Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề cương môn Kiểm kê và bảo quản hiện vật bảo tàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.57 KB, 18 trang )

Đề cương
Kiểm kê và bảo quản hiện vật bảo tàng
Câu 1. Khái niệm kiểm kê hiện vật BT......................................................................2
Câu 2. Vị trí và nhiệm vụ cơng tác kiểm kê ..............................................................2
Câu 3. Khái niệm biên bản giao nhận và các lưu ý khi ghi chép biên bản bàn giao .
....................................................................................................................................3
câu 4. Khái niệm sổ đăng ký hiện vật Bt và nguyên tắc đăng ký hiện vật vào sổ. ....3
Câu 5. Cách ghi chép trong sổ đăng ký hiện vật........................................................4
Câu 6. Phương pháp xác định khoa học đối với hiện vật bảo tàng . .........................6
Câu 7. Khái niệm, mục đích, nội dung phân loại hiện vật BT. .................................7
Câu 8. Đăng ký hiện vật vào sổ phân loại hiện vật BT. ............................................7
Câu 9. Cấu tạo, mục đích và nguyên tắc ghi số hiệu HVBT. ....................................7
Câu 11. Phương pháp, vật liệu được sử dụng ghi số hiệu cho các loại hiện vật khác
nhau trong bảo tàng ....................................................................................................8
Câu 12. Hệ thống tra cứu hiện vật bảo tàng ..............................................................9
Câu 13. Kiểm kê di chuyển và kiểm kê số lượng hiện vật BT. ...............................10
Câu 14. Khái niệm, mục đích , nội dung của nghiên cứu hiện vật theo chun đề.11
Câu 15. Cơng trình quản lý hiện vật bằng máy tính ................................................12
.Câu 16. Khái niệm kho bt, 1 số yêu cầu về ngôi nhà BT. ......................................12
Câu 17. Yêu cầu về kho bảo quản và trang thiết bị trong bảo quản hiện vật ..........13
câu 18. Những yêu cầu và trách nhiệm đối với cán bộ bảo quản hv bt ...................14
Câu 19. Nguyên tắc bảo quản hiện vật ...................................................................14
Câu 20. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác bảo quản hiện vật ................................15
Câu 21. Khái niệm, mục đích và phạm vi của bảo quản phòng ngừa . ...................15
Câu 22. Các yếu tố gây hại cho hiện vật BT............................................................15
câu 23. Quy trình và tổ chức bảo quản phòng ngừa đối với hiện vật bảo tàng. ......15


Câu 24. Tác hại của nhiệt độ và độ ẩm đối với hiện vật và các biện pháp kiểm soát
..................................................................................................................................16
câu 25. Tác hại của ánh sáng và biện pháp kiểm soát .............................................16


Câu 27. Tác hại của yếu tố sinh học đối với hiện vật BT . ......................................17
Câu 28. Biện pháp kiểm soát các vi- sinh vật gây hại .............................................18

Câu 1. Khái niệm kiểm kê hiện vật BT.
Theo quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng – Bộ VHTT năm 2006, kiểm kê hiện vật
bt là quá trình nghiên cứu, xác lập thủ tục pháp lý , làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa,
giá trị và tình trạng bảo quản của hiện vât nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo
quản, khai thác và sử dụng hiện vật.
Câu 2. Vị trí và nhiệm vụ cơng tác kiểm kê
1. Vị trí :
- Công tác kiểm kê là 1 trong 6 khâu công tác của bảo tàng, có liên quan
chặt chẽ với các khâu công tác khác là khâu công tác tiếp theo sau khâu
công tác sưu tầm hiện vật bt.
- Công tác kk chiếm 1 vị trí quan trọng đặc biệt, là khâu cơng tác xây dựng
nền móng khoa học cho các hiện vật mà bảo tàng đã sưu tầm , thu nhận
được.
- Thiếu khâu cơng tác kk hiện vật Bt thì các khâu cơng tác tiếp theo sẽ
khơng có cơ sở khoa học.
2. Nhiệm vụ
- Xác lập các tài liệu , văn bản có tính pháp lý cho các hiện vật gốc và sưu
tập hiện vật gốc để bảo đảm về mặt pháp lý cho hiện vật và quyền hạn
của bảo tàng đối với hiện vật.
- Tiếp tục nghiên cứu xác định, xác minh và phát hiện ý nghĩa , giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học , nghệ thuật cho các hiện vật bảo tàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác khai thác và sử dụng hiện vật
trong và ngoài bảo tàng.


Câu 3. Khái niệm biên bản giao nhận và các lưu ý khi ghi chép biên bản bàn
giao .

