Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề cương ôn tập môn Văn hóa du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.22 KB, 21 trang )

Văn hóa du lịch
Câu 1: Nêu và phân tích các khái niệm văn hóa, Khái niệm du lịch; Khái niệm Văn hóa
du lịch
Câu 2: Giải thích thuật ngữ của khái niệm trên
Câu 3: Cơ sở lý thuyết hình thành Văn hóa Du lịch
Câu 4: Cơ sở thực tiễn hình thành Văn hóa Du lịch
Câu 5: Mối tương tác giữa văn hoá và du lịch
Câu 6: Nêu yếu tố thời đại cấu thành Văn hóa du lịch
Câu 7: Nêu yếu tố con người cấu thành Văn hóa du lịch
Câu 8: Nêu yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch cấu thành Văn hóa du lịch
Câu 9: Nêu yếu tố tác động tương hỗ giữa các thành tố trong tự nhiên và xã hội cấu
thành Văn hóa du lịch
Câu 10: Nêu sự giống và khác nhau giữa Văn hóa Du lịch và Du lịch văn hóa
Câu 11: Nêu và phân tích Quy luật giá trị của Văn hóa du lịch
Câu 12: Nêu và phân tích Quy luật phân loại của Văn hoá du lịch
Câu 13: Nêu và phân tích Quy luật phân vùng của Văn hoá du lịch
Câu 14: Nêu và phân tích Quy luật giá trị của Văn hóa du lịch
Câu 15: Nêu và phân tích sự biến đổi của Văn hóa Du lịch
Câu 16: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu, khai
thác các giá trị của văn hóa để phát triển du lịch
Câu 17: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là nắm bắt và khai thác các qui
luật tồn tại và vận động của hoạt động du lịch
Câu 18: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là định hướng văn hóa trong hoạt
động du lịch
Câu 19: Nêu và phân tích nội hàm của Văn hóa du lịch là toàn bộ các hoạt động có liên
quan của con người trong quá trình tham gia hoạt động du lịch
Câu 20: Nêu các đặc điểm cơ bản của Văn hóa du lịch

1



Câu 21. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong quy hoạch - đầu tư - xây dựng tuyến điểm du lịch
Câu 22. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch, trang bị các trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh du lịch
Câu 23. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Câu 24. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong xây dựng sản phẩm du lịch
Câu 25. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong hợp tác trong nước và quốc tế về du
lịch
Câu 26: Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong quản lý nhà nước về du lịch
Câu 27. Nêu Qui trình tổng hợp, nghiên cứu sự phát triển du lịch trên thế giới trước đây,
hiện nay và xu thế phát triển
Câu 28. Nêu Qui trình khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở
Việt Nam
Câu 29. Nêu Qui trình nghiên cứu xây dựng hệ thống lý thuyết tương ứng với từng lĩnh
vực, ngành nghề
Câu 30. Nêu Qui trình trao đổi thơng tin, hội thảo khoa học…
Câu 31. Nêu Qui trình điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện lý thuyết
Câu 32. Nêu Qui trình triển khai đào tạo nhân lực, đánh giá kết quả
Câu 33. Nêu Qui trình đăng ký thương hiệu, bản quyền và triển khai đồng bộ
Câu 34. Nêu Qui trình tổng hợp, đánh giá, điều chỉnh và phát triển qui mô…Văn hóa Du
lịch

2


Câu 1: Nêu và phân tích các khái niệm văn hóa, Khái niệm du lịch; Khái niệm Văn
hóa du lịch
Trả lời :
1.Văn hóa:
- Thuộc về con người, chỉ con người mới có văn hóa.
- Là sáng tạo trên nền của thế giới tự nhiên và xã hội.

- Là sự khác biệt của các cá nhân và cộng đồng người.
- Sau tất cả những gì đã qua đi, cái con lại là Văn hóa .
- Là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên
trong mơi trường xã hội của mình.
2.Du lịch:
- Theo t.s Dương Văn Sáu : bản chất của hoạt động du lịch là sự cung cầu, đáp ứng và
làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách và người kinh doanh du lịch
- Theo học giả Nguyễn Khắc Biện : Du lịch là sự thay đổi không gian văn hóa của con
người.
- Theo luật Du lịch của Việt Nam : Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người với nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm
hiểu, nghỉ dưỡng trong 1 không gian nhất định .
- Là sự mở rộng khơng gian Vh của con người.
- Là đi tìm để thỏa mãn nhu cầu con người.
Bản chất của hoạt động du lịch:
- Là sự cân đối cung cầu. Đáp ứng , thỏa mãn nhu cầu của du khách và người kinh
doanh du lịch.
- Phản ánh trình độ phát triển của một dân tộc. Phản ánh và chứng minh văn minh văn
hóa của dân tộc đó ở cấp độ nào.
- Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi . Có liên quan đến con người ngoài nơi
cư trú để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí của con người .
3.Du lịch văn hóa:

- Theo luật du lịch : DLVH là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị VHTT .

- Theo t.s Dương Văn Sáu: “ DLVH

là loại hình du lịch khai thác giá trị các thành tố

văn hóa Việt Nam nhằm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị của văn hóa dân tộc, tạo sự
phát triển du lịch bền vững”
4.Văn hóa du lịch:

- Văn hóa du lịch : là văn hóa của người làm du lịch hay là kinh doanh du lịch có văn
hóa
3


- VHDL : là văn hoas kinh doanh trong hoạt động du lịch( văn hóa kinh doanh chính là
kinh doanh có văn hóa)

- VHDL: là biểu hiện của du khách trong quá trình đi du lịch( những biểu hiện có hay
không có văn hóa của du khách).

