Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Hướng dẫn quản lý cán bộ viên chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.9 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN ĐAM RÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
______________________
Số: 09/PGD&ĐT
V/v: Thực hiện việc quản lý hồ sơ
và đánh giá công chức, viên chức
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________________________________________
Đam Rông, ngày 18 tháng 01 năm 2011
Kính gửi: Hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc

Để đảm bảo cho việc quản lý và đánh giá công chức, viên chức trong toàn ngành
giáo duc, Phòng Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện một số
nội dung về quản lý hồ sơ và đánh giá công chức viên chức như sau:
I. Quản lý hồ sơ công chức, viên chức:
1. Hồ sơ gồm có: 12 loại thành phần như sau:
- Bì hồ sơ công chức,
- Mẫu 1a Quyển lý lịch cán bộ, công chức,
- Mẫu 2a Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức,
- Mẫu 3a Tiểu sử tóm tắt,
- Mẫu 4a Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức,
- Mẫu 01b Bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ,
- Mẫu 02b Phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức,
- Mẫu 03b Phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức,
- Mẫu 04b Phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức,
- Mẫu 05b Phiếu theo dõi việc sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức,
- Mẫu 06b Bìa kẹp Nghị quyết, Quyết định về nhân sự,
- Mẫu 07b Bìa kẹp nhận xét, đánh giá, đơn thư,
- Tất cả các loại hồ sơ cá nhân gồm:
+ Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng, các Quyết đinh nâng lương, Quyết


định chuyển loại viên chức, Quyết định thuyên chuyển, Quyết định tiếp nhận, phiếu
đánh giá công chức hàng năm và các loại văn bản liên quan đến cá nhân khác nếu có
(nếu phô tô phải có công chứng).
+ Các loại văn bằng, chứng chỉ gồm có: bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp
chuyên môn (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và văn bằng khác nếu có), các loại chứng
chỉ (chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ khác nếu có), nếu phô tô phải có công
chứng.
2. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức:
Tất cả hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức được lưu tại đơn vị, hàng năm phải
bổ sung vào hồ sơ các nội dung mới có phát sinh. Riêng Hiệu trưởng và Kế toán gửi về
Phòng Giáo dục & Đào tạo trước tháng 03/2011 để quản lý.
Bắt đầu từ tháng 03/2011 Phòng Giáo dục & Đào tạo sẽ tiến hành kiểm tra việc
quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị trường học.
II. Đánh giá công chức, viên chức:
1. Mục đích, yêu cầu:
1
1.1. Mục đích
Đánh giá và phân loại CC,VC hàng năm nhằm mục đích xác định rõ năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm; kết quả đánh giá làm căn cứ để các
cấp quản lý tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối
với CC,VC.
1.2. Yêu cầu
a) Đánh giá và phân loại CC,VC là một nội dung quan trọng của công tác quản lý
CCVC. Khi tiến hành đánh giá, phân loại phải bảo đảm khách quan, khoa học, công
khai, công bằng, dân chủ, phản ảnh đúng năng lực và phẩm chất; làm rõ được ưu điểm,
khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác,
khả năng phát triển của CC,VC;
b) Đánh giá CC,VC phải trên cơ sở nắm vững các quan điểm lịch sử, toàn diện

và phát triển;
c) Đánh giá CC,VC phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo quy
trình và thời gian quy định; bảo đảm cho các kết luận đối với từng CCVC là đúng và
chính xác;
d) Bản thân CC,VC được trình bày ý kiến của mình về kết luận, đánh giá.
2. Căn cứ để đánh giá CCVC:
2.1. Trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức, viên chức.
2.2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức, viên chức.
2.3. Nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công.
2.4. Kết quả công tác, rèn luyện, phấn đấu của công chức, viên chức.
3. Nội dung đánh giá CC,VC:
3.1. Từng CC, VC căn cứ vào các nội dung nêu ở mục 2 của Hướng dẫn này để
báo cáo, đánh giá kết quả sau một năm công tác trên các mặt sau:
a) Chấp hành Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân, việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
3.2. Ngoài những quy định tại khoản 3.1, mục 3 của Hướng dẫn này, CC, VC
lãnh đạo, quản lý còn phải đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết CC,VC.
4. Phân loại đánh giá CC,VC:
Căn cứ vào kết quả đánh giá, CC,VC được phân loại đánh giá theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
5. Trình tự, thủ tục đánh giá CC,VC:
5.1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị (đánh giá
theo mẫu gửi kèm):
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận
xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể CC,VC của cơ quan sử dụng CC,VC họp tham gia góp ý. Ý kiến góp
ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết
định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý
của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.
5.2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và CC,VC (nhân viên) không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là CC,VC) (đánh giá theo mẫu gửi
kèm):
a) CC,VC tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng CC,VC nhận xét về kết quả tự đánh giá của
CC, VC, đánh giá những ưu, nhược điểm của CC, VC trong công tác;
c) Tập thể CC, VC của cơ quan sử dụng CC, VC họp tham gia góp ý. Ý kiến góp
ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan sử dụng CC, VC kết luận và quyết định xếp loại CC,
VC tại cuộc họp đánh giá CC, VC.
5.3. Việc đánh giá, phân loại đối với viên chức là giáo viên (đánh giá theo
mẫu gửi kèm):
Thực hiện theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ
về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non & giáo viên phổ thông
công lập và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Quản lý hồ sơ đánh giá CC,VC:
Hồ sơ đánh giá, phân loại CC,VC do đơn vị quản lý, lưu giữ trong hồ sơ gốc của

công chức, viên chức.
Thời điểm tiến hành nhận xét, đánh giá CC,VC được thống nhất thực hiện từ nửa
cuối tháng 05 hàng năm và kết thúc chậm nhất vào cuối ngày 30 tháng 06 hàng năm.
Riêng Hiệu trưởng nhận xét, đánh giá theo năm tài chính vào cuối tháng 12 hàng
năm (gửi về Phòng Giáo dục & Đào tạo để đánh giá).
Căn cứ văn bản này, đề nghị thủ trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện
nghiêm túc và theo đúng quy trình và thời gian quy định./.
Nơi nhận:
- Như k/g;
- Lưu: VT.
TRƯỞNG PHÒNG
Đã ký
Trần Phú Vinh
3

×