1. Khái niêm biên bản giao nhận
- Là văn bản xác nhận việc bàn giao hiện vật giữa phòng sưu tầm và
phòng kiểm kê – bảo quản khi hiện vật được nhập kho BT.
- Đây là tài liệu mang tính pháp lý chính thức xác nhận sự chuyển giao
hiện vật từ sở hữu riêng của cá nhân , tập thể sang sở hữu Nhà nước.
- Là tài liệu khoa học, xác nhận hiện vật đủ tiêu chuẩn được lưu giữ trong
bảo tàng , được pháp luật bảo hộ , đăng ký vào sổ đăng ký hiện vật .
- Biên bản bàn giao sẽ được lưu giữ trong bảo tàng và không thể có bản
sao hay làm lại thay thế.
2. Lưu ý khi ghi chép
- Tất cả các thông tin ghi trong biên bản phải rõ ràng, chính xác, số liệu
tổng hợp cần viết bằng số và chữ trong ngoặc đơn. Khi cần sửa chữa, cần
có xác nhận của bên giao và bên nhận.
- Khi hiện vật giao quá nhiều, 1 tờ biên bản ghi khơng hết thì dùng loại
giấy có cùng khổ với tờ biên bản giao nhận để ghi tiếp.
- Nếu 1 sưu tập gồm nhiều hiện vật , chỉ cần ghi tên gọi chung, số lượng
hiện vật và vài nét khái quát về sưu tập . còn tên gọi riêng, tình trạng bảo
quản hiện vật có thể lập bản thống kê kèm theo biên bản giao nhận
- Cán bộ kiểm kê tổng hợp, chọn lọc để ghi vào biên bản 1 cách ngắn gọn,
khái quát những yếu tố liên quan đến nội dung giao nhận, trách nhiệm
của người giao nhận.
- Biên bản giao nhận đều được đánh số , đóng quyển theo trình tự thời
gian, do người chịu trách nhiệm kiểm kê giữ.
- Cuối năm, biên bản được đánh số theo trang, đóng gói và niêm phong ,
đóng dấu của bảo tàng. Trang cuối cần viết rõ số lượng trang, kèm chữ
ký và dấu của bảo tàng.
câu 4. Khái niệm sổ đăng ký hiện vật Bt và nguyên tắc đăng ký hiện vật vào
sổ.
1. Khái niệm sổ đăng ký hiện vật BT:
- Là tài liệu pháp lý và khoa học của BT, ghi chép các thông tin hiện vật

của bảo tàng theo số thứ tự, nội dung thống nhất với phiếu hiện vật .
2. Nguyên tắc đăng ký hiện vật vào sổ.


-

Theo trình tự thời gian
Chỉ đăng ký những hiện vật ( được nhập kho ) có đủ các giấy tờ cần thiết.
Phải có hiện vật ở trước mặt
Hiện vật đã làm xong biên bản giao nhận thì phải đăng ký ngay vào sổ
đăng ký trước 3 ngày .
- Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, câu văn ngắn gọn, chính xác tên hiện vật.
- Khi vào sổ phải nghiên cứu kỹ lí lịch hiện vật, biên bản giao nhận, tồn
bộ tài liệu kèm theo hiện vật. nên kiểm tra, xác định lại những gì ghi trên
hồ sơ để bổ sung và thay đổi những gì chưa chính xác.
- Khi cần sửa chữa, khơng được tự ý tẩy xóa mà phải dùng thước gạch bỏ
những chỗ sai sót, ghi những điều sửa chữa ở phía trên hoặc ở cột ghi chú
Giữa các trang sổ có đóng dấu giáp lai, trang cuối cùng của sổ cần có ơ mục
ghi tổng hiện vật được đăng ký trong sổ, số trang sổ, ngày kết thúc viết sổ,
chữ ký của GĐ và đóng dấu của cơ quan bảo tàng.
Câu 5. Cách ghi chép trong sổ đăng ký hiện vật
stt Ngày Tên gọi, Số
Chất
Kích Tình
Số
Hiện
Giá Số hồ
tháng nội dung lượng liệu
thước trạng phân vật đưa tiền sơ và
năm tóm tắt và hiện

chính và
hiện
loại
vào
khi văn
đăng đặc điểm vật
trọng vật
sưu tập mua bản

chính về
lượng trước
nào
kèm
hiện vât
khi
theo
nhập
kho
1. Số TT
- Ghi số thứ tự của hiện vật nếu là đăng ký theo hiện vật, không ghi số thứ
tự của sưu tập nếu là đăng ký theo sưu tập
- Sử dụng các số tự nhiên , viết theo gốc chứ Latinh để ghi số thứ tự các
hiện vật được đăng ký
- Hết sổ, dùng sổ tiếp theo thì số thứ tự cũng đánh tiếp.
2. Ngày , tháng, năm đăng ký
- Thời gian đăng ký hiện vật vào sổ đăng ký hiện vật
- Trường hợp hiện vật quá nhiều và những hiện vật lịch sử tự nhiên cần có
thời gian để gia công, điều chếc các mẫu vật để trở thành hiện vật BT thì
thời gian đăng ký vào sổ có thể kéo dài