- VHDL: là quá trình thẩm nhận và trải nghiệm những giá trị văn hóa VN đối với mọi
đối tượng du khách khác nhau. Giai đoạn đầu của du lịch theo xu hướng hưởng thụ, giai
đoạn sau theo xu hướng thẩm nhận và trải nghiệm.

- VHDL: giúp người kinh doanh du lịch khai thác những giá trị văn hóa và kinh doanh
- Muốn khai thác được, phải nghiên cứu, tìm hiểu về VN, về văn hóa VN
- VHDL cũng là khoa học nghiên cứu sự phát triển văn hóa trong phát triển du lịch
Câu 2: Giải thích thuật ngữ của khái niệm trên ( NHƯ CÂU 1 )
Câu 3: Cơ sở lý thuyết hình thành Văn hóa Du lịch
TRẢ LỜI

- xuất phát từ bản chất du lịch từ văn hóa. Tất cả các lĩnh vực hoạt động trong du lịch
đều đòi hỏi yếu tố văn hóa.

- nội hàm của du lịch là văn hóa. Kinh doanh du lịch là kinh doanh văn hóa. Do vậy


kinh doanh du lịch là phải hướng tới kinh doanh có văn hóa. Muốn vậy phải có văn hóa
kinh doanh tương thích.

- Thực chất cung - cầu trong dl là cung cầu văn háo đồng thời thông qua đố cũng thể
hiện là văn hóa cung cầu

- VHDL là 2 quá trình diễn ra đồng thời kinh tế hóa văn hóa và văn hóa hóa kinh tế
tỏng hoạt động du lịch

- Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong kinh doanh du lịch hiện nay, phải nâg ncâu yếu tố
văn hóa trong kinh doanh mơi tạo nên sự thành công

- cơ sở lý thuyết của VHDL thuộc về ngôn ngữ học hình thái
Câu 4: Cơ sở thực tiễn hình thành Văn hóa Du lịch
TRẢ LỜI:
- xuất phát từ thực trạng của DLVN

 Thiếu tính chuyên nghiệp

4


 Thiếu tính hiệu quả
 Chưa khai thác thế mạnh của DLVN
- xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình kinh doanh du lịch
- xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của du khách ngày càng cao
- xuất phát từ yêu cầu phải tạo ra đặc trưng, đặc thù của DLVN
x Câu 5: Mối tương tác giữa văn hoá và du lịch
TRẢ LỜI:

- Văn hóa là điểm xuất phát - điểm đến và lại trở thành điểm xuất phát mới trên con
đường phát triển của xã hội loài người
- Văn hóa, du lịch như 2 dòng chảy trên cùng một dịng sơng-> hướng dẫn dl trơi trên
dịng sơng văn hóa
- " VH là nền tảng - DL là động lực" trong cùng một khối thống nhất và cùng chuyển
động trong một môi trường không đồng nhất
- VH là tĩnh ( tương đối) - DL là động ( tuyệt đối)
- Sự giao thoa , tác động giữa tĩnh và động sẽ tạo nên sự phát triển bền vững trong quá
trình phát triển du lịch -> VHDL = Sự phát triển dl bền vững
- Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình thành
lên hoạt động du lịch. Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt
động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du khách. Nguồn
nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con người
tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng
hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt,
sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật,
cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố
văn hoá vào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi
rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc
thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao
tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển.

5


Câu 6: Nêu yếu tố thời đại cấu thành Văn hóa du lịch
TRẢ LỜI:

-


Ngày nay DL trở thành tất yếu của con người của các dân tộc và quốc gia.

Qúa trình giao thoa và hội nhập phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trong đó có
DL.

-

Trong hoạt động DL nhu cầu của các đối tượng du khách ngày càng tăng, đòi hỏi phải
đc đáp ứng, thỏa mãn cao. Đây là yêu cầu của thời đại chứ không phải của riêng bất cứ
quốc gia nào.

-

Nhu cầu đòi hỏi được hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng cao là nhu cầu của mọi
đối tượng du khách, không phân biệt

-

Trong DL trình độ cung cầu tăng lên khơng ngừng.

-

Xu thể tìm hiểu văn hóa mới – văn hóa đương đại của khách (outbound).

Trong xu thế phát triển của DL xu thế tìm về bản sắc văn hóa đối với khách
(inbound).

Câu 7: Nêu yếu tố con người cấu thành Văn hóa du lịch
TRẢ LỜI:


-

VHDL là hoạt động văn hóa của con người trong lĩnh vực du lịch
Hàm lượng văn hóa trong du lịch chính là chất lượng du lịch

Những người hoạt động trong lĩnh vực CN do đặc thù công việc nên là người năng
động, linh hoạt, thích ứng cao.

-

Do tính chất công việc DL mang tính động cao nó khiến cho sự thích ứng VH phải
diễn ra liên tục.

-

VH thuộc về con người. DL là 1 hoạt động văn hóa của con người. Khi đi làm DL
phải có VHDL.
- Muốn phát triển VHDL cần đào tạo nguồn nhân lực cps chất lượng cao, có hiểu biết
sâu sắc về văn hóa dân tộc, có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn du lịch tương thích, vững
vàng.
- Yếu tố con người là nhân tố quyết định hình thành nên VHDL
Câu 8: Nêu yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch cấu thành Văn hóa du
lịch
TRẢ LỜI:
- Cơ sở vật chất kinh tế hạ tầng DL là cơ sở vật chất nói chung được dùng trong DL.
6


