đạo đức trong sáng, phải thực hiện đầy đủ
trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân của mình; tn thủ pháp luật,
trong đó có Luật Báo chí, tự giác làm theo các quy định trong “ Quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”. Nhà báo phải tuyên truyền cổ vũ
và bảo vệ cái tốt, cái đẹp; phản bác và diệt trừ cái xấu, cái ác. Cuộc sống
cũng như hoạt động nghề nghiệp của nhà báo phải góp phần làm cho quan
hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân văn. Nói một
cách khái quát, nhà báo phải ln suy nghĩ và hành động trước hết vì lợi
ích của nhân dân và đất nước, phải đặt “cái ta cộng đồng” trên “cái tôi cá nhân”.
Người làm báo Văn hóa – Văn nghệ cịn phải tập cho mình có được
một cái nhìn sắc sảo, biết nhạy cảm với những vấn đề trong hiện thực,
không xa rời thực tế mà ln chìm đắm trong đời sống hàng ngày để từ đó
phát hiện ra được những đề tài hay, mới, lạ, những vấn đề nóng hổi, bức
xúc trong đời sống Văn hóa – Văn nghệ. Ngồi ra, cần thận trọng trong
việc khai thác và xử lý thông tin. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông
tin bùng nổ, các nguồn tin khơng được kiểm chứng tràn lan, người phóng
viên phải tinh tế, cẩn thận lựa chọn, kiểm chứng nguồn tin trước khi đăng bài.
Bên cạnh đó, mỗi phóng viên cần phải trau dồi cho mình một tri thức
nền đầy đủ, đặc biệt là người làm báo lĩnh vực Văn hóa – Văn nghệ cịn cần
phải trang bị cho mình một hệ thống kiến thức chuyên ngành vững vàng.
Bởi lẽ, Văn hóa – Văn nghệ khác biệt so với các lĩnh vực báo chí khác, địi
hỏi người làm báo phải có một hiểu biết tương đối sâu để từ đó có thể nhìn
ra được vấn đề, phân tích, nhận định vấn đề một cách sâu sắc và chính xác

2


nhất để viết được những tác phẩm đạt tới giá trị văn hóa chinh phục, tác
động tích cực tới độc giả.

Khơng ngừng học hỏi và bổ sung cho mình vốn sống phong phú, khả
năng giao tiếp với mọi đối tượng ở mọi lĩnh vực, mọi trình độ nhận thức
khác nhau. Từ đó, tạo ra được những tác phẩm báo chí phục vụ được lợi ích
của các nhóm độc giả khác nhau. Bên cạnh đó, tiếp thu, học tập kinh
nghiệm của những người đi trước cũng là một phẩm chất cần phải có đối
với mỗi phóng viên.
Người làm báo Văn hóa – Văn nghệ phải trung thực, dũng cảm.
Trung thực trong việc đưa thông tin và dũng cảm đối chọi với cái tiêu cực.
Độc giả ln địi hỏi những thơng tin chính xác, chính vì vậy, người làm
báo nói chung và báo Văn hóa- Văn nghệ nói riêng cần phải trung thực
trong việc xử lý thơng tin, tránh trường hợp vì tư lợi cá nhân, bị mua chuộc
mà đưa thông tin sai lệch, lừa dối độc giả. Phải biết tôn trọng sự thật, tơn
trọng độc giả. Người phóng viên khơng được ngại khó khăn, khơng tránh
né những vấn đề tiêu cực, gai góc.
Ngồi ra, mỗi người làm báo cịn cần có một cái “tâm” sáng. Biết lựa
chọn thông tin nào nên đưa, thơng tin nào khơng. Bởi Văn hóa – Văn nghệ
là lĩnh vực có tác động lớn về mặt nhận thức xã hội, lý trí, có tác động lớn
về mặt tư tưởng, vì vậy nếu vì lợi nhuận mà đưa những thơng tin khơng
phù hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.
Cho dù làm bất kỳ nghề nào, không chỉ riêng đối với người làm báo
chuyên lĩnh vực Văn hóa - Văn nghệ cũng cần phải có lịng đam mê, nhiệt
huyết với nghề. Từ đó mới có đủ tự tin, khả năng xông xáo, dám dấn thân
vào hiện thực và có đủ khả năng viết được những tác phẩm báo chí có giá trị.
3


Nhìn chung, bất kể nhà báo viết về lĩnh vực nào cũng cần có những
phẩm chất trên. Bên cạnh đó, phải không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức,
kinh nghiệm; rèn luyện bản thân.