Cột
ghi
chú


3. Tên gọi, nội dung tóm tắt và đặc điểm chính về hiện vật
- Tên gọi hiện vật cần ghi chép ngắn gọn, chính xác và đầy đủ ( cái gì, của
ai, như thế nào, ở đâu, khi nào )
- Ghi tên gọi phổ thông của hiện vật, những hiện vật có tên khoa học thì
ghi cả tên khoa học
- Ghi tên nước ngồi
- Miêu ra tóm tắt về hiện vật : đặc điểm về hình thức và nội dung lịch sử,
ngắn gọn về đặc điểm chính của hiện vật.
4. Số lượng hiện vật
- Số lượng hiện vật được đăng ký tính theo đơn vị bảo quản, phải tính theo
số lượng thực tế , theo số đếm số học.
- Nếu là sưu tập, ghi tổng số hiện vật của sưu tập, tránh nhầm lẫn giữa số
lượng đơn vị hiện vật với số đầu tên của hiện vật
5. Chất liệu chính
- Được làm từ chất liệu gì
- Chất liệu chính là gì
6. Kích thước và trọng lu
- Tùy theo từng hiện vật có kích thước, trọng lượng khác nhau mà sử dụng
đơn vị đo lường cho thích hợp .
7. Tình trạng hiện vật khi nhập kho.
- Ghi tình trạng bảo quản hiện vật lúc nhập kho để tiếp tục theo dõi, bảo
quản hiện vật trong kho cũng như trong trưng bày.
- Nếu trong biên bản giao nhận và bản ghi chép ghi thiếu hoặc khơng chính
xác, khơng được sửa biên bản hay bản ghi chép mà bổ sung thông tin ở
cột ghi chú hoặc dưới tài liệu đó, cần ghi rõ ngày, tháng, năm , họ tên và

chữ ký của người bổ sung.
8. Số phân loại
- Ghi số thứ tự của hiện vật trong sổ phân loại
9. Hiện vật sẽ được đưa vào sưu tập nào
- Hiện vật sẽ được sử dụng trong trưng bày hay lưu giữ trong kho bảo
quản.
10.Giá tiền khi mua
11.Số hồ sơ và văn bản kèm theo


- Ghi số biên bản giao nhận giữa chủ hiện vật với bảo tàng ; ghi lại tên các
văn bản kèm theo hiện vật
12.Cột ghi chú
- Ghi những vấn đề mà các cột khác chưa đề cập tới
- Sự liên quan đến các hiện vật hay sưu tập hiện vật khác trong bt
- Bổ sung thông tin về sự biến động của hiện vật
Câu 6. Phương pháp xác định khoa học đối với hiện vật bảo tàng .
 Xác định tên gọi hiện vật
- Tên gọi hiện vật Bt phải gọi theo tên phổ thơng, tên khoa học hoặc có ghi
chú thêm tên gọi theo di tích, thổ ngữ địa phương.
- Tên gọi căn cứ vào : hình thức hiện vật, mục đích sử dụng của hiện vật,
tên gọi hiện vật
 Xác định chất liệu, cấu tạo, kích thước của hiện vật
- Các phương pháp xác định : bằng mắt thường của các nhà chuyên môn,
bằng kinh nghiệm trong quá trình cơng tác, bằng kinh nghiệm dân gian,
bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại mới để bảo đảm độ chính xác.
 Xác định phương pháp cấu tạo hiện vật
 Xác định ý nghĩa sử dụng hiện vật
 Xác định chủ đề, loại hình, khuynh hướng tư tưởng của các hiện vật
nghệ thuật tạo hình.

 Xác định niên đại và địa điểm cấu tạo ra hiện vật
- Phương pháp hóa- lý
- Phương pháp sử học
- Phương pháp mỹ thuật hoc
 Xác định tác giả của hiện vật
 Xác định môi trường xã hội và môi trường dân tộc hoc
 Xác định nhãn hiệu, ký hiệu của hiện vật
 Xác định khoa học các mẫu vật tự nhiên trong bảo tàng
- Phương pháp hóa silicat
- Phương pháp lát mỏng
- Phương pháp mẫu quặng hay cịn gọi là phương pháp khống tương
- Phương pháp phổ quang


Câu 7. Khái niệm, mục đích, nội dung phân loại hiện vật BT.
1. Khái niệm
2. Mục đích phân loại : bảo quản trọn vẹn hiện vật và phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giáo dục công chúng, bổ sung cho trưng bày .
3. Nội dung phân loại.
a. Hệ thống phân loại chính
- Cơ sở phân chia của hệ thống phân loại chính là những dấu hiệu , đặc
điểm chung có trong số lượng hiện vật lớn nhất và những hiện vật đó có
1 số lượng lớn về những dấu hiệu cùng loại.
- Hệ thống phân loại chính đi từ những nét chung nhất đến những nét cụ
thể.
- Hệ thống phân loại chính khơng giải thích mối liên hệ giữa các hiện vật
về những dấu hiệu , địa điểm nhất định.
- Trong hệ thống phân loại chính, sự thể hiện nội dung , ý nghĩa của hiện
vật là đặc điểm chủ yếu của việc phân chia và quyết định hiện vật thuộc
loại nào.