- Xuất phát từ những quan niệm truyền thống như " Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma

mặc áo giấy", CSVCKT sẽ quyết định hành vi của người làm công tác du lịch
- Do phát triển muộn nên KTDL ở VN chưa có nhiều CSVCKT hạng tầng vốn có cho
DL. Vì vậy cho nên trong giai đoạn đầu phát triển, DLVN cần phải sử dụng các yếu cố
csvckt của quá khứ truyền thống
- Các di sản là nguồn lực văn hóa du lịch đương đại
- Nhu cầu của du khách khi đi du lịch bao giờ cũng cao hơn nhu cầu thông thường của
họ nên trong quá trình Dl, hàm lượng văn háo trong các chương trình dl phải cao hơn
thông thường
- CSVCKT tác động đến vhdl trong đông đảo các đối tượng du khách
- Chỉ khi có cơ sở hạ tầng tương thích, hoạt động dl mới phát triển và ngược lại, du lịch
phát triển sẽ tạo ra những động lực để csvckt hạ tầng dl được củng cố, hoàn thiện và
nâng cao.
- Các cơ sở vật chất kinh tế được đầu tư xây mới, phục vụ du lịch vừa phải đáp ứng chức
năng hiện đại vừa phải chứa đựng VH truyền thống. Việc đưa các yếu tố VH truyền
thống vào trong các cơ sở vật chất kinh tế sẽ góp phần tạo nên bản sắc của DLVN
Câu 9: Nêu yếu tố tác động tương hỗ giữa các thành tố trong tự nhiên và xã hội cấu
thành Văn hóa du lịch
- Tự nhiên và Xã hội là 2 yếu tố của cuộc sống , chúng liên hệ ngẫu nhiên không phụ
thuộc vào ý muốn của con người.
- Hoạt động dl bao h cũng diễn ra trong những môi trường tự nhiên và xã hội nhất điịnh.
Chính 2 môi trường này sẽ tác động chi phối hd du lịch một cách tất yếu, khách quan.
- Sự tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội là tất yếu khách quan và sẽ trở thành một
trong những yếu tố cấu thành VHDL bởi DL sẽ sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên và
xã hội để tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách
- VHDL được cấu thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội khi tham gia
hoạt động dl và sau đó VHDL quay trở lại tác động đến tn và xh
Câu 10: Nêu sự giống và khác nhau giữa Văn hóa Du lịch và Du lịch văn hóa
TRẢ LỜI:
Du lịch văn hóa
Giống nhau


Khác nhau

-

Văn hóa du lịch

Là một phần hình thức và nội dung của du lịch

Là 2 mặt không thể thiếu của hoạt động du lịch
- DLVH được biểu hiện ra là VHDL là chất lượng, hiệu quả
hình thức thể hiện nội dung các thể hiện của các chương trình
chương trình du lịch
DL
DLVH được biểu hiện là cung VHDL là cầu du lịch
DL
DLVH đem đến cho du khách VHDL đem đến cho du khách
7


những thẩm nhận và trải
nghiệm văn háo trong các
chương trình du lịch
Biểu hiện của DLVH chứng tỏ
sự đa dạng hay không đa dạng
về tài nguyên, nguồn lực du
lịch của một địa phương, đất
nước dưới sự hiểu biết của con
người


những giá trị tinh thần từ một
chương trình du lịch cụ thể
Biểu hiện của VHDL chứngt ỏ
hình ảnh, trình độ nguồn nhân
lực du lịch trong việc khai thác,
sử dụng các tài nguyên, nguồn
lực du lịch đó phục vụ các nhu
cầu ngày càng cao của du
khách

Câu 11: Nêu và phân tích Quy luật giá trị của Văn hóa du lịch
TRẢ LỜI:
DL là ngành kte tổng hợp, do vậy thước đo giá trị của VHDL cũng mang tính tổng hợp.
Thước đo giá trị của VHDL được thể hiện qua các chỉ số sau:

- Hiệu quả kinh doanh,
- Bảo vệ mội trường
- Ấn tượng tâm lí du khách

 Thước đo giá trị của VHDL chính là thước đo giá trị kinh tế DL, chính là nền tảng
của phát triển DL bền vững
+Số lượng khách đến và đi
+Doanh thu DL
Thước đo giá trị của VHDL là thước đo ảo, không rõ ràng cụ thể mà đôi khi chỉ thơng
qua cảm tính, tình cảm khó định tính, định lượng
Biểu hiện: Có sự tác động lẫn nhau giữa giá cả và giá trị
xCâu 12: Nêu và phân tích Quy luật phân loại của Văn hoá du lịch
Câu 13: Nêu và phân tích Quy luật phân vùng của Văn hoá du lịch
TRẢ LỜI: Quy luật phân vùng tạo nên sự giao thoa, vận động -> tạo nên giá trị


- Vùng VH là khu vực mà ở đó có những nét riêng biệt so với các khu vực khác nhưng

lại thể hiện những nét chung về VH của cư dân ở nơi đó ( vùng VH kinh bắc, xứ Đông,
xứ Huế ….)

- Vùng DL là vùng ở đó có đặc thù về DL và tài nguyên mà người ta đã tiến hành khai
thác để phát triển DL tạo ra sự khác biệt nhất định so với các khu vực khác.
8


- Bất kì vùng DL nào cũng hình thành = nền tảng của vùng VH. Vùng VH tạo nên vùng

vùng DL và hoạt động DL sẽ tác động trở lại vùng VH làm cho vùng VH biến đổi và
phát triển.

- Biểu hiện yếu tố cùng trong DL : Là những nét riêng biệt thể hiện trong hoạt động dl
bao gồm:
+ Thể hiện qua các loại hình dl đặc thù
+ Thể hiện qua các spdl đặc trưng, đặc thù
+ Thể hiện qua phương cách đưa sản phẩm dl đến với khách

- Ở VN có 7 vùng văn hóa tương ứng vs nó cũng có 7 vùng DL
-

Vùng Tây Bắc : Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang

Vùng ĐBB: Thái Nguyên, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh…. đồi núi VH các dân
tộc Tày, Nùng, Dao, Mường. Phát triển các loại hình DL khám phá làng bản, hoặc DL
mậu biên, biển đảo ven bờ.