4


NGƠN TÌNH TRUNG QUỐC:

Lấn át thị trường sách văn học
(Bài phản ánh)
Nhiều người vẫn than thở rằng các bạn trẻ hiện nay lười đọc quá. Nhưng
điều đó chưa thực sự đúng khi có một bộ phận các bạn trẻ vẫn ngày đêm quên ăn,
quên ngủ để đọc sách. Tuy nhiên, đó lại là tiểu thuyết ngơn tình Trung Quốc.

Tràn lan trên mạng, la liệt trên phố
Ngơn tình Trung Quốc du nhập vào nước ta khoảng vài năm trở lại
đây. Bắt đầu hiện tượng Xin lỗi em chỉ là con đĩ (Tào Đình) thì đọc ngơn
tình đã trở thành phong trào của các bạn trẻ và tới nay vẫn chưa có dấu hiệu
hạ nhiệt khi lượng sách ngơn tình được mua bản quyền và xuất bản vẫn ngày
càng tăng.

Ngơn tình Trung Quốc tràn lan trên mạng

Cùng với sự phát triển của mạng công nghệ thông tin, mạng xã hội,
trang cá nhân, ebook,… ngơn tình Trung Quốc ngày càng thâm nhập sâu vào

5


văn hóa đọc nước ta. Chỉ cần lên mạng, gõ cụm từ “ngơn tình Trung Quốc”,
tìm kiếm cho kết quả thật giật mình, khoảng 10.800.000 kết quả trong 0,20
giây với hàng loạt đường link dẫn đến những trang web truyện ngơn tình có
lượng truy cập lớn.


Sách ngơn tình được bày bán ở vị trí bắt mắt, dễ tìm

Khơng chỉ trên mạng, trong hàng loạt các nhà sách lớn trên phố Đinh
Lễ, đường Láng,… cũng bày la liệt các cuốn tiểu thuyết ngơn tình ở vị trí bắt
mắt, dễ tìm kiếm. Chưa thể thống kê được sách ngơn tình hiện đang chiếm tỉ
lệ bao nhiêu phần trăm trong số các đầu sách văn học được xuất bản tại Việt
Nam. Tuy nhiên, có thể nhân thấy rõ ràng, ngơn tình đang lấn át các dòng
sách văn học khác. Ngay cả trong các hội sách lớn diễn ra ở các thành phố
như Hà Nội, Sài Gịn, lượng sách ngơn tình được bán ra cũng lớn hơn rất
nhiều so với các dòng sách văn học khác.
Sức hút của tiểu thuyết ngơn tình đến từ đâu?
Khơng khó để nhận ra được lý do vì sao tiểu thuyết ngơn tình lại thu
hút một số lượng lớn độc giả trẻ, đặc biệt là nữ. Những câu truyện với mơ
típ tình cảm lãng mạn, tình tiết mùi mẫn như một công tử nhà giàu yêu một
cô bé nhà nghèo, ông chủ yêu nhân viên, truyện xuyên không của các cô
6


gái trở về thời đại trước..., các nhân vật được lý tưởng hóa đến mức hồn
hảo dễ gây ảo giác về mặt cảm xúc. Khiến cho nhiều bạn trẻ dù biết đó chỉ
là hư cấu nhưng vẫn say mê đọc, đắm chìm trong đó và khao khát về cuộc
sống màu hồng giống trong truyện mà xa rời thực tế.
Cuộc sống hiện đại, guồng quay không ngừng nghỉ của cuộc sống, ở
góc độ nào đó, ngơn tình là cách được nhiều bạn trẻ lựa chọn để cân bằng
cuộc sống, khỏa lấp những ước mơ, mộng tưởng ẩn giấu trong tâm hồn.
Chị Nguyệt (chủ cửa hàng sách Nguyệt Linh, Đinh Lễ - Hà Nội) cho hay:
“Nhu cầu thưởng thức truyện ngơn tình Trung Quốc ngày càng nhiều.
Nhiều bạn trẻ tâm sự với tôi rằng những truyện này làm cho các bạn dễ
cảm nhận hơn, giải trí một cách nhẹ nhàng hơn”