- Việc phân chia phụ thuộc loại hình, tính chất của bảo tàng, phụ thuộc vào
số lượng hiện vật có trong kho.
b. Hệ thống phân loại phụ
- Hệ thống phân loại dựa theo những đặc điểm về niên đại, đặc điểm về địa
lý, nguyên tắc dân tộc học, tác giả, hiện vật cùng đề tài, chủ đề
Câu 8. Đăng ký hiện vật vào sổ phân loại hiện vật BT.
Câu 9. Cấu tạo, mục đích và nguyên tắc ghi số hiệu HVBT.
1. Cấu tạo : số hiệu hiện vật là ký hiệu của hiện vật , bao gồm : tên viết tắt của
BT, số đăng ký hiện vật , số phân loại hiện vật theo chất liệu
( số đăng ký hiện vật : stt của hiện vật ghi trong sổ đăng ký hiện vật; số phân
loại hiện vật theo chất liệu : STT hiện vật ghi trong sổ phân loại hiện vật )
2. Mục đích
- Phân biệt hiện vật BT thuộc quản lý của Bt mình với bảo tàng khác.
Đồng thời thực hiện chức năng bảo quản, sử dụng hiện vật trong các khâu
công tác khác của bảo tàng.


- Số hiệu kiểm kê phải thể hiện được tính độc lập, riêng biệt của hiện vật
nhưng vẫn phải thể hiện được mối liên hệ giữa các hiện vật đó với hiện
vật khác trong sưu tập và trong BT.
- Số hiệu kk của hiện vật là phương tiện quan trọng đề BT bảo vệ về mặt
khoa học và pháp lý cho các sưu tập hv bt .
3. Nguyên tắc ghi số hiệu.
- Số hiệu phải được đính hoặc ghi trực tiếp lên hiện vật
- Việc ghi số hiệu lên hiện vật phải dùng loại mực hoặc sơn có độ bền cao ,
có tính an tồn với hiện vật và có màu sắc tương phản với màu của hiện
vật .
- Việc ghi số hiệu phải đảm bảo không gây ra bất cứ tổn hại nào cho hiện
vật
- Số hiệu hiện vật được ghi ở vị trí kín đáo, nhưng dễ nhận biệt; tránh

những vị trí dễ bị cọ xát, có trang trí, minh văn, dấu ấn nien đại, nơi cầm
nắm hoặc dễ bị bong tróc.
- Cỡ chữ và số có tỷ lệ hài hịa với hiện vật
- Hiện vật có nhiều bộ phận rời nhau hoặc bị gãy vỡ thành nhiều phần phải
ghi số hiệu ở tất cả các phần và bộ phận
- Không được xoa bỏ các số hiệu cũ vì chúng có thể cung cấp những thơng
tin về tiểu sử của hiện vật . nếu k thể tránh được việc này thì số hiệu cũ
cần được ghi lại trong tư liệu hiện vật
- Nhằm tăng cường an ninh cho mối liên kết giữa hiện vật và tư liệu của
hiện vật, bảo tàng nên ghi số hiệu lên hình chụp hiện vật
Câu 11. Phương pháp, vật liệu được sử dụng ghi số hiệu cho các loại
hiện vật khác nhau trong bảo tàng
1. Phương pháp
- Phương pháp 1: lớp bọc bao phủ có màu hoặc mực vẽ. khơng sử dụng pp
này cho hiện vật bằng chất liệu : giấy, vải, nhựa, da và vật liệu sợi.
- Phương pháp 2 : nhãn dính . áp dụng với nhiều loại hiện vât, từ hv chất
liệu giấy, vải, nhựa.
- Phương pháp 3 : nhãn khâu. Nên dùng cho hiện vật chất liệu vải. có thể
dùng cho 1 số hiện vật chất liệu mây và da


- Phương pháp 4 : dùng bút chì ghi trực tiếp lên hiện vật. nên áp dụng với
hiện vật chất liệu giấy và ảnh. Sử dụng bút chì : #2, HB, F, H, #1, bút chì
stabio, bút chì sáp.
- Cơng nghệ mã vạch.
2. Chất liệu sử dụng
- Bìa free axit : làm nhãn cho hiện vật, hộp đựng nhỏ
- Bút chì free axit : ghi số hiệu trực tiếp lên hiện vật
- Bút kim : có độ PH từ 8- 8.5, không chứa axit, không tan trong nước,
không phai dưới ánh sáng

- Chỉ cotton trắng đã khử trùng: để khâu nhãn lên hiện vật có chất liệu
bằng vải
- Dây ruy băng cotton đã khử trùng để buộc hiện vật hoặc làm nhãn ghi số
hiệu rồi đính lên hiện vật
- Kim inox: dùng để khâu nhãn hiện vật
- Dung dịch B72 : sử dụng làm lớp lót trước khi ghi số hiệu lên hiện vật có
chất liệu gốm, sứ, kim loại, gỗ, đá, thủy tinh, tác phẩm nghệ thuật
- Hộp giấy free axit theo các kích thước khác nhau để đựng các hiện vatak
như : trang phục, tạp chi, sách báo, tài liệu , hiện vật nhỏ, phim ảnh…
Note : những vật liệu khơng nên sử dụng
-