-

Vùng ĐBSH: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên….  Với nền NN lúa nước,
chùa, đền, miếu, làng nghề nằm trong các làng quê và đô thị

-

Vùng BTB: Thanh Hóa, Nghệ An…. Loại hình DL chủ yếu: Con đường di sản
miền Trung và DL biển đảo ven bờ.

-

Vùng Duyên Hải NTB: Từ Đà Nẵng – Bình Thuận phát triển biển đảo, sự hỗn dung
VH Viên Chăm

-

Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên: Gồm các tỉnh vùng cao nguyên được ví như nóc
nhà của Đông Dương như Gia Lai, Ê đê…

-

Vùng TN NB: Là nơi hội tụ giao thoa VH của 4 dân tộc Việt, Khơ Me, Hoa, Chăm
 VH VN hoàn toàn có thể đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn nếu không muốn nói là
lớn nhất.

- Để có được vùng DL cần có yếu tố:

+ Được cấu thành bởi các yếu tố của cuộc sống đương đại như cơ sở vật chất kĩ thuật,
nguồn nhân lực, số lượng và chất lượng các yếu tố về đường lối kĩ thuật.

+ Phụ thuộc vào thời cơ, thời đại, vận hội, đường lối chính sách phát triển DL hoặc
những cơ hội phát triển.
- Mỗi vùng dl tùy vào tài nguyên đặc hữu để tạo ra sp dl đặc trưng, tạo sự khác biệt, tăng
cung- kích cầu
* Mối liên hệ VH giữa các vùng DL ở VN

- VH chủ đạo của người Kinh giữ vai trò xâu chuỗi và kết nối các vùng văn hóa trên

toàn lãnh thổ và văn hóa người Kinh cũng chiếm vai trò chủ đạo trong mạch nguồn dân
tộc. trong DL, chính sự kết nối văn hóa sẽ hình thành địa điểm, tuyến DL

9


- Đối với đội ngũ du khách, ngoài khách nước ngoài thì trong dịng khách nội địa,

khách người Kinh cũng chiếm vai trò chủ đạo cả về số và chất lượng. Do vậy có thể ns,
Người Kinh và VH người Kinh cũng góp phần PT VHDL ở VN
Câu 14: Quy luật giá trị của VHDL
Trả lời:
Thước đo giá trị của VHDL được thể hiện qua các chỉ số sau:

- Hiệu quả kinh doanh, bảo vệ mội trường ( MTTN-VH)
- Ấn tượng tâm lí du khách

 Thước đo giá trị của VHDL chính là thước đo giá trị kinh tế DL

-

Số lượng khách đến và đi


Doanh thu DL
Thước đo giá trị của VHDL là thước đo ảo không rõ ràng cụ thể mà đơi khi chỉ thơng
qua cảm tính, tình cảm khó định tính, định lượng
Biểu hiện: Có sự tác động lẫn nhau giữa giá cả và giá trị
xCâu 15: Nêu và phân tích sự biến đổi của Văn hóa Du lịch
TRẢ LỜI:
- Hình thức:
+ Thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch ( khác so với cái đã có )
+ Người làm du lịch : Phong cách
+ Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị vật chất
- Nội dung:
+ Thay đổi chương trình, hiệu quả các chương trình du lịch
+ Nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu khách du lịch
+ Sự chủ động, linh hoạt của người làm du lịch, giao tiếp trong lĩnh vực du lịch, ...
- Xu hướng biến đổi trong các vùng du lịch: Khi có tác động du lịch, vùng văn hóa
chuyển thành vùng du lịch, vùng du lịch thay đổi vùng văn hóa.
+ Biến đổi tích cực : Tài nguyên dl được khai thấc, đem vào sử dụng để phát triển du
lịch -> phát triển kinh tế
+ TIêu cực: Biến đổi văn háo, suy giảm tài nguyên

10


xCâu 16: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu,
khai thác các giá trị của văn hóa để phát triển du lịch
TRẢ LỜI:
Thông qua hoạt động du lịch; sự giao lưu, giao thoa giữa các dòng du khách nội địa và
quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản phẩm văn hóa đặc trưng đó là
những sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là những sản phẩm văn hóa phục vụ các đối

tượng du khách khác nhau. Khi đưa các sản phẩm văn hóa vào trong kinh doanh du lịch
sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát
triển du lịch đã ra đời khoa học Văn hóa Du lịch. Trong hệ thống các sản phẩm được
sinh ra từ văn hóa, “Văn hóa Du lịch”là một khoa học mang tính đặc trưng, nổi trội của
du lịch Việt Nam, của Văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa Du lịch là một khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là văn hóa Việt
Nam, mục tiêu của nó là đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau ngày càng cao,
càng văn hóa của du khách trong và ngoài nước. Văn hóa Du lịch chính là phương pháp
để giải bài toán cung – cầu của du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Do vậy, Văn
hóa Du lịch chính là sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn cầu
hóa hiện nay.
xCâu 17: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là nắm bắt và khai thác
các qui luật tồn tại và vận động của hoạt động du lịch
TRẢ LỜI :
- Hoạt động du lịch vận động trong không gian, thời gian nhất định -> Muốn kinh doanh
du lịch thành cơng thì phải nắm bắt được quy luật vận động và tồn tại của hoạt động du
lịch
- Là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch mang trong mình yếu tố thời đại, bản địa , tính hệ
thống,... Muốn hoạt động DL vững chắc, người kinh doanh du lịch phải nắm bắt kịp
thời, chính xác quy luật vân động và tồn tại của hoạt động du lịch