.
Bìa sách ngơn tình bắt mắt, thu hút độc giả

Đánh trúng điểm yếu tâm lý của giới trẻ đặc biệt là tuổi mới lớn, các
tiểu thuyết ngơn tình ln vẽ ra một cuộc sống như mơ đầy màu hồng với
những nhân vật đầy sức quyến rũ, dẫn dắt người đọc đi hết câu truyện tình
cảm lãng mạn, bay bổng. Phải kể đến hàng loạt những cuốn ngơn tình đóng

7


mác “best seller” của các tác giả như: Tào Đình, Diệp Lạc Vô Tâm, Tân Di
Ổ, Cố Mạn, Minh Hiểu Khê,… với những tựa sách gây sốc, bìa sách bắt
mắt thu hút giới trẻ như: Kiếp trước em đã chôn cất cho anh, Yêu anh hơn
cả tử thần, Sa ngã vơ tội, Nụ hơn của Sói, Sam Sam đến đây ăn nè, Sẽ có
thiên thần thay anh yêu em…

Bên cạnh đó, cũng phải
kể đến sức ảnh hưởng của
những bộ phim được chuyển
thể từ tiểu thuyết ngơn tình và
phim Hàn Quốc được phát sóng
ngày càng nhiều. Đó cũng là
một nguyên nhân khiến tiểu
thuyết ngơn tình ngày càng trở
thành cuốn sách “gối đầu
giường” của nhiều bạn trẻ.
Nhiều bạn trẻ chìm đắm trong tiểu thuyết ngơn tình


Ngơn tình Trung Quốc có thực sự vơ hại?
Chính việc “tơ hồng” cuộc sống đã khiến cho nhiều bạn trẻ đắm chìm
trong đó, mơ mộng những điều xa rời thực tế, đặc biệt là ở lứa tuổi mới lớn
chưa định hình được tâm lý và gu thẩm mĩ dễ dàng khiến các bạn có những
suy nghĩ lệch lạc, bị “ru ngủ” trong những ảo tưởng. Nhất là các cuốn ngơn
tình với văn phong tầm phào, ủy mị, từ ngữ thiếu lành manh, đầy rẫy các
chi tiết hời hợt, gợi dục được miêu tả một cách trần trụi, thơ thiển nhằm
mục đích câu khách thì ảnh hưởng của nó rất lớn.

8


Nhiều người cho rằng truyện ngơn tình hiện nay cũng giống như tiểu
thuyết diễm tình của Quỳnh Dao những năm 90. Tuy nhiên, với nếu đánh
đồng như vậy thì quả thật vẫn cịn rất đơn giản vì hiện nay, khơng chỉ có
độc giả là học sinh THPT như thời Quỳnh Dao mà ngay cả học sinh THCS
cũng đã say mê ngơn tình. Chính vì vậy, ngơn ngữ thiếu lành mạnh với
nhiều thể loại, cốt truyện mà kể ra có thể khiến nhiều người bàng hồng
thực sự có tác động tiêu cực tới việc phát triển tâm sinh lý tuổi mới lớn.

Nền văn học Việt Nam cũng chịu tác động của ngơn tình Trung Quốc

Bên cạnh đó, chính sự phát triển của trào lưu đọc ngơn tình Trung
Quốc đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết ngơn tình Việt Nam
của những tác giả trẻ với bút danh “nửa Tây nửa ta” như: Vợ ơi là vợ
(ZuZu Linh, tên thật là Bùi Hồng Linh); Có một điều em biết anh yêu em
(Lâm Băng Di, tên thật Trần Thị Thùy Trang); Nhẹ bước vào tim anh (Lynk
Boo, tên thật Trần Thị Mỹ Linh); Vì anh nghiện em (Shino, tên thật Nguyễn
Phương Thảo); Tôi ghét anh đồ du côn (Thuyuuki, tên thật Nguyễn Thị
9



Ngọc Như),… tạo lên một trào lưu sáng tác văn học thiếu sáng tạo, khơng
mang tính nhân văn, xã hội mà chỉ nhằm mục đích câu khách. Ảnh hưởng
tới sự phát triển của nền văn học nước ta.
Ngơn tình Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường sách văn học Việt
và với những ảnh hưởng của nó đối với giới trẻ đòi hỏi các nhà xuất bản
phải lựa chọn kĩ xem tác phẩm nào thực sự xứng đáng giới thiệu với độc giả
trẻ trong nước.

10



×