Nhãn giấy có hồ
Keo cao su
Các sản phẩm silicon
Bút bi
Phấn
Sợi vải dễ nóng chảy
Nhãn có viền kim loại
Dây điện
Đinh, kẹp, ghim kẹp, ốc vít, các vật buộc bằng kim loại

Câu 12. Hệ thống tra cứu hiện vật BT.
Câu 12. Hệ thống tra cứu hiện vật bảo tàng .
1. Hộp phiếu kiểm kê


2.
3.
4.

5.
6.

7.
8.
9.

- Là tài liệu bổ sung cho sổ phân loại
- Tấm phiếu trong hộp này được sắp xếp theo thứ tự của hiện vật trong sổ
phân loại và tương ứng với hệ thống phân loại.
Phiếu hệ thống
Hộp phiếu địa hình : ghi vị trí bảo quản hiện vật; giúp nhanh chóng tìm được
vị trí của hiện vật
Phiếu theo đề tài : được xây dựng phù hợp với chủ đề , đề tài khoa học đã
được xác định; nội dung và ý nghĩa của hiện vật được thể hiện đầy đủ
Phiếu tên hiện vật : sắp xếp theo thứ tự chữ cái
Phiếu niên đại
- Được sắp xếp theo thời gian trên cơ sở xác định khoa học niên đại của hv
- Mốc thời gian : thời gian hv ra đời, thời gian hv tham gia vào các sự kiện
ls
Phiếu tên chủ hiện vật : nhân vật có liên quan đến hiện vật , sắp xếp theo vần
chữ cái.
Hộp phiếu địa dư
- Xây dựng trên cơ sở địa phương sản xuất ra hiện vật.
Hộp phiếu ảnh
- Các phiếu ảnh có kích thước 16 x 24cm
- In trên giấy cứng, bố cục theo chiều ngang tạo thuận lợi cho người khai
thác.

Câu 13. Kiểm kê di chuyển và kiểm kê số lượng hiện vật BT.

1. Kiểm kê di chuyển
- Nhằm theo dõi các di biến động của hiện vật BT.
- Giúp cán bộ BT có thể quản lý , kk sự di chuyển của HV trong và ngoài
bt
- Nếu di chuyển trong nội bộ kho, chỉ cần ghi lại vị trí bảo quản mới của
hiện vật vào phiếu hiện vật trong hệ thống thư mục và sổ phân loại của
BT.
- Nếu đưa ra trưng bày, triển lãm phải có lệnh xuất của GĐ.
- Nếu để tu sửa, phục chế phải có bản hợp đồng nhận hiện vật của xưởng
phục chế theo giấy phép, lệnh xuất hiện vật
2. KK số lượng hvBT


- Nắm vững được số lượng những hiện vật đang bảo quản hoặc sử dụng
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động
- Quản lý, thống kê được số lượng hiện vật đang được bảo quản trong kho
hay sử dụng trong công tác khác của BT.
- Đề kiểm kê số lượng hv có 1 số pp :
+ lấy tổng số lượng hiện vật ở cuối mỗi trang trong sổ đăng ký hiện vật
công lại được số lượng hiện vật của BT.
+ dựa trên cơ sở hộp phiếu kk bởi mỗi phiếu sẽ ứng với 1 hiện vật nên
tổng số phiếu là tổng số hiện vật
+ tổng hợp hiện vật trong tất cả các sổ phân loại.
+ căn cứ vào phiếu xuất
Câu 14. Khái niệm, mục đích , nội dung của nghiên cứu hiện vật theo chuyên đề
1. Khái niệm
- Là việc nghiên cứu toàn diện, ghi lại tất cả những đặc điểm về hiện vật và
so sánh những đặc điểm đó với những hiện vật cùng loại hay so sánh với
những tài liệu đã có sẵn về hiện vật đó .
2. Mục đích

- Giải thích vai trị của hiện vật và nhóm hv, phát hiện và cơng bố những
sự kiện lịch sử mới
- Kiện toàn kho kho bảo tàng, khai thác, kiểm tra và truyền đạt các thông
tin mà các nhà khoa học quan tâm
- Bổ dung vào phiếu hiện vật đề cơng tác KK ngày càng hồn thiện hơn.
Từ đó nâng cao các khau công tác khác trong bt.
3. Nội dung
- Nghiên cứu những mặt có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hiện vật.
trên cơ sở đó, cán bộ BT khái quát lên những vấn đề về hiện vật, rút ra
kết luận có thể sử dụng 1 cách hiệu quả nhất những hiện vật đó trong ctac
NCKH.
- Nghiên cứu hv theo chuyên đề là 1 bước cao của cơng tác KK. Hiện vật
được nghiên cứu sâu hơn, tồn diện hơn và được xem xét cả mối quan hệ
bên trong và bên ngoài hiện vật
- Nghiên cứu HV theo chun đề vừa có tính chất chun ngành, vừa có tc
BTH.