11


xCâu 18: Nêu và phân tích bản chất của Văn hóa du lịch là định hướng văn hóa
trong hoạt động du lịch
TRẢ LỜI :
- Đời sống nâng cao -> nhu cầu đi du lịch -> nhu cầu văn hóa trong quá trình du lịch để
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách -> nâng cao văn hóa trong du lịch là yếu tố quyết
định thành công trong kinh doanh du lịch

- Văn hóa du lịch trong hoạt động du lịch là xu hướng tất yếu, là mục tiêu cần đạt được
của kinh doanh du lịch
xCâu 19: Nêu và phân tích nội hàm của Văn hóa du lịch là toàn bộ các hoạt động
có liên quan của con người trong quá trình tham gia hoạt động du lịch
TRẢ LỜI:
- Nêu :
+ Cấp độ, mức độ VHDL phụ thuộc vào văn hóa của người làm DL và văn hóa của KDL
+ VHDL phụ thuộc vào người làm DL: mức độ dân trí
+ VHDL là sự sáng tạo và tích lũy của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn ->
VHDL chứa đựng sự sáng tạo của con người trong kinh doanh du lịch và quá trình tham
gia du lịch
+ Hoạt động của đội ngũ nhân viên mang tính động trong tư duy, và hoạt động mang
tính thích ứng cao.
+ KDL : hdong, thái độ với tài nguyên, cách ứng xử

(*) Phân tích :
-> Văn hoá du lịch khơng phải là phép cộng đơn giản giữa văn hoá và du lịch mà là sự
kết hợp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh thần và vật chất do tác động tương hỗ lẫn
nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hoá và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (du khách),
nội dung và giá trị văn hoá của khách thể du lịch (là tài nguyên du lịch có thể thoả mãn
sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người du lịch), ý thức và tố chất văn hoá của
12


người môi giới phục vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản
phẩm, nhân viên phục vụ…) sản sinh ra” (2). Bất cứ một trong 3 yếu tố này đều không
thể đơn độc tạo thành văn hoá du lịch. Nếu tách khỏi khách thể du lịch, thì du khách sẽ
mất đối tượng tham quan thưởng thức, không thực hiện được khát vọng văn hoá. Không
có môi giới du lịch thì chủ thể và khách thể du lịch không thể gặp nhau, không thể thực
hiện được du lịch, mà khơng có du lịch thì đương nhiên sẽ không thể nảy sinh ra văn hoá

du lịch. Nếu không có du khách và khách thể du lịch thì ngành du lịch lập ra chỉ có
danh, thì khơng sản sinh ra văn hoá du lịch mới, ngay cả thành phần văn hoá du lịch vốn
có cũng không thể thể hiện ra được.
- Như vậy, văn hoá du lịch tức là nội dung văn hoá do du lịch thể hiện ra - là văn hoá do
du khách và người làm công tác du lịch tích luỹ và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch.
Văn hoá du lịch được sinh ra và phát triển lên cùng với hoạt động du lịch.
+ Tính văn hoá của chủ thể du lịch thể hiện ở quá trình thưởng thức du lịch. Trên hết nó
được bộc lộ qua ý thức đối với nhu cầu du lịch bởi điều đó thể hiện rõ trình độ văn hoá
nhất định và nhu cầu xã hội về nhiều mặt của mọi người. Những quan niệm về giá trị,
hình thức tư duy, tính thẩm mỹ, tích cách, tình cảm… sẽ được bộc lộ trong hoạt động du
lịch và nó phản ánh tâm lý dân tộc. Ngoài ra nó còn được thể hiện qua hành vi du lịch
biết hướng tới cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp
+ Khách thể du lịch là cơ sở vật chất của văn hoá du lịch, các cơ sở này vừa cung cấp
đối tượng để du khách tham quan, thưởng thức du ngoạn, đồng thời cũng chỉ có dưới sự
quan tâm của du lịch mới có thể hoạt động được. Tính văn hoá của khách thể du lịch được thể hiện qua các giá trị mà tài nguyên du lịch có thể cung cấp cho du khách, những
giá trị về thẩm mỹ vệ sinh, môi trường về khả năng nâng cao thể chất và tri thức cho du
khách, chưa nói đến bản thân khái niệm các giá trị rất rộng. Ví như một tài nguyên du
lịch là một di tích lịch sử văn hoá, giá trị thẩm mỹ ở đây là phải trân trọng tính xác thực,
việc trùng tu, tôn tạo làm biến dạng di tích, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu của nó,
vi phạm tính nguyên gốc - tính xác thực lịch sử của di tích, đó có thể coi là một hành vi
không văn hoá. Điều đó không những không có tác dụng thu hút du khách mà ở một
chừng mực nhất định cịn làm phương hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh
chung về nền văn hoá của cả quốc gia.

13


Tính văn hoá trong khách thể du lịch cũng được coi là một tiêu chuẩn để xác định chất
lượng sản phẩm du lịch.
- Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen chính

xác khoa học của người mơi giới du lịch nhất là người thiết kế sản phẩm và đặc biệt là
hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp đi cùng với khách du lịch/ chủ thể du lịch trong
suốt chuyến du lịch, là người có nhiệm vụ tìm kiếm cái đẹp và cung cấp cái đẹp cho du
khách.
xCâu 20: Nêu các đặc điểm cơ bản của Văn hóa du lịch
TRẢ LỜI :
1. Tính sáng tạo

-

Khi nghiên cứu để đưa các giá trị văn hóa vào trong hoạt động du lịch cần có tư duy
sáng tạo khơng đi theo lối mịn để có thể hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn kho tàng di sản văn
hóa của cha ông để lại

-

Sáng tạo của văn hóa du lịch là cách nhìn mới về một vấn đề không cũ
VHDL làm sống động và tăng hiệu quả nhiều mặt

Có tính sang tạo  tạo ra sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu các đối tượng
khách khác nhau

-

Tính sang tạo trong văn hóa du lịch là thước đo, khả năng, trình độ của người làm du
lịch, đánh giá trình độ của cá nhân, người làm tổ chức DL.

-

Bản chất của DL là VH, muốn hiểu đúng bề VHVN cần phải giải mã VH, giải ảo hiện

thực. Muốn giải ảo cần phải sáng tạo khi đưa các giá trị VH vào trong hoạt động DL,
cần phải có tư duy sáng tạo khơng lối mịn khơ cứng

-

Sự sáng tạo của VHDL chính là biện pháp nâng tầm cho VH nước nhà. Làm thay đổi
nhận thức toàn diện triệt để cho cả người KD lẫn đội ngũ du khách

-

Sự sáng tạo trong VHDL chính là những cách nghĩ khác đi, cách nhìn mới, biện pháp
làm mới về 1 vấn đề không cũ.

-

Sự sáng tạo trong VHDL tạo ra sự khác biệt giữa các cá nhân và tổ chức cùng tham
gia hoạt động du lịch

-

Sự sáng tạo trong VHDL là nhu cầu tất yếu của 1 ngành kinh tế tổng hợp mang tính
động cao
2. Tính tổng hợp và hệ thống.

-

DL là ngành tổng hợp -> VHDL cũng mang tính tổng hợp. DL khai thác tất cả thành
tựu thành quả của các ngành khoa học khác để thỏa mãn nhu cầu ngày càng nâng cao

14



của kháchVHDL phải tổng hợp tất cả thành tựu đó rồi hệ thống và sắp đặt lại để có
hiệu quả

-

DL mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao cho nên VHDL phải mang tính
hệ thống chặt chẽ, thể hiện trong các “ứng xử tình huống” trong quá trình diễn ra hoạt
động DL.

-

Tính hệ thống thể hiện sự đồng bộ trong KDDL

Bản chất của hoạt động DL là kết nối các dịch vụ để tạo nên tính hệ thống. sự kết nối
không gian và thời gian tạo nên tính hiệu quả của VHDL VHDL là thước đo giá trị
kết nối.

-

VHDL là sự trải nghiệm qua thời gian và không gian của DK, chính là tính hệ thống
được đưa ra để phục vụ các du khách. Nhiều du khách sẽ tập hợp thành hệ thống.

-

Tổng hợp nhưng phải được tổ chức , sắp đặt theo trình tự nhất định điều đó tạo nên
tính hệ thống
3. Tính kế thừa và tích hợp.


-

VHDL kế thừa thành tựu của các ngành nghiên cứu khác, cơng trình nghiên cứu đi
trước đưa vào phục vụ KDL, sàng lọc, nâng lên 1 tầm cao ms.

-

Kế thừa trong DL là kế thừa những thành tựu về KH-CN và nhân văn để nâng tầm
hưởng thụ cho du khách, sự kế thừa này không chỉ chạy theo nhu cầu của du khách mà
phải tạo ra nhu cầu của du khách

-

VHDL tích hợp nhiều kết quả của khoa học và công nghệ : cách thức, biện pháp tiến
hành của nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân
4. Tính khu vực bản địa

-

Văn hóa mang tính bản sắc. Bản sắc chính là nét riêng của khu vực và bản địa

Mỗi 1 khu vực địa phương tùy theo khả năng và điều kiện mà những người tổ chức
hoạt động DL có cách thức và hoạt động khác nhau. Từ đó tạo ra sự khác biệt. Sự khác
biệt đó chính là thể hiện tính khu vực bản địa

-

Bản sắc văn hóa tạo nên sự phong phú cho du lịch văn hóa, tạo nên tính hấp dẫn , thu
huets khách du lịch


-

VHDL cũng chính là văn hóa của người làm du lịch luôn mang tính khu vực, bản địa
nơi người ta sinh tồn.
 Muốn DL hấp dẫn và tạo nên sự phát triển cần phải tăng tính bản địa khu vực trong
VHDL
5. Tính giao thoa, phổ quát.

-

DL là hoạt động kết nối các điểm đến sẽ tạo nên sự giao thoa đó là 1 đặc tính tất yếu
không có KD độc lập trong DL

-

Văn hóa là thuộc về cộng đồng mà tính cộng đồng bao giờ cũng mang tính phổ quát,
nên du lịch văn hóa mang tính phổ quát
15


-

Mặt bằng trong DL mang tính phổ quát, nó thể hiện sự tương đồng trong DL, sự
tương đồng đó thể hiện ở chất lượng và giá cả các hoạt động DL. Sự tương đồng xuất
hiện là do có sự giao thoa

-

Trong hoạt động DL sẽ tiêu dung các SP DL. Các SPDL mang tính phổ quát ứng với
từng thời điểm nhất định.