- Kết quả của việc nc hv theo chuyên đề : là những bài nghiên cứu kh, có
thể là những chuyên đề đặc biệt, những đề tài khoa học hay dạng ngắn
gọn là các phiếu miêu tả khoa học các HVBT.
Câu 15. Cơng trình quản lý hiện vật bằng máy tính
1. Mục đích
- Lưu trữ , tìm kiếm , cung cấp thông tin về 1 loại hiện vật hoặc 1 hiện vật
nào đó cho nghiên cứu, trưng bày giáo dục… được nhanh chóng, chính
xác và thuận tiện.
- Giúp cho những nh nghiên cứu của những ng muốn quan tâm , tìm hiểu
hiện vật có thể có được thơng tin, hình ảnh về hiện vật mà k cần phải tiếp
xúc trực tiếp với hiện vật và hồ sơ hiện vật
- Quản lý thơng tin, số lượng, tình hình di chuyển, vi trí tình trạng bảo

quản hiện vật 1 cách dễ dàng chính xác.
2. Nội dung
- Chức năng tìm kiếm thơng tin
- Chức năng sửa đổi
- Thống kế hiện vật
- Kiểm tra đối chiếu mật khẩu
3. Cấu trúc phần mềm
.Câu 16. Khái niệm kho bt, 1 số yêu cầu về ngôi nhà BT.
1. Kho bt
- Là tổng thể được tổ chức 1 cách khoa học những hiện vật BT và những
tài liệu tài liệu bổ trợ khoa học, được bổ sung 1 cách hệ thống phù hợp
với quan điểm của BT.
- Kho là những chỗ ( trong hoặc ngoài BT ) chuyên việc cất giữ các sưu
tập và gắn với BT.
 Tổ chức kho : là việc chấn chỉnh, củng cố hệ thống hóa những bộ
phận, những cơng việc của kho, làm cho kho trở thành 1 chỉnh thể
có chức năng chung là bảo quản và phát huy vai trò của hiện vật
2. Yêu cầu về ngôi nhà BT
a. Yêu cầu về xây dựng :
- Xây dựng ở nơi trung tâm vh, kh, kinh tê của địa phương. Tốt nhất là kết
hợp với cảnh quan thiên nhiên đẹp.


- Xa nhà máy, bến xe, bến tàu, các bãi rác, ao tù…
- Khu đất cần chọn nơi cao ráo, thống mát, thốt nước tố, khơng âm u, có
diện tích rộng.
b. Hướng xd : hướng có gió mát, tránh hướng gió lạnh, tránh hướng có ánh
sáng mặt trời chiếu thẳng vào.
c. Vật liệu
- Bền chắc: bê tong cốt thép, các loại gạch chịu lửa, vật liệu k ngấm nước

- Trước lúc làm nhà BT phải xử lý toàn bộ đất đai và nguyên vật liệu xd.
- Các loại cửa sổ, cửa ra vào BT phải làm kín đáo
d. Yêu cầu về kiến trúc
- Có đầy đủ cơng năng : các phịng của BT, nên thiết kế có khu vui chơi
- Dụng cụ chữa cháy đặt nơi dễ tiếp cận
- Thiết kế ngoại thất yêu cầu mái dốc, có hệ thống thơng khí có thể điều
khiển được.
- Nhà làm ít cửa sổ, hạn chế ánh sáng chiếu rọi, có hệ thống thoát nước
riêng .
Câu 17. Yêu cầu về kho bảo quản và trang thiết bị trong bảo quản hiện vật
1. Yêu cầu về kho bảo quản
- Phải sạch sẽ, ngăn nắp, dành riêng không gian cho các hiện vật, không để
chung với các đồ vật khác.
- Phải tạo thuận lợi để người, thiết bị và hiện vật có thể di chuyển ra vào,
không bị cản trở.
- Không gian chuyên biệt, tủ kê cách sàn. Hiện vật được đóng gói
2. Trang thiết bị .
- Trang thiết bị điều tiết môi trường : máy điều hòa, máy hút ẩm, máy phun
sương, hệ thống thải khí độc, hệ thống diệt khuẩn trong kk , máy hút bụi.
- Thiết bị phòng chống rủi ro :phát hiện cháy, hệ thống phun chống cháy,
bình cứu hỏa cầm tay, …
- Thiết bị đo thông số kỹ thuật : máy đo để bàn, máy đo nhiệt ẩm, thiết bị
đo cường độ ánh sáng, thiết bị đo năng lượng hồng ngoại,…
- Các tủ chun dụng tạo mơi trường thích hợp cho hiện vật, ngăn chặn
côn trùng; tủ hồ sơ cách điện cách nhiệt, giá treo, hộp đựng, ngăn đựng.


câu 18. Những yêu cầu và trách nhiệm đối với cán bộ bảo quản hv bt
1. Yêu cầu
- Là người được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật bảo quản hoặc được đào

tạo chuyên ngành khác về làm việc trong bt nhưng có chúng chỉ hành
nghề bảo quản hvbt
- Có đức tính kiên trì, cẩn thân, sự khéo léo của đôi bàn tay là yêu cầu cần
thiết chon ng làm ctac bq
- Có sức khỏe tốt.
2. Trách nhiệm
- Có tn đề xuất và lập kế hoạch bảo quản trình GĐ phê duyệt. chịu trách
nhiệm trước GĐ bt về các phương án bảo quản hiện vật.
- Thường xuyên tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn trước khi đề xuất
các phương án bq và khi thực hiện quá trình bảo quản.
- Phải lựa chọn phương pháp , chất liệu và tri thức tốt nhấ tại thời điểm
thực hành bảo quản hiện vật để tác nghiệp.
- Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các cán bộ nhân
viên khác trong bt khi tiếp xúc với hv.
Câu 19. Nguyên tắc bảo quản hiện vật
1. Nguyên tắc chung về chế độ bq hv trong kho bt
- Cán bộ được giao nhiệm vụ bảo quản hiện vật kho nào thì được tự do ra
vào kho ấy .
- Người k có nvu thì k được tự tiện ra vào kv kho và sử dụng phương tiện
của kho.
- Các bt cần đề ra các quy định những ng được phép ra vào kv kho
- Mọi sự ra vào của khách tham quan, ng ncuu phải được sự đồng ý của
trưởng phòng kho.
- Mỗi kho cần có sổ nhật ký
- Những ngày có độ ẩm cao không nên để khách vào kho, trừ trường hợp
đặc biệt
2. Mục đích sắp xếp hiện vật trong kho BT
- Bảo quản hiện vật khỏi bị mất mát, hư hỏng, đổ vỡ. giúp người sd hiện
vật trong ct nghien cứu kh được thuận tiện và thu hút ktq
- Hiện vật được sx gọn đẹp, giúp lấy và đặt hv vào dễ dàng, giúp ng sử

dụng dễ quan sát .


3. Nguyên tắc sx.
- Phải xếp theo hệ thống phân loại của bảo tàng : sắp xếp hv từ số bé đến
số lớn, từ trái qua phải, từ trong ra ngoài, dưới lên trên
- Sắp xếp k làm ảnh hưởng tới cấu trúc của hv, dễ lấy, dễ làm vệ sinh.
- Tùy theo tính chất, kích thước, hình dạng của hiện vật mà chọn cách sx
phù hợp.
Câu 20. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác bảo quản hiện vật
Câu 21. Khái niệm, mục đích và phạm vi của bảo quản phòng ngừa .
1. Khái niệm :
Bảo quản phòng ngừa là một tập hợp các biện pháp sử dụng để tránh sự huỷ hoại
tự nhiên hoặc bất thường đối với các sưu tập hiện vật hay các tác phẩm nghệ thuật,
trong khả năng có thể, nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của chúng. Nếu như bảo
quản thụ động nhằm vào những hiện vật đã bị hư hỏng, những thiệt hại đã được
xác định thì bảo quản phịng ngừa tác động vào nguyên nhân của sự hư hại.
2. Mục đích : kiểm sốt mơi trường tồn tại của hiện vật từ đó kéo dài tuổi thọ
của hiện vật
3. Phạm vi : tiếp cận tổng thể các sưu tập hiện vật bảo tàng chứ không phải là
với một hiện vật đơn lẻ, bao gồm tất cả những nhân tố hợp thành môi trường
tồn tại của hiện vật, như là cấu trúc của tồ nhà, khí hậu hoặc con người .
Câu 22. Các yếu tố gây hại cho hiện vật BT.
1. Yếu tố sinh học : côn trùng, vi sinh vật, vật gây hại
2. Yếu tố môi trường : độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng ( ánh sáng tự nhiên và ánh
sáng nhân tạo), khí ơ nhiễm
3. Yếu tố con người : hỏa hoạn, trộm cắp, sử dụng và lưu giữ k đúng cách
4. Thảm họa thiên tai : bão lụt, động đất, song thần, núi lửa.
câu 23. Quy trình và tổ chức bảo quản phòng ngừa đối với hiện vật bảo tàng.
- Khảo sát kiểm tra : nhà, phòng, trang thiết bị kỹ thuật

- Thu thập các nhận xét, thông tin, chỉ báo về hư hỏng, các sự cố , tổn thất
gây ra cho hiện vật
- Làm sáng tỏ các nguyên nhân của các tổn thất hay rủi ro
- Lập phương án xử lý
- Theo dõi thực hiện phương án hành động