-

Tính lan tỏa trong hoạt động DL rất cao cả về thời gian và không gian điều đó thể
hiện tính giao thoa phổ quát trong hoạt động DL
6. Tính tất yếu thời đại

-

DL là hoạt động tất yếu của XH văn mình hiện đại

Khi KDSL tất yếu phải khai thác các yếu tố văn hóa -> VHDL mang tính tất yếu thời
đại
Câu 21. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong quy hoạch - đầu tư - xây dựng
tuyến - điểm du lịch
TRẢ LỜI:
- VHDL trong quy hoạch - đầu tư, xây dựng điểm- tuyến dl là việc khai thác các giá trị
của văn hóa truyền thống bản địa vào trong xây dựng các điểm tuyến dl.
- Là quá trình đưa các giá trị nhân văn vào trong việc xd và phát triển các điểm- tuyến dl
- Quy hoạch và đầu tư đúng trong DL sẽ giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của
VHDL bằng 1 địa bàn cụ thể
- Muốn quy hoạch DL khoa học, hợp lí, cần phải căn cứ vào:
+ Dựa vào điều kiện TN hiện hữu
+ Dựa vào truyền thống vận động, tồn tại và phát triển
+ Dựa vào nhu cầu đương đại
+ Dựa vào dự báo và định hướng tương lai
- Biểu hiện của VHDL trong quy hoạch: Tạo ra sự phát triển bền vững của kinh tế DL,
bảo tồn và khai thác các tài nguyên vừa mở ra các cơ hội phát triển -> Quy hoạch độc
đáo, khác biệt, tiện lợi,
- Nguyên tắc quy hoạch, đầu tư xây dựng:

+ Xây dựng cái trc tạo tiền đề cho cái sau
+ Xd cái trc khơng làm kìm hãm cái sau
+ Xd cái sau phải kế thừa và phát triển hơn cái trc
+ Phải tính toán việc xây già, làm gì có tầm chiến lược lâu dài, tạo tiền đề cho các tndl
phát triển
VD: Quy hoạch resort ven biển; mở rộng đường ở Đà Nẵng

16


xCâu 22. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ
tầng du lịch, trang bị các trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh du
lịch
TRẢ LỜI:
- Xây dựng cơ sở lưu trú mang bản sắc riêng nhưng đạt chuẩn thông lệ quốc tế
- Không gây ảnh hưởng tới cư dân sở tại
- Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, không phá vỡ không gian di tích, điểm du lịch
xCâu 23. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch
TRẢ LỜI:
- Phương châm của giáo dục - đào tạo hiện nay là " Đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu của xã hội "
- Xu hướng đào tạo nhân lực du lịch hiên nay theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, để tạo
nên sự khác biệt trong kinh doanh du lịch
- Chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa sẽ tạo ra nét đặc sắc, sự riêng biệt ở nơi đến và sử dụng các dịch vụ
phục vụ khách du lịch. Chuyên nghiệp sẽ đem đến cho du khách ấn tượng về sự khác biệt
- Ở những nền KT phát triển chưa cao, tính tổng hợp giữ vai trò quyết định
- Những vấn đề đang được đặt ra đối với công tác đào tạo, như" đào tạo đa cấp hay nhất cấp, chuyên ngành
hay đa ngành
- Giải pháp phù hợp có lẽ sẽ là đào tạo tổng hợp, đa ngành chiếm tý trọng 1/3 dung lượng đào tạo, 2/3 dung
lượng chuyên môn sẽ dành cho đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu của kinh doanh du lịch.
- Tăng hàm lượng văn hóa trong nội dung và chương trình đào tạo

- Đưa những hiểu biết và ứng xử văn hóa truyền thống của cha ơng vào quá trình kinh doanh
- Bám sát thực tế phát triển của ngành, từ đó thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn
đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tế hoạt động kinh doanh du lịch.
Cụ thể, với hướng dẫn viên dl, cần có " hai nội" ( nội dung, nội tình) - " ba ngoại" ( ngoại hình, ngoại tình,
ngoại ngữ"

17


Câu 24. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong xây dựng sản phẩm du lịch
TRẢ LỜI:
- Theo luật DL: " SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách
DL trong chuyến đi DL "
- Khái niệm:" SPDL là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa VH mang tính đặc
thù, do các cá nhân và tổ chức KDDL cung cấp để phục vụ những nhu cầu của du khách,
đồng thời góp phần định hướng và tạo ra những nhu cầu mới của các đối tượng du khách
trong chuyến du lịch " - DVS
- SPDL đặc trưng là những sản phẩm hình thành thơng qua việc khai thác các tài ngun
đặc hữu của một địa phương, khu vực tạo ra những sản phẩm mang đến dấu ấn, bản sắc
riêng của một địa phương, khu vực đó để chuyển đến hay du khách, thông qua phương
thức riêng biệt
- Các SPDL phải phù hợp với tiêu chí theo thông lệ quốc tế. Và chứa đựng những VH
đặc trưng bản địa, đáp ứng, làm thỏa mãn các mục tiêu KT-XH ở nơi diễn ra các hoạt
động KDDL
- * Bất kì 1 SPDL nào cũng là SPVH nhưng không phải SPVH nào cũng trờ thành
SPDL
xCâu 25. Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong hợp tác trong nước và quốc tế về
du lịch
TRẢ LỜI:
- Do tính chất tổng hợp của ngành kinh tế dịch vụ nên hoạt động du lịch mang tính liên

kết cao
- Trong quá trình diễn ra hoạt động của sự hợp tác song phương, đa phương văn hóa trở
thành nền tảng của các đối tác
- VHDL trong hợp tác trong nước và quốc tế về DL : là văn hóa giao tiếp ứng xử trong
các mối quan hệ của các đối tác
- VHDL trong hợp tác trong nước và quốc tế về DL cần tôn trọng luật pháp quốc tế,
thông lệ quốc tế và truyền thống bản địa, phản ánh và thể hiện bản sắc văn hóa, cầu thị,
hướng tới sự tiến bộ
- VHDL trong nhận, gửi, trung chuyển khách là giải pháp kinh doanh phù hợp đem lại
hiệu quả kinh tế nhưng vẫn mang dấu ấn và bản sắc Việt Nam

18


xCâu 26: Nêu những ứng dụng và biểu hiện trong quản lý nhà nước về du lịch
TRẢ LỜI:
- Việc thực thi công tác quản lý đảm bảo 8 nguyên tắc sau chính là sự thể hiện VHDL
1. Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế hoạt động dl trong nước và QT
2. Bảo vệ mt tn và môi trg sinh thái nhân văn, quản lý để hd dl không làm phá vỡ cảnh quan, không làm
biến đổi cảnh quan thiên tạo vốn có
3. Khai thác luôn đi với đất nước bảo tồn và phát triển các tài nguyên, nguồn lực du lịch. Trong dl phải gắn
với yếu tố phát triển bảo tồn.
4. Quản lý có trọng tâm, trọng điểm ( từng thời gian, thời điểm) chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm.
5. Bất kỳ một sản phẩm DL nào cũng là một sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào
cũng trở thành sản phẩm DL
6. Tôn trọng và đặt lợi ích cộng đồng cư dân bản địa trên lợi ích quốc gia. Chủ yếu tới việc tổ chức để cho
các đối tượng, các thành phần cư dân được bình đẳng về cơ hội phát triển
7. Đem lại lợi ích hài hòa, nhiều mặt cho du khách chính quyền và cư dân bản địa cùng hãng lữ hành ( ví
dụ về Bà Nà- giảm vé 50% cho ng địa phương)
8. Phù hợp vs truyền thống bản địa và thơng lệ quốc tế

xCâu 27. Nêu Qui trình tổng hợp, nghiên cứu sự phát triển du lịch trên thế giới
trước đây, hiện nay và xu thế phát triển
_ Mục đích: chỉ ra xu thế phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam =>định hướng
phát triển du lịch theo xu thế chung.Đặc biệt ,hiện nay phát triên du lịch bền vững,có
trách nhiệm.
_ Xu hướng :
+ trải nghiệm
+ cá nhân hóa trong quá trình du lịch tạo nên tính đôc lập tương đối trong đội ngũ du
khách
_ Loại hình du lịch phổ biến: sinh thái,mạo hiểm,văn hóa,mua sắm

19


xCâu 28. Nêu Qui trình khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du
lịch ở Việt Nam
Đánh giá khách quan,toàn diện có hệ thống => rút ra nhận xét,đánh gía tổng quan,khái
quát thực tế phát triển du lịch Việt nam : thực trạng,thành tựu,hạn chế,ưu – nhược
điểm.ảnh hưởng của hoạt động du lịch,nguyên nhân và giải pháp,thuận lợi và khó khăn
của du lịch Việt nam,tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế chung,bước đi mới
xCâu 29. Nêu Qui trình nghiên cứu xây dựng hệ thống lý thuyết tương ứng với
từng lĩnh vực, ngành nghề

-

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn,so sánh hệ thống lý thuyết với thực tiễn hoạt động

để hoàn chỉnh lý thuyết tạo hướng đi cho thực tiễn.

-


Bao gồm : quản điểm phát triển du lịch,vai trò của chúng trong đời sống kinh tế - xã

hội,biểu hiện của chúng trong hoạt động du lịch,giải pháp bảo tồn và phát triển kho tàng
di sản văn hóa trong hoạt động du lịch,giải pháp quản lí,phát triên du lịch.

-

Có kế hoạch đầu tư về con người

xCâu 30. Nêu Qui trình trao đổi thơng tin, hội thảo khoa học…

-

Mục đích: lấy ý kiến chuyên gia,nhà khoa học để tổng hợp và rút ra xu hướng,đường

lối chính sách cho haojt động du lịch

-

Xây dựng kế hoạch hội thảo => đem lại hiệu quả cao nhất

Câu 31. Nêu Qui trình điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện lý thuyết

-

Thu thập,tìm kiếm và tỏng hợp thông tin đa chiều + thực tế hoạt động du lịch => điều

chỉnh,hoàn thiện hệ thống lí thuyết cũng như chính sách phát triên du lịch


-

Ý nghĩa hoạt động và đặc trưng của ngành

-

Nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch luôn biến đổi => bổ sung ,điều chỉnh và hoàn

thiện

-

Mỗi lĩnh vực,ngành nghề lại có đặc trưng riêng
20


xCâu 32. Nêu Qui trình triển khai đào tạo nhân lực, đánh giá kết quả

-

Tính chất đào tạo trên nhiều hình thức : chính quy,bổ tức,trung cấp chuyên nghiệp

hoặc cao đẳng ngề

-

Xác định và lên kế hoạch về quy mô.chương trình đào tạo,mục tiêu đào tạo.Đào tạo

theo nhu cầu và yêu cầu xã hội
xCâu 33. Nêu Qui trình đăng ký thương hiệu, bản quyền và triển khai đồng bộ

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực hoạt động,kinh doanh du lịch như lưu
trú,lữ hành,vận chuyển => tạo ấn tượng
- Xác định thương hiệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên,xã hội và quy hoạch phát triên chung => đăng kí
thương hiệu,bản quyền
- Yêu cầu khi đặt tên cho doanh nghiệp:
+ Gây ấn tượng cho du khách, tạo sự gần gũi, thân thiện, tin cậy
+ Phản ánh và thực thiện chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thể hiện yếu tố chủ sở hữu doanh nghiệp
+ Thể hiện địa danh, địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thể hiện ý tưởng, chí hướng và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
xCâu 34. Nêu Qui trình tổng hợp, đánh giá, điều chỉnh và phát triển qui mơ…Văn
hóa Du lịch
Các chính quyền chức năng căn cứ mục tiêu,quyết định và chiến lược để theo dõi,đánh
giá quá trình xây dựng văn hóa du lịch trên thực tế về mọi mặt => điều chỉnh và phát
triên quy mô => phát triên chuyên nghiệp,chuyên môn hóa sâu rộng => đem lại hiêu quả
kinh tế,hoạt động đẳng cấp du lịch.

21



×