- Tổng kết việc thực hiện phương án và kiểm tra tính hiệu quả của nó
- Điều chỉnh thường xun phương án đề ra.
Câu 24. Tác hại của nhiệt độ và độ ẩm đối với hiện vật và các biện pháp kiểm
soát
1. Tác hại
Độ ẩm tương đối và nhiệt độ là hai yếu tố của môi trường. Khi độ ấm tương đối và
nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì Nguy cơ hư hại về mặt vật lý, như là cong
vênh, rạn, nứt, vỡ và nứt nẻ, chia tách, sự hư hại về mặt hóa học, và cơn trùng hoặc
nấm mốc tấn công được tăng lên nhiều lần.
Với nhiệt độ : khi nhiệt độ cao làm tăng sinh vật gây hại vì hầu hết cơn trùng và
nấm mốc phát triển, sinh sôi nhanh hơn trong môi trường ấm
Nhiệt độ thay đổi thất thường hoặc quá nhanh gây nên những biến đổi về vật lý cho
các hiện vật với các chất liệu : gỗ, da, giấy...
Độ ẩm : là yếu tố gây hại lớn nhất đối với các hiện vật là chất liệu giấy, phim ảnh.
Độ ẩm cao làm cho giấy bị ngấm nước, mực bị nhịe, tạo điều kiện mơi trường cho
nấm mốc, vi sinh vật phát triển nhanh chóng
2. Biện pháp kiểm soát
- Sử dụng các máy làm ẩm, máy hút ẩm
- Sử dụng hóa chất : hóa chất được sử dụng là các chất có tác dụng hút hơi
nước như canxi clorua, liti clorua… và phổ biến nhất là silicagel ( để có
khơng khí với độ ẩm tương đối khoảng 55% cứ 1m3 tủ kín cần 20kg
silicagel tiêu chuẩn )
duy trì độ ẩm ổn định, độ chênh lệch không quá 5%

câu 25. Tác hại của ánh sáng và biện pháp kiểm soát
1. Tác hại
Ánh sáng bao gồm ánh sáng tự nhiên ( ánh sáng mặt trời ) và ánh sáng
nhân tạo ( các bóng đèn )
- Làm tăng sự thay đổi về hóa, làm yếu và bạc mầu ở đồ giấy và đồ dệt;
- Làm mực, bột mầu, chất nhuộm bạc đi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm
mỹ của hiện vật.


- Làm nóng các chất liệu và làm cho chúng nở ra, dẫn tới sự căng thẳng về
cơ học;
2. Biện pháp
- Giảm thời gian chiếu sáng: với những hiện vật nhạy cảm với ánh sáng k
nên trưng bày lâu mà cần có sự luân chuyển hiện vật;
- Giảm chế độ sáng : tăng khoảng cách giữa bóng đèn chiếu sáng và hiện
vật, dùng rèm che
- Loại bỏ các bức xạ có hại
- Sử dụng hệ thống kính lọc ánh sáng mặt trời .

Câu 27. Tác hại của yếu tố sinh học đối với hiện vật BT .
Yếu tố sinh học bao gồm : côn trùng, vi sinh vật, vật gây hại
Các tác hại gây ra :
- Vi sinh vật
+ nấm mốc : Mốc phát triển và ăn sâu xuống bề mặt hiện vật. Trong q
trình đó, mốc làm giấy, vải và gỗ trở nên yếu và thường vỡ vụn ra, các
trang sách mủn thành bột. Chúng cũng sản sinh ra các chất có màu làm ố
gỗ, giấy và vải.
- Cơn trùng
+ gián : Gián ăn bất cứ thứ gì như da thuộc, lông, da sống, giấy và sách. Chúng
cũng gây ra hư hại qua việc tiết ra dung dịch hay đẻ trứng trên hiện vật.

+ mối : Hư hại do mối sẽ rất lớn nếu không được xử lý hay phát hiện. Mối ăn gỗ
khô sẽ tạo ra vô vàn những mảnh gỗ nhỏ và dễ dàng lây lan ra những hiện vật khác
như các bức chạm khắc gỗ
- các sinh vật gây hại khác :
+ chuột (Có thể gây ra hư hại lớn đối với các bộ sưu tập qua việc ăn, cắn các chất
liệu. Chúng có thể gây ra những vết ố và tổ của chúng đầy côn trùng),
+ chim (Phân chim có thể gây hư hại cho các bộ sưu tập và tổ của chúng dẫn đến
những vấn đề về côn trùng)


Câu 28. Biện pháp kiểm soát các vi- sinh vật gây hại
- tất cả các hiện vật mới sưu tầm phải khử trừng và diệt sâu bọ
- có thể phịng ngừa ngay từ khi xd kho: cửa sổ, lỗ thông gió phải được trang bị
mạng lưới sắt rất mịn vải vải nilong
- kiểm soát độ ẩm : độ ẩm tương đối dưới 50% sẽ hạn chế sự phát triển của các vi
sinh vật ( độ ẩm tương đối từ 60% trở lên có sự nảy mầm của bào tử nấm )
- kiểm sốt độ chiếu sáng : loại bỏ tồn bộ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của
vi sinh vật
- ngăn bụi : vì bụi thường mang nhiều bào tử nấm mốc và kể cả trứng của côn
trùng



×